Nhà Quản Lý Tức Thì

33. Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo



Tại sao không với tới những cành cây to? Đó chẳng phải là nơi đầy hoa quả sao?

— Tập san người đọc (Reader’s Digest)

Đối với hầu hết mọi người, khi họ ra trường thì khả năng sáng tạo đã rời bỏ khỏi họ. Tuy nhiên, giải pháp tối ưu cho những vấn đề khó khăn thường là các giải pháp phải mang tính sáng tạo. Đây là cách để có thể áp dụng khả năng sáng tạo vào quá trình đưa ra giải pháp cho các vấn đề.

Tận dụng khả năng của mọi người

Mỗi người xem xét đề ra giải pháp cho vấn đề đều sẽ tham gia vào việc thực hiện giải pháp. Hãy khuyến khích sự tham gia của tất cả những ai phải chịu ảnh hưởng của vấn đề rắc rối đó.

Khả năng sáng tạo được khuyến khích phát triển trong môi trường hoạt động của nhóm, do đó hãy xem xét lựa chọn những người có được các kỹ năng khác nhau, và những người với các hoàn cảnh lý lịch khác nhau, với mục đích đưa ra được nhiều ý kiến quan điểm nhất.

Hãy thu hút sự tham gia của ít nhất một đồng nghiệp – người mà được coi là không chịu tuân theo những nguyên tắc của tổ chức – làm việc với tư cách là chất xúc tác.

Hãy phối hợp với nhau

Lựa chọn một địa điểm thân mật khác với thông thường làm nơi tổ chức họp, để khiến mọi thành viên trong nhóm cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Đưa ra một giải pháp kích thích vào đầu giờ họp để khuyến khích mọi người nói chuyện – đó có thể là bất cứ cái gì, từ một đoạn video ngắn cho tới một đĩa thức ăn có thể dùng tay để ăn.

Đảm bảo có một chiếc bảng trong phòng để có thể ghi lại được tất cả các ý tưởng được nêu ra, chỉ định hẳn một người để ghi chép chúng.

Hãy động não suy nghĩ

Số lượng các ý tưởng quan trọng hơn so với chất lượng. Đừng nên bàn tán hay chỉ trích các ý kiến ngay bởi điều đó sẽ làm giảm bớt mất khoảng thời gian dành để suy nghĩ.

Sử dụng bản kiến nghị ký tên theo vòng tròn: đi lần lượt vòng quanh bàn và đề nghị từng người đưa ra ý tưởng của mình. Điều quan trọng ở đây là vấn đề tốc độ – để đưa ra được càng nhiều ý kiến càng tốt. Những người không có được ý kiến nào có thể được bỏ qua lượt.

Cân nhắc các ý tưởng. Điều này liên quan tới việc xem xét lại mọi ý kiến được ghi trên bảng và sử dụng chúng như là yếu tố kích thích nhằm tạo ra các ý tưởng mới, hay như những ý tưởng biến thể cho cùng một đề tài. Đây là một chiến lược hay khi mà các ý tưởng của nhóm có vẻ như đã cạn dần.

“Ấp ủ” các ý tưởng sau khi buổi họp nhằm đề cao khả năng sáng tạo đã kết thúc. Cho mọi người thời gian để nghiền ngẫm những ý kiến đã được đề xuất. Đây là một chiến lược hiệu quả khi buổi họp có vẻ như đã mất dần khí thế – bạn chỉ đơn giản là hãy sắp xếp lịch trình cho một dịp gặp gỡ khác và cho phép mọi người về nhà suy nghĩ về những ý kiến đã được nêu ra.

Bước đánh giá

Khi nhóm của bạn đã đưa ra khá đủ những ý tưởng khả thi và có tính sáng tạo, bạn nên tiến hành đánh giá chúng dựa trên cơ sở:

– sự mới lạ

chi phí

lợi ích

thời gian tiến hành

mức độ khó khăn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.