Tốc Độ Tư Duy

PHỤ LỤC 2



NHỮNG NƯỚC CỜ MỚI CỦA MICROSOFT

Sau phiên tòa lịch sử, tòa sơ thẩm tuyên bố công ty Microsoft vi phạm các điều luật chống độc quyền và ra lệnh chia công ty ra làm hai, một công ty phát triển hệ điều hành và một công ty chuyên cung cấp phần mềm. Tuy nhiên, ngay lúc đầu xẩy ra vụ kiện này, Microsoft đã có sẵn một kể hoạch đối phó.

KẾ HOẠCH .NET CỦA MICROSOFT

Mô hình của công ty MS đối với công nghệ phần mềm trong tương lai là một kế hoạch đầy tham vọng về kỹ thuật, và nếu xét trong bối cảnh phải chiến đấu với các nhà lập pháp chống độc quyền, thì điều này khác là khôn khéo.

Năm 1999 là một năm khủng khiếp của nhiều công ty kỹ thuật, nhưng đối với Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới, năm vừa qua lại là một năm u tối của họ. Vào tháng 4 năm 2000, thẩm phán Thomas Peníield Jackson quyết định rằng công ty đã dùng “những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh” để bảo vệ thế độc quyền của mình trong lĩnh vực phần mềm hệ điều hành cho máy tính cá nhân và đến tháng 6, ông ta đưa ra phán quyết rằng công ty phải bị chia ra làm hai. Microsoft kháng án, đó là lẽ đương nhiên, nhưng không cứu vãn nỗi việc giá cổ phiếu rớt thảm hại.

Những khó khăn công ty phải đương đầu không chỉ giới hạn trong phạm vi tòa án. Hệ điều hành Windows 2000 được người tiêu dùng chấp nhận chậm hơn dự kiến, và đặc biệt là làm đình trệ việc phổ biến bộ phần mềm ứng dụng Office 2000. Đây là điều đáng lo ngại nhất vì phần mềm ứng dụng chiếm một nửa doanh thu của Microsoft Sự trì trệ trong ngành công nghiệp máy tính cá nhân, cùng với việc chuyển hướng tập trung từ máy PC sang Internet đã góp phần làm xấu đi triển vọng của công ty, có khả năng lần đầu tiên Microsoft phải tuyên bố thua lỗ trong vòng 10 năm qua. Như vẫn chưa đủ tệ hại, Microsoft còn phải trả lời trước tòa án về một trong những vụ kiện kỳ thị chủng tộc lớn nhất của nước Mỹ và trớ trêu thay cũng chính thẩm phán Jackson lại là người chủ tọa phiên tòa.

Microsoft hiện đang phải đương đầu với 3 thử thách lớn: sự lớn mạnh của Internet, sự trì trệ về doanh thu qua phần mềm, và nguy cơ bị chia tách. Nhưng công ty đã có một kế hoạch, xuất hiện dưới hình thức một mô hình mới cho tương lai của công nghệ phần mềm. Kế hoạch này mang tên .NET, được công bố vào mùa hè năm 1999, có một số phần chưa rõ ràng và một số chưa thành hiện thực, nhưng sang năm 2001 nó sẽ được tập trung tối đa nguồn lực. Và có thể nó sẽ giải quyết được tất cả 3 vấn đề của Microsoft cùng lúc.

PHẦN MỀM TRỞ THÀNH MỘT DỊCH VỤ

Sự thống trị của Microsoft trong ngành máy tính cá nhân bắt nguồn từ quyền sở hữu của công ty đối với hệ điều hành Windows. Windows cung cấp những chức năng cơ bản – như vẽ cửa sổ và trình đơn trực tiếp trên màn hình, quản lý thông tin liên lạc trên mạng và truy cập các ổ đĩa. Và tất cả các phần mềm của máy tính cá nhân muốn hoạt động tốt đề phải dựa trên các chức năng này. Điều này bảo đảm tính nhất quán và tương thích của đủ loại phần mềm khác nhau, đồng thời cung cấp cho các nhà lập trình những khối mã lệnh có thể kết dính lại với nhau để tạo nên những sản phẩm phức tạp. Bù lại, Microsoft sẽ hưởng lợi từ việc kiểm soát và định nghĩa hệ nền này.

Với .NET, kế hoạch của Microsoft là thiết lập một hệ nền mới. Thay vì viết phần mềm máy tính cá nhân chạy trên nền Windows, .NET được xây dựng trên ý tưởng là người lập trình sẽ viết phần mềm mạng Internet chạy trên nền .NET. Cũng như Windows, .NET sẽ cung cấp những khối mã lệnh cơ bản để có thể tạo nên những phần mềm phức tạp hơn. Sự khác biệt chủ yếu là phần mềm máy tính cá nhân chỉ chạy trên một máy duy nhất còn phần mềm .NET sẽ gồm cả sự tương tác giữa các máy tính nối nhau qua mạng Internet và cung cấp các dịch vụ giữa các máy với nhau.

Trong một chừng mực nào đó, điều này đã và đang được thực hiện trên Internet. Ví dụ như việc phát hành trực tuyến bao gồm hàng triệu máy (các web server) cung cấp một dịch vụ (đưa ra các trang web) đến các máy khác (các máy PC đang chạy trình duyệt web). Tát cả những điều này có thể thực hiện được vì những nghi thứ dùng cho việc định dạng – yêu cầu và truyền tải các trang web đã được chuẩn hóa. Mục tiêu của Microsoft với .NET là cung cấp một khuôn khổ làm việc chung cho các máy tính nhằm tạo khả năng cung ứng các dịch vụ khác như xác nhận thẻ tín dụng, đặt vé máy bay hoặc dịch thuật qua Internet. Với khả năng cung cấp một bộ công cụ hoàn chỉnh để xây dựng và nối kết những dịch vụ như thế, Microsoft hy vọng sẽ thiết lập một chuẩn mực mới, như đã từng làm với Windows.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu Microsoft có thể thuyết phục những nhà lập trình viết phần mềm chạy trên hệ nền mới này. Vì vậy, mùa hè năm nay, Microsoft sẽ thực hiện một bước tiến lớn trong chiến dịch .NET. Họ sẽ cung cấp một bộ công cụ lập trình mang tên Visual studio .NET, để mở màn cho chiến dịch này. Nếu Microsoft có thể thiết lập một hệ nền mới dựa trên Internet, vận may của nó sẽ không còn gắn chặt với số phận của máy tính cá nhân nữa, và lợi nhuận của nó sẽ khám khá hơn từ việc phổ biến mạnh mẽ của những thiết bị không thuộc máy tính cá nhân như điện thoại thông minh và các thiết bị phục vụ cho TV (set-top box).

Tuy nhiên, sự ra đời và lớn mạnh của .NET không có nghĩa là Microsoft dự tính sẽ từ bỏ hẳn Windows. Thay vì vậy, công ty hy vọng rằng sự phát triển của hệ nền. NET sẽ làm tăng nhu cầu về phần mềm mạnh hơn cho máy chủ, có nghĩa là cho Windows 2000 cùng với những phần mềm server ăn theo. Hơn nữa, Microsoft sẽ đoan chắc rằng những dịch vụ .NET sẽ hoạt động tối ưu khi được dùng trên những máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows.

Tái cơ cấu lại công ty xung quanh .NET thay vì Windows là một chiến lược thông minh của Microsoft để đáp ứng với tình hình Internet ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng đồng thời, việc chuyển sang phương thức làm việc lấy Internet làm trung tâm cũng sẽ khiến Microsoft kiếm tiền dễ dàng hơn sơ với các phần mềm ứng dụng. Thay vì bán phần mềm Office trong các hộp được đóng gói, Microsoft có kế hoạch chuyển sang một dịch vụ cung cấp phần mềm trực tuyến cho người đăng ký.

Dùng hệ nền .NET, những dịch vụ như nhắn tin, quản lý dự án và kế toán và tất cả những thứ trước nay được cung cấp theo mức độ đăng ký trên Internet, sẽ được kết hợp vào bộ Office. Microsoft sẽ có thể thu tiền từ việc đăng ký những dịch vụ này, thay vì phải lệ thuộc vào việc bán lẻ và nâng cấp để duy trì doanh thu từ phần mềm ứng dụng. Trong tình hình nhiều người sử dụng không muốn mua phiên bản nâng cấp mới nhất vì họ hài lòng với phiên bản phần mềm hiện có, đây quả là một nước cờ khôn ngoan. Nó cũng giải thích được tại sao hôm 21 tháng 12 vừa qua Microsoft thông báo về việc mua lại công ty Great Plain Software, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán, tài chính và thanh toán tiền lương trên mạng với giá 1,1 tỉ đôla cổ phiếu chuyển đổi.

