Tốc Độ Tư Duy

Chương XV: BIG WINS REQUIRE BIG RISKS Có Gan Làm Giàu!



Các công ty cần phải chấp nhận rủi ro lớn nếu không muốn bị đào thải. Giữa các dự án thiết kế máy bay và các dự án nghiên cứu AND có gì giống nhau? Cả hai đều cần phải chấp nhận rủi ro để thành công và cần có một luồng lưu chuyển thông tin kỹ thuật số hoàn chỉnh để thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Cả hai ngành công nghiệp đều đời hỏi những điều tốt nhất trong việc quản trị tri thức và kỹ thuật sản xuất hiện đại.

“Nếu bạn muốn xem xét những gì mình đang làm để đánh cuộc vào tương lai của công ty, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện điều này. Và tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ làm được.”

T. WILSON
Tổng Giám Đốc Boeing, 1972 – 1988

Để có thể thống trị thị trường bạn cần phải có cái mà tác giả chuyên viết về thương mại kiêm chuyên gia tư vấn kinh doanh Jim Collins gọi là “những mục tiêu to lớn, táo bạo”. Bạn không thể chỉ nhìn vào quá khứ hoặc hiện tại của thị trường. Bạn cũng phải nhìn xem thị trường sẽ đi về đâu, nó sẽ biến đổi như thế nào trong những hoàn cảnh cụ thể, và định hướng cho công ty của bạn theo những dự báo tốt nhất mà bạn có được. Để thắng lớn, có đôi khi phải chấp nhận rủi ro lớn.

Một sự đánh cược lớn có nghĩa là thất bại lớn hoặc thành công lớn. Tôi đã kể cho các bạn nghe những thất bại của Microsoft trong chương 11 và những bài học từ thất bại đã giúp chúng tôi thay đổi sản phẩm và chiến lược như thế nào. Ngày nay, nhờ những bài học muộn màng đó, có thể nói rằng thành công hiện nay của Microsoft đã được định trước. Tuy nhiên, ở thời điểm chúng tôi đánh cuộc lớn nhất – kể cả khi thành lập Microsoft, công ty phần mềm máy tính cá nhân đầu tiên – mọi người đều chế nhạo chúng tôi. Nhiều công ty công nghiệp hàng đầu không dám chuyển sang công nghệ mới vì sợ mất đi những thành công trong công nghệ hiện thời của họ. Họ đã học một bài học đáng giá. Nếu bạn không dám chuyển sang công nghệ mới vì sợ mất đi những thành công trong công nghệ hiện thời của họ. Họ đã học một bài học đáng giá. Nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro sớm, về sau bạn sẽ tụt hậu trên thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn đặt cược lớn, thì chỉ cần một phần nhỏ trong đó thành công cũng đủ bảo đảm cho tương lai của bạn.

Những mục tiêu táo bạo hiện thời của Microsoft bao gồm việc tăng khả năng làm việc của máy tính cá nhân vượt lên tất cả những hệ thống hiện có, biến máy tính thành một công cụ “biết nhìn, nghe, đọc và học hỏi”, đồng thời tạo ra những phần mềm hỗ trợ những thiết bị cá nhân mới của bạn. Những sáng kiến này là sự trả lời của Microsoft trước sự thúc bách của kỹ thuật số, trong đó mọi thiết bị sẽ dùng công nghệ kỹ thuật số và phối hợp được với nhau. Không ai biết những dự án này có thành công hay không. Chỉ có một điều chắc chắn: Chúng tôi phải chấp nhận rủi ro để có một tương lai bền vững.

Chấp nhận rủi ro là điều bình thường trong ngành công nghệ mới phát triển. Công nghiệp máy tính hiện này nếu xét về mặt thời gian, cũng còn là một ngành non trẻ như xe hơi những năm 1910 hay máy bay những năm 1930. Những ngành công nghiệp này đã phải trải qua những thay đổi kinh doanh và kỹ thuật tận gốc rễ thậm chí có khi hỗn loạn mới có được sự trưởng thành ngày nay. Và ngành công nghiệp máy tính cũng đang ở vào giai đoạn tương tự. Cụm từ ngành công nghiệp trưởng thành (mature industry) ý nói rằng mức độ rủi ro ít hơn, nhưng trong những ngành công nghiệp phát triển, khi mọi công ty đều ngang hàng nhau ở hầu hết các lĩnh vực, thì sự chấp nhận rủi ro là để công nghệ thông tin có thể làm thay đổi mọi quy tắc kinh doanh là cách tốt nhất để có được những thành công vượt bậc về sản phẩm cũng như thị trường. Nhân tố khác biệt cơ bản trong cạnh tranh sẽ làm cách thức các công ty áp dụng phong cách làm việc với web.

