Tốc Độ Tư Duy
PHỤ LỤC 6
CON THUYỀN MICROSOFT CÓ VƯỢT QUA SÓNG GIÓ?
THỎA THUẬN GIỮA MICROSOFT VÀ BỘ TƯ PHÁP MỸ
Ngày 28 tháng 9 năm 2001, thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly ra lệnh cho Microsoft và Bộ Tư Pháp phải đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ kiện chậm nhất là ngày 2 tháng 11 năm 2001. Đến ngày 31 tháng 10 năm 2001, Microsoft Corp., Bộ Tư Pháp Mỹ cùng với công tố viên của các tiểu bang lowa, Connecticut, New York và Wisconsin đã họp lại Washington dưới sự giám sát của nhà trung gian Eric Green. Hai bên đạt được thỏa thuận sơ bộ để giải quyết vụ kiện độc quyền kéo dài nhất trong lịch sử.
Các điều khoản trong thỏa thuận này được hai bên xem xét thật cẩn thận từng lời văn, từng câu chữ.
Thỏa thuận này đặt ra những giới hạn cho các hợp đồng giữa Microsoft và các nhà sản xuất máy tính. Các bạn chế này sẽ có hiệu lực trong thời gian ít nhất là năm năm, nhằm ngăn chặn việc Microsoft dùng các hợp đồng độc quyền gây khó khăn cho một số công ty sản xuất máy tính khác.
Thỏa thuận này cũng nhằm buộc Microsoft cung cấp thông tin hỗ trợ các đối thủ cạnh tranh sản xuất các phần mềm tương thích với hệ điều hành Windows vì hệ điều hành này hiện nay đang được hơn 90% máy tính cá nhân trên thế giới sử dụng.
Theo tinh thần thỏa thuận này, các công ty sản xuất máy tính cá nhân có thể tháo bỏ các sản phẩm của Microsoft khỏi hệ điều hành Windows đồng thời có thể cài đặt các phần mềm tương tự của các đối thủ cạnh tranh với Microsoft.
Trong cuộc họp báo ngày 31 tháng 10, Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcrott nói rằng thỏa thuận này là “một thỏa thuận chắc chắn, mang tính lịch sử và sẽ chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật của Microsoft”.
Cũng trong buổi sáng hôm đó, chủ tịch công ty Microsoft, Bill Gates đã phát biểu rằng thỏa thuận này “công bằng và hợp lý”, ông ta nói: “Mặc dù thỏa thuận này đã đặt ra cho chúng tôi những quy định và luật lệ mới, nhưng chúng tôi tin rằng giải quyết được vụ kiện này sẽ có lợi cho người tiêu dùng, nền kinh tế và cho cả ngành công nghiệp máy tính”.
Ngành công nghiệp máy tính vẫn theo dõi rất sát vụ kiện này vì họ mong chờ một thỏa thuận giữa Microsoft và Bộ Tư Pháp Mỹ cùng với sự ra đời của hệ điều hành Windows XP sẽ cứu với ngành này ra khỏi sự trì trệ từ lâu nay kéo theo sự suy sụp của thị trường chứng khoán.
Ngay sau khi tin này được loan ra, giá cổ phiếu của Microsoft tăng vọt 3,69 đôla, lên đến 61,84 giờ đóng cửa hôm thứ năm 1 tháng 11. Chuyên viên phân tích David Readerman của công ty Thomas Weisel nhận xét:
“Một thỏa thuận giữa hai bên sẽ giải tỏa được nguy cơ pháp lý cho Microsoft Microsoft đã tránh được một sự giám sát của tòa án trong các hoạt động kinh doanh theo kiểu công ty AT&T”.
Thẩm phán cũ của vụ kiện này là Richard Posner nhận xét rằng lẽ ra đã có thể đạt được một thỏa thuận sớm hơn nếu như Bộ Tư Pháp và các tiểu ban không kiên quyết đời trừng phạt. Tuy nhiên đến ngày 6 tháng 11, trong số chưởng lý của 18 tiểu bang đồng nguyên đơn trong vụ kiện Microsoft một số vẫn chưa quyết định có ký vào thỏa thuận này hay không vì e ngại rằng vẫn còn những chỗ sơ hở có lợi cho Microsoft. Họ tỏ ra không hài lòng với thỏa thuận và tuyên bố có thể tiếp tục theo đuổi vụ kiện.