Nhưng liệu khách hàng có sẵn sàng chuyển sang cơ chế đăng ký thay vì thỉnh thoảng cập nhật phần mềm như trước đây? Chris LeTocq, một chuyên gia phân tích ở Gartner, cho rằng đây sẽ là một sự chuyển đổi khó quản lý và rằng Microsoft sẽ phải có thời gian để dẹp bỏ dần những phiên bản phần mềm đựng trong hộp nếu không muốn bị kết tội lừa gạt khách hàng. Một vấn đề khác cũng có thể xảy ra là những phần mềm phức tạp chạy trên .NET sẽ đời hỏi phải có một sự kết nối Internet cố định, tốc độ cao – một điều mà Microsoft tin rằng sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến khắp nơi. Tệ hơn nữa, phương pháp tiếp cận phần mềm dịch vụ có thể đưa đến tình trạng mọi hoạt động của công ty sẽ bị tê liệt khi kết nối mạng của công ty này bị trục trặc.

RÀO CẢN AN TOÀN

Tuy nhiên, điều làm người ta lưu ý nhất là dự tính của công ty Microsoft khi dùng .NET để đối phó với các rắc rối pháp luật. Các quan chức Microsoft khẳng định rằng không có sự liên quan nào giữa hai sự kiện này. Họ nói rằng công ty vẫn theo đuổi .NET cho dù không có cuộc chiến với các nhà lập pháp. Microsoft hy vọng rằng tòa phúc thảm sẽ đưa ra phán quyết giữ nguyên Microsoft. Niềm tin này được củng cố thêm nhờ sự đắc cử tổng thống của George Bush vì ông này đã nói bóng gió đến việc không tán thành việc chia cắt công ty. Cho dù có như thế, cũng nên nhớ rằng .NET sẽ bảo vệ công ty một cách có hiệu quả ngay cả trong trường hợp bị chia cắt thành ra một công ty chuyên hệ điều hành (sở hữu Windows) và một công ty phần mềm ứng dụng (sở hữu Office).

Khi tuyên bố chia đôi Microsoft, tòa án lập luận rằng như vậy sẽ tách rời quyền sở hữu Windows của Microsoft ra khỏi sự thống trị của nó trong lãnh vực phần mềm ứng dụng. Nhưng nếu Microsoft thành công trong việc đưa phần mềm ứng dụng lên nền .NET, họ có thể vứt vỏ Windows. Như một con cua trút bỏ cái mai cũ kỹ của nó, công ty Microsoft sẽ thoát thân an toàn: nó sở hữu vừa hệ nền .NET mới lẫn những dịch vụ chạy trên nền đó.

Ngoài ra, mặc dù Windows là nền tảng của viễn cảnh đang vẽ ra cho .NET, không có lý do nào cho thấy là .NET cũng sẽ không chạy trên các hệ điều hành khác trong tương lai. Vì vậy, cho dù Microsoft không bị chia cắt, .NET cũng là một bảo đảm chắc chắn cho sự lớn mạnh của hệ điều hành bộ nguồn mở Linux, hiện đang được những người nhiệt tình duy trì và phân phối miễn phí trên Internet.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA .NET

Tuy nhiên cho đến cuối tháng 10 năm 2001, Microsoft vẫn chưa công bố rõ ràng những mục tiêu cụ thể của .NET. Điều này có thể có hại cho tương lai của .NET Microsoft hy vọng rằng nó sẽ mang đến nguồn thu đáng kể cho công ty trong tương lai.

Ngày 22 tháng 10 năm 2001, trong hội nghị Lập Trình Viên Chuyên Nghiệp toàn thế giới thường niên của công ty, Microsoft mới tiết lộ một số thông tin về .NET bằng cách công bố một số phần mềm và chi tiết kỹ thuật. Microsoft cho biết rằng 6.500 lập trình viên từ 71 quốc gia tham dự hội nghị đều tỏ ý quan tâm khích lệ dự án này.

Nhưng xét theo góc độ phản ứng của giới chuyên môn, những câu hỏi căn bản vẫn chưa được trả lời. A. J. Sil, một chuyên viên phân tích hệ thống của công ty giấy Loparex Inc. ở

Eden, N.C., than phiền: “Tôi chỉ muốn hình dung ra .NET là gì. Tôi đã tải về tất cả những CD mà tôi tìm thấy, đọc hết mọi thứ có trên mạng trực tuyến, nhưng vẫn không rõ được gì hơn”.

Chuyên viên Rick Sherlund của Goldman Sachs phát biểu: “Microsoft cần phải thông báo rõ ràng những gì họ đang làm. Mọi chi tiết được công bố hết sức chậm chạp”.

Charles Fitzgerald, tổng giám đốc phụ trách chiến lược hệ nền của Microsoft cho biết rằng .NET là một cách thức mới trong việc tạo ra chương trình, dựa trên một số những chuẩn mực công nghiệp đơn giản và được chấp nhận rộng rãi như XML (extensible markup langueage) thay vì phải dựa vào những chuẩn mực phức tạp của Microsoft như trước đây. Trong diễn văn khai mạc hội nghị lập trình viên, chủ tịch và người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã trình bày về vai trò mở rộng của XML.

Chức năng được quảng cáo nhiều nhất của .NET là .NET My Services – trước đây được gọi tên là Hailstorn và được dự tính sẽ tung ra vào đầu năm 2002 – một hệ thống dịch vụ trên Internet mà các công ty có thể cung cấp cho khách hàng.

.NET My Services là yếu tố then chốt trong kế hoạch tổng thể của Microsoft mang tên Microsoft .NET, nhằm đưa việc sử dụng máy tính của các doanh nghiệp lên Web.Microsoft .NET đụng chạm đến hầu hết các sản phẩm, dịch vụ, Web site và việc phát triển phần mềm của Microsoft. Nó bao gồm một kế hoạch chi tiết mới về thiết kế phần mềm; một bộ sản phẩm để thiết kế phần mềm; và .NET My Services, một hệ thống dịch vụ đầu tiên do Microsoft làm chủ. Cuối năm 2002, Microsoft dự định tung ra một số dịch vụ qua Internet như mua sắm, ngân hàng, giải trí thông qua một số các thiết bị kết nối với dịch vụ xác nhận Passport của Microsoft.

Microsoft cho biết khách hàng đăng ký sử dụng .NET My Services chỉ cần một bước đơn giản là có thể truy cập được những tài liệu điện tử, các danh sách liên lạc và lịch ngày tháng, được thông báo tức thời về các thay đổi trên thị trường chứng khoán, dự báo thời tiết và lịch bay, cùng với những giao dịch tự động khác như ngân hàng trực tuyến, mua vé máy bay, mua chứng khoán từ Microsoft và các đối tác.

Sherlund của công ty Goldman Sachs tin rằng muốn cho dự án .NET có thể thành công, Microsoft phải “thiết lập một hệ sinh thái” để các lập trình viên của công ty, các công ty phát triển phần mềm, và thậm chí các công ty sản xuất máy tính và thiết bị cùng tham gia.

Theo ông ta cho biết, trong việc này, đến nay Microsoft đã vượt qua Sun Microsystems. Công ty Sun gần đây thông báo việc họ và các đồng minh trong nhóm Liberty Alliance chuẩn bị tung ra một dịch vụ xác nhận duy nhất giống như dịch vụ Passport của Microsoft.

Trong bài phát biểu tại Hội Nghị Lập Trình Viên, Muglia ra sức chê bai công nghệ này và nhiệt liệt giới thiệu Passport của Microsoft. ông ta tuyên bố Microsoft sẵn sàng cộng tác với đối thủ cạnh tranh, kể cả Sun, để bảo đảm các dịch vụ này kết hợp được với nhau, ông ta nói: “Chúng tôi muốn hợp tác với tất cả các công ty để biến dự án này thành sự thật. Không thể có một công ty đơn lẻ nào nắm được hết các tài khoản của khách hàng”.

Đến khoảng tháng 11 năm 2001, Microsoft dường như đã thiết lập được “hệ sinh thái” này. Trong số 10 quyển sách đứng đầu danh sách bán chạy nhất của Amazon.com thì có đến bốn quyển về đề tài .NET. Sáu mươi trung tâm của Microsoft và 75 công ty độc lập khác cũng đã tổ chức những chương trình huấn luyện về công nghệ .NET.

Trong Hội Nghị Lập Trình Viên Chuyên Nghiệp, Microsoft đã phân phát cho các đại biểu những phiên bản VisualStudio .NET và .NET Framework, những phần mềm giúp tạo ra các chương trình chạy được trên Windows và trên cả Internet.

Các đại biểu tham dự đại hội còn được nhận bộ công cụ phát triển phần mềm dành cho .NET My Services. Với những công cụ này, các lập trình viên có thể tạo ra những dịch vụ .NET, mà các công ty có thể cung cấp cho khách hàng miễn phí hoặc với một mức lệ phí tối thiểu.

