Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 14 – CHÚNG TA ĐANG LEO LÊN NHỮNG NẤC THANG



Người đàn bà giáp mặt tôi bên trong siêu thị.

Tôi đang đi mua sắm và ngắm nhìn một vài hộp ca cao Puffs trên kệ, thì người phụ nữ đó đến thẳng trước mặt tôi.

Bà ta nói: “Xin chào! Hình như tôi biết anh? Có phải anh là người dạy môn xây dựng các mối quan hệ đó không?”

Tôi không chắc việc gì sẽ xảy ra, do đó tôi phải nhờ đến một câu chuyện dài về tính nhát gan, và trả lời đầy vẻ mập mờ để đánh lạc hướng.

“Đúng, tôi có dạy một số…”

“Không. Tôi chắc là anh rồi. Mới năm trước đây mà. Tôi muốn cám ơn anh.”

“Ồ, bà thích môn đó à?”

“Vâng!”

“Môn học về các mối quan hệ? Đúng, chính do tôi giảng dạy.”

“Có một phần trong môn học đó tôi đã ứng dụng từ đó đến giờ.”

“Đó là phần nào?”

“Có một điều, điều hay nhất trong môn học của anh là cái thang. Không có một ngày nào mà tôi không vận dụng đến nó trong tâm trí tôi. Đôi khi, trong một buổi nói chuyện nào đó không được suôn sẻ, tôi chỉ cần hình dung nó thật nhanh và sau đó lại thấy mọi chuyện tốt trở lại. Tôi muốn cám ơn anh.”

“Cái thang…”, Tôi nói nhưng không thật sự hiểu bà ấy muốn đề cập đến chuyện gì.

“Vâng, anh biết đó, cái thang. Và chúng ta bị mắc kẹt ở nấc thấp như thế nào trên cái thang khiến ta không thể hiểu được người mà ta đang tiếp chuyện…”

“Ồ,” Tôi thốt ra. “Cái thang. Cái thang cua bản thân?”

“Cái thang của bản thân. Đúng rồi.”

Và tôi chợt hiểu ra ý bà muốn nói. Khoảng một năm trước đây, trong một buổi giải đáp thắc mắc liên quan đến khóa học, tôi đã vận dụng học thuyết về cái thang của bản thân của triết gia người Anh, Colin Wilson, để trả lời câu hỏi của một học viên nào đó.

“Đó là phần hay nhất của môn học sao?” Tôi hỏi lại người phụ nữ trong tiệm tạp hóa.

“Vâng. Cho đến hôm nay,” bà ta đáp.

Rồi từ đó, tôi nhận thức ra phần hay nhất của môn học không phải ở ngay trong bài giảng. Điều đó đã được đề cập đến, gần như tình cờ, trong một bài giảng, nhưng nó không phải là phần hiện diện thường xuyên trong bài giảng ấy. Hôm đó, trong cửa tiệm, tôi đã ghi nhận trong tâm trí để nhớ mình cần phải đưa lý thuyết “cái thang” lên đầu mỗi bài giảng về xây dựng các mối quan hệ.

Suy nghĩ khiến ta thêm lạc quan

 

Tôi không có gì để nghi ngờ việc Colin Wilson là nhà hiền triết sâu sắc và tiếng tăm nhất từ thời Aristote. Từ khi biết về ông ấy cách đây vài năm, tôi đã đọc hơn 30 tác phẩm của ông, có cuốn tôi đọc đến ba bốn lần. Tôi cứ muốn đọc đi đọc lại các tác phẩm này. Tính lạc quan nổi bật và sự hiểu biết sâu sắc của ông về cái tâm con người đã khiến ông tách biệt hẳn những nhà văn, nhà tư tưởng khác của thế kỷ 20. Rất nhiều những nhà văn này vốn là những ‘nạn nhân’ đầy tính phức tạp.

Một trong những tư tưởng sáng chói nhất của ông Wilson là “cái thang của bản thân” minh họa bao nhiêu dạng người khác nhau của chúng ta. Những nấc thấp nhất của cái thang dành cho con người vật chất. Vị trí này chỉ cần ý thức và sự tỉnh táo của tâm hồn ở mức thấp nhất.