Chưởng lý tiểu bang Calitornia, Bill Lockyer, đưa ra tuyên bố rằng ông ta đã khuyến cáo các tiểu bang khác xem xét lại toàn diện để hiểu thật đầy đủ “từng câu, từng ý” trong thỏa thuận trước khi chấp nhận.
Lockyer nói: “Lần cuối cùng tôi thấy một thỏa thuận được thông qua trong thời gian hạn chế và không có sự xem xét tổng quát của các bên có liên quan là khi California thông qua sắc luật về điện. Tôi không muốn thấy lại cảnh này lần nữa”.
Một số tiểu bang khác đã áp dụng đường lối cứng rắn hơn Bộ Tư Pháp đối với Microsoft, đặc biệt là kể từ khi tổng thống Bush lên cầm quyền.
Theo luật pháp Mỹ quy định, nếu các tiểu bang không đồng ý với thỏa thuận này, họ có quyền tự đứng đơn kiện Microsoft.
Những điều các tiểu bang lo ngại là:
- Thỏa thuận này cho phép Microsoft “tự do quyết định” mã phần mềm nào dùng tạo nên hệ điều hành Windows của họ.
- Thỏa thuận này buộc Microsoft phải tiết lộ bộ mã Windows để các công ty cạnh tranh có thể sản xuất các phần mềm chạy trên hệ điều hành này. Nhưng đồng thời, thỏa thuận cho phép Microsoft giữ lại những phần nào của bộ mã dùng để thiết kế các tính năng chống sao chép, bảo mật và mã hóa.
- Các công ty sản xuất máy tính cá nhân có thể tháo gỡ các phần mềm của Microsoft và cài đặt các sản phẩm phần mềm của những đối thủ cạnh tranh với Microsoft, nhưng Microsoft lại có quyền khuyến khích khách hàng đăng ký sử dụng phần mềm của họ trong vòng 14 ngày sau khi mua máy về.
Vấn đề “tích hợp” không còn quan trọng
Thỏa thuận này không giải quyết trực tiếp vấn đề “tích hợp phần mềm”, chủ đề chính của vụ kiện. Khởi đầu, Bộ Tư Pháp và các tiểu bảng đã kiện Microsoft về việc tích hợp trình duyệt Internet Explorer và hệ điều hành Windows 95.
Đồng thời thỏa thuận này cũng không buộc Microsoft phải tiết lộ những phần quan trọng trong bộ mã nguồn hệ điều hành Windows như yêu cầu của các bên đứng đơn kiện.
Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10, trong hệ điều hành mới nhất của họ, Windows XP, Microsoft lại tạo sự tích hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng khác, kể cả các công cụ đa truyền thông.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG VỤ KIỆN CHỐNG ĐỘC QUYỀN GIỮA BỘ TƯ PHÁP MỸ VÀ CÔNG TY MICROSOFT
1990
Tháng 6 – ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC) bí mật điều tra khả năng có sự cấu kết giữa Microsoft và International Business Machines Corp (IMB.)
1993
5 tháng 2 – FTC không khởi kiện Microsoft vì số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau 2-2
21 tháng 8 – Bộ Tư Pháp tiếp nhận vụ điều tra công ty Microsoft.
1994
15 tháng 7 – Microsoft và Bộ Tư Pháp ký thỏa thuận rằng Microsoft không được phép yêu cầu những nhà sản xuất máy tính đã được cấp phép cài đặt hệ điều hành Windows phải cài đặt các phần mềm khác, nhưng Microsoft được quyền phát triển các “sản phẩm tích hợp”.
Tháng 10 – Microsoft công bố dự kiến mua lại Intuit Inc., công ty sản xuất phần mềm quản lý tài chính cá nhân Quicken, với giá 1.5 đôla.
1995
14 tháng 2 – Thẩm Phán tòa án địa phương Stanley Sporkin ra phán quyết rằng thỏa thuận của Bộ Tư Pháp là quá dễ dãi đối với Microsoft.Sporkin cho rằng thỏa thuận này không cắt giảm đủ mức các hành vi cạnh tranh của công ty này.
Tháng 4 – Microsoft bỏ dở kế hoạch mua lại Intuit vì bộ Tư Pháp khởi kiện.
