Tốc Độ Tư Duy

Chương XXI: WHEN REFLEX IS A MATTER 0F LIFE AND DEATH Khi Phản Xạ Là vấn Đề sống Còn



Các ví dụ từ ngành quân sự (Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ) chứng minh rằng phản xạ là một vấn đề sống còn của công ty. Các hệ thống kỹ thuật số thay đổi bản chất của chiến tranh và tốc độ huấn luyện, cũng như cải tiến cách thức tiến hành các công việc thường lệ nhằm hỗ trợ cho bộ máy chiến tranh. Những bài học này cũng có thể áp dụng vào kinh doanh.

“Chiến tranh là cái mà trong đó sự quan tâm cao nhất là tốc độ”.

TÔN TỬ BINH PHÁP

Khi cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 đã đi qua, người ta chỉ còn nhớ rằng đó là một thắng lợi của công nghệ. Tên lửa hành trình đã bay sát một địa hình dài hàng trăm dặm và tấn công vào các mục tiêu đã phòng thủ vững chắc. Những máy bay tàng hình tránh rada đã thả những quả bom thông minh xuống các trung tâm thông tin liên lạc và cầu đường. Suốt 38 ngày không tập của chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, quân đội Mỹ và đồng minh đã kiểm soát được bầu trời. Không lực đồng minh tiến hành 2.500 trận không kích mỗi ngày với số thiệt hại tối thiểu, và họ đã thiết lập được cột mốc vững chắc tấn công ở mặt đất đẩy lùi đối phương để kết thúc chiến tranh chỉ sau 100 giờ giao tranh ở mặt đất.

Các máy bay chiến đấu kỹ thuật cao của cuộc chiến vùng Vịnh dẫu sao cũng có sự hỗ trợ cho các phi vụ kỹ thuật thấp, ở vinh Ba Tư, lệnh tác chiến được viết lên bảng thế hệ cũ giống như mọi cuộc không chiến trong quá khứ. Chỉ huy các phi đội phải dùng tay dờ xem những phi công nào đã thực hiện các phi vụ nào và ai sẵn sàng bay chuyến tiếp theo. Các phi công phải trực tiếp gặp chỉ huy để nhận lệnh bay, đường bay tốt nhất vào và ra, vị trí đống quân của địch, khả năng bị tên lửa đất đối không, súng phòng không và các bất trắc khác. Sau đó họ cần tối thiểu là 3 giờ nhưng thường là 7-8 giờ để lập kế hoạch phi vụ. Họ sẽ kiểm tra các bản đồ có liên quan trong tủ hồ sơ, sao chụp lại các bản đồ này và liên kết chúng lại với nhau. Sau đó họ sẽ suy ra các khoảng cách bằng thước đo góc, vẽ lộ trình bay và đánh dấu mức độ nguy hiểm bằng bút chì màu, nghiên cứu hình ảnh, chuyển biến các tin mật lên bản đồ và tính toán mức độ của chướng ngại vật.

Chỉ khi hoàn thành công việc hành chính này thì các phi công mới bắt đầu thực hiện các phi vụ nguy hiểm.

Lập kế hoạch bay bằng tay có thể gây ra lỗi định vị cách xa mục tiêu 1-2 dặm, một lỗi rất lớn về khoảng cách nếu bạn muốn định vị một mục tiêu cách biệt không có nhiều cột mốc xung quanh. Và nếu có thông tin tình báo mới, toàn bộ kế hoạch bay phải bị hủy bỏ và cả quy trình phải bắt đầu lại từ đầu. Mỗi đơn vị khoảng 24 máy bay có một máy vi tính để hỗ trợ các phi công điều khiển tự động một vài khâu trong việc lập trình bay, nhưng các máy vi tính này chỉ hỗ trợ được cho một phi công trong một thời gian nhất định và rất khó sử dụng, thường hay trục trặc và gây khó khăn trong việc hỗ trợ chuyến bay.

Sau cuộc chiến vùng Vịnh, không lực Hoa Kỳ, cũng như tất cả các quân chủng khác đã tổ chức một cuộc họp rút kinh nghiệm. Việc đầu tiên trong những việc phải làm để điều khiển một cuộc không chiến cường độ cao trong tương ai là phương thức lập kế hoạch bay tốt hơn để hỗ trợ các phi công đi vào đường bay nguy hiểm. Trong khi một vài nhân viên tại ngũ của không quân muốn trao đổi nhu cầu này với các hệ máy tính truyền thống của quân sự, các thành viên của Quân Lực Dự Bị và binh đoàn Không Lực Quốc Gia vốn đã có kinh nghiệm trong dân sự cho rằng, “Chúng ta phải làm điều này trên máy tính cá nhân”.

