Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 36 – HẠNH PHÚC RIÊNG KHÔNG HỀ ÍCH KỶ



Tiếng nói của sức mạnh trong một cơn khủng hoảng cũng là tiếng nói dẫn dắt bạn trong hành trình tìm đến hạnh phúc, một khi bạn thấy được giá trị của chuyến đi đó. Một khi bạn hiểu được giá trị của hạnh phúc.

Nhiều người trong chúng ta vẫn thường mơ hồ về việc theo đuổi hạnh phúc. Dường như chúng ta đã bị người đời hét vào mặt rất nhiều lần rằng quá ‘ích kỷ’ vì đã đánh đồng hạnh phúc bản thân với một lối cư xử không đúng. Nhưng chăm chút và củng cố hạnh phúc bản thân không phải là việc làm ích kỷ. Đặc biệt khi có nhiều người khác cũng được lợi từ đó.

Chẳng hạn, một trong những món quà quý nhất mà các bậc phụ huynh có thể tặng cho con mình là sự vui vẻ của cha mẹ. Một trong những món quà quý nhất mà vợ có thể tặng cho chồng là cá tính vui vẻ của mình. Niềm vui trong cuộc sống của cô là một trong những điều ưng ý nhất mà chồng cô hằng biết đến. Nếu cô tiếp xúc với chồng bằng một thái độ chán nản, thiếu tin cậy, thì việc sống chung giữa hai người rất khó khăn. Cô phải là một món quà cho chồng, và ngược lại!

Rất nhiều ‘vị đắng trong tình yêu’ được diễn tả trong nền âm nhạc phổ thông vĩ đại của chúng ta, thật sự là nỗi đau do những yêu cầu không được đáp ứng. Khi các ca sĩ hát “Yêu làm ta đau…” thì thật ra, họ không muốn nói đó là tình yêu đâu. Họ phải hát như thế này “Lệ thuộc làm ta đau…” (trừ trường hợp họ không muốn có một bài hát được ưa chuộng).

Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ‘Atlas Shrugged’ (Quả địa cầu bị xem thường), viết về tinh thần làm chủ và sức sáng tạo cá nhân, bà Ayn Rand đã nêu lên một trường hợp hay nhất, xưa nay chưa ai đề cập được đến như thế, về sức mạnh của hạnh phúc cá nhân và sự phá hoại đối với con người của những người vì không hạnh phúc mà trở thành những kẻ làm điều thiện nhằm phô trương lòng mộ đạo. Đây là một đoạn trích từ tiểu thuyết nói trên, được Nathaniel Branden trích dẫn gần đây trong kiệt tác về tâm lý, The Art of Consciousness (Nghệ thuật nhận thức):

Tại sao lại nói có đạo lý khi phục vụ hạnh phúc người khác mà không phải hạnh phúc của riêng mình? Nếu hưởng thụ là một giá trị, thì tại sao người khác hưởng thụ lại có đạo lý, còn bạn hưởng là phi đạo lý? Tại sao khi bạn muốn là phi đạo lý, còn người khác muốn lại là có đạo lý? Tại sao khi bạn làm một giá trị và lưu giữ nó là phi đạo lý, còn nếu đem cho nó đi lại là có đạo lý? Và nếu bạn lưu giữ một giá trị là phi đạo lý, tại sao người khác nhận nó lại là có đạo lý? Nếu bạn là người đức độ, vị tha khi có nó, thì người nhận nó có ích kỷ và xấu xa không? Có phải đức hạnh là để phục vụ cái xấu không?

Người hạnh phúc luôn có nhiều thứ để cho người khác. Họ có nhiều sức mạnh và cũng nhiều sức sống hơn. Một người hạnh phúc làm chủ được một thứ tinh thần luôn biết tiếp thêm sm vào mỗi động tác cho.

Một người đang trong cơn nóng giận và tâm trạng chán chường mà phải phục vụ ai đó trên tinh thần bị bắt buộc thì coi chừng họ đang tẩm thứt huốc độ căm ghét vào ‘món quà’. Cho như thế thì không phải là cho. Đó chỉ là một dạng cụ thể hóa một cảm giác bị bắt buộc. Đó là một hình thức cố gắng sống theo kỳ vọng của người khác. Đó là cuộc sống thường ngày của những nạn nhân.

Những nạn nhân này quan sát một cách thụ động sự buồn chán và nỗi mệt mỏi nơi tâm hồn họ. Họ nghĩ họ không thể làm gì hơn. Họ không hiểu có một bộ phận khác nơi trí não đang chờđược khởi động, một tiếng nói khác đang chờ ánh sáng thắp lên. Đó là tiếng nói của tinh thần con người.

Tất cả mọi của cải đều liên quan đến nuôi dưỡng tiếng nói căn bản đó của tự do. Tự cải tạo mình không phải là vấn đề chuyển từ xấu sang tốt, mà đúng hơn là từ nạn nhân sang người làm chủ. Hãy chăm lo hạnh phúc của bạn. Đó là cả một sự sáng tạo, vậy bạn hãy bắt tay ngay vào việc đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.