9 tháng 6 – Microsoft phất hiện Bộ Tư Pháp đang điều tra dịch vụ trực tuyến mới của công ty có tên là Microsoft Network.
16 tháng 6 – Tòa phúc thẩm hủy bỏ phán quyết của Sporkin theo yêu cầu chung của Microsoft và Bộ Tư Pháp đồng thời cách chức thẩm phán của Sporkin. Vụ việc chuyển qua cho thẩm phán Thomas Pènield Jackson.
8 tháng 8 – Bộ Tư Pháp cho biết sẽ không ngăn cản việc phát hành Windows 95, hệ điều hành mới nhất của Microsoft. Windows 95 tiếp tục được dự tính tung ra bán 1 phút ngay sau nửa đêm ngày 24 tháng 8 năm 1995
21 tháng 8 – Thảm Phán Jackson ủng hộ thỏa thuận giữa Microsoft và Bộ Tư Pháp.
24 tháng 8 – Microsoft phát hành Windows 95.
1996
23 tháng 7 – Công ty Caldera Inc. nộp đơn kiện Microsoft về tội độc quyền, tố cáo công ty này đã không cho phép các đối thủ được bán hệ điều hành DOS cạnh tranh.
Tháng 9 – chính phủ điều tra khả năng Microsoft vi phạm thỏa thuận đã ký.
19 tháng 9 – Microsoft nói rằng Bộ Tư Pháp đang điều tra việc gộp chung trình duyệt Internet của công ty vào hệ điều hành máy tính cá nhân.
1997
1 tháng 8 – Microsoft yêu cầu Bộ Tư Pháp Mỹ đồng ý cho họ mua lại công ty WebTV Networks Inc., sản xuất một hệ thống duyệt xem Internet trên TV.
6 tháng 8 – Microsoft thông báo đầu tư 150 đôla vào hệ điều hành của công ty cạnh tranh Apple Computer Inc., một động thái đã thu hút ngay sự chú ý của Bộ Tư Pháp.
19 tháng 8 – Bộ Tư Pháp tiết lộ cuộc điều tra về sự tham gia ngày càng sâu rộng vào ngành video- streaming của Microsoft. Đây là ngành chuyển phát hình ảnh video, âm thanh chất lượng cao từ Internet đến những người dùng máy tính.
16 tháng 10 – Các quan chức thuộc ủy Ban Châu Âu loan báo sẽ mở một cuộc điều tra riêng đối với công ty Microsoft.
20 tháng 10 – Bộ Tư Pháp yêu cầu thẩm phán Jackson phạt Microsoft 1 triệu đôla một ngày vì bị kết án là vi phạm thỏa thuận đã ký với Bộ Tư Pháp khi tích hợp Internet Explorer vào Windows 95. Microsoft cho rằng trình duyệt là một phần của hệ điều hành. CQng trong tháng này, công ty Compaq, công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, lên tiếng xác nhận Microsoft đe dọa sẽ hủy bỏ hợp đồng cung cấp Windows 95 nếu Compaq không cài đặt trình duyệt Internet Explorer lên các máy của họ.
7 tháng 11 – Texas trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ nộp đơn kiện công ty Microsoft vì đã cản trở một cuộc điều tra thông qua một thỏa thuận không công bố với các đối tác thương mại với nó. Cuối cùng, tổng chưởng lý của hơn 20 tiểu bang mở cuộc điều tra chống độc quyền riêng đối với Microsoft.
24 tháng 11 – Microsoft thay đổi thỏa thuận với Santa Cruz Operation Inc., một công ty sản xuất hệ điều hành cạnh tranh, để giải quyết tranh chấp với các quan chức châu Âu.
11 tháng 2 – Thẩm phán Jackson ra huấn thị sơ bộ trong vụ kiện Microsoft, yêu cầu công ty này phải tháo bỏ trình duyệt web ra khỏi hệ điều hành. Đồng thời Jackson cũng bổ nhiệm giáo sư luật học Lawrence Lessig ở đại học Havard làm “chuyên viên đặc biệt” để cố vấn cho ông ta về các vấn đề máy tính và luật pháp.
16 tháng 12 – Microsoft kháng nghị phán quyết của thẩm phán Jackson, chào hàng các công ty máy tính phiên bản Windows 95 không có trình duyệt Internet Explorer.
17 tháng 12 – Bộ Tư Pháp đề nghị Jackson có biện pháp với Microsoft vì không chấp hành lệnh của tòa.