Binh đoàn dự bị nhờ một số công ty phần mềm thương mại cũng như viện công nghệ Georgia mà những nhà nghiên cứu của họ đã có kinh nghiệm với các mẫu toán và các nguồn dữ liệu địa lý để có được một hệ thống vẽ bản đồ tinh vi. Kết quả là

Tầm nhìn Diều Hâu, một hệ thống lập kế hoạch phi vụ dựa trên máy vi tính cá nhân được thiết lập trong 18 tháng, tốn khoảng 2,5 triệu đôla. Tầm Nhìn Diều Hâu rút ngắn quá trình lập kế hoạch phi vụ bằng tay cho một lần xuất kích từ 7 giờ xuống còn không đầy 20 phút. Nó gia tăng độ chính xác của việc lập kế hoạch qua việc sử dụng dữ liệu chính xác và các công cụ vẽ bản đồ trên không. Đồng thời do nó rẻ tiền và dễ sử dụng nên lực lượng không quân đã thiết lập hệ thống này trên toàn thế giới.

Tầm nhìn Diều Hâu trở nên phổ biến đối với các phi công và họ yêu cầu có thêm chức khả năng phụ. Yêu cầu của họ đã gợi ý cho lực lượng không quân bắt đầu một chương trình gọi là Lính Ảo để mang công nghệ thông tin đến với tất cả các bước điều phối máy bay và phi công, từ việc lập bản thời gian, truyền thông tin tình báo, đến họp phổ biến. Dịch vụ này nhanh chóng thiết lập được hệ thống xếp thời gian thông minh theo dõi các phi vụ, mức đào tạo, tình trạng sẵn sàng và thông tin đặc biệt như việc liệu một viên phi công có cần tham gia một phi vụ bay đêm để thỏa mãn các yêu cầu đào tạo hay không. Một viên chỉ huy có thể nhanh chóng tìm ra các ứng viên cho các phi vụ sắp đến, và các phi công có thể nhanh chóng tìm ra các ứng viên cho các phi vụ sắp đến, và các phi công có thể quay số kết nối với các máy tính cài sẵn để xem khi nào đến lượt họ bay. Một hệ thống thẩm tra dựa trên cơ sở máy vi tính cá nhân giúp cho các phi đội tái tạo lại các phi vụ để cải thiện việc lập kế hoạch cho phi vụ tiếp theo.

HƯỚNG VÀO BẦU TRỜI XANH BAO LA

Thay vì ngồi với một bản đồ bằng giấy và một bộ chì màu, một người phi công ngày nay dùng máy tính xách tay có chứa các bản đồ Thế giới kỹ thuật số, hình ảnh kỹ thuật số và cập nhật từ bộ phận tình báo quân đội, và một bộ vẽ điện tử được thiết kế cho các phi công quân đội sử dụng. Viên phi công có thể lập tức định vị được các mốc như cầu hoặc sông, lập đường bay và kiểm tra các thông số an toàn, kiểm tra các thông tin về hệ thống các vũ khí và nạp vũ khí, nối với hệ thống dự báo thời tiết qua mạng, đồng thời chuẩn bị kế hoạch bay và các loại bản đồ cần thiết. Trước khi thực hiện phi vụ, viên phi công có thể nghiên cứu các vùng núi hay thành phố để hình dung trước điều gì anh ta sẽ trông thấy từ trên không và hiểu rõ cách dàn quân của lực lượng đối phương. Nếu viên phi công muốn biết độ cao thấp của một ngọn núi, anh ta chỉ đơn thuần nhấp chuột vào bản đồ kỹ thuật số và xem chính xác kinh và vĩ tuyến và đọc độ cao – thông tin mà trước đây họ phải sục sạo trên các biểu đồ giấy.

Các phi công lái máy bay chiến đấu nạp các tập tin lập kế hoạch tiền phi vụ của Tầm Nhìn Diều Hâu vào các máy vi tính của máy bay đẻ sử dụng khi bay. Ngoài việc cung cấp dữ liệu bay thường xuyên như thông tin về việc tiêu thụ nhiên liệu, cất cánh và hạ cánh, Tầm Nhìn Diều Hâu có một số điểm đặc biệt dành riêng cho ngành hành không quân sự. Dữ liệu Tầm Nhìn Diều Hâu được sử dụng trong các hệ thống vQ khí trên máy bay để định vị mục tiêu bằng máy vi tính và kiểm tra ngời nổ vũ khí – ví dụ như tính toán xem một quả bom sẽ được cài cho nổ ở mặt đất hay trên không cách đất khoảng 20 bộ. Tầm Nhìn Diều Hâu cho ra các tính toán cao độ và tốc độ của máy bay, tốc độ và hướng gió, thậm chí trọng lượng biến đổi và sự thăng bằng của máy bay trước và sau khi thả bom.

