Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 26 – VƯỢT QUA HAY HỌC HỎI TỪ ĐÓ



Trong năm đầu tiên ở bậc trung học, Michael Jordan không được tham gia đội bóng rổ.

Giống như phản ứng của bất kỳ cậu bé nào muốn chơi bóng rổ, anh ta rất thất vọng và giận dữ. Chẳng lẽ anh ta không đủ khả năng để chơi bóng rổ cấp trung học hay sao? Anh ta hoàn toàn không đồng ý, nhưng huấn luyện viên vẫn là huấn luyện viên. Tuy nhiên, Michael Jordan cũng có một thói quen suy nghĩ về sự việc một cách thấu đáo, và không phải chỉ bước chân ra đi như một nạn nhân. Cuối cùng, anh ấy cũng tự hỏi mình một câu hỏi của người làm chủ: Tôi có thể dùng sự việc này như thế nào? Tôi có thể dùng sự việc này như thế nào?

Anh ta muốn biết mình có thể thu thập được gì từ kinh nghiệm này. Anh ấy đã không tự hỏi mình làm thế nào để vượt qua khó khăn này.

Sau khi suy nghĩ thấu đáo, anh ta quyết định tập luyện tích cực hơn. Anh quyết định không để bị đánh bại bởi tư tưởng trong đầu người khác. Thật vậy, không những anh tham gia đội tuyển năm sau đó mà anh còn muốn nâng cao trình độ thi đấu của mình lên một đẳng cấp khác hơn hẳn. Chẳng bao lâu thì anh đã đạt đến trình độ mà anh sẽ không có được nếu không bị loại khỏi đội bóng. Hiện nay, anh đang tự phân vân không biết việc mình bị loại khỏi đội bóng dạo đó có phải là là một bước ngoặt trong đời mình không – một sự kiện khiến anh phải tự cải tạo mình như là một vận động viên – một trong số những sự kiện tốt nhất đã đến với anh.

Vào năm 1980, con gái của Candy Lightner bị thiệt mạng trong một tai nạn do một lái xe say rượu gây ra tại Sacramento, bang California. Nhưng lái xe không hề bị xử phạt. Điều này có thể hiểu được nếu Candy trở thành nạn nhân trọn đời của tình huống đó. Nhưng bà đã biết chuyển sự bất hạnh của mình sang một điều gì đó hữu ích hơn, từ đó bà đã đề xướng phong trào “Các bà mẹ chống lại việc lái xe say rượu”. Bà không muốn mình là nạn nhân thứ hai của người lái xe đó. Bà đã tự nâng mình lên từ vượt qua sang từ đó đi lên.

Hậu quả đầu tiên của thói quen dùng thứ ngôn ngữ tự biến mình thành nạn nhân, đại loại những từ như ‘vượt qua’, là sự mệt mỏi, cả về thể xác lẫn tinh thần. Cuộc đời mà bạn phải vượt qua, về bản chất là một cuộc chiến đấu không ngừng. Không khí tự nó cũng trở thành một bức tường ozone dù sáng sủa nhưng cũng thật dày mà bạn phải xuyên qua. Bạn có thể cảm nhận điều này trên từng bước chân của bạn – một cuộc chiến đấu – sự nặng nề khôn tả của cuộc sống.

Điều gì giúp bạn xuyên thủng màn đêm

 

Cảm giác mệt mỏi của nạn nhân chắc chắn dẫn đến hậu quả chán chường và năng suất kém. Con người suy sụp lại dễ gặp tai nạn. Từ đó, những chuyện xui rủi rất dễ xảy đến. Họ trở nên xui xẻo một cách khó tin. Tình trạng yếu kém về sức lực khiến họ không đủ khả năng vượt qua thử thách. Khi cảm thấy yếu đuối, họ mất hẳn sự tập trung.

Họ trượt chân vì một lưỡi dao lăn ai đó bỏ trên bậc thang – để rồi phải nghỉ mất nửa ngày. Họ bỏ quên chiếc cặp trên nóc xe và chạy đi vào giờ lưu thông cao điểm với tất cả tài liệu cá nhân bay trong gió như một đám hoa giấy khổng lồ – để rồi phải mất cả tuần để sao lưu lại các thứ giấy tờ này. Ngày hôm sau, họ lại thức dậy trễ và quẹo nhầm một lối rẽ đi vào một vùng lân cận nơi tính mạng họ không được đảm bảo. Họ đến gặp bác sĩ để được kê toa trị giảm stress  và bớt chán chường – cuối cùng lại lâm vào thói nghiện ngập đáng ghét.