ĐÁNH CUỘC VÀO CÔNG TY SAU MỖI HAI MƯƠI NĂM

Ảnh

Là một trong những công ty sản xuất lớn nhất thế giới, Boeing có phong cách làm việc truyền thống là đánh cuộc tương lai của công ty vào những sản phẩm hàng không tiên tiến sau mỗi 20 năm. Trong thập niên 1930, Boeing đầu tư vào một loại máy bay ném bom mới, về sau trở thành loại B-17 vang danh trong Thế chiến thứ hai. Vào những năm 1950, Boeing lại lao vào thử nghiệm chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên ở Hoa Kỳ, chiếc 707, và năm 1968 Boeing sản xuất chiếc máy bay chở khách khổng lồ đầu tiên, chiếc 747, mà không cần đơn đặt hàng nào để có thể tính đến việc huề vốn. Nếu như một trong những dự án kể trên thất bại, Boeing chắc hẳn đã phá sản.

Đến những năm 1990, thử thách kế tiếp cho toàn sự nghiệp của Boeing là thế hệ máy bay chở khách kế tiếp, chiếc 777. Đây là chiếc máy bay đầu tiên thiết kế hoàn toàn bằng kỹ thuật số, và là sản phẩm đầu tiên của Boeing sử dụng công nghệ bay vô tuyến, với hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, loại bỏ tất cả những đường cáp nặng nề của hệ thống cơ khí. Và nó cũng là chiếc máy bay Boeing đầu tiên được chế tạo với sự hợp tác của những công ty cung ứng quốc tế, tạo nên nhu cầu hợp tác kỹ thuật số. Nhu cầu này lớn đến nỗi Boeing phải thiết lập một đường cáp quang riêng xuyên Thái Bình Dương, nối với Nhật Bản để truyền tải thông tin. Vấn đề kỹ thuật quy mô lớn này đòi hỏi phải có đủ bản lĩnh để đi tiên phong, chấp nhận rủi ro lớn, nhưng đồng thời cũng hứa hẹn thành công vĩ đại.

Thiết kế tự động hóa thay vì phung phí tự động hóa


Có hai sự kiện đã thuyết phục công ty Boeing rằng họ cần phải tiến vào lĩnh vực kỹ thuật số. Cả hai sự kiện này điều xảy ra khi Phil Condit, hiện giờ là tổng giám đốc Boeing, đang quản lý dự án 757 giữa thập niên 1980. Sự kiện thứ nhất là yêu cầu về vốn cho một cỗ máy khổng lồ, để tự động làm ra các miếng chèn (shim). Các miếng chèn là những tấm kim loại nhỏ được chêm vào giữa các linh kiện để ráp chặt hơn. cỗ máy này có thể làm ra hàng loạt những miếng chèn như thế rất nhanh, ông ta từ chối yêu cầu này vì coi đó là một “sự phung phí tự động hóa.” ông ta hỏi liệu có thể nào Boeing thiết kế được các loại máy bay với linh kiện khớp chặt nhau không cần miếng chèn không?

Sự kiện thứ hai xảy ra cũng gần như cùng lúc. Boeing lúc đó đang sử dụng thiết kế kỹ thuật số cho các dự án nhỏ. Trong số đó, có một dự án dùng thiết bị điều số để bẻ các ông nước bằng titanium thành những hình dạng nhất định theo mẫu thiết kế kỹ thuật số. Những ống đầu tiên làm ra phải làm lại vì không phù hợp với mô hình. Tuy nhiên vài ngày sau, có người chỉ cho Condit một chỗ sai trên mô hình. Khi sửa lại mô hình xong, các đường ống khớp vừa chặt. Rõ ràng hệ thống kỹ thuật số đã đúng và chính mô hình sai. Khi những linh kiện thiết kế bằng kỹ thuật số được dùng để kiểm tra độ chính xác của các mô hình thay vì làm ngược lại, Boeing biết rằng cần phải có một phương pháp mới.

Những mục tiêu chính của dự án là giảm mức độ sai sót, công việc phải làm lại và thay đổi xuống còn 50%. Chiếc 777 thành công vang dội. Mô hình kỹ thuật số đã phát hiện hơn 10.000 điểm trở ngại, do các linh kiện không khớp nhau. Từ đó, các nhà thiết kế có thể sửa chữa trước khi đưa vào sản xuất. Không có mô hình thiết kế kỹ thuật số, không thể phát hiện những sai sót này trước khi chiếc máy bay được đưa vào sản xuất. Đến cuối dự án 747, mỗi ngày Boeing phải chi 5 triệu đôla cho công tác thiết kế, chủ yếu là để thiết kế lại. Những chỉ phí này không hề có trong dự án 777. Khi chiếc Boeing 777 được chế tạo, các máy ngắm laser cho thấy một cánh máy nằm thẳng hàng trong khi cánh bên kia lệch 2 phần ngàn của một inch (1 inch = 2,54cm) và với chiều dài 209 bộ (1 bộ = 0,3048m) thân máy bay chỉ lệch có từ 3 đến 8 phần ngàn của một inch. Sự lắp ráp chính xác đến mức độ đó đã làm tăng mức độ khí động lực, hiệu quả sử dụng nhiên liệu, và bớt đi công tác thiết kế lại trong thời gian lắp ráp.