Tầm Nhìn Diều Hâu cho phép nhận ra một phi vụ thành công và một phi vụ không thực hiện được. Trong một lần đi khảo sát chiến trường ở Bosnia, một viên phi công mang theo bản sao Tầm Nhìn Diều Hâu đến một căn cứ ở Ý chưa có phần mềm này. Lực lượng NATO tìm kiếm một cây cầu ở Bosnia suốt ba ngày mà vẫn không tìm ra trên bản đồ hay từ trên không. Viên phi công này khởi động Tầm Nhìn Diều Hâu và định vị được chiếc cầu ngay. Họ đã phá sập nó ngay trưa hôm đó. Tầm Nhìn Diều Hâu cho hiển thị hình ảnh vệ tinh chính xác đến trong khoảng 5 mét. Với sự phân giải 10 mét của hệ thống cũ, chiếc cầu không nhìn thấy được.

Trong cuộc chiến vùng vịnh, lực lượng không quân có lúc phải phái 10 đến 12 máy bay tiêm kích F16 tấn công chỉ một mục tiêu. Với mức chính xác cao hơn nhờ Tầm Nhìn Diều Hâu, lực lượng không quân giờ đây có thể phái ít máy bay hơn đến cùng một mục tiêu. Mục đích của họ là chỉ dùng một máy bay để tấn công một mục tiêu. Mục đích của cao là chỉ dùng một máy bay để tấn công một mục tiêu. Mực chính xác cao hơn nhờ Tầm Nhìn Diều Hâu sẽ giúp cho các phi cơ mới hơn như B2 có thể tấn công khoảng 16 mục tiêu trong một phi vụ, một khả năng có thể giúp giảm thiểu nhân mạng và tiền bạc. “Người Mỹ không muốn chấp nhận một con số thương vong nào”. Trung tá chịu trách nhiệm về đề án Tầm Nhìn Diều Hâu nói, “nên cứ mỗi chút gia tăng về độ chính xác và độ chắc chắn mà chúng ta có thể thể hiện đều có giá trị rất lớn”.

Dù Tầm Nhìn Diều Hâu rất hữu dụng, phi công cũng không thể mang theo máy tính xách tay trên máy bay. Anh ta không thể sử dụng nó khi đang đi ngược gia tốc. Khi lực lượng không quân nâng cấp các máy tính hàng không đặt trên các máy bay chiến đấu, và khi các máy bay chiến đấu thế hệ mới gia nhập vào đội bay, Tầm Nhìn Diều Hâu sẽ liên kết hoàn toàn vào các hệ thống trong buồng lái và các hệ thống hiển thị. Máy bay mới hơn sẽ có bộ hiển thị bản đồ di chuyển thời gian thật gắn với các hệ GPS cho biết vị trí chính xác của máy bay và vị trí tương đối so với các lực lượng của đồng minh dưới đất và trên không. Sự kết nối dữ liệu thời gian thật giúp cho Tầm Nhìn Diều Hâu được cập nhật với nguồn thông tin mới nhất từ Bộ Chỉ Huy và Bộ Phận Điều Khiển qua vệ tinh. Những hình ảnh, bản đồ cập nhật và các dữ liệu tương ứng khác sẽ giúp viên phi công có thể điều chỉnh các chi tiết vào phút chót. Nếu bộ binh đối phương di chuyển từ bên này đỉnh đồi sang bên kia trong khi phi công đang bay, thông tin mới nhất có thể giúp phi công thay đổi đường bay để tấn công quân địch hoặc tránh súng phòng không trên đường đến mục tiêu khác.

Các phi hành đoàn cầu hàng không cũng bắt đầu sử dụng Tầm Nhìn Diều Hâu. Một phi hành đoàn nối máy tính xách tay vào các hệ thống trên boong của các máy bay vận tải, nối máy tính của nói với cầu nối dữ liệu trực tiếp đến các hệ thống trên mặt đất và các máy bay khác. Các phi hành đoàn có thể lập lại kế hoạch các phi vụ, khu vực oanh kích, và điểm hẹn trong chuyến bay và nhận các thông tin chiến lược như số liệu radar từ các máy bay khác. Máy bay cứu hộ có thể nhận thông tin chính xác về cự lý và vị trí của các phi công bị bắn hạ. Đối với máy bay chở thực phẩm và viện trợ đến vùng dân cư như Haiti, Somalia, Bosnia và Bắc Iraq, Tầm Nhìn Diều Hâu cung cấp nơi thả và tính toán được hiệu ứng gió cho bộ phận vận tải biết để sẵn sàng đẩy hàng ra khỏi máy bay.

