Tuyệt Thực Đi Về Đâu?

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHỊN ĂN CỤ THỂ



1. Anh Nguyễn Minh Tuấn (Sinh năm 1945)

Địa chỉ: Số 3 phố Yên Thế – Hà Nội (Tel: 9.872882).

Hỏi: Anh kể những nét chính quá trình tự chữa của anh?

Đáp: Năm 1983, theo chẩn đoán của Viện quân y 108, tôi bị khối u ở đỉnh phổi bên phải. Tôi không muốn nghe theo lời khuyên của bố tôi chữa bệnh theo Tây y (Bố tôi nguyên là Viện trưởng Viện Quân y 108). Tôi không chấp thuận theo hướng mà Hội đổng hội chuẩn của Viện đã quyết định. Vừa lúc đó tôi gặp Đại tá Bác sĩ Lê Minh (công tác ngay tại Viện Quân y 108 thời bấy giờ). Bác sĩ Lê Minh đã giới thiệu phương pháp nhịn ăn chữa bệnh và phương pháp ăn gạo lứt muối mè chữa u cho tôi. Thời gian này tài liệu và sách báo về phương pháp này rất ít. Sau đó ít lâu, phương pháp này đã được bác sĩ Lê Minh giới thiệu cho các cụ ở câu lạc bộ Thăng Long. Đối với dân chúng (thời bấy giờ) là rất độc đáo và mới lạ. Song tin tưởng ở khả năng lập luận của vấn đề và tin vào bác sĩ Lê Minh cũng như tin vào phương pháp chữa bệnh mới mẻ này, tôi ở tình huống phải chọn một trong hai giải pháp:

– Một là chữa theo Tây y thi phải mổ và cắt bỏ từ 2 đến 3 xương sườn. Nếu phẫu thuật an toàn thì tôi cũng trở thành tàn phế.

– Hai là chọn một giải pháp như bác sĩ Lẽ Minh giới thiệu… và tôi đã quyết định theo phương pháp chữa bệnh này. Tôi đã phải làm đơn mới được ra viện và về tự chữa cho mình. Kết hợp 4 tháng ăn uống theo chế độ số 7 (chỉ ăn gạo lứt và muối vừng) và một đợt nhịn ăn dài hạn 40 ngày liền, kết quả khối u biến mất hoàn toàn, cùng 4 bệnh đã gần 20 năm là viêm loét dạ dày đã một lần chảy máu, thấp khớp, trĩ, táo bón cũng khỏi hẳn. Sau khi khỏi bệnh, tôi đã được Viện Quân y 108 cho nghỉ hưu với tuổi 39, cấp bậc đại uý năm 1984.

Hỏi: Anh nhịn ăn 40 ngày vào lúc nào?

Đáp: Sau 4 tháng ăn số 7, tôi mở rộng cách ăn có ăn thêm rau, củ…. Năm 1987, tôi bị một đợt cảm lạnh, thấy phổi hơi yếu nên mới quyết định nhịn, tôi đã nhịn ăn 40 ngày vào năm này (tức là sau 4 năm ăn cơm gạo lứt) và đã thành công.

Hỏi: Trong khi nhịn ăn anh có bị phản đối?

Đáp: Bố tôi đã có một thời kỳ là Viện trưởng Viện Quân y 108, do trái ngược quan điểm nên gia đình tôi đã phản đối rất kịch liệt. Nhưng tôi vẫn vững tâm thực hiện.

Hỏi: Anh thực hiện nhịn ăn có ai chỉ dẫn?

Đáp: Tôi đọc sách “Tuyệt thực đi về đâu?” của Thái Khắc Lễ và tôi đã áp dụng theo sách. Những diễn biến trong thời gian nhịn ăn hoàn toàn đúng như sách nói, nên tôi càng tin tưởng.

*

Hỏi: Anh có nghĩ không cần nhịn ăn mà chỉ cần ăn đúng là bệnh sẽ tự khỏi?

Đáp: Đúng vậy. Nhưng nếu kết hợp nhịn ăn ngắn ngày, trong trường hợp bệnh nặng vài tháng nhịn một lần thì kết quả nhanh hơn. Cái chính là duy trì được chế độ ăn uống thích hợp thì khỏi phải dùng những biện pháp mạnh như nhịn ăn. Nhưng mấy ai làm chủ hoàn toàn được “khẩu” đâu? Cũng phải rèn mãi mới được.

Hỏi: Người nhà của anh có tin tưởng và áp dụng cùng ăn gạo lứt với anh?

Đáp: Vợ tôi bị u ở vú, áp dụng cũng đã khỏi. Con trai tôi đang học đại học năm thứ hai bị tâm thần phân liệt sau chuyến đi chùa Hương về, áp dụng nhịn ăn 45 ngày và sau đó áp dụng ăn cơm gạo lứt cũng đã khỏi.

Hỏi: Cả 3 trường hợp đều áp dụng xen kẽ nhịn ăn và ăn cơm gạo lứt?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Anh có tập luyện thêm gì không?

Đáp: Tôi thường đi nhảy.

Hỏi: Vợ anh kể rằng anh nhảy rất giỏi, thế các bà các cô có thích nhảy với anh không?

Đáp: (cười) ở đâu có người giỏi mà đứng đắn, tử tế thì các bà các cô đều thích hết.

Hỏi: Hiện nay anh ăn uống như thế nào?

Đáp: Tôi đã mở rộng cách ăn uống và thấy người khoẻ hơn trước nên 15 năm nay và cho mãi về sau, tôi quyết đem phần còn lại cuối đời của mình để tuyên truyền, hướng dẫn và chăm sóc người bệnh với mục đích giúp đời hoàn toàn miễn phí và để tri ân phương pháp đã từng giúp tôi khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Hỏi: Anh có điều gì tâm huyết về phương pháp này?

Đáp: Xin gửi quí vị địa chỉ của tôi. Địa chỉ dành cho tất cả những ai đang bị đau khổ vì bệnh tật.

2. Bà Tạ Thị Lý (Sinh năm 1940)

Địa chỉ: 31B Thành Công, Thái Hà – Hà Nội (ĐT: 5142882). Nghề nghiệp: cán bộ hưu trí.

Chú thích ảnh: Bà Tạ Thị Lý báo cáo kinh nghiệm nhịn ăn tại CLB Thiền – dưỡng sinh Hải Phòng năm 2000.

Bà nói: “Tôi bị táo bón từ bé. Thời trẻ hàng tuần cứ phải thụt luôn. Chữa trị các loại thuốc đông tây y không khỏi, khi lớn tuổi dùng phương pháp thụt không ăn thua. Tháng 6 – 1991, tôi mượn được một tài liệu chép tay nói về nhịn ăn chữa bệnh của đại tá bác sĩ Lê Minh nói chuyện ở CLB Bạch Đằng, Hải Phòng. Quyển sách nhan đề “Nhịn ăn – Một phương pháp chữa bệnh”, đây là quyển sách được bác sĩ Lê Minh biên soạn công phu gồm những câu hỏi và đáp về vấn đề nhịn ăn rất thực tế. Về nhà, tôi áp dụng ngay vì lúc này tôi đã bị thoái hoá cột sống và bị khối u ở vú. Sau khi đọc sách, tôi hiểu ra táo bón là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh của tôi, cho nên tôi nghĩ một là chết, hai là áp dụng các phương pháp chữa bệnh mới mẻ này, tôi phải liều mình một phen vì tôi cảm thấy đối với tôi thì hết cách chữa. Lần đầu tiên, tôi nhịn được 6 ngày, gầy như xác ve, nhưng u ở vú hết. Sau đó tôi ăn uống trở lại vì chị em trong cơ quan khuyên tôi thôi nhịn ăn kẻo chết thì ảnh hưởng không tốt. Thời đó, thấy nhịn ăn như tôi người ta hãi lắm, cứ nghĩ tôi bị tâm thần. Các bác sĩ phản đối mạnh nhất, họ dọa nạt nào là hạ huyết áp, ngất xỉu, hôn mê, v.v… nhưng tôi vẫn chẳng làm sao cả vì sách hướng dẫn rất kỹ các phản ứng của cơ thể trong lúc nhịn ăn và tín hiệu như thế nào thì nên ăn lại. Sau khi ăn lại, tôi áp dụng ăn bài số 7, tôi thấy đại tiểu tiện bình thường, bệnh đau cột sống thì đỡ chứ chưa hết, phải vài năm sau, khi tôi kết hợp cả thiền và vài lần nhịn ăn nữa thì mới hết hẳn. Nếu không có thiền và nhịn ăn thì sức khoẻ của tôi không chuyển biến mau lẹ như vậy. Mỗi ngày tôi đều ăn theo dưỡng sinh và thiền. Thiền định và ăn uống theo thiên nhiên làm tăng “đà sống” và làm mạnh ý chí sinh tồn. Những thức ăn nhân tạo như mì chính, hàn the, chất bảo quản thực phẩm… chỉ làm giảm sinh lực và hạ thấp mức độ rung động tâm linh của con người.