Việc sử dụng thông tin kỹ thuật số ở Boeing không chỉ được mở rộn đến công việc thiết kế và sản xuất máy bay mà còn đến cả việc cài đặt các hệ thống máy bay. Trong một nhà máy, các hệ thống thực tế ào cho công nhân nhìn thấy những phương diện, đường nước chạy trong thân máy bay như thế nào. Boeing tin rằng những hệ thống kỹ thuật số đầu – cuối sẽ giảm chi phí sản xuất máy bay từ 30% đến 40%, một con số cần thiết trong cuộc cạnh tranh dữ dội trên thị trường sản xuất máy bay thương mại.

Luồng thông tin kỹ thuật số đã làm thay đổi cách thức hợp tác giữa Boeing và các nhà cung cấp Nhật Bản, những người thiết kế thân máy bay và các loại linh kiện khác. Không có công cụ kỹ thuật số, Boeing hẳn đã phải tạo ra tất cả những thiết kế này ở Seattle và gửi bản sao mô hình đến Nhật. Khi đó Boeing sẽ phải chờ lúc hàng đã được làm xong và giao lại mới biết là mẫu thiết kế có bị lỗi hay không. Nhờ công cụ kỹ thuật số

Boeing tạo các thiết kế ảo và gửi đến Nhật, ở đó sẽ có những kỹ sư địa phương thực hiện phần thiết kế chi tiết. Các nhà thiết kế Nhật sẽ nhanh chóng thảo luận với nhà sản xuất về những trở ngại khi sản xuất các linh kiện này và thông báo cho Boeing rất sớm. Sự hợp tác qua phương thức điện tử định nghĩa lại vai trò của các đối tác và sắp xếp hợp lý quy trình làm việc giữa các bên có liên quan.

Nhưng dù việc sử dụng các quy trình kỹ thuật số tỏ ra vô cùng hiệu quả trong thiết kết mẫu máy bay 777, khâu thiết kế vẫn chỉ chiếm có 20% công việc thật sự khi sản xuất một máy bay hiện đại. Việc sử dụng thông tin kỹ thuật số của Boeing chỉ là sự khởi đầu. Bước kế tiếp của Boeing là xử lý 80% công việc còn lại – những quy trình sản xuất có từ khi sản xuất máy bay ném bom B-17. Hệ thống sản xuất này bao gồm ít nhất 1.000 hệ thống máy tính thiết kế riêng, liên hệ chặt chẽ với nhau – có cái đã có từ năm 1959 – mà nói theo cách của các quan chức Boeing và “viết bằng mọi ngôn ngữ lập trình có thể có”. Sự kém hiệu quả của hệ thống này sẽ gây nhiều sai sót trong sản xuất các linh kiện.

Khi nhu cầu về loại máy bay nổi tiếng nhất của Boeing, chiếc 737, tăng lên trong năm 1997 – 98 hệ thống sản xuất bị tắc nghẽn do quá tải. Sự việc còn tồi tệ hơn khi Boeing phải lao vào một cuộc chiến giá cả với đối thủ cạnh tranh Airbus trong lĩnh vực thương mại. Do vậy Boeing vừa phải tái thiết các quy trình sản xuất vừa phải nghĩa cách hạ chi phí sản xuất. Khách hàng của ngành hàng không chỉ thuần túy quan tâm đến khía cạnh kinh tế. Họ chỉ chú trọng đến chi phí bảo trì và nhiên liệu của động cơ, do vậy họ chỉ cần biết hãng nào cung cấp máy bay với các chi phí này thấp hơn. Nếu bạn làm được, bạn sẽ có những đơn đặt hàng lớn, còn nếu không thì xin mời đi chỗ khác.

Boeing phải giải quyết một vấn đề khó khăn là thiết kế các loại máy bay ngày càng tốt hơn trong khi phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có những quy trình mới và cách sử dụng thông tin kỹ thuật số mới, áp dụng lối làm việc với web từ đầu đến cuối quy trình.

