Dòng tên được gắn cạnh cái chuông trước cửa tòa nhà trên đại lộ Hennequin tại thành phố Minneapolis là “Alice Carrol”. Đối với những người láng giềng, đấy là một người phụ nữ trẻ đẹp, vào khoảng hai mươi lăm đến ba mươi tuổi, không việc làm và ít giao du với người khác.
Lacey biết quá rõ cách mô tả mà họ dành cho cô. Còn chuyện liên quan đến tình trạng cô độc của cô, họ có lý đấy. Sau ba tháng, cái cảm giác mê muội đang chiếm lĩnh người cô từ từ tan biến, thay vào đó là cảm giác bị cô lập hết sức khủng khiếp.
Người ta đã không cho mình sự lựa chọn nào hết, cô thường tự nhắc mình, nhất là khi cô thức giấc trong đêm tối, nhớ lại lời dặn của họ bảo cô đừng quên mang theo quần áo ấm nhưng tuyệt đối không được mang theo bất cứ đồ tư trang nào kể cả hình ảnh của gia đình.
Kit và mẹ cô đến giúp cô soạn va li và chào từ biệt cô. Tất cả gia đình cô nghĩ việc này chỉ tạm thời mà thôi, giống như một cuộc nghỉ mát bắt buộc.
Vào lúc chót, mẹ cô định đi với cô.
– Con không thể nào đi một mình được Lacey à. Kit không cần đến mẹ, chị ấy đã có Jay và mấy đưa nhỏ rồi.
– Mẹ sẽ cảm thấy lạc lõng khi không có họ. – Lacey đáp lại. – Mẹ không nên nghĩ đến chuyện đó.
– Lacey à, Jay có nói là sẽ thanh toán các chi phí nhà của em. – Kit hứa với cô như thế.
Nhưng cô liền trả lời không do dự:
– Nhưng em vẫn có thể lo việc này trong một thời gian nữa mà. Một câu trả lời xuất phát từ lòng tự ái không cần thiết. Ngay sau khi ra đi với một lý lịch hoàn toàn mới lạ, cô sẽ không được có bất cứ mối liên hệ nào với những gì liên quan đến cuộc sống tại New Yord. Ngay cả việc một ngân phiếu được ký với một tên khác cũng có thể làm lộ tung tích của cô.
Mọi việc diễn ra thật mau chóng và hiệu quả. Hai nhân viên cảnh sát mặc sắc phục đón cô bằng một chiếc xe tuần tiễu, giống như thể chở cô đén trụ sở cảnh sát cho một cuộc khai cung. Các va li của cô thì đi bằng con đường ga ra, theo một chiếc xe tải nhẹ. Sau đó cô được chuyển qua một chiếc xe bọc thép để đi đến một nơi mà họ gọi là khu vực an toàn tại trung tâm điều hành ở Washington.
– Alice trong thế giới thần tiên, – Lacey mơ tưởng, – một khi vừa bước vào các bức tường của nơi đó, nhìn thấy cái lý lịch của mình từ từ biến đổi theo thời gian. Trong nhiều tuần liền, cô phải làm việc với một huấn luyện viên, học thuộc những gì liên quan đến một quá khứ mới của cô. Tất cả những gì thuộc về đời sống trước đây của cô bây giờ không còn tồn tại nữa. Nhưng trong tâm trú cô vẫn còn vương vấn một cái gì đó, đó là chuyện đương nhiên, nhưng sau một thời gian, cô lại nghi ngờ về cái hiện thực này. Hiện nay chỉ còn có những cuộc điện thoại trao đổi hàng tuần trên những đường dây đặc biệt, các thư từ được chuyển đến bởi các nhân viên an ninh, nếu như không muốn nói là cô không gặp mặt được bất cứ ai khác. Không ai hết. Không có gì ngoài sự cô đơn nặng trĩu.
Cái thực tế duy nhất là cái lý lịch mới của cô. Người huấn luyện viên đã để một cái gương trước mặt cô:
– Cô hãy nhìn trong đấy đi cô Lacey. Cô có thấy người phụ nữ trẻ đó không? Những gì cô tưởng biết về cô ta không còn nữa. Hãy quên cô ta đi. Hãy quên tất cả những gì liên quan đến cô ta.
Lúc đầu thì hơi khó đây, vì cô có cảm thưởng như đang tham gia một trò chơi kỳ lạ, như thể cô đang đóng kịch vậy. Có một bài hát cũ của Jerry Vale nói rất rõ hoàn cảnh này. Lacey không biết hát nhưng nhớ lời hát “Hãy làm như bạn không thấy cô ấy…quá trễ để chạy trốn…hãy nhìn xa hơn con người nàng…hãy làm như thể bạn không thấy cô ta”.
Chính lúc đó cô chọn cái tên mới của mình, Alice Carrol, theo chuyện Alice trong thế giới thần tiên của Lewis Carrol.
Nó rất thích hợp trong hoàn cảnh này.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.