Sau khi bộ trưởng thương mại Ron Brown và 34 người khác chết trong một tai nạn máy bay ở Croatia năm 1996 do những khó khăn của việc định hướng, việc triển khai Tầm Nhìn Diều Hâu trở nên bắt buộc trên tất cả các máy bay không quân chuyên chở các nhân vật cao cấp, kể cả máy bay của tổng thống. Thật là ngẫu nhiên kỳ lạ, góa phụ của ngài Ron Brown, bà Alma Brown là một trong nhiều chức sắc tháp tùng tổng thống Clinton trong chuyến công du châu Phi năm 1998 và đi trên một trong những chuyên cơ của tổng thống bị sự cố động cơ. ở châu Phi đường băng đủ dài cho những phản lực hạng nặng thì rất ít và cách xa nhau. Ngay lập tức Tâm Nhìn Diều Hâu đã xác định được sân bay phù hợp gần nhất và định hướng máy bay đáp an toàn.

TRỞ NÊN TINH NHUỆ HƠN QUA TỪNG PHI VỤ

Một phương diện ưu việt khác của quân sự kỹ thuật số là khả năng của nó trong việc gia tăng một cách đáng kể khả năng học tập. Thay vì phải tiến hành ba trận đánh, mất hàng trăm máy bay và hàng ngàn người để kiểm định được các qui trình và chiến thuật nào là hiệu quả, không quân giờ đây có thể kiểm tra số liệu của vài phi vụ và họ được cùng những kinh nghiệm đó với thời gian ngắn hơn nhiều. Trong các cuộc không chiến trước đó, kể cả cuộc chiến Vùng Vịnh, việc thẩm tra thường không có kết luận. Các phi công khi về báo cáo lại tình huống thường chỉ nhớ được hoạt động qua tầm nhìn hạn hẹp và ký ức của họ thường mờ đi vì bụi mù của cuộc chiến. Các cấp chỉ huy gặp nhiều khó khăn trong việc dựng lại toàn bộ hiện trường để biết cách cải thiện cho lần tiếp theo.

Trong những cuộc họp thẩm tra ngày nay, các phi công và chỉ huy cùng nghiên cứu kỹ các dữ liệu kế hoạch hay bằng kỹ thuật số của Tầm Nhìn Diều Hâu và so sánh nó với các thước phim video lấy từ mỗi máy bay trong một phi vụ. Một cuộc họp thảm tra có thể cần đến kế hoạch bay, bốn băng video và một hệ thống thẩm tra dựa trên máy tính cá nhân. Phi hành đoàn có thể tái hiện toàn bộ phi vụ mà xem ai bắn lúc nào, bỏ được thả quá sớm hay quá trễ, máy bay ai sai chỗ, sai thời điểm và cuộc tấn công của ai tuy không đúng dự tính nhưng sáng suốt đã cứu trận đánh hôm đó. Khả năng của Tầm Nhìn Diều Hâu trong việc dò đường, tập hợp và tái hiện các dữ liệu của phi vụ hiện đang giúp không quân lập ra các kế hoạch bay tốt hơn và chiến thuật tốt hơn cho phi công để bay an toàn và có khả năng quân sự tốt hơn. Một nguyên tắc đơn giản trong việc lái máy bay quân sự là nếu bạn có thể hoàn thành tốt 10 phi vụ đầu tiên, bạn có thể hoàn thành tốt 100 phi vụ đầu tiên. Với khả năng nắm bắt và tái hiện các phi vụ, phi công có thể phạm sai lầm khi tập 10 phi vụ đó trong tập luyện không phải trong chiến trận nơi mà hậu quả của các sai lầm dễ gây chết người. Tập bay trong tình huống giả định được đưa lên một cấp độ mới.

Bước lớn kế tiếp sẽ là dùng kỹ thuật số liên kết phi công với cơ sở chỉ huy và kiểm soát của không lực Hoa Kỳ tại các cấp có quyền quyết định cao hơn. Tốc độ là điều cốt yếu trong công tác chỉ huy. Phổ biến lệnh nhanh chóng có thể cứu được nhiều nhân mạng. Giả sử một phi vụ cần đưa một máy bay chiến đấu hay một máy bay ném bom đến một nơi cách xa 8 giờ bay. Nhờ các khả năng mới, bạn có thể đưa máy bay lên trên không rồi thiết lập các thông tin và kế hoạch tấn công trong khi máy bay đang trên đường đi. Thông tin cập nhật sẽ có sẵn cho phi công trên màn hình của máy bay anh ta khi anh ta đến gần mục tiêu. Bạn sẽ tiết kiệm ít nhất là 8 giờ khi thực hiện phi vụ.

Như đã được chứng minh trong cuộc chiến Vùng Vinh, thành công của phi vụ trên không nhờ kịp thời có thể tạo sự khác biệt lớn so với đội quân ở mặt đất. Không quân gọi sự yểm trợ trên không này là “món quà thời gian” cho phép các chỉ huy ở mặt đất nhận biết và chọn thời điểm và vị trí tốt nhất để triển khai cuộc tấn công ở mặt đất.

