Nhà Quản Lý Tức Thì
40. Ra quyết định
Không có gì khó hơn và không có gì quý báu hơn việc có thể quyết định.
— NAPOLÉON BONAPARTE (1769 -1821)
Các quyết định sau này có hiệu quả ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cách đưa ra quyết định.
Hãy nhìn nhận rằng có nhiều cách làm quyết định. Trong đại đa số các trường hợp, các quyết định có thể được làm bởi:
Một người hoặc một ít người (thiểu số)
Nhiều người (đa số)
Với sự ủng hộ của tất cả mọi người (sự nhất trí).
Hãy học cách biết phương pháp làm quyết định nào là thích hợp cho từng tình huống.
Thiểu số có thể làm quyết định khi
Thiếu thời gian
Trường hợp khẩn cấp
Vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn
Quyết định có tính chiến lược
Một người được công nhận là chuyên gia.
Ý kiến của đa số cần được sử dụng để làm quyết định khi – Yêu cầu quyết định nhanh
– Có quá nhiều người để thỏa thuận được sự nhất trí – Vấn đề rất gây bất đồng.
Những quyết định ảnh hưởng đến nhân viên của bạn và đòi hỏi sự cam kết của họ cần được thông qua bởi sự nhất trí.
Nếu bạn muốn nhóm của mình đạt được sự nhất trí, hãy cho tất cả mọi người biết về địa điểm và thời gian họp trước. Khi được báo trước ít ngày, tất cả đều có thời gian để xem xét những phương án khác nhau và đã có sự lựa chọn kỹ lưỡng khi đến họp.
Tại cuộc họp, bạn có thể đạt được sự nhất trí nhanh chóng bằng cách sử dụng “Kỹ thuật nhóm trên danh nghĩa” (Nominal Group Technique – Quá trình làm quyết định theo nhóm như mô tả dưới đây, ưu điểm là tránh được sự chia rẽ nhóm). Quá trình này được tạo thành từ 8 bước chính:
Đề ra mục đích. “Chúng ta muốn đạt được sự nhất trí về _______.”
Đồng ý về quá trình. Hãy hỏi tất cả các thành viên xem họ sẽ ủng hộ đa số hay không. Cũng cần nhất trí về bất kỳ một hạn chế nào khác.
Im lặng đưa ra các ý tưởng. Các thành viên ghi lại những ý tưởng của họ.
Xoay vòng để thu thập các ý tưởng. Từng thành viên lần lượt đưa ra ý tưởng của mình. Những ý tưởng này được ghi lại mà không có sự bàn bạc.
Làm rõ và thông qua. Những ý tưởng chính được đánh giá chi tiết hơn. Nếu bạn có một danh sách dài, hãy bình chọn để xác định 5 ý được đánh giá cao nhất. Sau đó, hãy dành thời gian đánh giá từng ý tưởng bằng cách xem xét những lý lẽ tán thành hoặc ủng hộ.
Tiến hành bỏ phiếu. Những người tham gia tiến hành sự lựa chọn của họ: chẳng hạn, sự lựa chọn thứ nhất được 5 điểm, thứ hai được 3 điểm, thứ ba được 1 điểm. Hoặc một cách khác, các thành viên có thể bỏ phiếu cho tất cả những điểm mà họ coi là đáng kể.
Kiểm phiếu. Người lãnh đạo đếm số lượng phiếu cho từng ý tưởng và xác định 5 sự lựa chọn cao nhất.
Kiểm tra sự nhất trí. Người lãnh đạo kiểm tra xem tất cả mọi người có đồng ý với đa số hay không, hay, ít ra, cũng ủng hộ sự lựa chọn của đa số.
• Nếu bạn không thể đạt được sự nhất trí, bạn có những phương án sau:
Nói với mọi người về quyết định của bạn nếu không đạt được sự nhất trí.
Đề nghị mọi người lắng nghe và biết nhượng bộ nhau.
Xem lại từng quan điểm bằng cách vận động từng người một.
Nếu các thành viên vẫn không tỏ ra mềm dẻo, bạn cần phải ra quyết định. Nhìn chung, người ta sẽ tiếp nhận điều này bởi vì trước đó họ đã có cơ hội để đi tới sự nhất trí.
Đối với những quyết định phức tạp hơn, hãy sử dụng bảng hoặc tờ kiểm phiếu (xem ví dụ sau).
Hãy để mỗi người đánh giá từng ý tưởng bằng cách cho điểm theo tiêu chí đồng ý. Tập trung các phiếu lại và lập ra bảng tổng kết chung.
Sử dụng bảng tổng kết chung cho Bước 6 trong “Kỹ thuật nhóm trên danh nghĩa”. Điều quan trọng là mọi người cùng đồng ý trước rằng sẽ ủng hộ đa số, và họ sẽ khẳng định sự ủng hộ của họ khi biết được sự lựa chọn phổ biến nhất.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.