1998
16 tháng 1 – Microsoft phản đối việc bổ nhiệm cố vấn đặc biệt lên tòa phúc thẩm.
22 tháng 1 – Để đối phó với nguy cơ bị phạt vì tội không chấp hành phán quyết của tòa, Microsoft ký thỏa ước cho phép các công ty sản xuất mấy tính cài đặt Windows 95 không có biểu tượng Internet Explorer. Trong khi đó, công ty Nescape tự ý thông báo kế hoạch phân phát miễn phí trình duyệt của mình.
2 tháng 2 – tòa phúc thẩm tạm ngưng việc bổ nhiệm cố vấn đặc biệt.
17 tháng 2 – Một thẩm phán của bang Texas đứng về phía Microsoft, tuyên bố công ty này không ngăn cản cuộc điều của tiểu bang này.
2 tháng 3 – một ngày trước khi Bill Gates phải ra làm chứng trước ủy ban Tư Pháp của Thượng Viện Mỹ, Microsoft sửa lại hợp đồng ký với vàng 40 nhà cung cấp dịch vụ Internet, cho phép họ quảng bá phần mềm trình duyệt của các đối thủ cạnh tranh với Microsoft.
3 tháng 3 – Chủ tích Microsoft, Bill Gates, và các nhà điều hành nền công nghiệp máy tính khác ra làm nhân chứng trước một hội đồng Thượng Viện điều tra về các phương thức kinh doanh của công ty này.
14 tháng 4 – Microsoft thông báo ngày phát hành Windows 98, hợp nhất với trình duyệt Internet Explorer, và một biểu tượng của trình duyệt này sẽ xuất hiện trên màn hình làm việc. Công ty cũng nói rằng họ không có trong những cuộc tấn công lớn nhất nước Mỹ về tình trạng kinh doanh độc quyền, tố cáo công ty Microsoft lợi dụng sự thống trị của nó trong lĩnh vực phần mềm máy tính để gạt bỏ các đối cạnh tranh. Vụ kiện nổ ra sau khi cuộc thương lượng giữa chính phủ và Microsoft không thành công.
21 tháng 5 – Microsoft yêu cầu quan tòa hoãn ngày xét xử.
22 tháng 5 – Quan tòa ấn định phiên tòa xét xử Microsoft vào tháng
23 tháng 6 – Một tòa phúc thảm liên bang ra quyết định Microsoft đã không vi phạm thỏa thuận trước đó với chính phủ khi công ty này kết hợp Windows 95 và Internet Explorer.
23 tháng 7 – Năm nhà điều hành công ty máy tính gồm Larry Ellison (Oracle Corp.) và Jeffrey Papous, Rob Glaser (IBM), khiếu nại với ủy ban Tư Pháp Thượng Viện rằng Microsoft đang sử dụng các phương thức kinh doanh không công bằng.
28 tháng 7 – Microsoft gọi vụ kiện này là “hoàn toàn vô căn cứ.” Microsoft phát đơn kiện lại 20 tiểu bang.
31 tháng 7 – Thảm Phán tuyên bố Microsoft sẽ không đưa Gates ra chất vấn, chuyển giao mã nguồn của Windows hoặc cho phép 17 nhà điều hành công ty ra cung khai trước tòa.
11 tháng 8 – Thảm Phán Jackson quyết định các cuộc thảm vấn trước khi mở phiên tòa với Gates và các quan chức điều hành công ty này sẽ vẫn mở ra. Microsoft kháng cáo.
19 tháng 8 – Tòa án phúc thầm liên bang ra quyết định các cuộc thẩm vấn trước ngày xét xử phải được chấm dứt.
25 tháng 8 – Chính phủ Mỹ bắt đầu điều tra để quyết định xem Microsoft có gây sức ép bất hợp pháp với Intel và Apple hay không.
8 tháng 9 – Microsoft nộp hồ sơ bào chữa dày 48 trang phản đối gay gắt chính phủ và lặp lại lập luận của mình cho rằng vụ kiện cần phải được bãi bỏ.
11 tháng 9 – Bộ Tư Pháp và Microsoft Corp. cùng yêu cầu Thẩm Phán Jackson hoãn phiên tòa xét xử chống độc quyền trong 3 tuần để kịp chuẩn bị.