Việc thiết kế một chiếc máy bay hoặc một con tàu vũ trụ mới là một công việc phối hợp khổng lồ. Mỗi chiếc là một cấu trúc phức hợp riêng phải thiết kế. Sau đó các hệ thống như hệ thống đảy, hệ thống thủy lực, liên lạc hàng không, điện, điều hòa nhiệt độ và hàng loạt hệ thống khác được thêm vào. vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là diện tích sử dụng: hệ thống nào sẽ được ưu tiên lắp đặt trong điều kiện không gian nhỏ hẹp. Công cụ kỹ thuật số cho phép kỹ sư của Boeing có thể xem được từ những ngữ đơn giản như liệu bộ phận thiết kế điện và thủy lực có thể cho đường dây đi qua cùng một lỗ đến những thứ phức tạp như việc thiết kế tổng quát của một trạm vũ trụ quốc tế mới, một điều mà không thể nhìn thấy trên thực tiễn trước khi xây dựng xong. Công cụ kỹ thuật số cho phép giải quyết những vấn đề đa dạng, đa góc như việc xác định ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao hay quá thấp đến cấu trúc, nhờ việc phối hợp hoạt động của nhiều chuyên gia, mỗi người hiểu rõ công việc của mình nhưng không nhất thiết phải hiểu rõ việc của người khác. Công việc phối hợp này vô cùng phức tạp. Nó không đơn giản như việc ấn một cái nút hay thiết kế một mẫu máy bay lớn. Công cụ kỹ thuật số cho phép các kỹ sư nhận ra những mâu thuẫn và có thể đi vào thảo luận ngay những vấn đề thích hợp.

Một công cụ kỹ thuật số mới sẽ điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất của Boeing, từ khâu nhận nguyên liệu, thiết kế linh kiện, xác định đặc điểm máy bay, và sản xuất linh kiện đến khâu điều khiển cấu hình và lắp ráp. Hệ thống mới, hiện có 25.0 nhân viên sử dụng, cung cấp một nguồn dữ liệu sản xuất duy nhất cho 13 hệ thống độc lập. Hệ thống này được thiết kế để cho toàn bộ 100.0 nhân viên sản xuất sử dụng.

Điều đặc biệt trong những nỗ lực của Boeing là mức độ tích hợp dữ liệu từ đầu đến cuối, bao gồm cả việc tích hợp với các đối tác và quy mô kỹ thuật số hóa toàn bộ quy trình tư duy và sản xuất. Công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống đặt hàng linh kiện trên web lớn nhất thế giới và đang sử dụng công cụ kỹ thuật số để phối hợp các nhóm làm việc ảo như đã từng làm với Lockheed Martin trong việc chế tạo phi cơ chiến đấu F-22. với tất cả những điều đó, Boeing tin rằng những nỗ lực của họ sẽ làm giảm từ 30% đến 40% chi phí sản xuất.

Máy tính cá nhân nối mạng là cơ sở trung tâm trong kế hoạch của Boeing nhằm tạo luồng thông tin kỹ thuật số trong cả công ty. Khi chiếc 777 được thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm thiết kế trên máy tính CATIA, tám máy tính lớn ở khu vực Puget Sound và một số máy khác ở Nhật, Canada và vài nơi khác ở Mỹ hỗ trợ 10.000 trạm làm việc đặc biệt của các kỹ sư thiết kế, sản xuất để định dạng và sản xuất máy bay. Công nghệ được áp dụng trong tương lai gần sẽ cho phép truy cập dữ liệu từ mọi nơi thông qua một máy tính cá nhân. Thậm chí khách hàng cũng có thể truy cập một số dữ liệu, nhận một đĩa CD chứa dữ liệu về các linh kiện và hệ thống cho chiếc máy bay họ mua.

Tổng Giám Đốc Phil Condit đưa ra một yêu cầu cứng rắn đối với các nhà sản xuất về thời điểm và phương thức tiến hành kỹ thuật số hóa: Nếu các ông tiến hành kỹ thuật số hóa, các ông phải tiến hành toàn bộ. Nếu muốn duy trì hệ thống giấy tờ cũ kết hợp với kỹ thuật số, mọi việc sẽ không có hiệu quả gì hết, mọi người không bị bắt buộc dùng hệ thống mới và theo thói quen họ vẫn sẽ dùng hệ thống cũ.

Một phần quan trọng trong việc tiến lên là phải có niềm tin, và một phần quan trọng trong niềm tin này là niềm tin của những người thiết kế hệ thống mới, nhưng “các ông phải quyết định cứng rắn và bắt buộc mọi người phải đi theo”.

THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU TÌM PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ UNG THƯ

Khi thông tin kỹ thuật số tạo nên cuộc sống mới cho những ngành công nghiệp hiện thời, nó cũng đã tạo ra những ngành công nghiệp mới.