Và cũng trong hội nghị này, lần đầu tiên Microsoft công bố cách thức họ dự định kiếm tiền nhờ .NET Services.

Bob Muglia, Phó chủ tịch phụ trách dự án, tiết lộ rằng các dịch vụ .NET sẽ có ba phần: phần miễn phí hoặc gần như miễn phí, phần “mức chuẩn doanh nghiệp” và phần thương mại. Ông ta cho biết rằng những phiên bản tương lai của MSN web site và bộ phần mềm Office sẽ có phần đăng ký trả lệ phí hàng tháng. Muglia nói thêm: “Hiện nay người tiêu dùng đã trả lệ phí sử dụng điện thoại, truyền hình cáp, điện, nước v.v. Chúng tôi cho rằng người tiêu dùng sẽ sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ phần mềm qua mạng Internet nếu họ thấy dịch vụ này đáng giá”.

Fitzgerald cho biết Microsoft có thể buộc khách hàng trả lệ phí khoảng từ $25 đến $55 một năm – “cũng bằng như lệ phí thẻ tín dụng” – để sử dụng mộ loạt dịch vụ đa dạng, từ việc sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ đến mua sắm trực tuyến hoặc kể cả những việc như nhận các coupon mua hàng giảm giá.

Sherlund cho rằng: “Lẽ dĩ nhiên Microsoft không phải là người đi sau, nhưng sẽ có một cuộc chiến mới trên thị trường này”.

Trong năm 2001, người khổng lồ trong ngành công nghiệp phần mềm Microsoft đã có nhiều nước cờ mới. Có phải chăng họ đã chán nản đối đầu với bộ máy tư pháp Hoa Kỳ trong lĩnh vực phần mềm? Hay họ lại muốn vươn vòi bạch tuộc ra thống trị những ngành công nghiệp khác? Động thái mới đây nhất của Microsoft là việc tung ra Xbox, một loại máy chơi game mới với tham vọng đánh bại người thống trị thị trường này là Sony ngay tại thị trường Nhật.

TRÒ CHƠI NGHIÊM TÚC

Bill Gates giới thiệu Xbox

Microsoft đang chơi nước cờ liều khi quyết tâm cách xâm nhập vào thị trường video-game. Nhưng liệu Sony có cam chịu thất bại trên sân nhà không?

Dự tính

Những trò chơi video mà Microsoft trình làng ở Los Angeles trong tháng 5/2001 dành cho “máy chơi game” Xbox – niềm mong đợi lâu nay của công ty – là kết quả của một chuỗi ngày gian khổ, đầy mồ hôi và nước mắt. Nhưng tất cả nỗi thống khổ này xem ra vẫn chưa thấm vào đâu so với trận chiến sẽ nổ ra sắp tới đây trên một thị trường do Sony làm chủ với hai loại máy chơi game phổ biến nhất hiện nay là Playstation và Playstation 2. Ngoài ra, có một nơi mà Microsoft chắc chắn phải chiến đấu cật lực thì mới có thể chen chân vào được ngành công nghiệp trò chơi video với lợi nhuận hàng tỉ đôla này. Đó là nước Nhất, nơi Sony có lợi thể sân nhà.

Tuy nhiên, anh chàng cao bồi khổng lồ Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không chịu nhường bước trong cuộc chiến đấu nhằm thu hút các gamer – người chơi trò chơi video – ở Nhật. Nhật chiếm 1/3 doanh số toàn thế giới của cả ngành công nghiệp trò chơi video. Trong tổng số 500 triệu đôla ngân sách tiếp thị toàn cầu cho máy chơi game đầu tiên của mình là Xbox, Microsoft dự tính sẽ chi hơn 100 triệu đôla ở Nhật.

Don Coyner, giám đốc tiếp thị cho Xbox nói, “có một điều chắc chắn, Nhật Bản sẽ là một thị trường khó xơi. Đó là một thị trường khổng lồ, một thị trường sống còn cho các loại máy chơi game và ở đó lại có một đối thủ đáng gờm là Sony.” Nhưng vẫn với thái độ khoác lác thường lệ của Microsoft, ông nói tiếp, “Nhưng chúng tôi cũng không bước vào thị trường này để chỉ theo đóm ăn tàn.”

Nhiều người không tin rằng chỉ riêng khả năng tài chính của Microsoft không thôi đủ để truất ngôi vua trờ chơi của Sony ở Nhật. p. J. McNealy, chuyên gia phân tích nghiên cứu cao cấp ở Gartner Research Group tại San Jose nói, “Người ngoài đánh bại được Sony là điều rất khó. Nên biết rằng người Nhật vẫn trung thành với Sony.”

Trận chiến này sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 11, khi cả Microsoft và Nintendo của Nhật – với hai nhân vật trò chơi nổi tiếng đối với trẻ em là mario và Pokemon trong các sản phẩm máy chơi game cầm tay Game boy – sẽ cùng phối hợp tung ra một loại mấy chơi video-game mới trên thị trường để thách thức Playstation 2, mới xuất hiện năm vừa rồi. Đẻ hai công ty có thể thu được lợi nhuận, họ phải làm sao bán được loại máy này càng sớm càng tốt, tức là bán chính trờ chơi này. Tính trung bình, mỗi chiếc máy bán ra sẽ bán được kèm thêm 16 trò chơi với giá 30 đôla mỗi trò. Những nhà sản xuất máy chơi game sẽ sản xuất riêng một số trò chơi của chính công ty họ, như trò Halo của Microsoft số một câu chuyện khao học giả tưởng trong đó lính thủy quân lục chiến đánh nhau với người ngoài hành tinh. Nhưng đại đa số các trờ chơi đều của những nhà phát hành độc lập đã ký hợp đồng tác quyền với nhà sản xuất phần cứng.

Để hiểu rõ các nguy cơ của Microsoft, chúng ta phải biết rằng tình hình tài chính được tổng kết vào tháng 3 năm 1999, Play station và phần mềm kèm theo chiếm 40% trong số 2,8 tỉ đôla lợi nhuận từ hoạt động của Sony. Tổ chức Research Arcadia Investment, trụ sở đặt tại Mỹ, đánh giá rằng, công chúng thị trường Mỹ, Âu châu và Nhật Bản, doanh số bác các phần cứng và phần mềm trò chơi trong năm vừa qua là 13,6 tỉ đôla đồng thời tổ chức này còn tiến đoán rằng con số này sẽ tăng thêm 20% trong năm nay.

Các “game thủ” đang chờ xem Microsoft sẽ “tốn” thêm bao nhiêu trong số tiền đặt vào Xbox. Chiếc máy chơi game này có một bộ vi xử lý tốc độ cao do nVidia thiết kế và có sẵn một ổ cứng cùng với một cổng kết nối Internet tốc độ cao. Trong cuộc thăm dờ ở triển lãm tại Los Angeles, nơi Xbox được giới thiệu, hình ảnh trên tròn chơi gây ấn tượng tốt nơi người xem. McNealy nói, “Halo trông thật là tuyệt vời.”

Nhưng không phải ai cũng nhiệt tình với cách chơi trò chơi này. Microsoft thừa nhận rằng đây là yếu tố then chốt quyết định số phận của Xbox. Một số người cho rằng trò chơi này khá rối rắm và hầu như không có gì cải tiến đáng kể so với những trò khác đang có. Grant Shreve, 18 tuổi, nói, “Chúng tôi hơi thất vọng.”

Một số trờ chơi trình diễn ở Los Angeles như Halo và Dead or Alive 3 với các nhân vật chính là những chiến sĩ hành động – sẽ được bán ở cả Nhật và Mỹ. Nhưng hầu hết những trờ chơi trên Xbox bán tại thị trường Nhật được làm ra riêng cho thị trường này, hoặc do chính công ty Microsoft hoặc do các nhà sản xuất trò chơi ở Nhật, kể cả Sega và Konami. Những trò chơi này sẽ phải gây ấn tượng với giới chơi game ở Nhật nếu như Microsoft muốn giành được cảm tình của giới trẻ giàu có ở các đô thị như Sony đã có.

Về cơ bản, Microsoft hầu như không có tiếng tăm gì trên thị trường trờ chơi ở Nhật, nơi trước nay vẫn là vương quốc của những máy chơi game. ở Hoa Kỳ và Âu châu, máy tính cá nhân được dùng phổ biến để chơi game. Điều này tạo cho Microsoft một lợi thế vì các nhà sản xuất trò chơi cho máy tính cá nhân, kể cả công ty khổng lồ Electronic Arts, dễ dàng thay đổi cho phù hợp với các chuẩn của Xbox, rất giống với máy tính cá nhân. Nhưng ở Nhật thì lại không có tác dụng gì vì ở đây những nhà sản xuất trờ chơi trước nay là những người thường viết chương trình trò chơi trực tiếp cho các máy chơi game.