Hiện nay sức khoẻ của tôi tăng hơn hồi còn thanh niên. Tôi tham gia đánh bóng chày một thời gian dài ở CLB bóng chày quận Đống Đa, mắt tôi sáng ra, tai thính lên, răng chặt lại, da dẻ hồng hào không tái xám như xưa. Tôi đã được đổi đời từ phương pháp ăn gạo lứt, nhịn ăn và thiền. Tôi ưa thích cả ba phương pháp.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, áp dụng những phương pháp này đòi hỏi lòng kiên trì và thời gian. Từ năm 1994 đến nay, tôi ăn chay trường thì sức khoẻ tăng vọt hơn xưa. Tôi có thể đi trong mưa dầm gió bấc mà không sợ bị cảm lạnh. Mùa đông không bao giờ tôi đi tất mà chân vẫn ấm, tôi chỉ mặc hai áo mỏng mà vẫn không thấy trời lạnh. Tâm tính hiền từ hơn, không có điều gì làm cho tôi nóng giận. Nhiều báo đã viết về trường hợp của tôi và tôi có bạn bè ở khắp đất nước, nhiều người đã viết thư cho tôi và tôi đã giúp cho nhiều người bà con ruột thịt của tôi được lành mạnh nhờ phương pháp OHSAWA – thay vì tôi cho họ cân đường, quả cam, tôi biếu họ sách. Họ đã đọc, đã áp dụng và được chuyển hoá. Nông thôn quê tôi có nhiều gia đình cả nhà ăn gạo lứt muối vừng, họ giảm ăn thịt cá, tăng ăn rau củ.

Cách nói để dân quê tôi dễ hiểu là tôi giải thích:

Hạt gạo lứt vứt xuống đất là nó mọc thành cây mạ vì nó chứa sự sống, trong khi gạo trắng vứt xuống đất là… thành đất! Quê tôi – một làng ven đô – nông dân còn nghèo áp dụng gạo lứt là rất thực tế và hiệu quả. Từ năm 1993, tôi đã giúp hàng trăm người có một phương pháp sống khoẻ, sống vui, sống hữu ích. Tôi là bạn của mọi người, mọi gia đình. Tôi không biết buồn chán. Con tôi và bà con thân quen đều hầu hết là những người ăn gạo lứt và tập thiền hoặc tập khí công, nhân điện, suối nguồn tươi trẻ, yoga…

Hiện (2006) bà Lý có một thiền đường (bà mới đi tu học thiền ở Miến Điện về nước) vừa dành cho người tu thiền và người nhịn ăn ở quê bà, là nơi tụ hội của bạn đạo bốn phương. Bà đã âm thầm giúp đõ nhiều người có được niềm vui sống, công đức của bà thật là vĩ đại. Chúng tôi rất yêu quí và ngưỡng mộ bà, một vị bồ tát của Miền Bắc. Trong khi ai cũng tìm cách lấy gì đó ở người khác, thì bà làm nhà cho mọi người tới nhịn ăn, trong thời gian đó bà còn đấm bóp và chăm sóc “miễn phí”. Chưa có một ai làm được những công đức cụ thể và vĩ đại như vậy. Tôi gọi bà là “sư phụ” và thầm gọi bà là Bồ tát địa phương!

3. Nguyễn Hương Thuỷ (Sinh năm 1962)

Địa chỉ: 19 H5, TT Trương Định – Hà Nội (ĐT: 6620101)

Nghề nghiệp: công nhân

Từ thuở mới đi làm, năm 20 tuổi, tôi rất thích ăn thịt chó, tiết canh lòng lợn ăn 2 tô, uống rượu giỏi nhất phái nữ ở nhà máy.

Năm 28 tuổi, tôi quy y và ăn chay 10 ngày trong tháng. Một thời gian sau đọc quyển “Khoa học ăn chay” của NXB KH&KT năm 1993, tôi mới hiểu rõ ăn chay rất khoa học và hợp vệ sinh, từ đó trở đi tôi ăn chay trường. Trong thời gian đó, tôi tham dự vài buổi sinh hoạt của nhóm dưỡng sinh OHSAWA, được nghe nhiều người khỏi bệnh nặng bằng phương pháp nhịn ăn, lúc đó tôi bắt đầu tin vào phương pháp tuyệt thực, trong khi trước đó tôi đã đọc tài liệu “Tuyệt thực đi về đâu?” của Thái Khắc Lễ mà vẫn bán tín bán nghi. 

Vì tôi biết ăn chay rất tốt và rất phổ biến cho nhiều người, trong khi đó tôi vẫn lẻo khoẻo, cao 1m58, nặng 43 kg. Tôi muốn có một sự chuyển biến mạnh mẽ nữa, cho đến khi một lần tôi bị cảm cúm và chán ăn – Chộp lấy cơ hội đó, tôi nhịn luôn 9 ngày vào năm 1996.

Trong khi nhịn ăn, những bệnh cũ tái phát lại như bệnh đau lưng, đau khớp, phổi yếu, nói như hụt hơị… nhịn ăn thấy vất vả vì bệnh nó hành mệt nhọc, bứt rứt, chỉ thích ở yên nơi tĩnh mịch. Phải đấu tranh với bản thân rất vất vả, tôi tự khẳng định trong lúc nhịn ăn: một là sống tiếp thì phải khoẻ mạnh, không thì cho đi luôn.

Sau 9 ngày nhịn ăn, sự thèm ăn tự nhiên trở tại, tôi uống nước gạo rang miếng đầu tiên thấy rất dễ chịu, nhưng vị thấy chát. Sau khi ăn lại bằng nước cháo hai hôm, sang ngày thứ 3 tôi ăn cháo… trong thời gian ăn lại, tôi rất thích ăn rau và hoa quả, nhưng tôi đấu tranh không ngừng với bản thân và ăn rất kỹ lưỡng theo sách vì biết rõ thành công của người nhịn ăn là hoàn toàn ở khâu ăn lại này.

Hiện nay (4-1997) tôi đã tăng 4kg do áp dụng ăn uống theo phương pháp OHSAWA một cách kỹ lưỡng”.

Sau đây là hỏi đáp giữa chị Thuỷ và tôi:

PV: Thuỷ nhịn ăn có bị người nhà và bạn bè phản đối không?

TL: Bố tôi bảo tôi dở hơi, tự hành hạ mình… Từ khi tôi ăn chay, nhiều người đã phản đối. Nghe thấy tôi nhịn ăn mọi người phản đối bằng chiến tranh lạnh: Không ai hỏi thăm một câu!

PV: Có ai hướng dẫn Thuỷ nhịn ăn và theo dõi Thuỷ trong quá trình nhịn ăn không?

TL: Tôi chỉ theo sách, vì sau khi nghe một số người nhịn ăn báo cáo kết quả, tôi tin tưởng vào sách “Tuyệt thực đi về đâu?” hơn, và coi sách như một người hướng dẫn. Trong 9 ngày nhịn ăn còn có cô Lý, em Định, một vị sư cô tên là Liên – là những người đã từng nhịn ăn đến thăm và động viên tôi.

PV: Kết quả nhịn ăn có khác với sách “Thực dưỡng đi về đâu?” không?

TL: Tôi không bị nôn oẹ trong quá trình ăn, người không hôi hám…

PV: Trong khi nhịn ăn, Thuỷ thích ăn gì nhất?

TL: Tôi rất thèm ăn mía. 

PV: Sau khi nhịn ăn xong, nhìn thấy Thuỷ trẻ đẹp ra, da dẻ mịn màng, mọi người có khen và tin nhịn ăn không?

TL: Có chứ, có một số người bắt chước nhịn ăn luôn. Hiện nay, mẹ, cậu Thuỷ và bà mẹ nuôi đã đang nhịn ăn với kết quả rất tốt.

PV: Nhịn ăn thành công, thuỷ có tri ân Thượng đế không? Tri ân bằng cách nào?

TL: (cười)… Tri ân bằng cách mở quán chay tại nhà.

4. Ngô Sỹ Thuỳ (Sinh năm 1977)

Địa chỉ: B3, TT học viện chính trị quốc gia HCM (ĐT: 8360550).

Hiện nay đang theo đuổi ngành hội hoạ.

Một lần tôi tìm thấy trong hiệu sách cũ quyển “Tuyệt thực đi về đâu”, tôi nhớ hình như nhà tôi cũng có quyển này. Tuy thế tôi cũng xem qua và nắm những ý chính của quyển sách, trong đó có một câu: Bạn phải có duyên may mắn lắm bạn mới biết đến phương pháp này. Nhớ bố tôi cũng có mua mấy quyển sách về phương pháp ăn uống gạo lứt muối mè và nhịn ăn ở nhà, mà bố tôi đã có áp dụng gạo lứt một thời gian xong không ai nấu cho ăn nên bố tôi lại bỏ. Tôi về tìm sách đọc và tôi được thuyết phục bởi lý luận trong sách. Tôi cũng muốn thanh lọc cơ thể, chữa bệnh về đường tiêu hoá của tôi, vì tôi thường cảm thấy nặng nề mệt nhọc. Lại thêm bệnh tinh thần hay mất ngủ. Hôm đó tôi bị cảm cúm đau họng sốt dịch tôi nhịn luôn 1, 2 ngày nhân dịp tết đầu năm, thấy dễ chịu tôi cứ nhịn tiếp tục và thấy không có cảm giác ngon ăn như trong sách nói xuất hiện, nên tôi cứ thế tiếp tục nhịn hơn 40 ngày mới có cảm giác ngon ăn trở lại, và nhờ thế tôi mới ăn lại. Trong thời gian nhịn ăn, tuần đầu tiên tôi nhịn mà cả nhà không ai biết vì tôi không bị sụt cân bao nhiêu. Trước khi nhịn ăn tôi cân nặng 60 kg, sau hơn 40 ngày tôi chỉ còn 45 kg.

