Cách Làm Chủ Số Phận Bạn
Chương 18 – CÁI CÓ SỐNG TRÊN MẢNH ĐẤT CỦA CÁI KHÔNG
Một người làm chủ không hề e ngại khi yêu cầu một điều gì. Điều này diễn giải vì sao người làm chủ thường rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh và tỏ tình.
Những người nạn nhân rất sợ từ không và sẽ làm nhiều điều kỳ lạ để tránh việc nghe đến từ đó. Đối với một người nạn nhân, ‘không’ có nghãi là từ chối. Một sự từ chối hoàn toàn, trọn vẹn. ‘Không’ không chỉ phát âm là ‘không’ đối với một nạn nhân mà là “Không, không, KHÔNG, bạn KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ GÌ HẾT!”
Nhưng đối với một người làm chủ, ‘Không’ chỉ là mặt đối lập của từ ‘Có’. ‘Không’ và ‘Có’ đồng hành với nhau. Mỗi con người đều có cái quyền hoàn chỉnh để nói hoặc là ‘Không’ hoặc là ‘Có’, và điều này không hề khiến người làm chủ khó chịu. Người làm chủ luôn trân trọng cái quyền này. Do đó, khi nghe từ ‘có’, người làm chủ không bao giờ nghĩ là có điều gì đó trái với qui luật của vũ trụ. Họ không hề kết luận cuộc đời bất công. Họ tiến thẳng đến yêu cầu kế tiếp của họ. Cuộc đời với họ là những yêu cầu và lời quyết tâm.
Người nạn nhân thường mất phần lớn thời gian cuộc đời để cố tránh nghe từ ‘không’, bởi lẽ họ đã trót tự gán cho nó cái ý nghĩa từ chối, một sự từ chối – toàn diện, đến từng chi tiết và hết sức cá nhân. Do đó, không ai ngạc nhiên khi họ luôn tìm cách tránh né từ này. Điều phiền toái là khi tránh từ ‘không’, họ cũng tránh luôn từ ‘có’. Cả hai từ đi cùng với nhau. Chúng hiện diện bên nhau.
Điều sâu xa khiến người ta không đạt được mong ước trên đời là vì họ quá e ngại khi hỏi đến nó. E ngại sự từ chối, họ đã tạo ra từ ‘không’ để tự hàm ý điều đó.
Trong tác phẩm ‘Far from the Madding Crowd’ (Cách xa đám đông nổi loạn) của Thomas Hardy, Gabriel là một người nạn nhân, bị kẹt trong một chiếc kén thân phận có sẵn:
Gabriel nhìn thật lâu vào mặt nàng, nhưng ngọn lửa yếu ớt không giúp Gabriel nhìn được thật rõ.
“Bathsheba ơi,” Chàng ta thốt lên, thật dịu dàng, và ngạc nhiên thay, chàng tiến đến bên nàng và nói: “Phải chi ta biết được một điều – nàng có cho phép ta chinh phục nàng, yêu nàng và cuối cùng lấy nàng làm vợ chăng – phải chi ta biết được điều ấy!”
“Nhưng chàng sẽ không bao giờ biết được,” nàng thì thầm.
“Vì sao?”
“Vì chàng không bao giờ hỏi thiếp.”
Trường trung học bảo mật.
Khi học bậc trung học, tôi rất sợ từ ‘không’. Tôi không bao giờ đề nghị bạn gái nào đi khiêu vũ với tôi nếu không biết trước cô ấy có chịu đi với tôi không. Do đó tôi bắt đầu dàn dựng một cách hết sức cẩn thận và vận động nhiều người tham gia một hệ thống các cuộc gọi điện thoại, cố gắng tránh thật thà công khai. Tôi đề nghị Greg gọi cho Patsy để đề nghị Patsy gọi bạn cùng lớp của cô ấy, hỏi xem cô này có thích đi chơi với tôi không, nếu tôi mời cô ấy đi khiêu vũ với tôi, dù bản thân tôi cũng chưa biết mình có đi hay không. Tôi đang đặt giả thuyết tự hỏi và thích được nghe trả lời rằng Patsy không ngại gọi điện cho Kitty rồi sau đó báo lại cho Greg để Greg có thể trả lời tôi khi tôi gọi lại cho Greg vào sáng hôm sau.