SỬ DỤNG HỆ THỐNG NỘI BỘ TẠI CHIẾN TRƯỜNG ĐỂ LIÊN KẾT KHÔNG QUÂN VÀ BỘ BINH

Nếu việc định vị máy bay đồng minh và máy bay đối phương là điều quan trọng đối với máy bay trên không, hãy tưởng tượng giá trị của một hệ thống như thế đối với bộ binh đang đi xuyên qua khu rừng hoặc leo lên một ngọn đồi. Quân đoàn thủy quân lục chiến của Mỹ đang thử nghiệm Tầm Nhìn Diều Hâu với các máy tính gắn trên máy bay và các máy tính xách tay tại chiến trường.

Nếu bạn nghĩ rằng một máy tính gắn trên máy bay hay một máy tính xách tay có thể làm vướng víu binh sĩ, hãy nhớ rằng hầu hết thủy quân lục chiến tại chiến trường đã từng phải mang 4 cân Anh giấy. Ngay cả những lính thủy đánh bộ lăn lộn chiến trường, dơ bẩn và đây mồ hôi cũng không thể tránh việc mang giấy. Một tiểu đoàn tiêu biểu đã ra trận với 20 đến 30 cuộn giấy công lệnh, bản đồ và các dữ liệu quan trọng khác được phân phát theo lệnh chỉ huy.

Với mục đích cung cấp cho binh sĩ tác chiến những thông tin chiến trường khẩn cấp, thiếu tá James Cummiskey thuộc phân đoàn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đến Viện Kỹ thuật ở Georgia để thiết lập cách chuyển tự động thông tin về vị trí vào máy vi tính chiến trường. Thiếu tá Cummiskey tình cờ nói chuyện với chính những người nghiên cứu đã tạo ra phần mềm vẽ bản đồ Tầm Nhìn Diều Hâu cho không quân. Tầm Nhìn Diều Hâu tỏ ra là thứ vũ khí phù hợp hoàn hảo nhưng chi phí rất thấp.

Thiếu tá Cummiskey và các nhà nghiên cứu kỹ thuật số ở Viện kỹ thuật Georgia tiến đến một trình ứng dụng nhận biết tình hướng dựa trên Tầm Nhìn Diều Hâu và hệ điều hành Windows CE dành cho máy tính xách tay. Hệ thống chiến lược nhận thông tin từ hệ thống dữ liệu vô tuyến của thủy quân lục chiến, nhận các báo cáo vị trí vào tạo ra các ký hiệu đơn vị ghi trên đỉnh các bản đồ chiến thuật của Tầm Nhìn Diều Hâu. Khi bất kỳ đơn vị thủy quân lục chiến nào thay đổi vị trí của mình trên chiến trường, ký hiệu của đơn vị đó dịch chuyển trên bản đồ của mọi người. Thủy quân lục chiến trên chiến trường chạy phần ứng dụng trên các máy tính xách tay được đựng trong một hộp đặc biệt chống sốc và không thấm nước, sử dụng pin rất bền. Những trạm thông tin kỹ thuật số này cho phép các thủy quân lục chiến biết chính xác vị trí của mình, của đồng minh và của đối phương. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ứng dụng của binh đoàn thủy quân lục chiến tại Fall Comdex năm 1997, khi tôi gặp thiếu tá Cummiskey trong một lần ông ta cùng tôi đứng trên sân khấu để trình bày về dự án nay. Ông ta lập tức ném chiếc máy xách tay của mình xuống sàn nhà và giẫm lên nó vài lần. Sau đó ông ta nhặt nó lên và cho chạy chương trình ứng dụng để chứng minh cho sự bền bỉ của chiếc máy.

Hệ thống đang được Thủy quân lục chiến sử dụng về cơ bản là một mạng nội bộ tại chiến trường. Nó liên kết tất cả những người điều khiển chính – thủy quân lục chiến trên chiến trường, bộ chỉ huy và kiểm soát và các máy bay đồng minh trên đầu – với thông tin nhanh từng giây và thông báo về thời gian thật. Các chỉ huy chiến trường có thể xem các hình ảnh chính xác về việc triển khai lực lượng, và các lãnh đạo từng đơn vị thủy quân lục chiến có thể thấy chính xác vị trí của họ và đồng minh cũng như nơi chuyển quân sắp đến. Máy bay Mỹ có thể nhận dạng đồng minh và đối phương trên mặt đất. Trong hệ thống có những chức năng an ninh để bảo vệ dữ liệu không lọt vào tay đối phương, trong đó có chức năng “Zeroize” để ngay tức khắc xóa đĩa cứng – điều dễ hơn nhiều so với việc cố gắng phá hủy các hộp dựng hồ sơ giấy tờ.