Tôi vẫn đi lại bình thường, người không mệt và tỉnh táo. 3 ngày đầu người tôi nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người. Tinh thần tôi không hề mệt nhọc dù thể xác có hơi sút đi mỗi ngày. Khi ăn lại tôi ăn rất cẩn thận như trong sách chỉ dẫn. Tôi tự mình nhịn ăn qua sách không có ai hướng dẫn hay chăm sóc.

Khi ăn lại người tôi vẫn gầy yếu, và phải 3 tháng sau người tôi mới trở lại cân nặng như cũ. Tuy nhiên tôi đã gặt hái được thật nhiều:

– Sự ngon ăn tới mức tôi không thấy có món gì ngon hơn món cơm lứt và tôi không còn thèm cá thịt và trở thành người trường chay từ đầu năm1999.

– Hệ thần kinh của tôi nhẹ nhõm hơn trước, đầu óc không bị căng thẳng như xưa, không còn khó ngủ. Khi ăn lại tôi đã ngủ những giấc ngủ rất sâu.

– Các bệnh lặt vặt biến mất. Tôi quan tâm và thực hành thiền định.

Sau này bố tôi cũng ăn lại gạo lứt với tôi.

Tôi thấy rằng thanh niên ngày nay hay vui ăn uống nhậu nhẹt rồi đi hát karaoke chả có gì hơn.

5. Nguyễn Thị Huyền (Sinh năm 1976)

Địa chỉ: Số 2 Tổ 34A TT May X40 Khương Trung – T. Xuân – HN

Tốt nghiệp khoa cao đẳng tiếng Pháp, Đại học ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà nội năm 1999.

Sau đây là bài viết của bạn Huyền về trường hợp nhịn ăn của mình:

ĐÔI DÒNG CẢM XÚC SAU 9 NGÀY NHỊN ĂN

Lần đầu tiên, tôi tiếp xúc với phép nhịn ăn và dưỡng sinh cách đây 4 năm qua một bài báo trong chồng sách báo cũ. Đại thể là bài báo ca ngợi phương pháp nhịn ăn, sau đó ăn lại đúng quân bình âm dương đã chữa nhiều căn bệnh nan y mà khoa học hiện đại phải bó tay. Bài báo còn viết nhiều người có tính nóng giận, ích kỷ hay u sầu… ăn uống số 7 cũng sửa đổi được tính nết… “ái chà! Hay ra trò, mai ta thử luôn”. Và cảm nhận khi nhịn ăn của tôi cũng như báo đã viết, thậm chí tôi thấy không ghê gớm như tinh thần tôi đã chuẩn bị. Cuốn sách gây ấn tượng nhất đối với tôi là cuốn “Tuyệt thực đi về đâu?” và “Khoa học ăn chay”. Tuy nhiên nếu không bị mọc một cái mụn ở gần hậu môn vào tháng 5- 2001 thì chắc là tôi cũng chẳng chịu nhịn ăn dài ngày, còn trước đó thì tôi đã có lần nhịn ăn ngắn ngày. Ngay đêm trước khi tôi quyết định nhịn ăn tôi bị cái mụn hành hạ đến nỗi không ngủ được: Ngứa, chảy nước và sưng tấy. Vốn là một người ưa hành động, phiêu lưu và thử sức mình trước khó khăn, tôi quyết định phải nhịn ngay hôm sau. Và tôi còn nhớ như in là tôi rất sợ sáng hôm sau mình đổi ý. Nhớ cách đây bốn năm, tôi mang gói bánh kẹo đến biếu bà Lý nhân dịp tết. Bà Lý là người đã áp dụng nhịn ăn chữa bệnh nhiều lần thành công và bà đã phổ biến cho nhiều người – Đưa trả tôi gói quà, bà nói: Nếu mày có quí tao thì hãy đến đây nhịn ăn với tao, tết này tao nhịn ăn. Trước tết thiên hạ cố gắng mua sắm thực phẩm, sát sinh súc vật để ăn tết. Khi ăn tết xong mọi người đều cảm thấy mệt mỏi và mắc bệnh ăn không còn biết ngon, thường bị táo bón hay tiêu chảy.

Tôi chỉ vừa nhịn ăn 9 ngày nên chứng nghiệm chưa được nhiều. Hơn nữa, việc nhịn ăn không còn xa lạ với bất kỳ ai đã đến Quán cơm chay thiên nhiên. Dù vậy, tôi cũng xin viết đôi dòng để chia sẻ cùng các bạn.

Nhịn tới ngày thứ 7, tôi được cả hội chay đưa lên Hoà Lạc. Đây là ngày tôi mệt nhất và cũng là ngày làm tôi xúc động nhất. Tinh thần tôi đã bừng sáng và một tinh yêu sâu sắc trỗi dậy. Tôi ao ước làm được thật nhiều việc tốt, đem lại được nhiều niềm vui cho mọi người.

Tôi ngồi cùng xe với Oanh, anh Quang và con anh Quang. Tôi nhớ một lần xe rung động mạnh, cánh tay tôi rơi thõng xuống một cái không thể đặt bám lại, rất mệt về thể xác. Đến Hoà Lạc, tôi nằm sấp xuống đất, áp toàn thân trên nền đất; bỗng tôi có cảm giác như mình đang ôm cả quả đất và đất mẹ đang tiếp sức cho tôi, dễ chịu vô cùng… Tôi cứ mặc kệ cho mọi người kêu bẩn hay trố mắt nhìn tôi nằm. Buổi chiều, Oanh dẫn tôi lên đồi nằm. Tôi biết nó thương tôi lắm, nó bảo: “Mai Huyền ăn lại rồi, Oanh sẽ tặng Huyền một chiếc áo”. Tôi thầm đáp: “Oanh ơi, nếu bạn nhịn rồi thì tinh thần bên trong không đau khổ như hình dáng bên ngoài đâu!”. Tôi nằm úp mặt trên đồi ngút ngàn cây xanh, trăng non bắt đầu mọc. Tôi càng cảm nhận nguồn sức sống mãnh liệt từ lòng đất mẹ truyền sang, hạnh phúc quá! Khi Oanh đưa tôi về tôi mới nhận ra bao nhiêu con côn trùng nhất là những con kiến to đen bò lên tôi cũng không thèm đốt tôi. Những người đưa tôi lên Hoà Lạc, ăn xong rồi về Hà Nội, còn bà Lý là một trong những người nhịn ăn đầu tiên của phong trào dưỡng sinh theo thiên nhiên ở Hà nội, bà đã từng hướng dẫn nhiều người nhịn ăn thành công, sau khi bà chặt hết đống củi đã đi ngủ. Đêm ấy tôi không thể nào ngủ được. Tôi mở cửa ra ngoài và cảm thấy cảnh đêm trăng thật thần tiên. Mây, trăng, sông nước, cỏ cây, đồi núi yên tĩnh thuần khiết, làm tôi ngất ngây. Sáng hôm sau, tôi nghe anh gác vườn nói chuyện “Cái gái ấy – ám chỉ tôi – to gan lắm, nó chẳng sợ gì cả, đêm hôm khuya khoắt thế mà ra cuối vườn ngồi một mình”, ừ nhỉ! Lúc đó tôi mới nhận ra sao mình không sợ nhỉ, tôi vốn là đứa nhát như cáy cơ mà, lạ thật?

Sau 9 ngày nhịn ăn tôi rất nhạy cảm về thức ăn. Tôi ghét cay ghét đắng bột canh và mỳ chính. Lúc này, mùi rau hoang, mùi cơm lứt, mùi đỗ đen… sao mà thơm ngon nguyên thuỷ đến thế. Ước mơ hoàn thiện bản thân từ lâu được thức tỉnh, mà một trong những ước mơ ấy là nắm được chìa khoá của cách nấu ăn thiên nhiên để qua đó chia sẻ tình yêu của mình với mọi người.

Ngồi ghi lại mấy dòng này là khi tôi đã ăn lại cơm lứt được gần một tháng. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết xin đến thăm quán dưỡng sinh ‘‘Cơm chay thiên nhiên” ở 33b Thái Hà (ĐT: 5142882).

Theo ý kiến của riêng tôi thì mỗi người hàng năm nên nhịn ăn một đợt nhịn ăn 7 ngày để làm sạch cơ thể, làm mới lại cảm xúc. Nếu không có điều kiện thì nhịn mỗi tháng hai ngày (ngày rằm hoặc mùng một) và tốt hơn cả là vận dụng một cách uyển chuyển phương pháp Thực dưỡng trong đời sống hàng ngày sau khi đã nắm vững lý thuyết Âm Dương (7 nguyên lý và 12 định lý về Trật tự Vũ trụ của GS OHSAWA).

