Tuyệt Thực Đi Về Đâu?

KẾT LUẬN



Nếu ta có quan niệm Âm Dương tuy đối lập nhưng bổ túc tương trợ cho nhau thì bệnh tật chính là một quá trình cải tạo cho sức khoẻ, là một tiếng còi báo động cho ta biết sự sai lầm trong cách ăn uống hàng ngày, là một phản ứng do bản năng của cơ thể để bảo vệ sức khỏe của mình. Ví dụ nôn mửa là một căn bệnh hay là một cách đào thải một thức ăn không thích hợp ra khỏi dạ dày. Ho là một bệnh hay là một – hành động cần thiết để tẩy khử các chất có hại ra khỏi đường hô hấp? Đi tả là một bệnh hay là một quá trình khai trừ những chất độc hại ra khỏi bộ máy tiêu hoá? Các chứng viêm là một căn bệnh hay là một quá trình cải tạo, phòng thủ để nối xương, liền thịt, đóng sẹo hoặc đẩy các vật lạ ra ngoài, sốt là những căn bệnh hay là những hoạt động để chữa bệnh của cơ thể? Như vậy bệnh có phải là kẻ thù của ta chăng? Bệnh là gì? Bệnh phải chăng là một sự quật khởi của cơ thể để đem lại sự quân bình cho cơ thể là một tín hiệu của người bệnh kịp thời sửa chữa lại sự ăn uống bừa bãi của mình. Phép nhịn ăn không thừa nhận sự hiện hữu của hàng trăm hàng nghìn bệnh mà chủ trương mọi trạng thái gọi là “bệnh” như những sự biểu lộ khác nhau một tình trạng duy nhất: sự thiếu quân bình Âm Dương trong cơ thể gây ra do ăn uống sai lầm.

Nhịn ăn trước hết là sự nghỉ ngơi cho cơ thể mà không có một loại bệnh tật nào mà sự nghỉ ngơi lại không đem lợi ích. Sự nghỉ ngơi là một dịp tốt để các cơ quan kiến tạo lại những cơ cấu hư hại phục hồi sinh khí. Nhịn ăn giúp cho cơ thể bài tiết các độc tố sinh tụ trong máu huyết, ứ đọng trong các mô. Nhịn ăn làm trẻ trung các tế bào, các thớ thịt hơn bất cứ một phương pháp nào. Nhịn ăn làm tiêu số mỡ thừa cũng như các mụn nhọt, ung sẩy trên cơ thể bằng cách tự phân hoá để nuôi dưỡng các mô cần thiết cho sinh mạng. Sau thời kỳ nhịn ăn cơ thể đồng hoá hữu hiệu hơn các thức ăn bổ dưỡng nên thường sau đó được lên cân hơn trước kia nơi những người gầy gò.

Sau thời kỳ nhịn ăn nếu biết ăn uống đúng quân bình Âm Dương thì có thể sẽ được mãi mãi sức khoẻ. Bệnh là bạn chứ không phải là thù, có thù chăng là quan niệm lầm lạc của ta về phép ăn uống không hợp với quân bình Âm Dương. Kẻ thù của ta chính là kiến giải lầm lạc của ta chứ không phải là bệnh, là vi trùng… Trong lúc nhịn ăn, cơ thể tiết kiệm sinh lực cần thiết dùng trong việc tiêu hoá, dùng vào việc khác như hàn gắn các vết thương, cải tạo các cơ cấu hư hỏng, chống lại các vi trùng, v.v… Sinh lực không thể trong cùng một lúc phung phí trong nhiều lĩnh vực, cơ quan này hoạt động quá nhiều bắt buộc các cơ quan khác kém phần hoạt động. Sinh lực để dành ở một hoạt động này sẵn sàng được đem sử dụng thần hiệu cho một hướng hoạt động khác là một luật tương quan của các tạng phủ trong người.

Bác sĩ Waklter nói rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng cách nhịn ăn. Đây là một phương pháp thiên nhiên lợi lạc trong mọi bệnh tật, giúp sự tuần hoàn, cải thiện sự tiêu hoá, tăng cường sự bài tiết, phục hồi sinh lực, hưng vượng sinh khí chẳng gì so bì kịp. Nhịn ăn cần thiết cho bệnh kinh niên cung như bệnh cấp tính”.

Theo triết lý Đông phương thì nhịn ăn là phương pháp chữa bệnh theo tự nhiên, theo Đạo, theo nguyên tắc vô vi: “Bất tranh nhi thiện thắng”. Trong lúc nhịn ăn tuy không dùng thuốc men gì để đối trị bệnh tật nhưng chính nhờ chỗ con người thật sự không nhúng tay vào mà Đạo tự hành, Âm Dương tự điều chỉnh lấy. “Đạo trời ư? Khác nào cây cung dương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên. Có dư thì bớt đi, hụt thì bù vào” (Đạo Đức Kinh – chương 77). Người không làm thì Đạo làm nên tuy là “Không làm mà không có gì là không làm”. Đó là nguyên lý của phép nhịn ăn.