Họ thường bắt đầu câu nói của họ với những từ “Nếu gặp may,…”. Họ hoàn toàn là nạn nhân của lối suy nghĩ của họ.

Ngược lại, một cuộc đời mới đầy sức sống sẽ lại bắt đầu nếu biết tìm ra một điều gì đó từ tất cả những việc mình làm. Năng lượng được chuyển đến khi ta biết hoán chuyển từ ngữ.

Đôi khi những ca sĩ và nhạc sĩ đại tài cũng trải qua nhiều giai đoạn trong đời viết nên câu chuyện họ tự biến mình thành nạn nhân bằng sự nghiện ngập rượu và thuốc. Bạn có thể nhận thấy nỗi đau của họ trong những giai đoạn này qua lời nói trong bài hát. Ví dụ bài “Help me make it through the night” (Hãy giúp tôi vượt qua bóng đêm) của Kris Kristofferson và bài “Whatever gets you through the night” (Điều gì mang anh ra khỏi đêm tối) của John Lennon là một minh chứng về sự kiệt quệ của tinh thần họ. Cả hai nhạc sĩ nói trên về sau cũng đã biết tự cải tạo mình. Những tác phẩm sau này của họ phản ảnh điều này.

Ví dụ, trong bài “Mr Holland’s Opus” (Tác phẩm của Ô. Holland) mà Richard Dreyfuss hát, bài hát mà John Lennon viết cho ‘đứa con trai xinh’. Đó là một bài hát vui. John Lennon đã sống những năm cuối đời mình như một chủ nhân của tâm hồn, một cuộc sống mà anh có thể “tưởng tượng tất cả mọi người sống để biết tự do”. Anh đã trở thành, theo ý nghĩa mạnh mẽ nhất, một người mộng mơ. Anh đã phát triển được cái mà Colin Wilson gọi là ‘Sức mạnh của mộng mơ’. Lennon đã hát “Anh có thể gọi tôi là người mơ mộng”.

Bạn luôn có hai cách để phản ứng lại bất cứ tình huống khó khăn nào: phản ứng theo cách người làm chủ hoặc ở vị thế nạn nhân. Khi gặp khó khăn, bạn hãy dừng lại và nghĩ ngay đến hai cách phản ứng trên. Hãy chắc chắn bạn luôn quan tâm đến cách bạn tự mô tả các sự việc đối với chính mình. Nếu bạn đang phân vân về cách phải vượt qua một khó khăn nào đó, bạn hãy hít thở vào sâu hơn và chuyển ngôn ngữ của mình sang ngôn ngữ của người làm chủ. Hãy cứ thử xem, giống như bạn đang thử một chiếc mũ bóng chày mà bạn dự định mua. Hãy đội nó lên phía trước, rồi trở ngược nó lại đàng sau.

Hãy cố gắng nói những điều này cho chính mình nghe, kể cả nói thật to như người mới bắt đầu, “Làm thế nào để dùng nó đây? Có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm này? Bên trong nó chứa đựng món quà gì? Nó hiện diện để dạy cho mình điều gì?”.

Nếu biết lắng nghe một cách đầy đủ những điều thuộc về khó khăn của mình thì bạn có thể học được nhiều điều từ đó. Bạn sẽ không bao giờ muốn tránh né nó. Chẳng bao lâu, nó sẽ không bị bạn xem như một ‘khó khăn’ nữa. Nó sẽ là người thầy của bạn.

Rồi khó khăn sẽ trở thành những điểm ngoặt trong đời bạn. Chẳng bao lâu, bạn sẽ được dịp tận dụng chúng cũng như yêu thương chúng (mỗi lần bạn nghĩ lại) như một kiến trúc sư thiết kế một đô thị, với một con lộ phía này và một cao ốc đằng kia.

Người đời sẽ nhận thấy bạn thay đổi. Họ có thể xem bạn là người mơ mộng. Nhưng bạn đâu phải là người duy nhất mộng mơ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.