Bình luận: Huyền thích úp sấp người xuống đất như là một hành động tự nhiên, được thúc đẩy bởi động lực gì? Vì khi nhịn ăn cơ thể được dương hoá; bạn Huyền của chúng ta cũng hơi dương nên Đất là Âm nên bạn đã có một nhu cầu tự nhiên muốn làm như thế và làm như thế bạn thấy rất là dễ chịu mà chính bạn cũng không hiểu vì sao lại thế, còn chúng ta thì không thể nào hiểu nổi vì sao bạn Huyền lại có hành vi lạ lùng khác người như thế. Năng lượng của Đất trở thành thứ bổ túc quí giá cho bạn Huyền. Qua đây, bạn Huyền sẽ phải học hiểu về tính năng của đất đai để phát triển bản thân: Mọi thứ nhơ bẩn đều đổ xuống đất mà đất không hề phản ứng, đất âm thầm chuyển hoá thành hoa, thành cây trái… nuôi sống con người. Đất có rất nhiều đức tính quý báu…

6. Nguyễn Chí Anh (Sinh ngày 9-10-1978)

Địa chỉ: 54 ngõ 16 Hoàng Cầu, Đống Đa, HN (ĐT 8516722).

Nghề nghiệp: Vũ công.

Lý do nhịn ăn: Tôi đến quán cơm chay thiên nhiên, đường Thái Hà và đọc quyển “Tuyệt thực đi về đâu”, vốn tôi đã bị bệnh hoàng đản: Mắt, da vàng. Lúc đầu tôi ăn số 7 mười ngày thì hết vàng da, rồi tôi ăn chay trường theo phương pháp OHSAWA một tháng, sau đó tôi ăn một bữa thịt chó và ngay sau đó tôi nhịn ăn 7 ngày. Trong quá trình nhịn ăn phản ứng y hệt trong sách, tuy nhiên những ngày cuối nhịn khó khăn hơn. Khi ăn lại tôi cũng thấy giống như trong sách tả.

Sau khi nhịn ăn tôi thấy da trắng hơn cũ, tóc mượt hơn, khoẻ hơn, chắc chắn tôi sẽ ăn theo phương pháp OHSAWA.

Ảnh: Đôi bạn nhảy giỏi nhất Hà Nội (Trí Anh và Khánh Thi)

Một lần chúng tôi phỏng vấn bạn Khánh Thi: “ăn theo phương pháp Ohsawa bạn thấy thế nào?”, bạn đã phát biểu: “Trước đây chưa ăn theo phương pháp dưỡng sinh, nhảy một tiếng là mệt. Nay nhảy đến 3 tiếng”.

Cuối năm 2001, bạn Khánh Thi cũng nhịn ăn một đợt 10 ngày, sau đó bạn tăng lên 4kg, trẻ đẹp ra không ngờ. Hiện tại đôi bạn nhảy hữu duyên với nhịn ăn này sắp sửa đi biểu diễn ở Nhật, Mỹ. Hai bạn này nhảy giỏi số 1 của Việt Nam.

7. Vĩ Hải (Sinh năm 1963)

Địa chỉ: 10 Nguyền Gia Thiều, Hà nội (ĐT: 8224033 – DĐ: 090432415). 

Nghề nghiệp: Hoạ sĩ.

Mục đích: Thử chữa mắt (Thuỷ tinh thể có ruổi và mây).

Dạ dày hay đau, thận yếu, ngạt mũi dị ứng (mỗi khi đổi thời tiết)… và lung tung các loại bệnh chưa biết, hậu quả của 40 năm ăn nhậu.

30/5 (Ngày đầu tiên):

Sau bữa ăn trưa cực mặn (nghĩa là thịt cá lu bù) kết thúc lúc 14h30 thì nảy ý định thử nhịn ăn thăm dò một vài ngày. Tối cân 59kg (23h30). Tối không ăn, thấy đói, cái đói tự nhiên. Vào xưởng vẽ cả ngày.

31/5 (Ngày thứ hai):

Vẫn đói theo thói quen khi đến các bữa ăn nhưng cũng dễ qua. Tối có bạn rủ đi nhậu, vẫn đi nhưng chỉ ngồi nhìn và uống nước khoáng lavi – kiểm tra sự ham muốn và nghị lực. Bợm nhậu mà phải ngồi nhìn người khác nhậu. Quyết định nhịn ít nhất 7 ngày hoặc muốn đến đâu thì đến. Điều đáng sợ không phải là đói và mệt mà là sự cám dỗ của các cuộc hẹn hò nhậu nhẹt mà mình thường xuyên được và bị tham gia. Tối nay chảy nước mũi. 21 h cân 58kg. 23h đọc sách rồi ngủ. Không ỉa được, đái 4 lần.Vào xưởng vẽ cả ngày.

1/6 (Ngày thứ ba):

Vào xưởng vẽ cả ngày. Thiền từ 8h15 đến 8h45. Hơi mỏi lưng. Không dám kể với ai ngoài người thân và các bạn đạo về chuyện nhịn ăn, nếu không sẽ nhận được những lời mà nghe còn khó hơn là nhịn! Tuy vậy vẫn lạc quan và tin tưởng lắm (không biết rồi được mấy ngày?)

Bắt đầu thèm ngọt (kem lạnh, bánh ngọt). Thèm cả xôi lạc nữa. 22h cân 57,2kg. Nước mũi hết chảy, lưng nổi nhiều nốt đỏ nhỏ, động vào thì ngứa. Hơi ngây ngấy sốt. Cặp nhiệt độ 36°7, ỉa không, đái 6 lần. Xem phim đến 24h10, đọc sách rồi ngủ. Bụng bắt đầu réo bài ca sục sôi, nhưng cũng không thấy đói lắm.

2/6 (Ngày thứ tư):

Ăn mấy miếng bánh ngọt ngon tuyệt vời, chợt nhớ đang nhịn ăn, vội nhổ ra phì phì. Bực quá tỉnh dậy thì ra là mơ – mừng hú vía (Hôm 1/6 nhìn thấy bánh ngọt thèm quá).

Thiền từ 9h45 tới 10h15. Vẽ ở nhà. Tắt điện thoại để tránh các cuộc gọi nhậu nhẹt ngày thứ 7 và chủ nhật. Bỏ không đi Hoà Lạc.

Nhìn chung trong ngày các cơn đói có dịu đi, thèm xôi lạc và đồ ngọt. Khát nước hơn mấy hôm đầu, ỉa không; đái 5 hay 6 lần gì đó. 23h cân 56,5 kg. Nhiệt độ 36°75. cảm giác ngây ngấy sốt về đêm.

3/6 (Ngày thứ năm):

Đánh răng chảy máu, các nốt đỏ ở lưng đã chuyển thành đen, ngứa. Đi lại có hơi mệt, hơi có cảm giác buồn nôn khi nằm xuống, ở nhà một mình buồn gọi điện thoại đi lung tung các nơi chơi nhưng không gặp ai, duy nhất một người có nhà thì lại tịnh khẩu, khát, uống nhiều nước. Nhiệt độ 36°85. Chảy nhiều nước mũi. Nhìn chung cả ngày không đói lắm nhưng cũng đừng dại dột nghĩ về ăn. Khứu giác lúc này phát triển rất tốt. Các nhà hàng xóm xa gần đun nấu món nào đều biết hết (trong khi ả vợ ngồi bên cạnh mà ả không ngửi thấy mùi gì). Buồn ngủ nhiều. Thấy mệt nhiều hơn hôm qua, cả buồn nôn nữa, vẫn chưa có dấu hiệu gì của ỉa. Đái 5 lần, nước tiểu hết hôi, trong như bia. 22h cân 56kg.

4/6 (Ngày thứ sáu):

Sáng ngủ dậy chợt bật ra một từ tiếng Đức (đó là từ “nhịn ăn”). Thấy hơi lạ vì từ lúc biết từ này đến bây giờ khoảng 15-16 năm, mà chả bao giờ dùng đến, thế mà sắp chết đói rồi lại bật ra – hay thật.

Không thiền được, đầu căng thẳng trôi lung tung. Khát nước. Thèm 1 bát nước lẩu rau, 1 bát miến, 1 bát canh dưa lạc, 1 vò xôi nếp, 1 cái kem sữa… nói chung thèm tất. Đúng là ở đời không có ai được mà không phải trả.

19h30 cân 55kg. Nằm nhiều hơn ngồi. Thấy hơi đau dạ dày và đau lưng (ngay thắt lưng) và nôn nao khó chịu, vật vã khi ngủ.

5/6 (Ngày thứ bảy):

Ngủ dậy thấy khoẻ hơn, uống vã một cốc nước nóng rất dễ chịu. Đau lưng. Các mụn sau lưng đã mất gần hết. Đau dạ dày. 

21h15 cân 54,5kg. Chiều và tối khuya thường mệt hơn ban ngày Khó ngủ.

6/6 (Kết thúc đợt nhịn ăn bảy ngày):

Ngủ dậy uống một cốc nước nóng rất ngon, thấy khoẻ hơn các hôm trước nhiều (chắc là do tâm lý), bình thường những ngày mưa gió và thay đổi thời tiết như thế này thế nào cũng bị ngạt mũi (dị ứng) nhưng bệnh này đã mất đi từ hai hôm nay (kể cả nằm dưới quạt). Không cần phải nhỏ thuốc. 15h30 cân 54,3 kg. 17h30 long trọng đón chờ một thìa cháo loãng gạo lứt như một đại tiệc. Chưa bao giờ thấy vợ có ích như ngày hôm nay. Tuy nhiên có thể ăn lại hơi sớm nên sự ngon miệng vẫn chưa trọn vẹn – kết thúc đợt nhịn ăn 7 ngày từ bữa tối 30/5. Không ỉa được.