14 tháng 9 – Jackson từ chối yêu cầu của Microsoft đưa ra phán xét cuối cùng để chấm dứt vụ kiện.
17 tháng 9 – Thẩm phán Jackson bác bỏ một yêu cầu của Microsoft đề nghị giới hạn phạm vi chứng cớ có thể sẽ được các luật sư của phía chính phủ đưa ra trong phiên tòa xử chống độc quyền.
24 tháng 9 – Thẩm phán Jackson thông báo cho luật sư của cả hai phía rằng ông ta có thể yêu cầu cựu Thẩm Phán Lawrence Lessig viết một bản tường trình với tư cách “thân hữu của tòa”, tóm tắt quan điểm của ông ta về vụ kiện này.
28 tháng 9 – Theo trát tòa, Microsoft yêu cầu các tác giả David B. Yoffie và Michael A. Cusumano tìm kiếm, trong số những vật khác, các cuộc băng ghi âm phỏng vấn giữa họ và các nhân viên của Netscape.
1 tháng 10 – Thị phần trình duyệt Internet Explorer của Microsoft đuổi kịp thị phần trình duyệt Navigator của Netscape.
8 tháng 10 – Thẩm Phán Richard G. Stearns bác bỏ nỗ lực của Microsoft nhằm có được các băng ghi âm và những ghi chép của Yoffie và Cusumano.
9 tháng 10 – Thảm Phán Jackson đồng ý hoãn phiên xử đến ngày 19 tháng 10.
19 tháng 10 – Phiên xử cấp liên bang chống lại sự độc quyền của công ty Microsoft tại Mỹ bắt đầu tại tòa án E. Barrett Prettyman ở Washington, D.c. Luật sư David Boies, người đứng đầu nhóm luật sư của Bộ Tư Pháp Mỹ, sử dụng các tài liệu nội bộ của các công ty để phủ nhận những tuyên bố của Bill Gates trong một bằng chứng được thu video nói rằng ông ta không hay biết gì về phiên họp trong năm 1995, đang là đề tài gây tranh cãi, với các nhà điều hành công ty Netscape.
21 tháng 10 – Tổng Giám Đốc Điều hành công ty Netscape, James Barsdale, làm chứng trước tòa nói rằng Microsoft đe dọa sẽ “hủy hoại công việc làm ăn của Netscape” nếu công ty này không đồng ý nhường thị trường trình duyệt cho Microsoft Trưởng nhóm luật sư Microsoft, John Warden, sau đó đã tố cáo Netscape thêu dệt các chi tiết trong phiếu họp này.
7 tháng 12 – Tiểu bang South Carolina rút lui, còn lại 19 tiểu bang ủng hộ chính phủ liên bang kiện Microsoft.
1999
13 tháng 1 – Chính phủ kết thúc việc đưa ra các chứng cớ của mình.
16 tháng 2 – Tòa tạm nghỉ hết giai đoạn một, sau khi nghe 12 nhân chứng của mỗi bên trình bày và xem các băng video. Phần khai báo của Microsoft chấm dứt.
27 tháng 2 – Microsoft kết thúc việc đưa ra các chứng cớ. Cả hai bắt đầu chuẩn bị các luận cứ phản bác.
29 tháng 3 – Microsoft tổ chức lại các hoạt động thành 4 phân ban riêng lẻ. Các quan chức trong công ty nhấn mạnh rằng hành động này không liên quan gì đến phiên xử đang xảy ra.
31 tháng 3 – Microsoft và chính phủ Mỹ tổ chức các cuộc dàn xếp nhưng không thể đạt được thỏa thuận.
1 tháng 6 – Sau 3 tuần tạm nghĩ, hai bên bước vào giai đoạn dùng các luận cứ để phản bác nhau. Mỗi bên chỉ được quyền đưa ra 3 nhân chứng.
7 tháng 6 – Giám đốc điều hành IBM là Garry Norris làm chứng trước tòa nói rằng Microsoft đe dọa thu hồi giấy phép sử dụng Windows của nhà sản xuất máy tính này vì IBM tỏ ý muốn đưa phần mềm của đối thủ cạnh tranh với Microsoft vào trong máy PC của họ.
25 tháng 6 – Chấm dứt phần phản bác.
21 tháng 9 – Cả hai phía biện giải lần cuối cùng.
