Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 27 – CHỮA TRỊ CHỨNG RỐI LOẠN SỤT GIẢM Ý CHÍ



Có một từ gây ra nhiều thiệt hại và nhiều nạn nhân hơn bất cứ từ nào khác. Đó là từ ‘nên’. Và bạn đừng nên bao giờ dùng nó! (Ôi trời, tôi lại vừa dùng nó. Tôi nên cẩn thận hơn.)

Từ “nên” hiện tại làm giảm đi động cơ chiến đấu mỗi khi bạn dùng đến nó. “Nên” là từ tự đánh bại mình nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh. Nó như một thứ thuốc ru ngủ tinh thần.

Khi tôi tự nhủ mình ‘nên’ làm một điều gì đó thì tôi cũng đang làm giảm đi cơ may để tôi thực hiện nó. (Điều này dẫn đến những biến thiên kiểu ‘nên làm’, ‘giả định là’, ‘có nghĩa vụ phải’, và ‘họ sẽ đến bắt tôi nếu tôi không…’).

Một trong những lý do khiến ‘nên’ không có tác dụng như một thứ tăng lực là do bản chất của từ không mấy thân thiện và mang tính đánh giá quá sâu sắc. Tôi không bao giờ dùng từ ‘nên’ này với một người bạn. Tôi không bao giờ nói: “Chào, Fred, tình hình ra sao? Này ông bạn, ông nên bớt cân đi!”.

Nếu một nạn nhân ngồi tại bàn giấy vào một ngày thứ sáu, cố hoàn tất cho xong các biểu mẫu và đống công văn trước khi ra về, chắc chắn anh ta sẽ làm một việc ngoại lệ là tự động viên mình bằng từ ‘nên’.

Anh ta sẽ nói, với giọng khá chán nản: “Tôi nên làm cho xong mới việc này. Thật tình tôi nên làm cho xong. Tôi biết theo kế hoạch tôi phải làm cho xong. Bất cứ ai có đầu óc tổ chức đến giờ phút này đều đã làm xong. Tại sao tôi luôn luôn thế này? Tại sao tôi luôn trì trệ trong công việc của mình? Chắc là do thân phận của tôi”.

Nếu có ai đó đi ngang qua bàn của nạn nhân tại thời điểm này thì nạn nhân rất dễ bị tác động vì anh ta đã tự đặt mình vào một trạng thái lơ đễnh với từ ‘nên’. Nói theo một cách nào đó, anh ta đã ngồi ở đó và tự tác động lên chính mình với từ ‘nên’. Người đầu tiên đi ngang qua và nói: “Này, đi ra ngoài làm một chai bia đi. Chiều thứ sáu mà. Bạn là một người nghiện công việc hả?” sẽ lập tức kéo nạn nhân ra khỏi công việc của mình.

Nạn nhân sẽ vui vẻ ra đi vì chai bia. Đống công việc dở dang liền được nhét vào một ngăn tủ sâu, khổng lồ và hết sức bề bộn khi nạn nhân đi ra.

Điều vừa xảy ra biện minh cho sức mạnh ngôn ngữ nơi làm việc. Nạn nhân đã tự làm sụt giảm mức năng lượng của mình với cái từ anh ta đang sử dụng.

Cách trị chứng bệnh mãn tính nơi nạn nhân

 

Ngồi đối diện dãy bàn nơi nạn nhân nói trên ngồi là một con người biết làm chủ. Cô ta tập trung sức lực và nhanh chóng hoàn tất đống công văn của mình. Trong đầu cô ta có nhiều từ được sử dụng để lên tinh thần. Cô ta nói: “Tôi muốn đống công văn này phải hoàn thành”.

Cô ta thích soạn công văn chăng? Không. Có thể cô ta còn ghét nó hơn cả anh nạn nhân kia. Nhưng cô ta thích hoàn thành nó. Cô ta thích nhanh chóng đưa nó ra khỏi tâm trí của mình.

Cô ta nói sau khi tăng cường thêm tinh thần: “Tôi muốn đưa nó ra sau lưng mình. Tôi muốn có những ngày cuối tuần hoàn toàn truất bỏ âu lo. Tôi không muốn đem theo công việc về nhà. Tôi muốn sáng thứ hai tới khi lái xe, trong đầu biết rằng trên bàn giấy hoàn toàn sạch sẽ và mình lại bắt đầu một tuần mới thật tươi tỉnh”.

Từ ngữ rất giống như một liều thuốc. Chúng xử lý trong não theo một cách tương tự như thuốc, thật kinh ngạc. Trong khi nạn nhân sử dụng không chủ ý một liều an thần (‘Tôi nên’), thì người làm chủ hít thật sâu một luồng khí oxy trong lành (‘Tôi muốn’).

Khi bạn làm một việc gì vì bạn muốn, thì bạn sẽ làm nó với một tinh thần khác hẳn. Bạn có thể tự hun đúc ngọn lửa nhiệt tình xuyên suốt trong cả công việc. Bạn sẽ tiêu hao hết tất cả những gì trước mặt mình với một lòng thù hận vui tươi.