ĐƯA THÔNG TIN ĐẾN NƠI LÀM VIỆC TẠI CHIẾN TRƯỜNG

Sau hơn 15 năm dựa vào các hệ máy tính đắt tiền, quân đội Mỹ hiện đang chuyển hướng sang sử dụng máy tính cá nhân tiêu chuẩn vì khả năng lắp đặt nhanh, giá thấp và triển khai nhanh các ứng dụng. Toàn bộ giá lắp đặt phần mềm Tầm Nhìn Diều Hâu là 2,5 triệu đôla, chỉ bằng 1% so với 250 triệu đôla chi cho việc lập các chương trình lên kế hoạch cho các phi vụ trước đó của không quân, những chương trình chạy trên máy trạm không dùng máy tính cá nhân. Chi phí nâng cấp Tầm Nhìn Diều Hầu chưa đến 1 triệu đôla 1 năm, so với nhiều triệu đôla cho các hệ thống có máy tính cá nhân. Các hệ thống trước cần một trạm làm việc đặc biệt 50.000 đôla cho mỗi phi đội. Trong khi đó, Tầm Nhìn Diều Hâu chạy trên máy tính cá nhân mà chúng là một phần của cơ sở hạ tầng văn phòng đang tồn tại và vì thế không tốn kém thêm gì. Không quân đã triển khai Tầm Nhìn Diều Hâu đến tất cả các phi đội chính qui và dự bị chiếm hơn 13.000 phi công, các hoa tiêu và kỹ thuật viên. Tầm Nhìn Diều Hâu cũng đang được chấp nhận bởi Lục quân và Hải quân Mỹ và đang được thử nghiệm bởi các phi công thủy quân lục chiến của Mỹ.

Thủy quân lục chiến đã và đang kiểm tra hệ thống xách tay trên chiến trường trong cấc buổi tập ở thao trường với quy mô lớn. Nếu được đồng ý, đơn vị này có thể trở thành thiết bị tiêu chuẩn cho mọi lãnh đạo đơn vị thủy quân lục chiến trên chiến trường. Sau nhiều năm cố gắng thực hiện một giải pháp chiến trường nhưng bất thành, thủy quân lục chiến làm được điều đó trong 3 tháng, toàn bộ chi phí thiết lập kể cả sử dụng Tầm Nhìn Diều Hâu và phần mềm thông tin liên lạc là 110.000 đôla. Trong tương lai thủy quân lục chiến tạo hình ảnh các đơn vị Windows CE thậm chí nhỏ hơn để lính bình thường có thể dùng và có thể đeo mang bằng hình thức nào đó.

Phần cứng rẻ tiền có nghĩa là thủy quân lục chiến sẽ có thể xử lý hệ thống chiến trường xách tay như một món hàng thông thường, như một đôi giày sẽ bị vứt bỏ sau khi đã được sử dụng. Theo lời thiếu tá Cummiskey thì thậm chí các thủy quân lục chiến cũng không thể nào vượt qua định luật Moore thừa nhận rằng tốc độ các kỹ năng xử lý của máy tính cá nhân thường tăng gấp đôi và làm cho phần cứng bị lỗi thời. “Biết rằng cứ mỗi vài năm chúng ta sẽ ném đi tất cả cá phần cứng của mình, không có lý nào phải đổ hàng triệu đôla vào việc chế tạo các hệ máy tính theo đơn đặt hàng”.

QUAN HỆ THÔNG TIN VÀ THỜI GIAN

Cách đây hơn 2.200 năm, nhà chiến lược Trung Quốc Tôn Tử đã viết rằng, “Thông tin là điều cốt yếu trong chiến tranh và quân đội phải dựa vào thông tin trong mọi việc điều binh”. Theo Tôn Tử, thắng lợi thuộc về người chỉ huy có thông tin đúng và kịp thời: “Các tình huống phức tạp như trong trận chiến đời hỏi nhiều thông tin và thông tin cần kịp thời. Sự khôn ngoan của người chỉ huy phải được truyền đạt trực tiếp tới người phục vụ, ông ta như là “con mắt” dựa trên các tình huống của chiến trận và tới người giúp ông ta có thể dự đoán được kết quả. Để đáng tin cậy, thông tin phải từ mắt thấy tai nghe. Vì thế có một mối quan hệ quan trọng giữa thông tin và thời gian”.

