Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 2 – CUỘC ĐỜI LÀ CON SÓI CÁI VÀ RỒI BẠN SẼ CHẾT?



Vài năm trước đây, tôi đang ngồi xem một tiết mục quảng cáo cho Gatorade trên ti vi, và Michael Jordan kết chương trình đó lại với câu: “Đời là một môn thể thao… hãy tận hưởng nó.”

Tiết mục quảng cáo đó gợi tôi nhớ lại về một bích chương nhà hát mà lâu nay tôi vẫn thường thấy “Cuộc đời là con sói cái và rồi bạn sẽ chết.” Tôi bắt đầu sử dụng bích chương này như một công cụ giảng dạy. Đó là công cụ hữu hiệu nhất mà tôi đã sử dụng qua nhờ vào tính năng nhanh chóng nêu bật được điểm  yếu chính trong triết lý của những kẻ “nạn nhân”.

Trước đây ít lâu, tôi có điều hành một buổi hội thảo cho một công ty công nghệ cao với khoảng 100 người tham dự. Khi tôi viết dòng chữ “Cuộc đời là con sói cái và rồi bạn sẽ chết” lên bảng thì một trong số những người tham dự bỗng reo lên, “Hê! Tôi đã đọc câu này trên tách cà phê của tôi.”

“À, như vậy thì… bạn đã thấm nhuần triết lý này mỗi ngày rồi sao?” Tôi hỏi.

“Tôi nghĩ là đúng như thế.” Anh bạn đó trả lời.

“Tốt, chúng ta sắp nghiên cứu về nó đây,” tôi nói. “Khi nghiên cứu xong, có thể bạn sẽ muốn tặng cái tách đó cho một người nào đó mà bạn không thích.”

Khẩu hiệu “Cuộc đời là con sói cái và rồi bạn sẽ chết” là một diễn đạt hoàn hảo về hệ tư tưởng chủ yếu của một “nạn nhân”. Nó cũng chứa đựng một cái “khóa” để giải mã lý do tại sao tư tưởng bị nạn nhân hóa thường dẫn đến mệt mỏi và năng suất thấp, và tại sao những “nạn nhân” chỉ là nạn nhân của tư tưởng chủ đạo của chính họ mà thôi.

Nói cho vui, thì vế trên của khẩu hiệu đó tương đối đúng. Chúng ta nhất trí với nhau cuộc sống là một con sói cái, hoặc dưới một số dạng biến đổi khác: cuộc sống khó khăn; đời thì bất công; cuộc sống làm ta mệt mỏi; đời là tranh đấu.

Nhưng nếu nó đã là như thế thì “rồi bạn sẽ chết” lại là quá tệ? Nếu thật sự đời sống quá khó khăn thì chết đi có gì là tiêu cực?

Đó là mâu thuẫn. Đó là tính hai mặt trong triết lý. Nó cũng giống như khi ta nói, “Tôi ghét ở đây, nhưng nếu phải ra đi thì còn tệ hại hơn.” Hoặc như, “Tôi ghét làm việc ở đây, nhưng nếu họ sa thải thì còn tệ hơn.” Ngạc nhiên thay, rất nhiều người suy nghĩ theo đúng cách đó. Về cuộc sống, về công việc, về hôn nhân của họ, về tất cả mọi thứ. Giống như người ca sĩ trong Ol’ Man River đã hát: “Tôi chán sống và sợ chết.”

Nhưng trí óc chúng ta không cho thực hiện theo cả hai cách. Bộ não con người là một máy vi tính sinh học vô cùng huyền diệu. Nó tạo cho ta năng lượng, sự nhanh nhẹn khi ta gửi đến nó những tín hiệu gợi ý rõ ràng. Nhưng nếu ta gửi đến nó những tín hiệu tự thân mâu thuẫn thì nó sẽ kìm hãm chúng ta lại. Tất cả dàn tế bào não và cơ thể đồng tahnh la lên “Whoa!” Não và cơ thể sẽ không hoạt động để chống lại sự mâu thuẫn, vì chiếc máy vi tính sinh học muốn có được sự lô-gíc nhịp nhàng. Nó luôn tìm kiếm sự trọn vẹn và hoàn hảo.

Thật không lô-gíc tí nào khi nói cuộc sống là tệ và cái chết cũng tệ. Đúng vậy, nếu cuộc đời đúng thật là sói cái,tôi hì cái bích chương kia phải viết một cách vui tươi rằng “Cuộc đời là con sói cái, nhưng rồi ban sẽ chết!” Có thể thêm vào hình tượng mặt người vui tươi nho nhỏ ở phần cuối. Và cũng có thể hữu ích cho ai đó nếu bạn ghi thêm vào một số điện thoại ở cuối bảng: “1-800-Kevorkian. “Có thể giúp ích cho họ đấy…”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.