Một ví dụ điển hình là lĩnh vực nghiên cứu gien đầy rủi ro. Các công ty phải chi những số tiền khổng lồ mà không hề có gì bảo đảm là sẽ thành công. Trong lĩnh vực nghiên cứu thuần túy như nghiên cứu gien, luồng thông tin kỹ thuật số có thể tăng gấp đôi tốc độ nghiên cứu và tăng khả năng thành công. Nghiên cứu gen tập trung vào AND, một phần tử phức tạp vẫn được coi là nền tảng của cuộc sống. Các gen trong AND điều khiển mọi quy trình sống của tế bào, như đồng hóa các chất dinh dưỡng và hô hấp tế bào hoặc xây dựng cấu trúc vật chất của tế bào. Thông qua một quy trình gọi là giải mã, các gen sẽ quy định loại và số lượng các protein được tạo ra: các protein thực hiện các quy trình hóa học trong tế bào. Nếu AND bị phá hủy hoặc đột biến, nó có thể đưa ra những chỉ dẫn sai, tạo ra số lượng sai hoặc thay đổi hình dạng có loại protein và làm mất cân bằng các phản ứng hóa học. Tế bào sẽ bị hư hại và toàn bộ cơ thể sẽ mắc bệnh hoặc tử vong.

Nghiên cứu gien, cũng như khoa học nói chung, đạt được những sự tiến bộ nhờ một loạt những kết nối không ngờ trước. Các nhà khoa học càng có nhiều thông tin về công việc của những nhà khoa học khác họ càng có thể lấp đầy khoảng trống kiến thức và kết nối được các dữ liệu rời rạc. Các nhà khoa học là những người đầu tiên sử dụng Internet một cách tích cực để chia sẻ thông tin từ cách đây hai thập kỷ. Và những nhà di truyền học ngày nay đang sử dụng những hiệu quả hợp tác đặc biệt của Internet trong công việc.

Cường độ của sự hợp tác kỹ thuật số này thật là phi thường. Các nhà khoa học liên tục trao đổi ý kiến với nhau và phê bình nhận xét của nhau qua e- mail. Internet giúp họ tìm ra những tài liệu khoa học thích hợp ngày càng có nhiều hơn. Họ có thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh và bắt kịp những thành tựu mới nhất. Khi ICOS, một công ty công nghệ sinh học mà tôi có chân trong hội đồng quản trị, công bố những nghiên cứu mới trên Internet, có nhanh chóng thu hút sự chú ý của một nhà khoa học đang nghiên cứu về sự thoái hóa xương và một người khác đang nghiên cứu về khả năng mang thai của phụ nữ cho đến ngày sinh. Khi tôi đến ICOS, các nhà khoa học này đang thảo luận về sự hợp tác của họ với một nhà khoa học khác ở New York, một người khác ở st. Louis, và cả một người khác nữa ở Anh. Trong một công ty công nghệ sinh học, công cụ hợp tác cải thiện sự trao đổi thông tin giữa những nhà nghiên cứu về AND, tổng hợp AND và các nhà hóa học. Họ cần phải phối hợp nhau để tìm ra những gien mới và các hợp chất mới có thể phản ứng với những sản phẩm của gien để tạo ra các loại thuốc mới tốt hơn. Các nhà di truyền học nào giỏi về cách ly các gien mới hoặc nhận dạng được gien đột biến thường lại không phải là những người giỏi về nhận biết chức năng gien. Cả hai loại năng lực này cần phải kết hợp lại để phát triển các loại thuốc mới tốt hơn. Các nhà di truyền học nào giỏi về cách ly các gien mới hoặc nhận dạng được gien đột biến thường lại không phải là những người giỏi về nhận biết chức năng gien. Cả hai loại năng lực này cần phải kết hợp lại để phát triển các loại thuốc tốt hơn và công cụ kỹ thuật số sẽ giúp cho họ làm được điều này. Công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các nhà khoa học trong giai đoạn nghiên cứu và hỗ trợ các nhà khoa học trong công việc phân tích. Các nhà hóa học có thể so sánh trên sơ đồ cấc cấu trúc hóa học của những loại thuốc đang thực hiện với những hợp chất hóa học hiện có để phỏng đoán hoạt tính hóa học của thuốc mới. Một hợp chất có cấu trúc tương tự với một loại thuốc có tác dụng độc đã được biết sẽ nhanh chóng bị loại khỏi danh mục nghiên cứu.

Một trong những mối liên kết thú vị nhất đã từng diễn ra trong quy trình nghiên cứu của ICOS là nhận xét phóng đại về một loại gien có tên Atr cho rằng có thể đóng góp một vài trờ quan trọng trong nhiều loại ung thư.