Trước tình hình ngân sách dành cho quân sự ngày càng bị cắt giảm nguy cơ có thể thường xuyên xảy ra chiến tranh ở những điểm nóng trên thế giới và việc công chúng Mỹ không chấp nhận tỉ lệ thương vong cao, thì nước Mỹ đang dựa vào công nghệ để giành lấy ưu thế. Công nghệ không chỉ đơn thuần là vũ khí tối tân. Nó có nghĩa là những người lính tinh nhuệ. Quy luật chiến tranh vẫn chua thay đổi. Chiến thắng thuộc về bên nào ra tay nhanh nhất nhờ thông tin tình báo tốt nhất. Dù là thông tin được lượm lặt từ các vệ tinh, máy bay do thám không người lái hay các mật vụ trên mặt đất, thông tin đều phải được đưa đến các binh sĩ đang làm nhiệm vụ.

Và thông tin mắt thấy tay nghe cụ thể ở một vùng nào nhận được từ chiến trường đều phải được chuyển đến các nhà chiến lược khi trận chiến đang giằng co.

Quân đội cũng như thương mại đều có chung những nhu cầu về tổ chức, tiếp tế, hậu cần và chiến lược. Lee đầu hàng Grand tại Appomatox không phải vì quân ông ta mất ý chí chiến đấu mà là vì ông ta hết nguồn tiếp tế. Napoleon khiến quân đội tiến lên phía trước nhờ họ đã được ăn no nê. Truyện của Churchill về cuộc chinh phục Sudan của Anh vào năm 1899 phần lớn kể về việc xây dựng đường sắt để hỗ trợ về mặt hậu cần. Khi Tôn Tử nói rằng người lãnh đạo phải đem lợi ích của người dân đặt ngang với những người cấp cao, phải dựa vào lợi thế chiến lược tấn công và không dựa vào những nỗ lực có tính anh hùng cá nhân thì mỗi thương gia hiểu cách ứng dụng những châm ngôn ấy vào việc tổ chức và tình huống cạnh tranh của họ. Công việc, đặc biệt là công nghệ thông tin, cũng có điều gì đó trợ giúp cho quân đội. Các quá trình thiết kế thông tin để hỗ trợ cho các mục đích thuộc về tổ chức và cách vận chuyển thông tin để hỗ trợ cho từng người là các mục tiêu tốt cả trong các bối cảnh chiến trường lẫn hoạt động quân sự.

Chẳng hạn chương trình tàu thông minh của Hải Quân Mỹ có mục đích rất giống với bất kỳ mục đích của bất kỳ ngành công nghiệp đời hỏi cường độ lao động cao nào khác: cải thiện sự kiểm soát về hoạt động trong khi làm giảm các yêu cầu lao động. Hơn phân nửa số chi cho cả tuổi đời một con tàu là nhân lực để điều khiển nó, và “con tàu thông minh” đầu tiên được trang bị một mạng lưới các máy tính cá nhân trên boong tàu – đã có thể giảm số người trực kỹ thuật khi tàu đang hoạt động từ 11 người xuống còn 4 người.

Con tàu mới ra đời qua quá trình điều chỉnh kỹ thuật mà bất cứ giao dịch thương mại nào cũng có thể trải qua. Các quan chức Hải Quân nói rằng việc cắt giảm nhân lực gồm 40% từ công nghệ và 60% từ việc tái thiết lập quá trình làm việc.

Và dĩ nhiên ý tưởng về phản xạ nhanh trong tổ chức là cơ sở đối với mọi thứ liên quan đến quân sự. Con tàu tối tân của Hải Quân không chỉ tự động tìm phương hướng và điều chỉnh máy móc mà các bộ cảm biến cũng có thể lập tức phát hiện ra thiệt hại gây cho con tàu mà không cần phái nhân viên thủy thủ đoàn đi vào nơi nguy hiểm. Con tàu thậm chí có thể được điều khiển từ phòng máy nếu chiếc cầu nối bị loại khỏi vòng chiến.

Nhiều đề án cũng đang tiến triển với mục tiêu hợp lý hóa các hệ thống quân vụ. Bộ quốc phòng đã xác định 240 văn phòng quản lý khoảng 80% các hợp đồng và đã đạt được môi trường hợp đồng không giấy mực cho hơn phân nửa số đó. Như một đô đốc đã nói, Hoa Kỳ có thể dùng công nghệ để tấn công một mục tiêu bằng tên lửa Kud cách xa 1.000 dặm; đã đến lúc Hoa Kỳ phải sử dụng công nghệ để chi trả cho nhà cung cấp cận ke.