Đoạn giữa của chiếc thang dành cho những thân phận cảm xúc. Những thành phố này cần thêm một ít nhận thức. Khi tôi ở dạng cảm xúc, tôi sẽ có phản ứng đối với bạn. Tôi sẽ phản ứng với nỗi uất ức, sợ hãi, tội lỗi hoặc phẫn nộ. Nếu tôi leo lên một số nấc thang nữa, tôi sẽ đạt đến một số cảm xúc tích cực hơn, chẳng hạn như sự an bình hay trạng thái phởn phơ êm dịu, nhưng đó vẫn chỉ là những cảm xúc không thật sự cần nhiều về nhận thức hay tư duy.

Lên cao hơn nữa trên cái thang là nơi những mối quan hệ lớn được hình thành. Lần lượt khi leo cao hơn trên thang là: sự biết suy nghĩ, sự biết quan tâm, trí tưởng tượng, và cao hơn nữa là: tinh thần thuần.

Chúng ta gần như luôn luôn tìm thấy những điều trên trong những ngày tỏ tình tìm hiểu nhau, chúng ta ở phía trên cùng của chiếc thang. Trong khoảng thời gian chúng ta phấn khích nhất vì mới yêu một người nào đó, đó là lúc gần như chắc chắn rằng ta đang trải qua một tỉ lệ thời gian cao ở phía trên cao nhất của thang.

Trong lúc tỏ tình, chúng ta sử dụng nhiều đến đầu óc. Chúng ta đang tưởng tượng. Chúng ta luôn sáng tạo. Một số trong chúng ta còn làm thơ, dù lúc bình thường chúng ta không làm thơ. Chúng ta trông buồn cười. Chúng ta rất thông thá. Chúng ta rất sáng tạo và để lại xung quanh những món quà nho nhỏ nhiều ý nghĩa. Chúng ta lắng nghe với nhiều tò mò và say mê hơn trước kia. Chúng ta đang yêu và nhìn cuộc đời từ trên những nấc thang cao nhất. Chúng ta bị đối tượng kia thôi miên một cách rất nhẹ nhàng và vui tươi. Tưởng như trong mỗi làn gió thoảng đều có thì thầm tên họ.

Vì đứng trên những nấc cao của thang là một sự mạo hiểm, người ta hầu hết sẽ làm gần như mọi thứ để có được lần hai. Bi kịch xảy ra khi người ta nhầm lẫn giữa chất kích thích bên ngoàivới sức mạnh bản thân để trèo lên các nấc thang. Họ không nghĩ ra chính họ đã đưa họ lên. Họ cứ nghĩ tình yêu mới đến đã đưa họ lên. Hoặc là trận đấu football (bóng đá kiểu Mỹ) hấp dẫn. Hay như việc mới vừa được tuyển dụng.

Bởi vì con người thường xuyên liên kết việc trèo lên nấc thang cao với việc chợt có một người yêu mới toanh nào đó, họ luôn tìm cách lập lại kinh nghiệm đó bên ngoài các quan hệ hiện tại. Điều này không cần thiết và nó xuất phát từ sự hiểu sai về cái thang.

Cái thang thân phận là nội tại. Những phấn khích ngoại lai chỉ gợi lại cho bạn biết sự hiện hữu của cái thang. Chìa khóa giúp bạn tìm được tinh thần trong cuộc sống là phải biết cái thang ở bên trong con người, và bạn có thể trèo lên đó bất cứ lúc nào bạn muốn.

Điều níu kéo chúng ta ở lại vị trí những nấc thang thấp là tư tưởng làm ta tê liệt, tư tưởng ‘chúng ta chỉ đơn giản là ta’. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi bởi vì, suy cho cùng, một khi có được thân phận, chúng ta luôn gắn liền với thân phận đó. Chúng ta tạo dựng một câu chuyện về chúng ta là ai, sau đó tự thêm nhiều câu chuyện khác để khẳng định những câu chuyện ban đầu.

Tự cải tạo không có nghĩa thay đổi một câu chuyện này bằng một câu chuyện khác. Nó mang ý nghĩa bạn đã leo lên quá cao trên chiếc thang nên không còn chuyện gì để nói nữa. Không có cá nhân nào là thường trực cả. Có chăng, chỉ là hành động và nghỉ ngơi.  Và hành động thì rất sôi động chính như cuộc sống này vậy.

Nhưng khi tôi quay trở lại với câu chuyện rất quan trọng của tôi, câu chuyện về chính mình, tôi tụt xuống các nấc thang và may thay kịp nhớ lại lời của Rudyard Kipling như sau “Chúng ta được tạo nên từ hy vọng và danh dự/ Chúng ta chào thua tình yêu và sự thật/ Chúng ta đang tụt xuống chiếc thang, từng nấc từng nấc một.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.