Trật Tự Vũ Trụ
5. 12 ĐỊNH LÝ CỦA NGUYÊN LÝ VÔ SONG
Tổng hợp, tóm tắt lại toàn bộ nội dung tôi đã trình bày ở phần trên thì thế giới quan nguyên lý vô song sẽ gồm những nội dung như sau:
NGUYÊN LÝ VÔ SONG (THẾ GIỚI QUAN)
Nguyên lý vô song (P.U.) là thế giới quan chỉ ra rằng vũ trụ mang cấu trúc trật tự âm dương có tính đối ứng, tương giao, bổ sung và hấp dẫn nhau. (MONISME POLARISABLE).
Nói cách khác, đây là thế giới quan về “Tâm Vật Nhất Như” (tinh thần và thể xác là một), là nguyên lý chỉ đạo giúp ta thu được cái nhìn tổng quát rằng tất thảy mọi hiện tượng đều là sự phát triển, mở rộng tự nhiên hay phi tự nhiên của trật tự Âm Dương này và nhờ đó mọi người sẽ có được chiếc chìa khóa giúp chuyển họa thành phúc, giúp mở ra cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và hòa bình.
(1) Vũ trụ phát triển, mở rộng theo trật tự Âm Dương.
(2) Trật tự Âm Dương xảy ra liên tục không ngừng và vô hạn ở mọi nơi, tại mọi ngóc ngách. Chúng ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau (Tương quan), hỗ trợ, bổ sung cho nhau (Giao thiệp), có phát triển và có suy yếu (Thịnh suy).
(3) Những thứ có tính hướng tâm, rút ngắn, hạ thấp là Dương, những thứ có tính ly tâm, mở rộng, vươn cao là Âm (do đó, nhiệt nóng hay hoạt động được sinh ra từ Dương, lạnh mát hay tĩnh lặng được sinh ra từ Âm).
(4) Âm hút Dương và Dương hút Âm.
(5) Vạn vật là tập hợp đa chiều và phức tạp của các vi phân tử kiểu điện tửtrong bản thể Vũ trụ mang hai cực Âm Dương ở mọi tỷ lệ.
(6) Vạn vật là tập hợp của Âm Dương biểu thị cân bằng động ở mọi cấp độ.
(7) Không tồn tại thứ thuần túy tuyệt đối Âm hay thuần túy tuyệt đối Dương. Nói chung mọi thứ đều tương đối.
(8) Không có gì trung tính dù chỉ là một thứ. Nhất thiết phải có ít nhiều Âm Dương.
(9) Lực hút lẫn nhau giữa vạn vật tỷ lệ với độ chênh lệch Âm Dương giữa hai vật đối lập đó.
(10) Những gì có tính chất giống nhau thì đẩy nhau. Lực đẩy của những thứ có tính chất giống nhau tỷ lệ nghịch với độ chênh lệnh Âm Dương giữa chúng.
(11) Cực Âm thì sinh Dương, cực Dương thì sinh Âm.
(12) Vạn vật đều Dương ở bên trong và Âm ở bên ngoài.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.