Lisa Spicer, một chuyên gia phân tích cao cấp trong ngành công nghiệp trò chơi của ING Barings Securities ở Tokyo nó, “Sự ủng hộ của các nhóm độc lập từ thị trường Nhật có tầm quan trọng rất to lớn đối với Microsoft.” Microsoft càng hợp tác được với nhiều công ty Nhật trong việc thiết kế Xbox chừng nào, học càng có nhiều cơ hội chiến thắng.

Có một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Microsoft đang thực sự nghiêm túc muốn tiến vào thị trường Nhật. Đó là việc Chủ tịch công ty, Bill Gates, đích thân đọc diễn văn ở Hội chợ trờ chơi Tokyo vào tháng 3. Cũng nên nhắc lại rằng Microsoft dự định chi 100 triệu đôla cho việc tiếp thị ở Nhật. Thế mà tại cuộc triển lãm ở Los Angesles, Gates lại không có mặt. Một dấu hiệu khác là việc Microsoft ký hợp đồng với Toshiyuki Miyata, một công ty có bề dày lịch sử 50 năm trong lĩnh vực thiết kế trờ chơi, đã từng thiết kế trò chơi cho loại máy chơi game Playstation, để thuê công ty này đứng đầu nhóm Xbox ở Nhật gồm hơn 70 người. Và Xbox sẽ được giới thiệu ở Nhật trước Âu châu. Theo kế hoạch thì mãi đến tháng 3 năm sau Xbox mới có mặt trên thị trường Âu châu.

Cho dù hết sức tập trung vào thị trường Nhật, Microsoft cho biết họ không chủ trương tung Xbox ra những thị trường tiêu thụ máy chơi game hấp dẫn khác như Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc trước năm 2002. Cả Microsoft và Sony đều tránh thị trường Trung Quốc. Sony cho biết rằng họ làm thế một phần vì Trung Quốc xưa nay nổi tiếng về việc làm giải và sao chép.

Cuộc chiến này sẽ gay cấn thật sự vào năm 2002, khi các loại máy chơi game cho phép các “game thủ” tranh tài với nhau qua mạng Internet. Microsoft cho rằng điều này là yếu tố đặc biệt của Xbox để thu hút các cao thủ chơi game tuổi từ 16 đến 26.

Sony cũng dự định cung cấp dịch vụ chơi game trực tuyến trên Playstation 2, nhưng họ chủ trương biến Playstation thành một loại hình giải trí gia đình đa diện qua web. Vào ngày 15 tháng 5, Sony và American Online công bố thành lập một liên minh chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ nhắn tin, e-mail và các dịch vụ khác của AOL qua Playstation 2. Sony cũng đã liên kết với RealNetwork để phần mềm này có thêm khả năng nhận hình ảnh và âm thanh qua Internet, với mục đích phổ biến các trò chơi điệu tử, tạo sự dễ dàng truy cập qua Playstation 2.

Những kế hoạch trực tuyến này không có gì là chắc chắn cả. Sega đã từng thất bại khi tung ra Dreamcast, và tuyên bố chấm dứt dự án cho dù sự phát triển của băng thông và nối kết Internet tốc độ cao, đã làm cho việc chơi game qua mạng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Kế hoạch của Sony biến Playstation 2 thành một trung tâm giải trí gia đình đa năng đòi hỏi người chơi phải mua thêm một số thiết bị ngoại vi đắt tiền khác như ổ đĩa cứng; do đó, một số chuyên gia phân tích không tin tưởng mấy về thành công của nó.

Nước cờ tiên của Sony đã đưa Microsoft vào một cuộc chiến quyết liệt mà theo các chuyên gia thì tiền chưa phải là vũ khí tối tượng. Jay Detibaugh, nhà phân tích về trờ chơi video của Credit-Suisse First Boston có trụ sở tại Tokyo, cho rằng, “Dù Microsoft có thân bại danh liệt ở đây, họ cũng sẽ đánh một đòn nặng nề vào Nintendo và Sony. Microsoft không thua trận dễ dàng và nó có một tiềm năng tài chính dồi dào. Nó có thể làm cho giá phần cứng hạ xuống và gây sức ép lên các nhà sản xuất trước nay vẫn làm mưa làm gió trên thị trường Nhật.”

Như vậy kết cuộc sẽ ra sao? CQng theo các nhà phân tích thì cuộc chiến quyết liệt này sẽ dẫn đến hiện trạng là các máy chơi game ngày càng tốt hơn, từ đó sẽ thuyết phục được các gia đình bỏ tiền ra mua nhiều loại máy chơi game khác nhau. Và khi việc chơi game trực tuyến phát triển, doanh số bán của game cũng sẽ tăng lên. McNealy ở công ty Gartner tin rằng sẽ có đủ thị phần cho cả ba loại máy – Xbox, Playstation 2 và loại máy mới của Nintendo là GameCube.

Hiện thực

Ngày 15 tháng 11 năm 2001, Microsoft Corp. huy động hết công suất bộ máy quảng cáo của mình để giới thiệu máy chơi game Xbox được chờ đợi từ bấy lâu nay. Có lẽ đây là thời điểm cạnh tranh dữ dội nhất của thị trường máy chơi game từ nhiều năm nay.

Trong khuôn viên của cửa hàng Toys R Us’ ở Quảng trường Times Square tại New York, chủ tịch công ty Bill Gates hết lời giới thiệu Xbox, coi nó là máy chơi game tốt nhất từ trước đến nay. Khi Gates bước vào, trong phòng đã đầy nghẹt người đứng xếp hàng, có người đứng cả đêm, để được mua những chiếc máy Xbox đầu tiên trong số 1.000 chiếc được chở đến cửa hàng. Gates nói: “Với Xbox, chúng tôi mang đến cho người chơi game những gì họ muốn”.

Jimmy Keethe, một khách hàng nhỏ tuổi ở Clifford, N.J., nhận xét về trò chơi NFL Fever 2002 trên Xbox: “Các đồ họa thật tuyệt vời. Thậm chí tôi thấy cả những giọt mồ hôi trên mặt các cầu thủ”. Hiện nay trên Xbox có 15 trò chơi khác nhau và Gates hứa hẹn rằng đến mùa nghỉ giáng sinh năm 2001 sẽ có thêm 15 trờ chơi nữa. Ông ta hoàn toàn tin rằng nhu cầu về loại máy này sẽ rất lớn. Gates phát biểu: “Đêm nay chúng tôi đã mang đến đây rất nhiều máy Xbox và có lẽ chỉ có đêm nay mới đủ máy để bán cho tất cả mọi người”.

Microsoft tin rằng đến cuối năm 2001, họ sẽ bán được 1,5 triệu máy, Gates nói: “Chúng tôi tin rằng số máy sản xuất ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua”.

Xbox trị giá 299 đôla và là loại máy duy nhất hiện nay có một ổ cứng gắn trong và đầu kết nối Internet tốc độ cao, được tung ra cùng lúc vào ngày 15 tháng 11 năm 2001 ở 10.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

P.J. McNealy, chuyên gia phân tích kỳ cựu của Gartner G2 nhận xét: “Họ làm mọi cách để giới thiệu sản phẩm này”.

Ông ta nhận xét thêm rằng qua cách quảng cáo và bao bì sản phẩm, Microsoft đã vượt xa các đối thủ cạnh tranh.

Xbox sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm như GameCube của hãng Nintendo, giá 199 đôla, được tung ra vào ngày 18 tháng 11 năm 2001. Cả hai cùng tấn công cộng đồng loạt vào thị trường máy chơi game trị giá 20 tỉ đôla, trước nay vẫn do Playstation 2 của hãng Sony thống trị.

Tuy nhiên, McNealy nói rằng sự hâm mộ đối với Xbox và GameCube sẽ không bằng như năm vừa rồi khi Sony giới thiệu PlayStation2. Sau cùng Sony chỉ có được phân nửa số hàng đã hứa với những đại lý bán lẻ và làm thất vọng vô số người hâm mộ, đồng thời mất uy tín với các công ty bán lẻ.

Trong tình hình an ninh căng thẳng ở khu Manhanttan sau sự kiện 11 tháng 9, Microsoft phải cam đoan với chính quyền New York về việc giữa trật tự ở các cửa hàng. Microsoft cũng thừa biết rằng chính quyền New York cũng muốn tận dụng cơ hội này để quảng cáo cho thành phố nhằm thu hút khách du lịch đến đây. Microsoft đã chở đến đây 5.000 máy và yêu cầu các cửa hàng mở cửa suốt đêm để bán cho đến chiếc máy cuối cùng.