7/6:

Sáng thấy khoẻ hơn nhiều, vẫn ăn cháo lứt loãng. Cân tiếp tục giảm (54kg). Nhiệt độ 36°8.

Kết quả tạm thời sau đợt nhịn ăn bảy ngày:

– Đầu và thân thể: Sáng suốt linh mẫn hơn (7/6). Thân thể thanh nhẹ (nếu thích có thể bay)

– Mắt: Bớt một số lớn ruồi và mây ở thuỷ tinh thể, hy vọng sẽ hết dần – cần có thời gian kiểm nghiệm.

– Mũi: Thính như mũi chó – cần có thời gian kiểm nghiệm.

– Tai: Chưa có điều kiện thử. cần có thời gian kiểm nghiệm.

– Trí nhớ: Chắc chắn tốt hơn.

– Các bệnh khác: cần có thời gian kiểm nghiệm.

– Dưới mắt nhiều người: Là một kẻ tự nhiên bị điên trong 7 ngày – không cần thời gian kiểm nghiệm.

Và trên đây là bức tranh hoạ sĩ Vĩ Hải vẽ sau đợt nhịn ăn. Bức tranh rất ý nghĩa về phương diện đạo học và tâm linh. Các bạn hãy quan sát cái thông điệp thông minh và tinh nghịch mà hoạ sĩ muốn gửi gắm và đố bạn biết người trong tranh là ai?

Bình luận: Bạn có biết vì sao bạn Vĩ Hải nhịn ăn rồi mà còn thèm bánh ngọt và kem? Bánh ngọt và kem theo phương pháp của chúng ta đều là hai thứ cực âm. Bạn Vĩ Hải là người ăn mặn tuy nhịn ăn cơ thể bạn đã được dương hoá nhưng trí phán đoán trong bảy ngày nhịn ăn này của bạn Vĩ Hải chưa quay được về điểm gốc để bạn có thể biết tự lựa chọn món ăn thiên nhiên, những món ăn bạn Vĩ Hải thích một cách tự nhiên mà bạn kể trong nhật ký thì một nửa là món ăn thực sự không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên trên những bình diện khác thì bạn đã có tiến bộ như trí nhớ tăng trưởng, đặc biệt vào ngày nhịn thứ tư bạn Vĩ Hải vẫn còn nhớ mình đang nhịn ăn cả trong giấc mơ, đó là một ưu điểm biểu hiện một ý thức cao độ mà không dễ gì ta có được. Đây là một khả năng tiềm ẩn rất quý mà nhờ nhịn ăn đã phát lộ ra…và đặc biệt hơn là bức vẽ đùa chơi của bạn rất là ý nghĩa, rất thiền. Tuy nhiên nếu sau đợt nhịn ăn này, bạn Vĩ Hải lại quay về ăn nhậu thịt cá như xưa, thì cũng giống như người đi làm được 10000 đồng thì lại đốt đi 9000 đồng vậy. Chúng ta cùng chúc cho bạn Vĩ Hải tinh tiến trên mọi chiều hướng nhé.

8. Nguyễn Mộng Hùng (Sinh năm 1942).

Địa chỉ: Nhà 18 tổ 46, phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội.

Nghề nghiệp: Tốt nghiệp ĐHTH Toán.

Ông Hùng là một người ăn chay trường tu thiền từ 1994. Do vậy, đây là kinh nghiệm của một người ăn chay trường tu thiền (người gầy mảnh khảnh) thực hiện nhịn ăn để thanh lọc cơ thể và để trắc nghiệm một đợt nhịn ăn, như một người làm cuộc thí nghiệm ngay trên thân mình, ông đã dùng cơ thể mình như một phòng thí nghiệm và có những trải nghiệm khác biệt hơn một người nhịn ăn với các mục đích khác, ông là một người bạn đạo của chúng tôi và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi đã có đươc một tài liệu quí (Nhật ký 15 ngày nhịn ăn) xin cung cấp cho các bạn.

Chú thích ảnh: ông Hùng sau ngày nhịn ăn thứ 15 và hai vợ chồng ông Hùng chụp tháng 2 năm 2002 (cả hai vợ chổng đều đã nhịn ăn và là những người ăn chay trường, tu thiển).

Thực hiện nhịn ăn từ ngày 31/3 – 21/7 năm 1997

Chuẩn bị nhịn ăn: Nghiên cứu kỹ các tài liệu về nhịn ăn theo phương pháp Thực dưỡng.

Tìm hiểu kinh nghiệm của các vị đã thực hiện, đặc biệt là dấu hiệu của biến chứng, các biến chứng, quá trình chuyển tiếp sang ăn lại, hiệu quả của nhịn ăn, chứng nghiệm đói thật, đói giả,…

Mục tiêu nhịn ăn cần đạt được:

– Chứng nghiệm được người tu hành dễ thực hiện nhịn ăn, chứng nghiệm sự khác nhau giữa đói giả và đói thật.

– Khi nhịn ăn vẫn lao động nhẹ bình thường.

Trước khi nhịn ăn nên có giai đoạn giảm ăn. Ngày đầu tiên nhịn ăn:

Biết là ngày đầu bước vào khó khăn, nên đã tìm mọi cách để khắc phục. Cắm đầu vào soạn bài, dạy học và làm các việc vặt trong gia đình. Thỉnh thoảng phải thư dãn bằng: Dạo chơi, xem tivi, đọc sách.

Kết quả ngày nhịn:

Từ sáng đến 18h không ăn, không uống. Trước khi từ lớp học về (đạp xe đi, về khoảng 5 km một lượt thêm 4 km đi chơi) có nhấp giọng 1/2 chén con nước để đề phòng mệt.

Cảm nhận: Cuối ngày thấy xuất hiện triệu chứng nước giải mầu nâu sậm, có đờm, đói bụng, có lúc quặn đau, mỏi mệt, miệng hôi,…

Ngày thứ hai nhịn ăn:

Đây là một trong những ngày gay go nhất nên đã xác định tư tưởng từ đầu.

Kết quả ngày nhịn: Vì phải tiếp khách, dạy học 2 buổi trưa + 2 buổi chiều, lại đạp xe đi xa nên phải uống nước nhiều hơn (gấp 3 ngày đầu), tuy khả năng nhịn ăn vẫn tốt.

Cảm nhận: Nước tiểu sẫm hơn, có cảm giác nhiệt, đói hơn, nhiều lúc quặn đau, mỏi mệt, miệng vẫn hôi, nhức xương từ hai bên hông, 2 chân (từ trên xuống bàn chân)

Bài học:

Khi mệt nằm nghỉ một lúc, đi lại, chuyển trạng thái (nằm, ngồi…) phải nhẹ nhàng, chậm rãi.

Không được tiếp cận nhiều với môi trường kích thích ăn uống.

Ngày thứ 3 nhịn ăn:

Đây vẫn là chặng đầu gay go, nên đã sẵn sàng đối ứng với mọi diễn biến có thể xảy ra.

Kết quả: Một ngày đã trôi đi rất an toàn. Nghỉ dạy học nhưng phải tiếp khách nhiều nên cũng uống nước nhiều hơn, vẫn cảm thấy còn các triệu chứng của ngày thứ hai: Nước tiểu sẫm, miệng vẫn hôi, lại thỉnh thoảng ợ hơi nồng (như giun đũa). Buổi tối (khoảng 8 giờ) thấy chóng mặt nhức đầu – có thể một phần còn do thời tiết thay đổi? Da dẻ thấy nhăn nheo, thấy nhức mỏi trong xương, bắp thịt ở tay, chân, cảm thấy đau nhói. Đã dùng biện pháp uống nước nóng, nằm nghỉ và tối ngủ sớm – tuy hơi khó ngủ sâu, cảm thấy giảm dần các triệu chứng kể trên.

Ngày thứ 4 nhịn ăn:

Ngày đầu tiên bước vào giai đoạn an toàn, nên cũng yên tâm hơn. Tuy không phải đi dạy học, nhưng vẫn phải soạn bài, tiếp khách nên vẫn phải uống nước nhiều. Các diễn biến vẫn như ngày thứ 3, nhưng có một hiện tượng lạ:

Khoảng 12h kém15, đang soạn bài, thấy nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, liền cất sách vở, uống một tí nước nóng và lên gác nằm. Lúc đầu tim đập mạnh, sau giảm dần. Bỗng nhiên có một lực gì dồn nén toàn thân làm cho khóc nức nở, khóc hối hả như muốn giải oan điều gì, trong khi khóc, cứ nghĩ: Không hiểu tại sao mọi người từ bố, mẹ, anh, em, con cháu, đến bạn bè hàng xóm ai cũng thương, cũng quí mình, mà sao không biết thương mọi người, và cứ như thế càng khóc nức nở hơn, không kìm hãm được. Khoảng 40 phút sao mới tạm lắng xuống. Sau khi xỉ mũi, lau sạch, cả nước mắt, mệt quá, ngủ thiếp đi, gần 2 giờ chiều mới tỉnh. Lúc này người thấy nhẹ nhõm và khát nước.