5 tháng 11 – Thẩm Phán Jackson công bố nhận xét rằng Microsoft có thế độc quyền trong thị trường hệ điều hành cho máy tính cá nhân và dùng nó để làm hại người tiêu dùng, nhà sản xuất máy tính và các đối tượng khấc.
19 tháng 11 – Jackson công bố quyết định bổ nhiệm thẩm phán Richard Posner, người đứng đầu tòa phúc thẩm Chicago, làm người trung gian để giải quyết vụ kiện.
30 tháng 11 – Thảm Phán Posner họp với phía Microsoft và chính phủ để thảo luận về khả năng dàn xếp.
2 tháng 12 – Bộ Tư Pháp Mỹ thuê công ty Greenhill & Co. – chuyên về mua bán và sáp nhập các công ty – để cố vấn cho bộ này về những ẩn ý có thể có trong các biện pháp uốn nắn (remedy) đưa ra liên quan đến vụ kiện này.
6 tháng 12 – Bộ Tư Pháp và 19 tiểu bang nộp đơn kiện Microsoft đã vi phạm luật chống độc quyền ít nhất là dưới bốn hình thức.
14 tháng 12 – Tin đồn về việc dàn xếp vụ kiện đã làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Chính phủ lên tiếng bác bỏ tin đồn này.
2000
13 tháng 1 – Người sáng lập công ty Bill Gates từ chức giám đốc điều hành, đề cử Steve Ballmer vào chức vụ này.
18 tháng 1 – Trong phần tổng kết đề nghị liên quan đến vấn đề luật pháp, Microsoft biện luận rằng công ty mình hành xử đúng luật định và bị đe dọa bởi nhiều công ty cạnh tranh khác để chứng minh rằng nó không ở vị thế độc quyền.
Webb nổi tiếng cả nước nhờ đã thắng một số vụ kiện phức tạp kéo dài. Trong thập niên 1980, ông ta đã bảo vệ thành công Đô Đốc về hưu John Poindexter trong vụ Iran-Contra. Khi còn là Chưởng Lý Chicago, Webb cũng điều tra vụ tham nhũng trong Bộ Tư Pháp. Đặc biệt ông ta có kinh nghiệm trong những vụ kiện chống độc quyền loại này. Điển hình là ông ta đã bảo vệ thành công công ty General Electric trong vụ kiện giá cố định tại Ohio năm 1995. Gần đây nhất, Webb đã bảo vệ cho công ty Philip Morris trong vụ kiện của người hút thuốc lá ở các tiểu bang Florida, Texas và Washington. Luật sư chống độc quyền Hillard sterling của tiểu bang Chicago nhận xét: “ông ta là kẻ đáng gờm và là một đối thủ nặng ký trong đội hình Microsoft Rõ ràng Microsoft muốn nói rằng họ sẵn sàng chiến đấu một cách không khoan nhượng. Đây là thời điểm quan trọng để Microsoft thể hiện bản lĩnh và sự tự tin.” Beck là chưởng lý của tổng thống Bush tại Florida trong vụ khiếu kiện ở cuộc bầu cử tổng thống năm vừa rồi . Ông ta thay chỗ của David Boies, một chưởng lý thuê ngoài đã đứng đầu nhóm công tố viên dưới thời Clinton.
Kinh nghiệm xét xử của thẩm phán Kollar-Kotely giới hạn trong một số vụ giết người, một vụ kiện tụng về công nghệ sinh học nông nghiệp và thương hiệu của một vài loại thực phẩm biến đổi gen, một vụ bồi thường 335 triệu đôla cho các nạn nhân Mỹ chết trong các vụ khủng bố của Iran. Tổ chức Xã Hội Nhân Đạo ca ngợi bà vì đã ban hành lệnh cấm giết hại các loại chim di trú ở Virginia. Các chuyên gia tỏ ý quan ngại vì bà Kollar-Kotely chưa từng có kinh nghiệm trong các vụ kiện liên quan đến kinh doanh và đặc biệt chưa từng làm việc trong lĩnh vực chống độc quyền. Bà Kollar-Kotely được máy tính chọn ra trong số 10 thẩm phán được đề cử.
25 tháng 1 – Trong phần tổng kết đề nghị về luật pháp, chính phủ lập luận rằng Microsoft đang tìm cách “tránh né” bằng chứng cho thấy công ty này đang giữ sức mạnh độc quyền và đã vận dụng quyền lực này một cách bất hợp pháp.