Liên Đoàn Đô Vật Thế Giới (Worldwide Wrestling Federation), có văn phòng đối diện với Toys R Us, sẽ tổ chức một buổi liên hoan từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối để người chơi game có thể thử ngay chiếc máy mới mua. Đích thân Bill Gates có mặt trong buổi liên hoan này và cùng tham gia trờ chơi với vận động viên đô vật nổi tiếng Duane “The Rock” Johnson.

Tuy nhiên có một số cửa hàng như Video Game & Music Exchange ở Columbus, Ohio, không được nhận một máy nào để bấn. ông chủ cửa hàng, Chad Boyles, đã nhận 200 đơn đặt hàng của khách như đến giờ chót Microsoft thông báo rằng họ sẽ không chuyển máy cho ông này. ông ta tức giận nói: “ít nhất thì năm trước Playstation cũng thông báo cho tôi sớm là không có hàng. Cách xử sự của Microsoft thật là kỳ quái”.

PHẦN MỀM OFFICE XP – NIỀM HY VỌNG MỚI CỦA MICROSOFT

Hôm thứ năm 31 tháng 5, công ty Microsoft tung ra phiên bản mới nhất của bộ phần mềm Office, một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất và là con gà đẻ trứng vàng của người khổng lồ trong ngành công nghệ phần mềm. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nó vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cập nhật của người dùng.

Phần mềm cập nhật này mang tên XP (viết tắt của từ Experience) hiện đang có bán tại 15 quốc gia với giá 239 đôla nếu muốn cập nhật trên cơ sở những phiên bản trước đó, còn những người chưa dùng Office lần nào và muốn cài trọn vẹn phải trả đến 479 đôla. Nhưng Microsoft không tiết lộ số bản phần mềm sẽ được tung ra và cũng không cho biết số tiền sẽ chi để quảng cáo Office XP. Họ đặt hết niềm tin vào sản phẩm này.

Các sản phẩm Office chiếm gần 30% doanh thu của Microsoft cho nên Rob Enderle, một nhà nghiên cứu ở Giga Information Systems, chuyên theo dõi công ty Microsoft cho rằng, “Nếu Office XP không bán được thì Microsoft sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.”

Sự thành công của Office XP có  tầm quan trọng rất lớn đến sự nghiệp của Microsoft vì nó là tiền thân cho chiến lược .NET sau này của công ty. Microsoft đã tích hợp nhiều chức năng vào cho sản phẩm Office XP như cửa sổ làm việc với Internet, chuẩn bị phối hợp hoạt động với .NET và đẩy mạnh việc sử dụng Internet.

Chiếc lược này, hiện nay vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu, nhằm tìm kiếm khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ thương mại điện tử đến việc lên lịch hẹn với bác sĩ, thông qua một hệ thống lấy Internet làm cơ sở được thiết kế để chạy trên bất cứ thiết bị máy tính nào. Chủ tịch Bill Gates của công ty Microsoft đã nói rằng ông ta đánh cuộc tương lai của công ty vào sự thành công của .NET.

Trong một bài diễn văn đọc tại Sảnh đường Hammerstein ở New York hôm thứ năm, Gates ra sức chào mời khách hàng những đặc tính mới, tiết kiệm thời gian của Office như SharePoint cho phép nhân viên trong một công ty chia sẻ nội dung trên một định dạng web, bảng công cụ cho phép truy cập lại những văn bản đã dùng và smart tags – những phần văn bản nổi xuất hiện phía trên một từ vừa mới đánh, cung cấp những khả năng chọn lựa khác nhau cho người dùng.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng những chức năng mới của Office XP chưa đủ để chiêu dụ thêm một lượng khách hàng mới ngay lập tức, đặc biệt là trong tình hình nhiều người vừa mới cập nhật phiên bản Office 2000.

Chuyên viên phân tích Jean Orr của công ty Capital Analists Blue stone nói, “Không có lý do nào để buộc người dùng phải nâng cấp, cho nên tôi tin rằng họ sẽ nâng cấp lên Office XP khi họ đã nâng cấp các hệ thống khác, thay vì họ mua ngay phần mềm Office XP về để cài đặt.”

Chuyên gia Enderle của công ty Giga Information còn nói thêm rằng một số khách hàng có thể chờ đến khi Microsoft tung ra sản phẩm Windows XP, phiên bản mới của hệ điều hành Microsoft, trước khi quyết định nâng cấp Office XP. ông ta cũng tiên đoán rằng, trong một thời gian ngắn, doanh số bán của Office XP sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi một chiến dịch quảng cáo mà ông ta cho rằng không đủ để quảng bá cho các tính năng mới của sản phẩm.

Ông ta nói, “Dường như nhu cầu về sản phẩm này không lớn, và những nhu cầu hiện có cũng phần nào bị ảnh hưởng do việc thay đổi giá cả.” Microsoft thừa nhận rằng hệ thống này sẽ buộc các doanh nghiệp phải tăng thêm 20% về giá nhưng họ cũng cho biết thêm rằng sẽ giảm giá phần mềm 30% nữa. Những hợp đồng bản quyền mới sẽ làm tăng doanh thu của Microsoft vì những hợp đồng bản quyền mới sẽ làm tăng doanh thu của Microsoft vì những hợp đồng bản quyền dài hạn sẽ giúp công ty có một nguồn thu đều đặn cho dù doanh số bán có thấp.

WINDOWS XP CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT CHO NGƯỜI DÙNG MÁY TÍNH?

Windows XP, sản phẩm của Microsoft nhằm kết hợp giữa người tiêu dùng và hệ thống điều hành doanh nghiệp được chờ đợi bấy lâu nay, cũng đã đến ngày ra mắt công cúng. Tuy nhiên, cũng phải đến cuối tháng 9/2001 sản phẩm Windows XP mới được tung ra thị trường và các bảng nâng cấp phải đến 25 tháng 10 mới được Microsoft bán ra. Nhưng để bảo đảm chắc chắn cho sự thành công của XP, Microsoft đã chuyển giao cho các nhà sản xuất để có thể kiểm tra lại một lần nữa phiên bản cuối cùng của sản phẩm này.

Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều điều phải bàn cãi. Liệu Windows XP có thể làm tăng doanh số bán máy tính cá nhân vốn đã trì trệ từ bấy lâu nay? Liệu những tính năng tích hợp của nó có loại bỏ được những phần mềm phụ thêm mà chúng ta thường phải cài đặt?

XP là một phiên bản Windows hoàn toàn mới đối với người tiêu dùng. Nó chứa phần cốt lõi chương trình 32-bit và hệ thống điều và hệ thống điều khiển của Windows NT và Windows 2000. Theo đúng truyền thống Microsoft là chỉ tung ra sản phẩm mới khi nào có ít nhất 20% tính năng vượt trội hơn sản phẩm cũ, Windows XP có hàng loạt các tính năng mới mà các phiên bản Windows trước đây không có được. Tuy nhiên Microsoft cũng hứa hẹn rằng Windows XP không bỏ qua các chương trình chạy trên DOS và các phiên bản Windows trước đây, thậm chí còn làm cho những chương trình này chạy tốt hơn.

Windows XP khác rất nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm của nó.

Giao diện của nó hoàn toàn khác với các phiên bản trước; nó cung cấp nhiều tính năng hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng những ứng dụng như chụp ảnh kỹ thuật số, âm thanh và hình ảnh kỹ thuật số, và nó được thiết kế để dễ dàng chấp nhận chế độ đa người dùng và sử dụng mạng. Có lẽ tin đáng mừng nhất là XP giống Windows NT/2000 hơn những phiên bản trước đây của Windows. Nói cách khác, XP nhanh hơn và đáng tin hơn nhiều so với Windows 98, 98 SE hoặc ME.

Lịch sử hai hệ điều hành

Cho đến bây giờ, Windows 95/98/ME và tất cả các sản phẩm trước đó đều dựa trên bộ mã cQ từ hệ điều hành DOS. Trước đây vài năm, một hệ điều hành mới được viết ra không dựa trên DOS và được gọi là Windows NT (NT thay cho New Technology). Đến năm vừa rồi, sản phẩm này được cập nhật và đặt lại tên là Windows 2000. Người ta luôn cho rằng cơ sở bộ mã NT sẽ dần dần thay thế hoàn toàn cho cơ sở bộ mã của 95/98/ME. Microsoft sẽ không còn phải hỗ trợ cho hai hệ điều hành và thị trường cũng sẽ trở nên ít rối rắm hơn.