ICOS cố gắng tìm cách làm cho những tế bào ung thư nhạy cảm hơn với tia X để có thể dùng tia X trong điều trị ung thư. Tia X sẽ gây hại cho tế bào vì nó phá vỡ AND. Các loại protein mã hóa rằng Atr là một phần của cơ chế tế bào nhận biết được khi AND bị phá hủy và bắt đầu sửa chữa. Nếu ICOS có thể ức chế Atr trong các khối u, nó có thể làm chậm lại cơ chế tái lập và làm cho các khối u dễ bị tia X tiêu diệt hơn.

Khi ICOS bắt đầu dự án này, người ta biết rất ít về cơ chế tái tạo của AND trong tế bào con người. Nhưng người ta đã biết gien làm cho tế bào lên men gặp khó khăn khi sửa chữa các thành phần AND bị phóng xạ phá hủy. ICOS và đối tác của mình ở Anh sử dụng một cơ chế tinh vi để truy tìm và phân tích một trong những cơ sở dữ liệu về AND trên Internet để tìm gien người có tính chất tương tự, Atr, trên chromosome ba của 23 chromosome con người.

Trong khi đó, Viện Vollum của Trung Tâm Y Học Oregon ở Portland đã tìm ra một phần chromosome con người có chứa nhiều gen. Phần chromosome này có thể ngăn không cho các tế bào gốc, undifferentiated, gọi là tế bào cơ sở – stem cell – trở thành tế bào cơ bắp. Các nhà khoa học thu hẹp phạm vi của gien phản ứng với chromosome và truy cập vào Internet, tìm thấy dữ liệu nghiên cứu của ICOS. Hai tổ chức liền phối hợp nhau, phát hiện ra rằng Atr chính là gien có thể làm cho tế bào tiếp tục sinh sản như những tế bào nhỏ. Họ đi đến kết luận là việc sản xuất Atr quá nhiều có thể tạo ra hoặc góp phần phát triển nhiều loại bệnh ung thư.

Internet đóng vai trò trung gian quan trọng trong cuộc nghiên cứu khoa học này mà không có phương tiện nào thay thế nó được. Không có web, các nhà nghiên cứu AND có thể sẽ phải mất nhiều năm mới liên lạc được với nhau. Trong quá khứ, sự liên lạc này chỉ phần nhiều dựa vào may mắn. Internet đã tạo ra một diễn đàn quốc tế cho các nhà khoa học cùng nhau tham gia làm việc. ICOS đang tìm một gen “giữ cửa” có thể làm cho một tế bào với AND bị vỡ có thể tự sửa chữa trước khi tái tạo. Khi hợp tác với viện Collum, họ nhận được một bất ngờ thú vị. Việc ngăn ngừa Atr có thể mang đến ích lợi lớn hơn là làm yếu các khối u – nó có thể làm cho các tế bào khối u trở lại bình thường.

Hiện nay cũng chưa thể nói được hoạt động của Atr có dẫn đến việc tạo ra một chất chống ung thư hay không. ICOS đã tạo được gien Atr và lọc sạch nó, nhưng hiện giờ họ còn đang phải tìm một chất ngăn ngừa Atr hiệu quả. Chất này sẽ là tác nhân chống ung thư thật sự. Cũng giống như trong câu chuyện cổ tích, đã tìm được chiếc giày, giờ chỉ còn tìm ra người đi vừa chiếc giày sẽ là nàng Lọ Lem thật sự.

THIẾT LẬP HAY GIẢI THỂ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Việc biết được dự án nào không được thực hiện có thể dẫn đến thành lập hay loại bỏ một công ty công nghệ sinh học. Thông tin kỹ thuật số góp phần tiết kiệm các khoản chi khổng lồ cho những dự án nghiên cứu không cần thiết, vì mỗi bước tiếp theo nghiên cứu và sản xuất đều tốn kém hơn các phần trước. Những hệ thống kỹ thuật số cho phép một công ty công nghệ sinh học thử nghiệm nhiều lần hơn, điều đó có nghĩa là cơ hội thành công cao hơn. Khi những nhà khoa học có thể trao đổi thông tin với nhau nhiều hơn về những vấn đề như độc tố vốn có của các hợp chất, mức độ thành công của mỗi lần thử nghiệm cũng cao hơn. Những công ty công nghệ sinh học cần phải cải tiến chất lượng của những dự án đang tiến hành. Nếu dự án nào không có hiệu quả thì phải loại bỏ ngay để dành chỗ cho dự án khác. Công cụ thông tin có thể giảm đáng kể tỷ lệ những việc bắt đầu có trục trặc và cải thiện hiệu quả trong việc sàng lọc, gia tăng số lượng thuốc có thể phát triển được.