Hệ thống kỹ thuật số mới được sử dụng bởi Không Lực Mỹ, Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân không phải là các phương án tách biệt mà là một phần của mục dịch chung của Lầu Năm Góc nhằm bảo đảm rằng các lực lượng quân sự của Mỹ có cách tiếp cận nhanh và rẻ tiền với công nghệ tốt nhất của thế giới trong khi sử dụng tốt hơn những đồng tiền thuế. Qua hơn 30 năm, nghiên cứu và phát triển trong ngành thương mại đã vượt qua R&D trong lĩnh vực quân sự. Giữa thập niên 90 quân đội bắt đầu tách khỏi sự lệ thuộc của nó vào các hệ thống được thiết kế đặc biệt để tận dụng lợi thế của thế giới công nghiệp Lầu Năm Góc bắt đầu dựa vào chiến lược sử dụng kép trong quân sự lẫn dân sự lấy từ một cơ sở công nghệ. Chiến lược sử dụng kép có 3 cơ sở: đầu tư vào các công nghệ dân sự có tính quan trọng đối với các ứng dụng quân sự; sản xuất hàng thương mại và quân sự trên cùng các dây chuyền sản xuất chi phí thấp; và chèn các linh kiện thương mại vào các hệ thống quân sự.

Các chu trình ứng dụng quân sự lịch sử đạt được trong 10 năm qua trùng hợp với định luật Moore và tăng gấp đôi công suất máy tính sau mỗi 2 năm. Sau khi thấy được hiệu quả của vũ khí công nghệ cao, liệu sẽ còn ai muốn ra trận với công nghệ lỗi thời tồn tại từ nhiều thế hệ? Vũ khí tốt nhất có từ các chu trình triển khai ngăn nhất. Những bài học như vậy cũng có thể được áp dụng có hiệu quả tương đương đối với việc sử dụng công nghệ trong thương mại.

Ngày nay công nghệ định vị GPS còn khá chuyên ngành nhưng sẽ trở thành công nghệ chính thống. Các cảng và các phương tiện vận tải có nhu cầu biết thiết bị của họ và nhân sự của họ đang ở đâu cũng như trong quân đội. Ngày nay hầu hết các giải pháp hậu cần đều chuyên môn cao tốn hàng chục triệu đôla và không cho phép mọi công ty, ngoại trừ các công ty lớn nhất, sử dùng các hệ thống kỹ thuật số để điều hành sự lưu thông của trang thiết bị. Ngành kinh tế máy tính cá nhân sẽ hạ giá thành nhanh. Sẽ rất rẻ tiền khi đặt bộ phận thăm dò GPS trên Container hay bất kỳ thiết bị nào để lúc nào cũng biết nó đang ở đâu.

Việc sử dụng ngoài công nghệ của các thiết bị cảm biến là có tính đổi mới. Dây chuyền các bánh xe tưới tiêu trên các nông trại giờ đây có các bộ cảm biến nhắn tin cho bạn hoặc gởi e-mail cho bạn nếu hệ thống bị trục trặc. Các nông dân trên khắp thế giới đang sử dụng hệ thống GPS dựa trên máy tính cá nhân và các cảm biến vệ tinh để phát hiện sự khác biệt về độ ảm của đất, sự màu mỡ, hệ thống cống rãnh và các mặt khác. Với các dữ liệu được chuyển tải trực tiếp xuống các thiết bị của họ, các nông dân có thể thay đổi lượng hạt hoặc phân bón để gia tăng tối đa sản lượng, hoặc là họ có thể phân tích dữ liệu này qua nhiều năm để tìm các kiểu cách giúp cho họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn về cách thức canh tác. Các con chip nhỏ xíu gắn dưới da trâu bò chẳng bao lâu nữa không chỉ có thể định vị chúng mà còn có thể kiểm soát sức khỏe chúng. Các bộ cảm biến sẽ điều chỉnh máng ăn có tính cá nhân hóa để mỗi con vật nhận đúng lượng thức ăn cho độ tuổi và điều kiện của chúng.

Theo tôi, thật là thú vị khi nhận ra rằng máy tính cá nhân đã trở nên linh hoạt và mạnh đến mức nó có mặt khắp nơi. Dù máy vi tính đang phục vụ cho các mục đích cạnh tranh kinh tế trong môi trường kinh doanh nào đó hay các mục đích quân sự trên chiến trường thì các ứng dụng thông tin trên máy tính cũng giúp cho một tổ chức nào đó tăng năng lực công nhân của họ. Trong trường hợp dùng cho quân sự, sự gia tăng năng lực là vấn đề sống còn.

Bài học kinh doanh


  • Trong kinh doanh cũng như trong quân sự, phe nào có chu trình giao dịch hay điều quân nhanh nhất sẽ thắng.
  • Hãy kiểm định liệu các hệ thống định vị có thể áp dụng cho các nhu cầu kinh doanh của bạn.

Chẩn đoán hệ thần kinh kỹ thuật số của bạn


  • Bạn đang thiết kế công ty trên cơ sở những phần mềm thương mại có sẵn hay đang thực hiện những dự án riêng chỉ dùng cho một trường hợp?
  • Bạn có tận dụng được những khả năng chi phí thấp của thị trường máy tính thương mại đầy tiềm năng hay không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.