22 tháng 2 – Thảm Phán Jackson liên hệ vụ Microsoft với vụ độc quyền của Standard Oil. Công ty Standard Oil đã bị tòa tối cao ra quyết định chia tách vào năm 1911.
24 tháng 3 – Jackson tuyên bố ông muốn được nghe ý kiến từ phía nhà trung gian Richard Posner hoặc một tuyên bố chung của cả hai phía trước khi đưa ra phán quyết của mình: một lời nhắc nhở cho biết thời gian dành kiện liên quan đến kinh doanh và đặc biệt chưa từng làm việc trong lĩnh vực chống độc quyền. Bà Kollar-Kotely được máy tính chọn ra trong số 10 thẩm phán được đề cử.
25 tháng 1 – Trong phần tổng kết đề nghị về luật pháp, chính phủ lập luận rằng Microsoft đang tìm cách “tránh né” bằng chứng cho thấy công ty này đang giữ sức mạnh độc quyền và đã vận dụng quyền lực này một cách bất hợp pháp.
22 tháng 2 – Thảm Phán Jackson liên hệ vụ Microsoft với vụ độc quyền của Standard Oil. Công ty Standard Oil đã bị tòa tối cao ra quyết định chia tách vào năm 1911.
24 tháng 3 – Jackson tuyên bố ông muốn được nghe ý kiến từ phía nhà trung gian Richard Posner hoặc một tuyên bố chung của cả hai phía trước khi đưa ra phán quyết của mình: một lời nhắc nhở cho biết thời gian dành cho cuộc thương lượng hòa giải đã hết.
28 tháng 3 – Jackson ra hạn chót cho việc đạt được thỏa luận của cả hai phái là ngày 6 tháng 4.
1 tháng 4 – Thẩm phán Posner công bố những cuộc đàm phán trung gian đã thất bại.
3 tháng 4 – Thẩm phán Jackson ra phán quyết rằng Microsoft đã vi phạm luật chống độc quyền bằng cách sử dụng thế mạnh độc quyền trong hệ điều hành máy tính cá nhân.
28 tháng 4 – Bộ Tư Pháp và 17 tiểu bang yêu cầu tòa án chia công ty Microsoft làm hai.
10 tháng 5 – Microsoft đề nghị thẩm phán hủy bỏ quyết định chia công ty, đồng thời đưa ra những biện pháp sửa chữa ít thiện chí hơn.
24 tháng 5 – Jackson chủ tọa phiên họp một ngày nghe trình bày các biện pháp sửa chữa, không chấp nhận yêu cầu nghe trình bày thêm của Microsoft. Đồng thời vị thẩm phán này còn ra lệnh cho phía chính phủ, trước thứ sáu (26/5), phải đệ trình lời giải thích lý do tại sao lại muốn phân chia Microsoft thành hai, mà không là ba, công ty con. Thẩm phán Jackson cũng cho thấy ông ta muốn kết thúc nhanh vụ xử này.
1 tháng 6 – Thảm Phán Fackson lại khiến cả hai bên ngạc nhiên khi đồng ý cho phép chính phủ và công ty Microsoft thêm thời gian để xem xét các đề nghị về biện pháp uốn nắn của nhau – là điều mà trong tuần trước cả hai đang bận rộn duyệt xem và trao đổi qua lại với nhau.
5 tháng 6 – Chính phủ đưa ra kế hoạch chia tách công ty có sửa đổi chút ít và chỉ gồm thêm rất ít những yêu cầu của Microsoft.
6 tháng 6 – Microsoft nộp các đơn và văn bản cuối cùng một ngày sớm hơn dự định, chuẩn bị sẵn sàng cho phán quyết cuối cùng.
7 tháng 6 – Thẩm Phán Jackson ra phán quyết chia Microsoft thành hai công ty, một chuyên về phần mềm và kinh doanh trực tuyến và một để phát triển hệ điều hành, nhưng Microsoft còn quyền kháng án. Quan tòa còn áp dụng một số biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của công ty, kể cả việc cho phép các công ty phần mềm khác tiếp cận nhiều hơn với bộ mã nguồn Windows.
20 tháng 6 – Thảm Phán Jackson gửi đơn kháng án của Microsoft trực tiếp lên tòa án tối cao và hoãn lại việc thi hành án đối với công ty lẽ ra phải được thực hiện vào ngày 5 tháng 9.