Khi ngày càng có nhiều nhà khoa học, bắt đầu sử dụng e-mail và Internet, biên giới giữa nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thương mại sẽ không còn nữa. Công cụ điện tử sẽ góp phần quản lý thử nghiệm lâm sàng, đảy mạnh tốc độ tìm kiếm bằng phát minh, và tự động hóa hầu hết các quy trình ghi chép do FDA (Food and Drug Administration – Cơ quan Quản lý Lương thực và Dược phẩm) yêu cầu. Các công ty đã bắt đầu gửi hồ sơ kỹ thuật số đến FDA. Đã có hai trường hợp các công ty gửi hẳn một mấy tính đến để FDA có thể xem xét toàn bộ dữ liệu và báo cáo – cũng hơi cực đoan nhưng vẫn còn tốt hơn là hàng núi giấy tờ. Người ta có thể nộp hồ sơ kỹ thuật số bằng đĩa mềm, CD, băng từ kỹ thuật số, điều này tuy vẫn còn chưa bắt buộc những có thể đến năm 2003 nó sẽ hoàn toàn thay thế cho giấy tờ. Một mạng nội bộ mở rộng do công ty dược phẩm thiết lập dành cho các nhà nghiên cứu của nó và FDA, tận dụng ưu thế của e-mail, hội nghị viễn đàm (videoconterencing) và thảo luận trực tuyến, sẽ cải thiện sự tương tác và tốc độ xem xét.

Các công cụ kỹ thuật số mang đến những cải tiến theo cấp số nhân trong cuộc chiến chống ung thư vì nó giúp xác định được những gien chức năng có nguy cơ mắc bệnh. Chỉ trong 10 năm, từ 1993 đến 2003, nhưng nhà nghiên cứu được hỗ trợ bằng kỹ thuật số sẽ nhận dạng được hậu hết, nếu không muốn nói là tất cả, trong số 100.000 đến 150.000 gien người. Công cụ kỹ thuật số cũng giúp các nhà khoa học tìm ra những hợp chất có phẩn ứng hóa học với các gien đặc biệt và phân loại những hợp chất này theo từng nhóm có lợi và có hại, thu hẹp phạm vi tìm kiểm một phương thuốc chữa bệnh ung thư. Vào năm 2003, một công ty dược phẩm lớn sẽ có khả năng lọc được 50.000 hợp chất mỗi ngày, so với 50.000 mỗi tháng năm 1998 và 50.000 mỗi năm vào năm 1993.

Thông tin có trên Internet, cùng với những công cụ thông tin rẻ tiền, cho phép các công ty công nghệ sinh học nhỏ, non trẻ cạnh tranh ngang hàng với những công ty lớn hơn. Một công ty sinh học nhỏ mới thành lập không thể tồn tại nếu không có công nghệ máy tính rẻ tiền. Đồng thời, luồng thông tin kỹ thuật số cho phép các công ty lớn hơn huy động nguồn lực của mình trên toàn thế giới. Công ty nhỏ có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ trong khi những công ty khổng lồ kềnh càng cũng có thể hoạt động nhanh nhẹn như một công ty nhỏ.

Công nghệ thông tin trong khoa học đang giúp các nhà khoa học sử dụng đến khả năng tư duy của mình. Trước kia, các nhà khoa học, cũng như các dạng lao động tri thức khác, phải bỏ nhiều thì giờ thu thập dữ liệu, và chỉ còn lại rất ít thời gian phân tích các dữ liệu này. Nhưng công cụ tốt hơn cho phép các nhà khoa học áp dụng sức mạnh trí tuệ của họ vào những vấn đề khó khăn hơn thay vì thu thập và kiểm tra dữ liệu. Bạn thử nghĩ xem như vậy sự tiến bộ sẽ tăng lên bao nhiêu lần. Như việc truy tìm chất Atr đã minh chứng, phong cách làm việc với web đã tạo điều kiện phát triển những hình thức và quan hệ nghiên cứu mới. Việc so sánh chuỗi AND trên giấy tờ là không thể thực hiện được, nhưng lại rất dễ dàng thực hiện trên máy tính.

Vì bản chất của nhân viên công ty và bản chất công việc, các công ty công nghệ sinh học là những ví dụ điển hình về phương thức làm việc với web. Và vì hầu hết các công ty sinh học còn rất mới, họ phải khởi sự từ con số không với những công cụ kỹ thuật số. Nếu bạn có hỏi một nhân viên nào xem có điều gì mới trong phương thức làm việc của họ, hẳn họ sẽ nhún vai và nói rằng không có gì lạ, chỉ dùng máy tính cá nhân, mạng cục bộ và Internet. Họ coi những công cụ kỹ thuật số là điều hiển nhiên, không có gì phải thắc mắc.