Theo nghĩa đó, Giáo sư OHSAWA dạy rằng: “Ta không nên chữa một bệnh gì cả bởi vì tự nó sẽ tự điều chỉnh lấy. Bệnh tật có lý do tồn tại của nó”.

Để kết thúc chương cuối, ta nhắc lại thêm một lần nữa lời đối thoại vắn tắt của Đại Mục Kiền Liên và vị Thiên y Kỳ Bà trên cung Trời Đao Lợi:

– Tôi có người đệ tử lâm bệnh nên chữa theo cách nào? Kì Bà đáp:
– Nên nhịn ăn là tốt hơn hết…

Trích Kinh ĐẠI PHƯƠNG TIỆN BÁO ÂN, quyển thứ 6 Mời bạn tìm đọc: NHỊN ĂN NÊN BIẾT của G.P Malakhov (chính là quyển “Phương pháp tự chữa bệnh” tập 2) Nguyễn Thị Thuyến, sinh năm 1952, là Phật Tử.

Địa chỉ: 38/18 Đường Huỳnh Văn Cù, xã Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

ĐT: 0650.821792

Năm 2002 tôi chán ăn và khi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán suy nhược thần kinh. Sau đó tôi đi siêu âm. Bác sĩ kết luận:

Nhiều khối u nhỏ ở cổ. Trong nhà tôi có sẵn quyển “Tuyệt thực đi về đâu?” của Thái Khắc Lễ từ trước đó cả chục năm mà chưa sử dụng tới kèm lúc đó có bài báo trên “An ninh thế giới” (ngày 25-7-2002) của Hoàng Anh Sương đăng tải về nhiều trường hợp tự chữa ung thư bằng ăn cơm gạo lứt và nhịn ăn. Khi đó tôi quyết định đọc lại quyển sách quí và nhịn ăn để tự chữa bệnh.

Tôi nhịn được 21 ngày, bướu bớt nhưng chưa hết.

Sau khi ăn lại 2 tháng tôi lại nhịn một đợt 2 tuần nữa.

Lần thứ ba sau chừng 2 tháng tôi nhịn 1 tuần. Lần đầu trước khi nhịn ăn tôi nặng 54 kg.

Sau 1 năm tính từ đợt nhịn đầu tiên tôi nhịn ăn lần thứ 4, nhịn liền 6 tuần lễ và suýt chết vì thiếu kinh nghiệm và để cơ thể bị nhiễm lạnh trong quá trình nhịn ăn. Sang tuần lễ thứ 6 của đợt nhịn ăn đó có một hiện tượng lạ mà vì thế tôi tiếp tục nhịn được lâu như vậy là đến tuần thứ 5 thì vòm họng và mũi cứ thế tuôn ra rất nhiều mủ xanh mủ trắng, người tôi lúc đó tong teo cân nặng chỉ còn 28-30 kg.

Nhờ nhịn ăn kéo dài và thực ra là chưa thành công mỹ mãn vì tôi để cho cơ thể bị nhiễm lạnh cho nên nhờ kinh nghiệm “xương máu” này tôi khuyên bạn hãy giữ gìn sự ấm áp của cơ ăn là ’ắ1Ỵ1Ô khôim cân dao” cho nên ta nên hết sức cẩn thận.

Thứ hai tôi có kinh nghiệm là phải nhịn ăn lâu nhất mà cơ thể cho phép thì vì sự tồn tại của sự sống còn của thân thể lúc đó chất độc mới chịu “bật ra” khỏi cơ thể. chứng cứ là tôi nhịn ăn đến 11 ngày thì mủ xanh mủ trắng không xô ra, mà chỉ có nhịn nhiều ngày thì “nó” mới chịu rời cơ thể.

Kinh nghiệm thứ 3 là không nên quá lo lắng và sợ hãi mà ăn lại cho nhiều sau đợt nhịn ăn dài ngày để lấy lại “phong độ” mà phải phục sức từ từ, hết sức từ từ và thận trọng.

Kinh nghiệm thứ 4 là nên ăn cháo trước khi nhịn ăn để cho cơ thể khỏi phải tích tụ phân cũ trong cơ thể. Nhiều người không đi cầu trong suốt quá trình nhịn ăn và khi ăn lại đi cầu bị táo bón khó khăn. Nếu có thể thì dùng biện pháp tẩy ruột (theo cách của Yoga) hay ăn cháo nhẹ vài hôm trước khi nhịn để ruột được sạch trong quá trình nhịn.

Nhờ nhịn ăn mà tôi phát hiện ra được tinh hoa của phương pháp gạo lứt muối mè của giáo sư Ohsawa, ông đã đưa cho nhân loại một con đường ngắn nhất kết hợp với sự phát triển tâm linh của từng cá nhân. Nhất là nếu bạn là một thiền nhân thì phương pháp Ohsawa sẽ trợ duyên rất tốt để giúp bạn đặt chân đến con đường giác ngộ.