Buổi chiều vẫn sinh hoạt bình thường, có cảm giác cao răng đã mòn dần.

Người thấy mệt và yếu hơn trước. Thấy thức ăn không còn muốn ăn nữa.

Ngày thứ 5 nhịn ăn:

Thời tiết hôm nay chuyển sang rét “nàng Bân” nên buổi sáng thấy lạnh, hoa mắt, nhức đầu. Đánh răng, rửa mặt xong lại phải đi nằm, đến 9h mới dậy. Đi dạo quanh nhà cho thích nghi với điều kiện rét, sang bên ông bà chơi. Đến 11 h ngồi soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Khoảng 12h 15phút lên ngồi được một lúc rồi ngủ cho đến 13h30. Trên đường đi đến nơi dạy học thấy mỏi mệt, đau chân, nhức đầu, buồn nôn… nên phải đi rất nhẹ nhàng và chậm. Dạy 2 tiết đầu cũng phải gượng nhẹ và lúc mệt quá có nằm xuống nghỉ một lát. Khi đến lớp thứ hai tiếp sau đó, lúc đầu vẫn mệt, nhưng về cuối đỡ dần. Phải uống nhiều nước nóng hơn. Bụng vẫn quặn đau như có giun phản ứng. Trên đường về, lạnh quá, phải mặc áo mưa, ra ngoài ai cũng trố mắt nhìn.

Quả là một ngày đầy khó khăn nhưng thành công.

Ngày thứ 6 nhịn ăn:

Ngày này trôi qua rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Buổi sáng dậy vẫn làm việc vặt như mọi khi, sang thăm ông bà rồi về ngồi soạn bài. Tối tiếp khách một lúc, rồi đọc sách và đi ngủ.

Các hiện tượng về nước tiểu, miệng, chân tay,…vẫn như trước, nhưng giảm đau. Đặc biệt, người thấy mệt mỏi hơn, thỉnh thoảng bụng lại quặn đau (chắc là giun). Lúc đầu hơi khó ngủ vì cảm giác về xúc giác và khứu giác rất nhạy.

Ngày thứ 7 nhịn ăn:

Đây là ngày cuối của số ngày tối thiểu trong một đợt nhịn ăn.

Các diễn biến càng như có vẻ gay go và quyết liệt hơn: Người mệt mỏi rã rời, các động tác chỉ cần hơi mạnh là đã thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Miệng luôn tiết ra chất độc quánh mầu xanh, vàng hơi hôi, rất khó chịu. Vì vậy luôn luôn phải xúc miệng, tăng cường nghỉ ngơi.

Cứ như ngày này, nếu ai thối chí, bạc nhược, do dự, thoả mãn thì sẽ dễ đình chỉ cuộc nhịn ăn.

Ngày thứ 8 nhịn ăn:

Vẫn như ngày thứ bảy.

Dường như cường độ bài tiết còn mạnh hơn, súc miệng luôn chưa đủ, thỉnh thoảng còn thở ra để xả bớt mức hôi. Khi ngủ, do người gầy, các tư thế nằm phải thay đổi luôn, người mỏi mệt nhưng ngủ được. Hơi thở, đôi lúc như hụt hẫng. Nhưng kết quả cảm nhận sau 8 ngày là: Toàn bộ hàm răng chặt lại (chứng tỏ cơ thể đã được dương hoá), trắng ra, sạch sẽ, các cao răng rụng gần hết. Da dẻ nhẵn nhụi, trơn tru. Hồng cầu tăng lên trông thấy.

Ngày thứ 9 nhịn ăn:

Tối hôm thứ 8, do sơ suất uống ít nước mà thời kỳ bài tiết đang mạnh nên buổi sáng thấy đi tiểu “rắt”, nhiệt và buốt. Sau đó uống nhiều nước thấy giảm dần các triệu chứng trên.

Hôm nay là một ngày bài tiết mạnh nên phải nhiều lần đánh răng, súc miệng, hà hơi và uống nhiều nước nóng.

Ngày thứ 10 nhịn ăn:

Sáng dậy người có tỉnh hơn, cảm thấy sự bài tiết có giảm, song chân tay rã rời, cử động rất khó và phải luôn luôn thay đổi. Những lúc cử động, di chuyển hoặc ở các tư thế không thuận lợi, gây khó thở, lúc đó phải hít hơi mạnh (như thở khí công) mới trở lại bình thường.

Ngày thứ 11 nhịn ăn:

Sáng dậy có cảm giác bắt đầu được bình phục. Tuy người vẫn mỏi mệt, mọi cử động di chuyển vẫn phải nhẹ nhàng chậm chạp, nhưng diễn biến về bài tiết có thay đổi: Nước tiểu trong hơn, chất nhầy tiết ra ở miệng đỡ hôi hơn. Buổi trưa, hiện tượng lạ của ngày thứ tư lặp lại: Đang ngủ trưa, bỗng tỉnh giấc lúc 1h 20phút, có một cơn dồn nén từ dưới lên và cứ nghĩ đến mọi người đều thương mình là tôi lại khóc nức nở như muốn xả bỏ một nỗi oan ức nào đó. Sau 10 phút thì nguôi dần.

Ngày thứ 12 nhịn ăn:

Sáng dậy thấy váng đầu (có lẽ do thời tiết thay đổi). Các diễn biến bài tiết tiếp tục giảm: Nước tiểu trong hơn, đờm đỡ quánh, đỡ hôi hơn…Tuy nhiên người càng mệt và càng rã rời hơn. Buổi chiều lúc nằm nghỉ lại thấy một hiện tượng nho nhỏ: Máy mắt liên tục, không dứt, hết đợt này đến đợt khác, chỉ có điều không phải mắt thường mà là mắt trí huệ (huyệt nằm trên ấn đường). Buổi tối, nước tiểu đã trong hơn, đờm dãi vẫn còn nhưng mùi hôi giảm hẳn, như ta đã vượt qua một bãi rác.

Ngày thứ 13 nhịn ăn:

Sáng tỉnh dậy, mắt vẫn cay, dường như ngủ chưa đẫy giấc. Dậy đánh răng, rửa mặt xong lại ngủ tiếp. Lúc dậy, tuy cái thân thể chỉ còn da bọc xương này chỗ nào cũng thấy nhức mỏi, thấy đau, nhưng người sảng khoái hơn. Nước tiểu gần trong, đờm vẫn ở cổ, nhưng mùi hôi còn không đáng kể.

Ngày thứ 14 nhịn ăn:

Một ngày tỉnh táo, bình thường. Các dấu hiệu bài tiết đang đi đến kết thúc.

Ngày thứ 15 nhịn ăn:

Sáng dậy, người rất sảng khoái. Các dấu hiệu bài tiết gần như dừng hẳn; miệng chỉ còn đắng, khô và khát nước. Hiện tượng đói thật rất rõ: Thỉnh thoảng bụng vẫn cồn cào, muốn ăn, sau ít giây lại thôi và người vẫn thoải mái (như người đói giả vờ hoặc đau dạ dày). Tôi dậy ra khỏi giường, đánh răng, rửa mặt và uống một ít nước rồi đi nằm lại một lúc.

Các thông số cần ghi:

Cân nặng: 35 kg

Vòng ngực 73

Vòng bụng: 54

Vòng mông: 78

Vòng cánh tay: 19

Vòng cổ tay: 14

Vòng đùi: 36

Vòng cổ chân: 17

Ngày ăn trở lại đầu tiên:

Theo dự định, đúng 6 giờ ăn bữa đầu tiên và sau đó cứ sau 1 giờ ăn tiếp 1 bữa. Thức ăn là nước cháo loãng gạo lứt với vừng đen. Dụng cụ là cốc con và thìa nhỏ dùng cho trẻ sơ sinh. Đúng 6 giờ mà cháo vẫn chưa nhừ. Lòng khao khát, mong đợi khiến cho thời gian trôi đi quá chậm. Thế rồi 6 giờ 15, thìa cháo đầu tiên vào miệng, như được một viên linh đan thần diệu. Và sau một ngày ăn lại, người tỉnh táo hẳn, chân tay đỡ tê, trời đất như sáng sủa lại, mọi vật chung quanh đều rất mến yêu.

Ngày ăn trở lại thứ hai

Thức ăn vẫn như ngày đầu. Đến trưa, ăn một chút bã cháo, nhai kỹ thấy không có phản ứng gì, lại trung tiện tốt. Khoảng 4 giờ chiều, quyết định ăn 2 củ khoai “luộc đinh” và lập tức đến 5 giờ đã tống được toàn bộ bã tồn đọng ở cuối ruột già, sau 17 ngày bị lưu giữ. Bài tiết được, người nhẹ nhõm thêm một nấc nữa, sảng khoái và tỉnh táo hẳn lên, dường như các trở lực cơ bản đã được tháo gỡ.