Khi một nạn nhân làm một việc gì vì lý do anh ta ‘nên’, anh ta sẽ làm nó một cách đầy miễn cưỡng và bực tức (nếu anh ta phải làm nó đến cùng). Anh ta cố gắng lái xe, mà luôn đặt một chân lên phanh.

Vì những kết quả của thứ ngôn ngữ nội tại nạn nhân hay dùng nên anh ta tự xem mình như một người hay chần chừ. Và rồi anh ta tự hỏi làm sao tính chất này lại trở thành một phần thân phận của mình. Sau đó, vì tin tưởng rằng chần chừ là một phần thường trực của thân phận thường trực của mình nên anh ta không bao giờ thay đổi. Tại sao lại có thể như thế? Vì đó là một phần của con người anh ta!

Nhưng chần chừ chỉ là một hình thức nhất thời trong lối cư xử. Đó không phải là một phần của thân phận của ai cả. Đó chỉ là một khả năng để ta chọn. Bất cứ ai, tại mọi thời điểm, đều có

Tự tử không phải là không đau

 

Tự tử là một hành động bi thảm và nghiêm trọng đến độ ngay một sự bất kính dù nhẹ nhàng nhất đối với nó cũng gây sửng sốt, như khi Woddy Allen nói, “Bữa nọ, tôi thấy vợ cũ của tôi ngoài đường và tôi không nhận ra bà ấy với hai cổ tay khép kín”.

Ngôn ngữ là một vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết. Vấn đề sự sống và cái chết phụ thuộc vào cách ta đối thoại với chính mình. Liên tục sử dụng từ ‘nên’ cuối cùng sẽ dẫn đến chán chường. Và chán chường đôi khi lại đưa đến tự tử.

Ngay cả khi nó không dẫn đến tự tử, ta cũng từng biết qua cái chết trong cuộc sống khi ta mệt nhoài vì mải suy nghĩ rằng ta đang sống một cuộc sống khác hẳn với cuộc sống mà ta ‘nên sống’.

Khi bạn tìm cơ hội để chuyển ngôn ngữ của mình từ ‘tôi nên’ sang ‘tôi muốn’, bạn sẽ nhận ra đó là một cách chuyển mang lại sức sống. Cái tinh thần mà bạn đang gắn kết khi thực hiện việc chuyển ngôn ngữ chính là sức sống đó, vì bạn sẽ không bao giờ đối kháng lại với sự thật nữa. Bạn đang chấp nhận nó, làm chủ nó và để nó lan tỏa trong người mình.

Thấu hiểu và kiểm soát được cách bạn tự đối thoại với chính mình là một chương trình thuộc loại quan trọng nhất mà bạn có thể đảm nhận. Hãy đeo bám nó như một thú tiêu khiển. Hãy biến nó thành một thứ giải trí mà mình ưa thích, thay vì như một ‘thay đổi’ quyết liệt mà bạn ‘nên’ thực hiện.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để chuyển đổi về tâm lý cái mà bạn nên làm sang ‘cái mà bạn muốn làm’. Một khi bạn đang có thói quen xem mình như một người hy sinh vì đạo, đang quá mệt nhoài vì nên làm nhiều việc, thì việc sống một cuộc đời mà bạn muốn sống cũng tựa như việc lần đầu bạn đi học bơi.

Nhưng bơi lội là môn thể thao rất có ích. Bạn chẳng hề ích kỷ khi sống cuộc sống bạn muốn. Nỗi lo trở nên ích kỷ sẽ dần tiêu tan theo ngày tháng thực hành, vì bạn sẽ thấy biết bao người sẽ cùng được lợi khi bạn làm nhiều điều vì lý do bạn muốn làm. Và bạn sẽ cảm thấy mình được cải tạo. Chính niềm hạnh phúc đó khiến người khác cũng vui lây. Như thế tại sao gọi là ích kỷ?

Tôi muốn, tôi cần, tôi thích thế

 

Từng có những lúc trong đời, tôi đã ý thức và chấp nhận mình đang làm những việc mình thật sự muốn làm, do đó tôi không cần phải tự đối thoại với chính mình như một nạn nhân: “Ồ không, tôi cứ phải làm việc. Tôi ghét điều này. Tại sao tôi phải làm việc? Tôi đoán mình sẽ được động viên mạnh mẽ hơn, nhưng thực tế thì không”.

Thứ ngôn ngữ bình thường đó luôn khiến năng lượng trong tôi bị rò rỉ đi. Và đó cũng chỉ là một thói quen. Nó chưa bao giờ dựa trên những sự kiện thực tế. Nó chỉ dựa trên những buổi độc thoại bình thường. Sự kiện là thế này, khi tôi nghĩ đến nó lập tức tôi muốn làm việc! (Tất cả những gì tôi phải làm là nghĩ trở lại một thời điểm mà mình không có việc làm và đang trông chờ việc). Và tôi muốn thật đúng giờ. Tại sao không nói ra?