Trong khi nhịn ăn tôi gặp được tinh thần vô uý không biết sợ của nhà Phật, và đó là một kinh nghiệm quí báu nhờ nhịn ăn tôi mới phát hiện ra được. Nếu ta có chánh kiến và chánh tư duy thì ta sẽ có dịp chiêm nghiệm nhiều điều quí về giải thoát giác ngộ qua việc nhịn ăn.

Lời bình: Chúng tôi có lời khuyên bạn không nên nhịn dài ngày nhiều lần trong một năm, nghĩa là mỗi năm nhịn từ 7 ngày trở lên thì chỉ nên nhịn từ 1 – 2 lần và mỗi đợt cách xa nhau. Nhịn một đợt 15 ngày trở lên thì chỉ nên nhịn một năm/1 lần.

Tôi có dịp theo dõi nhiều người nhịn ăn từ nhiều năm nay. Một số người vẫn theo đuổi phương pháp này sau nhiều năm trường, trong đó có một sư cô bắc tông tên là Giới Thanh, người Đà Nẵng, tôi gặp cô là bạn cùng tu ở trường thiền Shwe Oo Min, Miến Điện, tháng 11 năm 2006. Tự dưng cô kể cho tôi nghe là cô thực hành mỗi tuần nhịn ăn một ngày, từ gần 3 năm nay, cô là người ăn chay trường. Khi cô kể chuyện của cô, tôi thầm cảm ơn duyên lành “cái duyên ông trời se, cái que ông trời đặt” và tôi đã tự trả lời được câu hỏi ở trong đầu của tôi, khi nhìn thấy thần thái của cô: Tôi chưa gặp một người ăn chay nào có sức khoẻ theo kiểu như vậy. Thần thái của cô khá quân bình, tươi tắn trầm tĩnh. Sức khoẻ của cô khá tốt, nhan sắc xinh tươi. Vì chúng tôi cùng mải miết tu tập và giữ chánh niệm và tránh trò chuyện nên tôi cũng không kịp hỏi cô nhiều về chuyện ăn chay của cô. Nhưng dù cô ăn chay cách nào mà thần thái và sức khoẻ của cô như thế là tiêu chuẩn chỉ ra cho tôi thấy là cô đã “ăn đúng và sống đúng”.

Sư cô Giới Thanh

Tuy nhiên, nhân đây tôi xin thông báo những kết quả của việc theo dõi việc nhịn ăn tự phát của nhiều người (trong đó có tôi) trong những năm qua và có lời khuyên như sau:

1. Không nên nhịn ăn vì mục đích cho mau khỏi bệnh và khi khỏi rồi thì lại quay lại cách ăn và cách sống cũ – là nguyên nhân gây ra bệnh tật.

2. Không nên nhịn ăn với chỉ một mục đích là để khỏi bệnh tật, mà nên nhịn với quyết tâm thay đổi số phận, thay đổi cả thói quen tham ăn, vì Ohsawa nói rằng: người bệnh vốn thường là kẻ tham ăn.

3. Sau khi nhịn ăn nên tìm sách tâm linh và sách thiền để đọc và thực hành một cuộc sống hướng thượng, gần gũi các bậc thiện tri thức. Họ là ai? là những người được yêu mến và kính trọng, biết nói và chịu nghe, lời thốt ra sâu sắc, không vô cớ buộc ràng, người ấy quan tâm hoàn toàn đến sự an lạc và thích tiến bộ.

Lưu ý:

Có những người nhịn ăn nhiều lần, khi sức khỏe đã tăng lên vẫn quên đi điều căn bản: cái cần là quan sát được cái tâm tham ăn là nguồn gốc chính của nhiều bệnh tật trên thân và trên tâm. Có người vừa ăn lại sau một kỳ nhịn ăn 9 ngày đến ngày thứ hai đã lại ăn thịt cá. Như vậy nhịn ăn chỉ làm cho cơ thể trở nên suy yếu và làm hỏng thận của mình một cách nhanh chóng. Những người khác nhịn ăn mà không biết kỹ thuật điều chỉnh âm dương sau đó một thời gian ăn lại thì lại mắc những loại bệnh mới, và họ lại sùng thượng nhịn ăn tới mức hễ cứ có chút nào khó chịu là họ lại nhịn ăn, làm như nó là phương thuốc thánh chữa đủ thứ bệnh tật. Họ quên đi rằng nhịn ăn và cầu nguyện là phương tiện rất tốt để có thể vỡ lẽ nhiều điều trong cuộc sống.

Cái quan trọng hơn là phải có được thái độ sống đúng đắn, thấu hiểu luật công bình và sử dụng thành thạo kỹ thuật điều hoà âm dương trong cuộc sống và trong bản thể của mình.

Tóm lại hiểu đạo trước khi nhịn ăn, thì mới sử dụng một cách thông minh và khôn ngoan việc nhịn đói cho bản thân mình; cách khác thì phải gần gũi những bậc thiện tri thức thực sự, hay học hỏi gần gũi những bậc cao nhân biết cách nhịn ăn, và những người như vậy thì vô cùng hiếm hoi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.