TÌM MỘT TIẾNG NÓI CHUNG CHO CÔNG VIỆC TRÍ ÓC

Thoạt nhìn, những công ty sản xuất máy bay có vẻ như không có gì giống với các công nghệ sinh học. Tuy vậy, ở mức độ cơ bản, cả hai ngành công nghệ này đều có những quy trình vật chất phức tạp – sản xuất máy bay và sàng lọc, sản xuất các chất hóa học – đòi hỏi việc sử dụng thông tin kỹ thuật số để sắp xếp hợp lý các quy trình doanh nghiệp. Cả hai ngành công nghiệp đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng tập trung vào sự an toàn trước mặt và lâu dài. Nhà sản xuất máy bay và những công ty dược phẩm lớn sử dụng thương mại điện tử để tạo quan hệ gần gũi hơn với các đối tác và nhà cung cấp ở mọi miền địa lý khác nhau.

Và trong thời đại kỹ thuật số, khi công việc thông tin là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, ngày càng có nhiều sự tương đồng ở mức độ sâu hơn. Cốt lõi của cả hai loại hình kinh doanh này là trí tuệ. Đối với Boeing, thử thách trí tuệ của họ là những điều như thiết kế một cánh máy bay sao cho độ nâng đạt tối đa, độ kéo lê đạt tối thiểu và rẻ tiền. Công ty đang tạo ra những cỗ mấy khổng lồ, tinh vi có chứa hàng trăm linh kiện khớp nhau một cách chặt chẽ. Đối với một công ty công nghệ sinh học, thử thách trí tuệ của nó là tạo ra một hợp chất nhằm vào những trường hợp rối loạn cụ thể, thường là do gien, mà không tạo ra tác dụng phụ. Công ty đang tạo ra những thành phần chất hóa học cực nhỏ có thể khớp chính xác với hàng trăm chất hóa học khác hiện đang hoạt động để tạo nên cơ chế sinh học của cơ thể người.

Những công việc trí tuệ này đòi hỏi sự hợp tác của mọi người trong công ty và của các đối tác bên ngoài công ty. Quảng trị tri thức đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Vì bản chất tự nhiên của những ngành công nghiệp này, những công ty tham gia vào ngành này phải chấp nhận rủi ro lớn. Một chiếc máy bay thành công có thể bảo đảm tương lai công ty trong nhiều năm – chiếc 747 đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của nó vào năm 1998. Một loại thuốc thành công có thể mang đến lợi nhuận khổng lồ cho một công ty dược phẩm và tài trợ cho những công trình nghiên cứu khác. Boeing chi ra 1 tỉ đôla cho chiếc 747 mà không hề có bảo đảm nào là sẽ thu được lợi. Một công ty công nghệ sinh học có thể dễ dàng bỏ ra 250 triệu đến 350 triệu trước khi có được một sản phẩm trên thị trường.

Trong nhiều ngành công nghệ, việc sử dụng hiệu quả thông tin kỹ thuật số có thể là cách duy nhất để một công ty có thể vượt trên đối thủ cạnh tranh. Trong những doanh nghiệp công nghệ cao, thông tin kỹ thuật số là cách duy nhất để tạo ra những thành tựu vượt bậc. Để xác định và giải quyết các vấn đề tri thức trước đây không làm được, phải chấp nhận rủi ro để thành công – và một hệ thống thần kinh kỹ thuật số sẽ tăng tối đa cơ hội thành công. Nói một cách tổng quát hơn, cách thức những công ty này kết hợp công cụ kỹ thuật số là khuôn mẫu điển hình cho việc mọi công ty lớn nhỏ sử dụng phương thức làm việc với web để quản lý công việc của họ trong tương lai. Những công ty này đang đánh đổi thông tin để lấy thời gian – và rủi ro.

Bài học kinh doanh


  • Để thành công lớn thì đôi khi phải chấp nhận rủi ro lớn.
  • Những rủi ro được thông tin kỹ thuật số khắc phục có thể là cách tốt nhất để tạo ra những đột phá về sản phẩm và thị trường.
  • Trong sản xuất, bạn đừng đổi thông tin để thực hiện kiểm kê.
  • Trong những ngành công nghiệp có liên quan đến sở hữu trí tuệ thì bạn chấp nhận rủi ro để lấy thông tin.

Chẩn đoán hệ thần kinh kỹ thuật số của bạn


  • Bạn có thực hiện kỹ thuật số toàn diện hay chỉ một phần? Bạn có thể kế nối bằng kỹ thuật số việc quản lý tri thức, hoạt động kinh doanh, và hệ thống thương mại để tạo ra một môi trường kỹ thuật số hoàn hảo không?
  • Hệ thống kỹ thuật số của bạn có cho phép bạn kiểm tra sản phẩm ở bất kỳ nơi đâu thích hợp mà vẫn giữ quyền giám sát và kiểm soát không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.