Ngay khi bạn muốn thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp, bạn vẫn muốn hôm nay đến làm việc đúng giờ vì bạn biết rõ mình sẽ có thêm khả năng để được một công việc tốt hơn nếu bạn hoàn thành tốt mọi công việc hiện nay.

Ở giai đoạn đầu, có thể khá khó khăn khi nói ‘Tôi muốn’, nhưng đó chẳng qua vì bạn chưa có thói quen. Do đó, có thể bạn phải nói những điều tương tự trước khi có thể nói chính thức, ví dụ “Đây là điều mà tôi muốn làm! Đây là lựa chọn của tôi!”.

Mỗi sáng, sau một lúc, khi đã có cảm giác thật hơn, bạn sẽ tiếp cận được nguồn năng lượng của mình ngày một nhanh hơn. Bạn sẽ tạo ra giọng nói của một người làm chủ ngay bên trong bạn. Tất cả chẳng qua chỉ nhờ tập luyện.

Đến lúc này, giọng nói nạn nhân bên trong bạn sẽ yếu dần đi vì bị quên lãng. Bạn càng ít dùng thì nó càng trở nên lạ lẫm mỗi khi lên tiếng. Rồi không bao lâu sau, giọng nói nạn nhân sẽ cảm thấy ‘bị bệnh’, và lạc loài. Cũng giống như khi bạn bị cảm lạnh, bạn biết mình không thật khỏe. Bạn biết cảm giác không ổn đó chỉ là nhất thời và do một rối loạn chức năng. Bạn cũng có thể gặp trường hợp tương tự với giọng nói nạn nhân.

Bạn có thể tiếp tục ngồi cả ngày để quan sát mình đang làm những điều mà mình muốn làm.

Thay vì bạn la oai oái là mình phải đi xúc tuyết bên ngoài, bạn có thể độc thoại âm thầm hơn với chính mình về những điều bạn muốn. Hãy nghĩ về một lề đường thật sạch. Hãy nghĩ về những điều bạn muốn, không nghĩ về những thứ bạn không muốn. Hãy tự nói với chính mình về cái cảm giác thoải mái đứng trong không khí trong lành, mát mẻ khi bạn đã làm xong công việc xúc tuyết và các cơ bắp đang hoạt động mạnh mẽ, hứng thú.

Bạn đã muốn thế, bạn thật sự biết như thế. Vậy hãy chấp nhận và tiếp nhận nó. Tận đáy lòng, bạn đã vui sướng, vậy hãy chấp nhận nó. Hãy xem nó là một thực tế. Chắc chắn nó sẽ không làm bạn chết hoặc cản trở bạn giải quyết khó khăn của cuộc sống, bởi vì bạn đang vui thích phải không? Ngược lại, nó sẽ giúp bạn. Người đang vui sướng sẽ có thêm nhiều năng lượng sáng tạo. Albert Schweitzer từng đoạt giải Nobel đã nói: “Thành công không phải là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc mới là chìa khóa đưa ta đến thành công”.

Hãy tự mình nhận thức bạn đã thật sự thích như thế nào khi mỗi hành trình đưa bạn đến một mục tiêu, kể cả những mục tiêu thật nhỏ, như một lề đường thoáng đãng sau một cơn bão tuyết. Hãy tự biết bạn đã thích điều đó như thế nào, qua từng nhát xẻng đầy. Suy nghĩ bạn làm điều đó vì bạn ‘nên làm’ hoặc vì bạn ‘phải làm’ chẳng qua là một nếp tư duy cũ cứ quanh quẩn ủ rũ như một nạn nhân. Những suy nghĩ kiểu đó thường bắt nguồn từ thời thơ ấu. Chúng tiếp nối những cảm xúc tích cực nhưng chă được phát triển một cách trọn vẹn. Bạn đừng mang nó bên mình suốt cả đời bạn. Cuộc đời bạn mỗi lúc phải đi lên! Xây dựng trên cái tốt… giữ gìn cái tốt nhất… và tiếp tục tiến lên. Làm một nạn nhân đôi khi có đem lại cho bạn thiện cảm, nhưng nó không mang lại cuộc sống mà bạn muốn có.

Thật vậy, cái thiện cảm mà bạn có được chắc chắn sẽ khiến bạn ngày càng thấy thương hại mình hơn, và cái vòng xoáy đi xuống sẽ tiếp tục khiến bạn thật sự mệt mỏi chán chường. Có một dạo tôi nghe nhà truyền giáo Jack Spaulding trong một buổi thuyết giảng về lòng tự thương thân, đã thốt lên với các giáo dân của mình: “Hãy thoát khỏi cây thánh giá, chúng ta cần gỗ”.

Thứ gỗ mà ông ta đang đề cập đến là một thứ vật liệu chúng ta có thể xây dựng được nhiều thứ khác. Hãy xây dựng cuộc đời mình, đừng chỉ đơn giản cố gắng để mưu sinh. Hãy cố gắng cải tạo mình từ một người chỉ biết đón nhận sự việc xảy đến thành một người biết tạo dựng nên 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.