Điều này chưa thể xảy ra vì NT là một sản phẩm còn thô thiển không có được những đặc tính thân thiện với người dùng cần phải có đối với thị trường máy tính cá nhân đại chúng. Nhưng Microsoft cũng không thể kéo dài tình trạng này mà không nghĩ đến việc hợp nhất hai hệ điều hành. Trong vài năm qua, công ty đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tập trung vào cải thiện giao diện người dùng. Kết quả là sự ra đời của một phiên bản Windows NT dễ sử dụng hơn, mang mật danh Whistler, sau đó được đặt lại tên là Windows XP.

Cũng như bao lần trước, Microsoft đã không tiếc tiền và cơ hội để làm rầm rộ về sự ra đời của Windows XP vào cuối tháng 10 năm nay. Microsoft và các công ty có liên quan sẽ chi ra khoảng 500 triệu để quảng cáo cho Windows XP cho nên vấn đề mà nhiều người băn khoăn hiện nay là liệu sản phẩm này có cần thiết không.

Câu trả lời đơn giản nhất và chính xác nhất là: tuỳ theo công việc và nhu cầu sử dụng Internet của người dùng. Như vậy, tạm thời có thể chia khách hàng của Windows XP làm ba nhóm: nhóm những công ty lớn, nhóm những công ty nhỏ và vừa và nhóm cá nhân.

Có hai phiên bản XP, một dành cho người tiêu dùng cá nhân (Home version) và một dành cho giới chuyên nghiệp (Protessional version). XP dành cho cá nhân có giá là 99 đôla đối với phiên bản nâng cấp (199 đôla đối với bản đầy đủ) còn XP Proíessional có giá 199 đôla nếu nâng cấp và 299 đôla cho bản đầy đủ.

Nhận ra thực trạng rằng hiện nay có những gia đình có nhiều máy tính, Microsoft đã lên kế hoạch bán giảm giá từ 8 đến 12 đôla cho những trường hợp nâng cấp phiên bản gia đình cho nhiều máy (chương trình này cũng áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc gia đình mua từ năm bản Windows XP trở lên). Đây là sự hỗ trợ Microsoft dành cho khách hàng vì tính năng Product Activation của Windows XP không cho phép dùng một đĩa cài nhiều máy.

Bản thân những công ty lớn có những khó khăn của riêng họ. Vì họ có hàng ngàn nhân viên làm việc ở các văn phòng trên khắp thế giới nên họ thường hay do dự khi thay đổi công nghệ mới. Khi quyết định nâng cấp lên một hệ điều hành mới, họ phải kiểm tra lại mọi ứng dụng đang có trong công ty để chắc chắn rằng các ứng dụng này có thể chạy được trên hệ điều hành này. Họ phải cân nhắc giữa lợi ích thu được so với tiền của đầu tư đổ ra.

Gartner Group cho rằng Windows 2000, được tung ra từ một năm rưỡi nay, cũng chẳng thu hút được bao nhiêu người dùng. Họ đề nghị rằng những công ty đã dự định nâng cấp lên Windows 2000 vào năm 2002 sẽ bỏ qua Windows 2000 và đi thẳng lên Windows XP. Đối với các công ty, giữa Windows 2000 và Windows XP không khác biệt nhau bao nhiêu. Suy cho cùng, XP dự trên những nền móng của Windows 2000 và có cùng những tính năng vững chắc quan trọng mà các doanh nghiệp cần.

Gartner cho biết những máy tính cá nhân mua vào cuối năm 1999 là những loại mấy tốt nhất để các doanh nghiệp nâng cấp lên Windows XP. Họ tính ra phải tốn từ 230 đôla đến 500 đôla để nâng cấp từ Windows 98 lên Windows XP, chưa tính chi phí cho phần cứng.

Các công ty nhỏ, do quy mô không lớn nên dễ dàng chuyển sang Windows XP, nhưng cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Nếu họ đã nâng cấp hoặc đang nâng cấp lên Windows 2000 thì không cần thiết phải sử dụng Windows XP.

Điều này cũng không có gì khó hiểu. Hãy xem xét các tính năng của Windows XP cần thiết cho hoạt động của các công ty như menu khởi động mới, giao diện trình duyệt web mới, hỗ trợ các dịch vụ tích hợp web và chức năng nhắn tin nhanh có sẵn.

Trong khi các dịch vụ tích hợp web là một trong những điều quan tâm nhất của Internet thì cơ sở hạ tầng chưa đủ rộng khắp để làm cho nó trở thành hiện thực. Cũng nên nhớ rằng các web site hiện nay đã có thể giao tiếp với nhau một cách tự động thay mặt người dùng. Những tính năng còn lại có lẽ chưa đủ sức thuyết phục người dùng chuyển sang XP.

Người tiêu dùng cá nhân là đối tượng của Microsoft. Họ là những người có khả năng mua máy tính mới vì hệ điều hành mới.

Mark Margevicius, chuyên gia của Gartner nói, “Đây là một động lực thúc đẩy người tiêu dùng. Microsoft rất muốn có nhiều khách hàng là công ty lớn nhưng rõ ràng Windows XP không nhằm đến đối tượng này.”

Ông ta cho rằng XP sẽ thay cho Windows Millenium Edition (ME), vốn hiện đang được cài đặt cho các máy tính bán cho người tiêu dùng các nhân hiện nay. Liệu những tính năng mới của XP có sức thuyết phục người tiêu dùng bỏ tiền nâng cấp từ Windows Me chỉ mới sử dụng khoảng 1 năm nay? Người tiêu dùng vẫn còn có thể chờ đợi, ít nhất cho đến khi Microsoft sửa chữa xong các lỗi kỹ thuật thường có ở những hệ điều hành.

Cho dù Microsoft đã hết sức cố gắng hoàn thiện XP, vẫn còn những chức năng khác chưa hoàn chỉnh. Bluetooth wireless networking và USB 2.0 support là hai phần chưa hoàn chỉnh nhất. Microsoft có kế hoạch cho tải các chức năng này từ trên mạng sau khi XP đã được tung ra. Windows Media Player 8, đích đến cuối cùng của hầu hết các chức năng âm thanh và hình ảnh trên XP, vẫn chưa cho phép mã hoá các tập tin MP3 nhưng người dùng có thể mua một thiết bị hỗ trợ của một công ty khác để sử dụng chức năng này. Tương tự như vậy, trình duyệt Internet Explorerô kèm theo không có Java Virtual Machine nhưng có cho phép người dùng thêm vào từ phần download miễn phí.

Trong quá khứ, chúng ta đã từng thấy người sử dụng xếp hàng dài trước các cửa hàng lúc nửa đêm Để chờ mua cho được đĩa đầu tiên của Windows.. CQng chưa biết được người ta có làm như thế với Windows XP không những rõ ràng Windows XP là thứ đáng để nôn nóng chờ đợi.

Như thường lệ, các doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi một cách chậm chạp trong việc chấp nhận XP – NT/2000 đã cho họ những tính năng cần thiết như sự ổn định và quản lý bộ nhớ tốt hơn – những theo khuyến cáo của Microsoft, người nào đang sử dụng Windows 98, 98 SE, hoặc ME sẽ được lợi lớn nếu nâng cấp lên Windows XP.

Điều lợi cho Microsoft khi tung ra Windows XP

Phiên bản mới nhất của hệ điều hành Windows sau cùng hợp nhất được hai cơ sở bộ mã phần mềm hiện do chính Microsoft tạo ra.

Đối với Microsoft, hỗ trợ hai hệ điều hành riêng biệt là điều hết sức tốn kém. Công ty phải có một bộ phận kỹ sư để viết bộ mã Windows NT, sau này sẽ thành Windows XP, và một bộ phận khác viết Windows 95/98/ME. Giờ đây Microsoft có thể hợp nhất được hai bộ phận này. về cơ bản, đây là ảnh hưởng quan trọng nhất của sự ra đời Windows XP, trước đây mang mật danh Whistler. Ngoài vấn đề này ra, Windows XP chỉ là một sản phẩm thay thế, không phải là bản nâng cấp phổ quát. Nó sẽ không bao giờ làm tăng doanh thu cho Microsoft ngay tức khắc như phiên bản tiền nhiệm Windows 95 với 40 triệu bản được bán ra trong thời gian ngắn.

Lời khuyên cho người dùng

Cho dù người dùng có thể mua một bản Windows XP riêng lẻ để cài trên các máy tính cũ nhưng đây là điều không nên làm. Chắc chắn rằng Microsoft không khuyến khích việc nâng cấp các hệ thống cũ. Windows XP được thiết kế để cài đặt trên máy tính mới có khả năng khai thác tối đa các tính năng của sản phẩm. Nhiều loại thiết bị ngoại vi khác như máy in hoặc scanner được cài từ trước trên Windows 95/98/ME có thể không được Windows XP hỗ trợ. Sẽ rất là mạo hiểm khi nâng cấp phần mềm mà không mua một máy tính có cài sẵn Windows XP. Điều này cũng tương tự như trường hợp của Windows 2000, do đó, doanh số bán của Windows XP chắc cũng không cao hơn Windows 2000 là bao nhiêu.