Ngày ăn trở lại thứ ba:

Thức ăn vẫn như ngày thứ hai, nhưng thêm đỗ đỏ, đỗ đen và ăn cả nước lẫn cái. Buổi sáng vẫn ăn khoai luộc đinh cho nhuận. Buổi chiều thấy người đi lại đã dễ hơn, quyết định ăn thử một lưng cơm, nhai kỹ.

Đêm ngủ tốt, người như thấy khoẻ dần.

Ngày ăn trở lại thứ tư:

Buổi sáng vẫn ăn khoai “luộc đinh” (là cách luộc khoai không cho nước mà cho đinh vào, kiểu này ăn rất ngon), cháo gạo lứt với đỗ đen và đỗ đỏ. Buổi trưa ăn một ít cơm. Buổi chiều, sau khi thấy bài tiết bình thường liền quyết định ăn tăng lượng cơm lên, nhưng nhai kỹ.

Đêm ngủ ngon.

Ngày ăn trở lại thứ năm:

Đã giảm lượng ăn cháo và tăng cường thêm cơm và vừng đen, nhai kỹ. Không rõ vì lý do thời tiết hay là vì lý do gì khác, sức khoẻ vẫn còn yếu, nên bài tiết trở nên khó khăn, liền dùng búp khoai lang luộc bổ trợ, nên đã giải quyết được một phần.

Đêm rất khó chịu vì vấn đề bài tiết khó khăn.

Ngày ăn trở lại thứ sáu:

Đại tiện tự nhiên thành một vấn đề phức tạp. Có thể do khoai lang nóng nên đã phải giảm ăn và tìm cách ăn tăng cường thêm rau (dền, ngót, lang) để cho mát và nhuận tràng. Trở ngại mối này khắc phục được một phần. Đêm vẫn thấy khó chịu.

Ngày ăn trở lại thứ bảy:

Hiện tượng khó khăn về bài tiết đang suy giảm dần thì những cơn nóng ập tới một cách tai hại! Khắp người chân tay phát ban thành từng vầng lớn, gồm nhiều “con rôm” to mọng nước. Tối và đêm ngứa quá, đành phải gãi, thế là các mụn nước vỡ ra, gây ngứa. Lại phải trát lên người lớp mỡ kháng sinh để phòng nhiễm trùng.

Thật là “Hoạ vô đơn chí!”.

Bình luận:

Hiện tượng khóc là một hiện tượng tốt và rất quí vì đó là một hiện tượng tự nhiên… Nghe chuyện, bà mẹ tôi cũng là một người ăn chay trường và tu thiền nhận xét ngay: Giải toả sâu nhỉ! Nhận xét này rất chính xác. Nhịn ăn không những thanh lọc về thể chất mà còn thanh lọc cả tâm linh, những thể năng lượng vi tế hơn, cụ thể là ở bình diện cảm xúc, đàn ông không dễ gì khóc, thành ra những muộn phiền họ thường giấu kín được, nhưng nhịn ăn làm cho thể này trở nên mong manh nhạy cảm và họ đã có thể khóc dễ dàng để giải toả những bức xúc sâu kín đã ngấm sâu vào các thể năng lượng khác của bản thể mà chính họ không hay biết. Qua đây ta còn thấy nhịn ăn cũng còn là một liệu pháp giải toả stress rất hiệu quả.

Ông Hùng cảm thấy mệt nhiếc do khi nhịn ăn vẫn đi dạy học, không bố trí nghỉ ngơi được nhiều thành ra “khẩu khai thần khí tản” bị mất sức thêm.

Khi ăn lại là cơ thể vẫn còn trong tình trạng bài tiết tiếp tục, nên phản ứng của cơ thể là bình thường. Nhiều người nhầm tưởng là ăn lại là dừng bài tiết, nhầm to, cụ thể là ta bài tiết nhiều hơn: Đại tiện, tiểu tiện, mồ hôi, mụn ngứa, đái đục,… Thực ra cơ thể sẽ mãi mãi bài tiết vì có đầu vào tất có đầu ra, nhịn mà còn bài tiết thế huống hồ không nhịn? Tuy nhiên bài tiết do nhịn ăn sẽ khác hơn bài tiết do ăn lại, hay bài tiết bình thường hàng ngày. Sau khi ăn lại, cơ thể sẽ còn những phản ứng bài tiết trong giai đoạn mới ăn lại, cho nên không có gì đáng lo ngại. Chính tôi, sau mỗi đợt nhịn, ngày ăn lại thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều đi đái ra một thứ nước sánh mầu bùn rất ghê, và lần nào tôi cũng gặp lại hiện tượng này ở mấy ngày ăn lại đầu tiên.

Ông Hùng ăn lại không đúng theo kinh nghiệm sách đã đưa ra, mà ăn theo ý của ông nên kết quả không được như ý và hiện tượng ngứa vẫn nằm trong quá trình đào thải chất độc, là một hiện tượng phải mừng hơn là đáng ngại. Còn muốn đại tiện dễ dàng không gì bằng dầu vừng hay bơ vừng, nếu không ăn món “Chí mà phù” (bột sắn dây nấu với vừng đen). Ăn lại khoai và rau là thứ cực âm ngay sau khi kết thúc đợt nhịn ăn đã làm dương hoá cơ thể là không hợp cách. Trong trường hợp nếu cứ tiếp tục ăn nước cháo gạo lứt rang thêm ít ngày nữa rồi mới chuyển chế độ ăn dần dần, tôi tin chắc ông Hùng sẽ không bị những hiện tượng như trên. Vì thời gian ăn lại thì còn nguy hiểm hơn nhịn ăn. Thành công hay thất bại là do quá trình ăn lại sẽ quyết định chính.

9. Vũ Viết Thanh (Sinh năm: 1943)

Nghề nghiệp: Kỹ sư.

Địa chỉ: 14/18A đường Đông Quan, Nghĩa Đô – Hà Nội (ĐT – 7563920)

Điều chỉnh thân tâm đều là điều rất khó khăn. Điều tâm thì dùng thiền để điều khiển. Thiền thì có nhiều cách như tác giả Phạm Thị Ngọc Trâm đã nói khá rõ trong Thiền là gì, tập 2. Còn điều chỉnh thân, theo tôi nghĩ chủ yếu phải dùng phương pháp ăn uống hàng ngày. Ăn uống thì từ xưa đến nay có rất nhiều cách: ăn uống để sống, nhưng sống phải khoẻ mạnh. Muốn khoẻ mạnh, đỡ hoặc không bị ốm đau bệnh tật chúng ta phải điều chỉnh thức ăn, thức uống hàng ngày. Một trong những cách đó là nhịn ăn để chữa bệnh, nhưng thực ra phương pháp này cũng là điều chỉnh thân xác chúng ta một cách rất hữu hiệu. Nếu biết rõ sự thích ứng phù hợp của mỗi con người chúng ta với thức ăn, thức uống hàng ngày đưa vào cơ thể. Bản thân tôi cũng đã từng nhịn ăn 2 năm liền trong thời gian 7 ngày/năm. Từ đó tôi rút ra được cách ăn uống hàng ngày thích hợp cho bản thân, không những giảm bớt bệnh tật hữu hiệu mà tâm tính cũng từ đó thêm minh mẫn, sáng suốt, ngày càng thấy an lạc. Từ đó mới thấm thía rằng điều được thân thì cũng chính là điều tâm, và điều tâm thì cũng chính là điều thân. Hai cách này bổ trợ rất đắc lực cho nhau.

10. Trường hợp nhịn ăn tự nhiên (bà vãi chùa Thanh Sơn)

Tôi đang biên soạn lại quyển “Nhịn ăn – chữa bệnh và hồi xuân” để đưa ra một vài kinh nghiệm cá nhân cũng như những kinh nghiệm rất hiệu quả, rất độc đáo, ly kỳ và thú vị của nhiều người nhịn ăn.

Năm 1998, qua chú Nguyễn Văn Cử, một người bạn đạo chân thành giới thiệu, tôi quen biết sư thầy Đàm Tịnh trụ trì chùa Thanh Sơn thuộc khu vực danh lam thắng cảnh chùa Hương. Kể từ đó tôi thường ra vào khu vực chùa Hương với bao hứng thú và ước mơ. Chùa Thanh Sơn là một nơi có phong thuỷ đẹp và có địa khí khá tốt, lần nào chúng tôi vào ở đó cũng tươi tắn và khoẻ ra từng ngày. Ngoài những ngày xuân hội đông đúc, còn lại ngày rộng tháng dài thì chùa vắng vẻ, hợp với những người muốn có một nơi yên tĩnh và an ổn để trầm tư mặc tưởng, và nhất là nơi đây còn là một cửa rừng, thường có rau sắng (từ tháng 2 âm lịch cho đến tháng 8 âm lịch), rau Bồ Công Anh, hoa chuối rừng, củ mài… riêng chùa thì còn có các loại rau sạch và đặc biệt là thầy trụ trì thì ăn cơm lứt và ăn mỗi bữa trưa, mà thầy vẫn ngày một mạnh khoẻ béo tốt, thành ra nơi đây còn là nơi mà chúng tôi – những người theo trường phái gạo lứt – ăn uống theo thiên nhiên rất thích.