25 tháng 7 – Microsoft yêu cầu Tòa Án Tối Cao chuyển vụ án xuống tòa phúc thảm.
15 tháng 8 – Chính phủ Hoa Kỳ thúc giục Tòa Án Tối Cao xem xét việc Microsoft vi phạm luật chống độc quyền, bỏ qua tòa Phúc thảm.
26 tháng 9 – Tòa Án Tối Cao ra lệnh rằng việc Microsoft phủ nhận tội độc quyền phải được tòa phúc thẩm cấp dưới xem xét trước. Thẩm phán stephen Breyer lên tiếng phản đối.
27 tháng 11 – Microsoft nộp đơn kháng án lên tòa Phúc Thảm nói rằng phán quyết chia đôi công ty của tòa cấp thấp là quá cực đoan và rằng quá trình xét xử “phạm nhiều sai sót”. Microsoft không nhận tội độc quyền và cho rằng họ cạnh tranh đúng pháp luật.
2001
12 tháng 1 – Bộ Tư Pháp và một số tiểu bang gửi đơn kiện lên tòa phúc thảm yêu cầu chứng thực các bằng chứng rằng Microsoft đã vi phạm luật chống độc quyền và phải bọ chia ra làm hai để ngăn ngừa mọi sự vi phạm sau này.
29 tháng 1 – Microsoft gửi văn bản trả lời cuối cùng nói rằng những hành vi kinh doanh của họ hoàn toàn hợp pháp và quyết định chia đôi công ty của tòa án là không chính đáng.
26-27 tháng 2 – Các thẩm phán tòa phúc thảm tra hỏi các luật sư của cả Microsoft và chính phủ nhưng những lời phê phán gay gắt nhất của họ đều nhằm vào phía chính phủ và các nhận xét ngoài lề của thẩm phán Jackson.
28 tháng 6 – Tòa Phúc Thẩm District of Columbia bác bỏ đề nghị chia đôi công ty Microsoft vì vi phạm luật chống độc quyền về tuyên bố rằng công ty không độc quyền trong thị trường trình duyệt. Tuy nhiên, Tòa Phúc Thảm xác nhận các bằng chứng cho thấy Microsoft đã sử dụng sự độc quyền của mình một cách bất hợp pháp đối với hệ điều hành Windows đồng thời ra lệnh cho một tòa án cấp thấp khác xem xét lại việc Microsoft tích hợp trình duyệt Internet và Windows có phải là hành vi kinh doanh phạm pháp không.
Tháng 7 – Bộ Tư Pháp đã thuê chưởng lý Philip Beck làm công tố viên trưởng.
29 tháng 8 – Thẩm phấn mới được bổ nhiệm để xử lý vụ Microsoft là Colleen Kollar-Kotelly ra lệnh cho các bên liên quan báo cáo tất cả mọi vấn đề còn tồn động trong cuộc chiến pháp luật này chậm nhất là ngày 14 tháng 9 và dự định sẽ tiến hành phiên tòa và ngày 21 tháng 9.
6 tháng 9 – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết họ không còn ý định chia đôi công ty Microsoft và muốn tìm biện pháp nhanh chóng giải quyết vụ này. Tuyên bố của Bộ Tư Pháp cho biết họ không còn theo đuổi cáo trạng cũ chưa được giải quyết là Microsoft đã vi phạm pháp luật khi tích hợp trình duyệt Internet vào hệ điều hành Windows.
20 tháng 9: Trong cuộc gặp với thẩm phán mới được bổ nhiệm, cả Microsoft và Bộ Tư Pháp cho biết họ sẽ tìm cách thương lượng giải quyết vấn đề không cần người trung gian.
25 tháng 10 – Microsoft giới thiệu phần mềm Hệ Điều Hành XP. Đồng thời 19 tiểu bang trong vụ kiện Microsoft thuê luật sư riêng.
31 tháng 10 – Microsoft và Bộ Tư Phấp đạt được thỏa thuận sơ khởi để giải quyết vụ kiện. Tuy nhiên, 18 tiểu bang đứng đơn kiện Microsoft tỏ ý không hài lòng về thỏa thuận này.
(Tổng hợp từ Time, CNN, Forbes.com, Washington Post, USA Today)
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.