Lời khuyên cho nhà đầu tư

Jim Allchin, phó chủ tịch Microsoft trong buổi lễ giới thiệu Windows XP ngày 24-08-2001 tại Redmond, Washington.

Windows XP sẽ có ảnh hưởng rất ít đến điểm cốt yếu của Microsoft vì nó sẽ được đưa vào dòng sản phẩm hệ điều hành thay cho các phiên bản hiện thời Windows 95/98/ME và 2000. Nó có thể có ảnh hưởng xấu trong thời gian ngắn đối với các công ty sản xuầt máy tính, vì nó sẽ làm cho các công ty khác do dự trong việc mua máy mới cho đến khi họ có thể mua những máy có cài sẵn Windows XP. Nếu phải mua máy mới trước khi Windows XP ra đời, thì nên mua những máy có cài Windows 2000 vì đây chính là cơ sở bộ nguồn cho Windows XP. Đã qua rồi thời của các phiên bản 95/98/ME.

Công cụ đánh giá Windows XP

Ngày 5 tháng 9 năm 2001, Forbes.com, công ty hàng đầu về truyền thông trên Internet, đưa ra một công cụ giúp người dùng xác định xem việc nâng cấp lên Windows XP có giúp họ tiết kiệm được tiền bạc trong vòng hai năm sau khi chuyển đổi hay không.

Công cụ tính toán này, do Ajunto và Forbes.com thiết kế, bao gồm ba bước:

* Bước một: cho phép người dùng nhập thông tin về phần mềm và phần ứng đang được sử dụng trong công ty của họ.

* Bước hai: cho phép người dùng sửa đổi những điều giả định về chi phí nâng cấp (tức là chi phí mua máy tính mới, tăng bộ nhớ, hoặc chi phí cho chính hệ điều hành.

* Bước ba: cho phép người dùng xem lại kết quả tính toán, kể cả chi phí nâng cấp và các ích lợi về năng suất có thể thu được.

Người dùng có thể mô phỏng các tình huống nâng cấp khác nhau bằng cách thay đổi các số liệu về giá cả, hay số lượng, loại và khả năng sử dụng các máy tính phải nâng cấp. Kết quả có thể được in ra để tham khảo.

Paul Maidment, biên tập viên tờ Forbes nói, “Liệu có đáng phải bỏ ra hàng ngàn đôla để nâng cấp lên XP và mua tất cả những phần cứng cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế này? Đây là một câu hỏi đau đầu cho hàng năm ngàn giám đốc công ty lớn nhỏ khắp nơi. Công cụ tính toán của chúng tôi cho phép họ tìm ra nhanh chóng và dễ dàng câu trả lời chính xác cụ thể cho công ty của họ – một minh chứng hùng hồn về khả năng cung cấp giải pháp cho các lãnh đạo doanh nghiệp.”

Có thể truy cập công cụ tính toán này từ thanh công cụ ở bất kỳ trang web nào của Forbes.com hoặc theo địa chỉ http://www.forbes.com/xpcalc John Fisher, trưởng bộ phận kỹ thuật của Ạịunto cho biết, “Ngày nay, các tổ chức, công ty đang trăn trở về việc làm thế nào thu được ích lợi nhiều nhất từ số đầu tư vào công nghệ thông tin. Chúng tôi hy vọng rằng công cụ này sẽ giúp đỡ phần nào cho các công ty trong việc đưa ra các quyết định chính xác hơn.”

Ra mắt

Microsoft và các đồng minh đã tung ra một chiến dịch quảng cáo 250 triệu đôla cho sản phẩm này. Năm 1995, họ cũng đã chi ra 250 triệu đôla để quảng cáo cho Windows 95. Lần này quy mô của lễ ra mắt còn lớn hơn khi đích thân chủ tịch công ty Bill Gates có mặt tại lễ giới thiệu Windows XP ở New York, Tổng giám đốc điều hành Steve Ballmer sang Longdon và giám đốc tài chính John Connors xuất hiện tại San Francisco. Để cạnh tranh gợi những tính năng ưu việt của Windows XP, lần đầu tiên các cấp lãnh đạo này phân tích và thừa nhận những khuyết điểm của các phiên bản hệ điều hành Windows trước đây và hứa hẹn những điều tốt đẹp của Windows XP.

Connors phát biểu: “Từ thời Windows 95, chúng tôi đã liên tục nhận những thông tin phản hồi từ các chuyên viên tin học trên toàn thế giới.

Họ yêu cầu chúng tôi phải gia tăng sự ổn định và khả năng quản lý của hệ điều hành. Khi tung ra Windows XP, chúng tôi hoàn toàn tin rằng đây là hệ điều hành tốt nhất, nếu so sánh giữa giá cả và khả năng hoạt động của nó”.

Theo quảng cáo của Microsoft, Windows XP sẽ kết hợp được hệ nền của Windows Me và hệ thống quản lý doanh nghiệp của Windows 2000. Windows XP (viết tắt của eXPerience – kinh nghiệm) kết hợp các chức năng tốt nhất của cả hai hệ điều hành, hứa hẹn những chức năng như truyền thông kỹ thuật số, trờ chơi và hình ảnh, kèm theo sự ổn định.

Nếu tin vào Microsoft, thì Windows XP là hệ điều hành tốt nhất từ trước đến nay. Windows XP có những tính năng tiện ích cho người dùng, và sẽ là nền tảng cho những dịch vụ trên web để hỗ trợ cho toàn bộ nền công nghiệp máy tính.

Chuyên viên phân tích Bruce Kasrel của Forrester Research nói: “Mỗi hệ điều hành đều quan trọng đối với Microsoft vì nó sẽ là nền tảng để họ xây dựng các sản phẩm khác. Tuy nhiên Windows XP không phải là sự chuyển đổi lớn trong việc sử dụng máy tính cá nhân của người tiêu dùng. Suy cho cùng nó chỉ là sự phản ánh cách người tiêu dùng đã sử dụng máy tính và đưa nó đến với số đông”.

Đánh giá thị phần

Ngành công nghiệp máy tính cá nhân trông chờ cho Windows XP để thoát khởi sự trì trệ nhưng trong tình hình nước Mỹ và cả thế giới đang bị khủng khoảng kinh tế và căng thẳng vì nạn khủng bố như hiện nay thì Windows XP cũng không thể phát huy được hết những khả năng của nó. Chính bản thân các nhà lãnh đạo Microsoft cũng phải thừa nhận điều này. Trong buổi lễ công bố chính thức Windows XP, Giám đốc tài chính của m, Connors, cũng xác nhận rằng tình hình doanh số bán máy tính hiện nay không khả quan.

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Gartner Group, doanh số bán máy tính trên toàn thế giới sẽ giảm 13% trong quý tư 2001, so với thời điểm cách đây 1 năm. Theo ý kiến của Tom Bittman, chuyên viên phân tích của Gartner, thì trong quý hai 2001, lần đầu tiên trong lịch sử doanh số máy tính cá nhâ sút giảm và

Gartner dự báo rằng 2001 sẽ là năm suy thoái đầu tiên của thị trường máy tính cá nhân.

Theo số thống kê của Gartner Dataquest, chỉ trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2001, doanh số bán của máy tính cá nhân đã giảm 11,3%. Để giải thích hiện tượng này, chúng ta có thể nhìn nhận các lý do sau:

– Các khách hàng doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm sau khi đã quá tốn kém trong việc giải quyết sự cố năm 2000.

– Những sự hào nhoáng và viễn cảnh Internet đã qua, để lại cho các công ty này hàng núi thiết bị máy tính và phần mềm công nghệ cao.

– Người tiêu dùng cá nhân không muốn chi thêm tiền vì lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ kéo dài.

Tinh hình này quả là khó khăn của Microsoft vì doanh thu của nó liên hệ chặt chẽ đến doanh số bán của máy tính cá nhân.

Tuy nhiên, Microsoft vẫn tỏ ra lạc quan. Connors phát biểu: “Các bạn đã nghe nhiều người nói rằng ngành công nghiệp máy tính đã chết. Đây là điều hoàn toàn sai sự thật. Ngành công nghệ máy tính đang phải đối đầu với tốc độ tăng trưởng nhưng những khả năng diệu kỳ của máy tính cá nhân vẫn còn và sẽ phát triển trong tương lai không xa”.

Jim Allchin, phó chủ tịch phụ trách nhóm phát triển hệ nền của Microsoft cho biết: “Tôi rất lạc quan nhưng cũng phải nói rằng tình hình kinh tế thế giới hiện nay gây cho chúng tôi không ít khó khăn. Nhưng tôi hoàn toàn tin vào sự thành công của Windows XP”.