Khi Greg gọi và báo cho tôi biết: “Patsy nói Kitty có phần nào đó thích bạn.” Tôi không thấy vui tí nào.
Tôi hỏi lại: “Phần nào đó ư?” Nó nghĩa là gì vậy, Greg? Nó không có nghĩa gì hết. Tôi đã có thể gọi điện và mời cô ta đi khiêu vũ cùng tôi, và tôi có thể bị xem là một thằng khùng hết mức! Giờ đây, tôi chỉ có thể nghe cô ta nói: “Trông này, tôi đã nói Patsy gọi cho Gregd để nói là tôi thích bạn, nhưng tôi chưa bao giờ nói là tôi sẽ đi khiêu vũ với bạn hết. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau! Đáng lẽ ông bạn kia phải có thái độ trầm tĩnh. Không phải bạn.”
Thông thường ở bậc trung học, có nhiều cậu tàm tàm bậc trung, không có gì đặc sắc lại đi khiêu vũ với nhiều cô đào quyến rũ, đẹp tuyệt vời, tôi thật sự chưa bao giờ hiểu nhờ đâu họ làm được như vậy. Không ai trong chúng ta có thể hình dung ra. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Họ đã không sợ bị trả lời ‘không’. Họ đã biết mạnh dạn hỏi liên tục.
Một người làm chủ tinh thần thường thành công vì người làm chủ không bao giờ sợ thất bại một cách mê tín và phi lý. Người làm chủ hiên ngang đi vào lãnh địa của từ ‘không’. Với tất cả sự thuần thục.
Michael Jordan đã nói: “Tôi đã ném hỏng hơn 9.000 lần trong sự nghiệp chơi bóng của tôi. Tôi đã thua hơn 300 trận. 26 lần tôi được giao nhiệm vụ ném cú quyết định để kết thúc trận đấu nhưng tôi đã ném hỏng. Tôi đã thất bại tới lui nhiều lần trong cuộc đời… và đó cũng là lý do nhờ đâu hôm nay tôi thành công.”
Có một sự khác biệt rất lớn giữa thua và bị đánh bại. Một người nạn nhân dùng sự thua để biện minh cho hành động bỏ dở cuộc chơi. Nhưng một người làm chủ lại biết thua đẹp. Người làm chủ dùng thất bại để học tập vươn lên.
Hãy mở sổ nhật ký và viết “Những đề nghị quan trọng trong ngày” ở góc trên cùng của trang giấy. Đừng để một ngày trôi qua mà không dám mở một lời đề nghị gì với ai đó. Tôi cam đoan bạn sẽ bị sốc vì nhiều lần nghe câu trả lời ‘có!’ một cách bất ngờ. Và bạn cũng sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mình bắt đầu xử lý chữ ‘không’ một cách hết sức khéo léo. Bạn sẽ học được cách để nghe chữ ‘không’ một cách duyên dáng và khiêm tốn hơn, và không còn xem đó là một sự xúc phạm cá nhân nữa. Bằng cách tự huấn dụ hằng ngày rằng chữ ‘không’ không hề giết bạn chết, bạn có thể gia tăng sức mạnh của mình đến mức không ngờ. Bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của lời nói của Nietzsche như sau “Cái gì không giết tôi chết sẽ khiến tôi mạnh thêm lên.” Bạn sẽ nhìn trở lại cái chết một thời từng là ‘thân phận’ của bạn và cười to khi biết mình đã bay xa hơn nó bao nhiêu rồi. Khi hành động thay chỗ cho thân phận thì bạn đã biết học cách tự cải tạo mình rồi.
Hành động không quan tâm đến hai từ ‘có’ và ‘không’. Đối với hành động, ‘có’ và ‘không’ chỉ như các biển báo qua phải, qua trái hoặc lên, xuống. Chúng không biểu thị điều gì gây thất vọng cả. Bạn càng xem trọng hành động thì sẽ đạt được điều mình mong ước càng nhanh.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.