Vì hội tụ được nhiều thứ thú vị như thế, thành ra những người bạn của chúng tôi đều rất thích đến thăm và ở lại chùa ít ngày để thực hành nếp sống thanh cao lành mạnh. Qua nhiều lần vào thăm chùa trong vòng 4 năm qua, tôi có nhiều dịp sống cạnh bà vãi già của chùa tên là bà Năm (tức Nguyễn Thị Gái, sinh năm Đinh Sửu) năm nay 65 tuổi; dần dà thân mật bà cởi mở kể cho tôi nghe về cuộc đời của bà. Bà là một người có hoàn cảnh đặc biệt, là người đã từng chịu nhiều cảnh khổ, thế nhưng ngày nay gặp bà không ai có thể tưởng tượng ra được một người mạnh khoẻ tháo vát, nhanh ý, trực tính và sống có tình người; trông đẹp và khoẻ mạnh lạ thường ở tuổi già 65. Bà kể có lần bà nấu vài tạ cơm để phục vụ lễ hội; bà làm việc gấp nhiều người khác. Chúng tôi đều quí bà, nhưng riêng tôi thì tôi còn thường thích đeo theo để giúp đỡ và đùa trêu bà. Chả là ngày nhỏ tôi thường ở với ông bà nội và gắn bó cả tuổi thơ bên bà nội, nên tôi có một thói quen là cứ thấy các cụ già là tôi đều yêu quí, mà bà Năm thì có nhiều nét giống bà nội tôi lắm.

Có lần chúng tôi chứng kiến bà dỗi thầy trụ trì và không ăn trong hai ngày, trong hai ngày này bà vẫn làm việc hăng say còn hơn cả lúc bình thường. Sau đó bà ăn lại bình thường và không có kiêng khem gì.

Cho đến đợt vừa rồi tôi vào chùa Hương ở 5 ngày (cuối tháng 11- 2001), thì tôi lại càng thân quí và chú ý tới bà như có một sự sắp xếp theo thiên ý, vì tôi đang thai nghén quyển sách về nhịn ăn. Không hiểu sao tôi cứ tấm tắc khen bà là sao bà đẹp thế, sao bà trẻ thế, sao bà khoẻ thế, sao bà đầy sức sống như thế… và lấy làm lạ nữa, tôi nhìn ngắm bà rất chăm chú ngưỡng mộ như bị hút hồn, như thể chỉ có bà hiện hữu duy nhất trước tôi. Tôi nhìn bà như nhìn người tôi yêu nhất trên đời và tự dưng bà nói là mỗi khi bà tức giận điều gì bao giờ bà cũng nhịn ăn để dỗi hờn, cảm thấy có một cái gì đó, tôi lập tức chú ý đến câu nói của bà và hỏi bà một loạt câu hỏi theo duyên lành dắt dẫn. Chúng tôi rất đỗi thú vị vì được nghe một người kể lại một cách sinh động đến như thế, về những điều chúng tôi mới thoạt đọc được một cách sơ sài từ sách vở về giá trị của sự nhịn ăn:

– Thế bà có hay dỗi không? Bà cười bảo:
– Có!

Tôi hỏi tiếp:

– Thế mỗi năm bà dỗi chừng bao nhiêu lần?

– Chừng 5, 6 lần – Bà lại vừa nói vừa cười vì chúng tôi cũng vừa hỏi vừa cười đầy tò mò hứng thú, xem chừng mức độ ly kỳ đang có chiều hướng tăng dần.

– Thế bà thường nhịn ăn bao nhiêu ngày để dỗi?

– Tuỳ trường hợp có khi 2, 3 ngày. Có lần 5, 7 ngày.

– Lần nào dỗi, bà cũng làm việc tăng hơn ngày bình thường hay sao?

– Lần nào tôi cũng làm hăng hơn! Có lần nửa đêm tôi vác cuốc ra đồng và cuốc đến sáng thì thấy được gần cả sào ruộng, cả nhà không hiểu tôi đi đâu. Bà kể lại những điều này trong tiếng cười rũ ra thú vị, tiếng cười của bà lây lan bức xạ ra làm chúng tôi cũng trố mắt cười thoải mái hết cỡ và cực kỳ khoái trí khi thấy những điều chúng tôi đang tìm kiếm lại được đến tận cội nguồn của sự hứng thú lớn. Có người đùa trêu là biết bà Năm như thế thì lần nào chùa có việc gì thì cứ kích cho bà tức giận để bà làm việc hăng say, lại đỡ tốn cơm! Chúng tôi lại được thể cười và cười, bà cũng cười, cỏ cây và mặt trăng mười sáu cũng cười, dường như cả Vũ trụ cũng cùng cười với chúng tôi vì câu chuyện lạ lùng hy hữu này.

– Thế sau khi nhịn vài ngày bà ăn lại thế nào? Bà có ăn cháo hay ăn bình thường ngay?

– Tôi ăn lại bình thường.

– Thế khi ăn lại bà có thấy ngon ăn không?

– Không, vài ngày sau mới thấy ngon ăn.

– Thế bà nhớ lại xem sau mỗi lần nhịn vì dỗi như thế bà có khoẻ hơn hẳn trước không? Một thời gian sau đó ấy.

Bà cười nói:

– Lúc mới ăn lại thường thấy không ngon và người bải hoải; sau đó một thời gian có thấy khoẻ hẳn ra.

– Tại sao nhịn ăn mà bà lại làm hăng thế?

– Tôi muốn làm hăng lên cho nó chết luôn đi cho đỡ khổ!

Bà lại cười và chúng tôi cũng thấy bật cười vì ý nghĩ muốn thoát khổ của bà vãi hoàn toàn bất ngờ, vượt khỏi khả năng tư duy logic của chúng tôi.

Úi trời ơi, càng muốn chết thì lại càng sống nguây nguẩy! Lại còn sống khỏe, sống trẻ trung vui tươi lành mạnh. Chúng tôi chỉ còn biết tán thán sự tồn tại kỳ diệu. Hoá ra cuộc sống luôn đầy ắp những bất ngờ thú vị đầy hứng thú, lại một lần nữa chúng tôi thêm mừng vui vì cái DUYÊN mà chúng tôi có được. Bao lần chúng tôi gặp bà, nhưng có lần nào chúng tôi tiếp xúc với bà một cách sâu sắc như thế đâu, có lần nào chúng tôi được nghe bà kể những chuyện thú vị bổ ích cho công việc hoàn tất quyển sách của chúng tôi đến thế. Điều này làm tôi nhớ tới câu thơ của ai đó mà nhà thơ Vương Từ nói với tôi: “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Mỗi một người đều chứa đựng vô vàn bí ẩn của Vũ trụ.

Câu chuyện của bà vãi già khoẻ khoắn đầy sức sống móm răng từ bé sống tự nhiên hồn nhiên đến như thế, da mặt bà mầu nâu bóng đẹp gần như không có nếp nhăn và bà thường làm việc luôn chân luôn tay, sức làm việc của bà luôn luôn bằng hai ba người, điều này làm tan đi bao nhiêu lý thuyết về giữ gìn sức khoẻ mà tôi đã biết, thật là bất khả tư nghi (không thể nghĩ bàn). Chỉ với bí quyết: Tức giận hay buồn rầu thì dứt khoát không ăn, mà chả ai bảo ban điều này cho bà, bà đã đáp ứng cuộc sống một cách trực giác mà lại đúng đắn, chính xác đến mức có thể lấy đó làm kim chỉ nam cho chúng ta.

Khi tức giận hay buồn rầu dạ dày là nơi nhạy cảm nên nó thường phản ứng nhanh tức khắc bằng cách không tiết ra dịch vị tự nhiên để tiêu hoá thức ăn, cho nên thức ăn ăn vào trở thành khó tiêu và thường làm bụng đầy ách; ăn vào chỉ tổ làm hại dạ dày và hệ thống tiêu hoá. Tôi còn nhớ tôi đọc được ở một quyển sách tâm linh, có những nhà tu hành nhạy cảm, khi họ di chuyển đi tầu xe, họ còn nhịn ăn trong suốt chặng đường để giữ gìn sức khỏe. Còn giáo sư OHSAWA thì khuyên trước khi lên diễn giải điều gì thì nên để cái bụng trống. Vì cái bụng trống thì cái đầu đầy, và ngược lại khi cái bụng đầy thì cái đầu trống. Khoa học đã chứng minh khi ăn no, máu ở não dồn xuống dạ dày để tập trung tiêu hoá thức ăn, nên lúc đó sự suy nghĩ sáng suốt kém đi. Nhớ ngày còn học đạo với Thượng Toạ Thích Tâm Cẩn, cụ nói cho tôi hay là “cháu hãy quan sát mà xem có mấy ai học hỏi hay tiến hoá gì được nhiều ở cái bàn tiệc đâu”. Câu nói của cụ găm vào trong trí tôi để cho tôi có bao dịp trắc nghiệm điều cụ nói.

(Rằm tháng 10 năm 2001)

Bức ảnh chỉ ảnh hưởng của mặt trăng lên năm người đàn bà. Những tia sáng cùng năng lượng của mặt trăng đã làm thần trí và cơ thể họ thay đổi, lệch lạc và hưng phấn cùng nhảy một điệu nhảy vui rươi (Ý niệm này phát sinh một thời gian lâu trong suốt thế kỷ thứ 18 tại châu Âu).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.