Phát biểu trong buổi lễ ra mặt Windows XP ở Luân Đôn, Steve Ballmer, tổng giám đốc Microsoft, cho biết rằng ông ta hoàn toàn tin tưởng vào nhu cầu của người tiêu dùng đối với Windows XP”.

Phát biểu trong buổi lễ ra mắt Windows XP ở Luân Đôn, Steve Ballmer, tổng giám đốc Microsoft, cho biết rằng ông ta hoàn toàn tin tưởng vào nhu cầu của người tiêu dùng đối với Windows XP.

Microsoft cho biết họ đã nhận được khoảng 100.000 đơn đặt hàng từ nước Anh và ngay trong ngày đầu Windows XP được tung ra, các đại lý cung cấp cho biết doanh số bán vượt quá dự tính của họ.

Tiny Computers, một trong những công ty bán máy tính cá nhân được phép cài đặt Windows XP trước khi sản phẩm này được chính thức tung ra thị trường, cho biết rằng kể từ ngày 1 đến ngày 25 tháng 10, họ đã bán 1.0 máy tính mỗi ngày có cài đặt hệ điều hành Windows XP.

Chris Langley, tổng giám đốc Dixons, nhà cung cấp Windows XP ở Anh, thông báo rằng họ đã bán 20.0 máy thông qua mạng lưới 320 cửa hàng và tin rằng sẽ còn bán được một số lớn Windows XP nữa.

PC World, công ty bán lẻ dưới quyền quản lý của Dixons, mở thêm ba cửa hàng ở Luân Đôn và hai cửa hàng ở Tây Ban Nha vào ngày hôm 25 tháng 10. Tuy nhiên, Simon Turner, giám đốc PC World cho biết ông ta tin rằng doanh số bán Windows XP sẽ tăng nhưng lưu ý là sẽ chậm lại vào thời điểm giáng sinh.

Theo dự kiến của các chuyên gia, phải mất ít nhất là 3 năm Windows XP mới trở thành hệ điều hành chính của máy tính toàn thế giới. Công ty International Data Corp. ước tính rằng có khoảng 60 triệu máy tính đang cài Windows NT/2000 có thể nâng cấp lên Windows XP. Tuy nhiên những dạng người dùng chuyên nghiệp này thường có khuynh hướng nâng cấp cẩn thận và chậm chạp. Ngoài ra, còn có khoảng 180 triệu người đang cài Windows 95/98/ME có thể thay toàn bộ máy tính để chuyển sang dùng Windows XP.

Windows XP không phải là Windows 95

Các nhà phân tích và quan sát đều nhất trí rằng Windows XP là một sản phẩm tốt nhưng họ cho rằng không có lý do gì để người tiêu dùng phải bỏ ra 199 đôla phiên bản đầy đủ và 99 để nâng cấp phiên bản Windows mà họ đang dùng.

Matt Rosoff, chuyên viên phân tích của Directions, một công ty tư vấn ở Washington, nhận xét về Windows XP và các sản phẩm của Microsoft: “Tuy rằng nó không phải là sản phẩm thành công như Windows 95 nhưng nó sẽ tốt hơn Windows Me và có thể tốt hơn cả Windows 2000”.

Về phía các doanh nghiệp, phản ứng của họ cũng trái ngược nhau.

Rất nhiều công ty đang trong quá trình nâng cấp lên Windows 2000, sản phẩm này được tung ra mới một năm rưỡi trước đây. Một số chuyên gia cho rằng phiên bản chuyên nghiệp của Windows XP không đủ sức thuyết phục khách hàng, đặc biệt là với tính bảo thủ của các công ty.

Tạp chí chuyên đề tin học lnfoWorld đã tiến hành thử nghiệm và thấy rằng Windows XP chậm hơn Windows 2000 trong việc xử lý các khối lượng dữ liệu lớn. Họ kết luận “Những doanh nghiệp nào muốn nâng cấp lên Windows XP thì nên mua máy tính mới. Như vậy việc xử lý chậm chạp sẽ ít thấy rõ hơn”.

Tuy nhiên một số khác lại cho rằng Windows XP đã sửa chữa được những lỗi kỹ thuật của Windows 2000 đồng thời cung cấp thêm những chức năng mới như xử lý kỹ thuật từ xa, hỗ trợ các mạng vô tuyến và gửi tin nhanh bằng hình ảnh.

John McKenna, tổng giám đốc Siemens Business Systems, công ty hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cài đặt và sử dụng Windows XP cho rằng những doanh nghiệp lớn có thể cắt giảm 15% chi phí kỹ thuật nếu họ cài đặt Windows XP, so với 10% khi cài đặt Windows 2000.

McKenna nói: “Điều này thoạt nghe có vẻ không đúng như thậm chí trong thời kinh tế khủng hoảng, các công ty vẫn có khuynh hướng chuyển sang dùng hệ nền mới vì nó sẽ làm giảm chi phí đang kể cho các công ty lớn”.

Có cần nâng cấp không?

Nhiều người cho rằng Windows XP quá khắt khe với người tiêu dùng. Những người chỉ trích cho rằng Windows XP ép buộc người tiêu dùng phải sử dụng những dịch vụ của Microsoft vào tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty trong những lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và gửi tin nhanh.

Windows XP có một chương trình digital media player cạnh tranh với các phần mềm của RealNetworks Inc.

Chức năng Windows Mesenger bắt chước theo dịch vụ tin nhanh của APL Time Warner Inc. và Yahoo! Inc. Nó có một tường lửa cài sẵn để ngăn chặn hacker-tin buồn cho những công ty cung cấp dịch vụ bảo mật máy tính.

Microsoft trả lời rằng khách hàng có thể tuỳ ý không sử dụng các dịch vụ phần mềm phụ thêm này.

“Microsoft sẽ không thể vượt qua được sự suy thoái kinh tể và thực trạng bão hòa của thị trường” – Charles Smulders, Gartner

Allchin nói: “XP chạy tốt các chương trình của AOL, Real, Yahoo IM, Netscape. Và nếu họ muốn dùng sản phẩm nào Windows XP cũng hỗ trợ được. Nếu bạn không muốn dùng công nghệ truyền thông, tính năng liên lạc theo thời gian thực hay Passport của chúng tôi thì tùy ý bạn.” Những người chủ trương bảo mật thông tin cá nhân như Electronic Privacy Intormation Center (EPIC) cũng lên tiếng phản đối một số chức năng của Windows XP mà họ cho là không an toàn cho người dùng.

Những lời phàn nàn tập trung chủ yếu vào Passport, một dịch vụ xác nhận trực tuyến hỗ trợ cho việc truy cập web và mua sắm nhờ dùng một mật khẩu duy nhất để truy cập các web site và dịch vụ khác nhau. Microsoft hy vọng sẽ biến Passport thành một loại ví tiền điện tử lưu trữ các số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác.

Nhìn chung giới chuyên môn không đồng ý việc Microsoft quá tích cực trong việc kết hợp Passport quá nhiều vào Windows XP. Họ dẫn chứng rằng khi cài đặt Windows XP đã có đến 9 lần nhắc người dùng đăng ký sử dụng Passport.

Dự báo doanh số bán XP

2001: 5.38 triệu

2002: 56.87 triệu

2003: 109.36 triệu

2004: 163.58 triệu

2005: 184.04 triệu

Giống như nâng cấp Tivi màu

Người sử dụng cũng không thích Windows XP ở một điểm nữa là thủ tục “xác nhận” đòi hỏi họ phải cung cấp cho Microsoft một mã số qua Internet hoặc điện thoại để xác nhận rằng phiên bản Windows đang dùng là có bản quyền hoặc bảo đảm rằng họ không dùng để cài cho máy tính thứ hai.

Rob Enderle, chuyên viên phân tích của Giga Intormation Group phát biểu: “Thủ tục xác nhận này làm nhiều người bực mình. Và cứ bị nhắc đăng ký sử dụng Passport nhiều lần cũng làm người sử dụng bực bội. Giống như các loại thư quảng cáo vớ vẩn vậy”.

Nhưng người tiêu dùng sẽ ít có khả năng làm lớn chuyện về việc các phần mềm tích hợp khác trong nhất của công ty từ trước đến nay. Giới chuyên môn có phản ứng trái ngược nhau về sản phẩm này. Một số tin rằng Windows XP sẽ mang lại sức sống mới cho ngành công nghiệp máy tính đã trì trệ từ mấy năm nay. số khác lại coi rằng đây là nỗ lực của Microsoft nhằm chiếm lĩnh vực độc quyền thị trường Internet. Đặc biệt có một số chuyên gia cho rằng sản phẩm này sẽ không thành công. 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.