Nhà Quản Lý Tức Thì

PHẦN V: Quản lý nguồn nhân lực – 56. Sức khỏe và sự an toàn



Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên cũng quan trọng như hạnh phúc của khách hàng. Là một nhà quản trị, theo luật pháp và đạo lý, bạn có trách nhiệm đảm bảo nơi làm việc an toàn và sức khỏe của mọi người không bị đe dọa. Dưới đây là vài ý tưởng để gìn giữ nơi làm việc an toàn:

Hãy ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe và sự an toàn. Hãy cho nhân viên của bạn biết bạn cảm thấy như thế nào về vấn đề này và những bổn phận giữa các bạn với nhau là gì.

Những thực hành không an toàn cần bị xử lý ngay lập tức. Không có ngoại lệ. Cho phép những điều đó tiếp tục chỉ tạo tiền lệ nguy hiểm.

Hãy lôi cuốn sự tham gia của mọi người trong việc tìm ra giải pháp cải thiện.

Tìm kiếm những cách mới và tốt hơn để đảm bảo an toàn, thậm chí nếu bạn đang có hồ sơ tốt nhất. Luôn am hiểu về các điều luật hiện hành và vai trò, trách nhiệm của bạn.

Luôn giả định rằng điều có thể xảy ra, sẽ xảy ra. Hãy tích cực chủ động. Lường trước những tai nạn có thể xảy ra và sắp xếp trật tự ưu tiên theo khả năng xảy ra và độ nghiêm trọng. Hãy thành lập các bản hướng dẫn xử lý khi có tai nạn.

Dán các nguyên tắc về sức khỏe và an toàn tại nơi dễ thấy. Luôn cập nhật thông tin.

Chia sẻ trách nhiệm về sức khỏe và an toàn với nhóm của bạn. Chọn điều phối viên là người có thể đảm bảo rằng các đồng nghiệp của bạn duy trì các thực hành an toàn. Người đó có thể phục vụ tại hội đồng sức khỏe và an toàn.

Phổ biến quyền sở hữu về các vấn đề sức khỏe và an toàn bằng cách cho các nhân viên của bạn thuyết trình một đề tài ngắn vào mỗi buổi sáng. Sự khích lệ của bạn cộng với phần thưởng cho bài thuyết trình tốt nhất có thể có tác dụng như một sự động viên.

Thường xuyên gặp gỡ với nhân viên của bạn để xem lại số liệu thống kê và các thủ tục đã thỏa thuận.

Hãy thận trọng đối với sự mệt mỏi do đòi hỏi công việc quá mức. Sự mệt mỏi làm giảm độ tập trung của con người và khiến họ dễ bị tai nạn hơn. Người ta có thể ngủ hoặc mắc những lỗi mà trong những trường hợp khác thường không xảy ra.

Hãy huấn luyện nhân viên những phương pháp thích hợp và an toàn trong sử dụng máy móc và thiết bị. Nếu nguy cơ cao, cần huấn luyện thấu đáo. Các quy trình cần được tài liệu hóa và bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Hãy giữ môi trường an toàn hết mức có thể và duy trì những quản gia tốt: sửa lại sàn nhà hỏng, cải tiến hệ thống ánh sáng thích hợp và thay thế những đồ đạc thiết kế kém.

Hãy xem lại những trường hợp tai nạn gần xảy ra. Chúng là những tín hiệu nguy hiểm.

Báo cáo và ghi lại tất cả mọi tai nạn, dù nhỏ đến mức nào đi nữa. Những thống kê này sẽ giúp bạn phân tích khuynh hướng, xác định những vấn đề và xác nhận kết quả của các hành động khắc phục.

Luôn có đủ số lượng nhân viên có chứng chỉ cấp cứu hiện hành.

Hãy chắc chắn là các nhân viên sử dụng bảo hộ an toàn thích hợp, nhưng hãy nhớ là thiết bị bảo hộ là sự phòng vệ cuối cùng để chống lại thương tích, không phải là sự thay thế cho an toàn. Luôn dừng lại khi điều kiện làm việc trở nên nguy hiểm.

• Khích lệ các nhân viên quan tâm lẫn nhau.

Không cho phép những nhân viên mới bắt đầu làm việc trước khi họ được chỉ dẫn tường tận, đầy đủ về các nguyên tắc sức khỏe và an toàn. Yêu cầu họ ký vào tuyên bố là họ hiểu các nguyên tắc này và sẽ tuân thủ chúng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.