Nhà Quản Lý Tức Thì
58. Kiểm soát sự tức giận
Bạn có để ý thấy rất khó tranh cãi với một người không hề bận tâm đến chân lý không?
WAYNE W. DYER, Người chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý và tác giả sách bestseller
Con người luôn trải nghiệm những cảm xúc phiền toái, từ thiếu kiên nhẫn đến cơn thịnh nộ tanh bành. Có thể thấy chúng trên xa lộ (phản ứng bạo động bằng việc đua xe hơi), trên sân khúc quân cầu, tại nhà riêng hoặc nơi làm việc của chúng ta. Trong những trường hợp cực đoan, chúng có thể dẫn tới thương tích hoặc thậm chí tử vong. Thách thức đối với chúng ta là chế ngự những cảm xúc của mình, để chúng tập trung vào những nỗ lực hiệu quả.
Đôi khi chúng ta lẫn lộn giữa cảm xúc phiền toái và hành động gây tổn thương – ví dụ, giữa sự tức giận và gây gổ. Nhưng cảm xúc có thể được biểu hiện trong nhiều cách khác nhau, trong số đó có nhiều cách mang tính xây dựng.
Dưới đây là vài chiến thuật giúp bạn xử lý hiệu quả hơn với những cảm xúc phiền toái:
Khi bạn đang tức giận
Hãy hiểu bạn đang sử dụng sự tức giận của mình như thế nào. Nó có đang được sử dụng để:
Truyền đạt cảm giác bị xúc phạm?
Khắc phục tình huống?
– Ngăn ngừa sự tái phạm?
– Sửa chữa mối quan hệ bằng cách cải thiện sự truyền đạt?
Đừng thụ động. Thụ động là một dạng khước từ. Đừng nói những câu như: “Được thôi” hoặc “Đừng lo cho tôi,” khi trên thực tế điều đó không ổn.
Tránh lối cư xử gây gổ. Điều này có thể bằng tay chân – ném đồ, đấm hoặc đá – hay bằng lời nói – chế nhạo hoặc thóa mạ.
Đừng gây gổ một cách thụ động. Đó là khi bạn chôn những cảm xúc phiền toái của mình và gián tiếp thể hiện chúng (ví dụ, có người phẫn nộ về một món ăn bị khét có chủ đích). Những triệu chứng khác bao gồm việc đến muộn và “vâng lời ác ý” (làm theo từng câu chữ của lời hướng dẫn và khiến công việc trở nên tồi tệ).
Đừng rơi vào “hội chứng giận cá chém thớt” (nói bóng nói gió, làm nhẹ hoặc trốn tránh trách nhiệm.)
Hãy quyết đoán. Tập trung để các nhu cầu của bạn được đáp ứng. Ngoài ra, tập trung vào vấn đề, không phải vào con người. Nếu bạn không chắc về đường biên mỏng manh giữa quyết đoán và hung hăng, hãy xem Tính quyết đoán, trang 40.
Tìm kiếm tác nhân gây tức giận. Khi nào thì sự tức giận, chán nản, thiếu kiên nhẫn hoặc những cảm xúc phiền toái khác xuất hiện? Bạn có thấy mối liên hệ giữa chúng với một con người cụ thể, một dự án hoặc một thời gian nhất định trong ngày?
Hãy tìm kiếm nguồn gốc. Nguồn gốc thường khác tác nhân. Nếu một dự án bị kẹt vì không được lập kế hoạch tốt ngay từ lúc đầu, sự tức giận của bạn vẫn có thể dồn vào một thành viên trong nhóm hoặc người giám sát nhận nhiệm vụ (tác nhân), hơn là nguyên nhân cụ thể.
“Đếm đến 10” để xác định rõ tác nhân và nguồn gốc cơn tức giận. Hãy thành thật với chính mình – đôi khi nguồn gốc của sự chán nản nằm ở ngoài nơi làm việc và bạn bộc lộ cảm xúc đó ở môi trường mà bạn cảm thấy mình có nhiều sự kiểm soát nhất.
Tập trung vào hành động. Ngay cả khi ai đó là nguyên nhân khiến bạn khó chịu hoặc tức giận, phải có một (hoặc một chuỗi) hành động của họ đã gây nên điều đó. Hãy tìm xem những hành động đó là gì.
Hãy điềm tĩnh. Khi những cảm xúc phiền toái sôi lên, hãy rút ra một nơi khác, hoặc trong tâm trí hoặc theo nghĩa đen, và bình tĩnh lại. Hít thở sâu và cần đếm đến bao nhiêu thì hãy đếm, hoặc đi ra chỗ khác (nhớ xin lỗi trước), cho đến khi bạn có thể nói chuyện về hành động hấp tấp kia một cách có lý trí. Hãy cố gắng viết lại điều gì sai.
Hãy vừa phải khi ghi biên bản. Nếu bạn đang chép hồ sơ về vấn đề của người khác, đừng cường điệu. Hãy viết những mối bận tâm của bạn (tập trung vào nguồn gốc và hành động) trong hình thức từng điểm một, và hãy giữ biên bản lại một ngày. Nếu có thể, hãy nhờ một cộng sự khách quan đọc biên bản của bạn trước khi gửi.
Hãy giữ mối giao tiếp. Nhiều người né tránh xung đột bằng cách rút lui trong dạng này hoặc dạng khác. Những chiến thuật điển hình là giả bộ không có gì sai, hờn dỗi hoặc tìm cách xao lãng. Bạn càng giữ mối giao tiếp cởi mở bao nhiêu, khả năng để vấn đề được giải quyết càng tốt hơn bấy nhiêu.
Hãy hiểu và làm chủ cơn giận của bạn. Bạn có sự kiểm soát như thế nào trên một tình huống? Bạn có thể thay đổi cái khiến bạn bực bội? Nếu không thể, hãy báo cho người có thể thay đổi (khi có thể) và để những cảm xúc phiền toái mất đi. Hãy sử dụng tính hài hước – nếu bạn có thể cười (và làm cho người khác cười) trước một tình huống thì bạn có thể xoa dịu nó.
Khi những người khác tức giận
Hãy lắng nghe. Hãy cho phép người khác tức giận hoặc bực bội. Hãy hòa đồng với người ấy. Hãy ngồi nếu người đó ngồi, đứng nếu người đó đứng.
Đừng ngắt lời. Hãy để người đó nói điều mình muốn nói và hãy khuyến khích người đó nói bằng cử chỉ điệu bộ nếu cần thiết.
Hãy bày tỏ sự đồng cảm. Những cảm xúc phiền toái là phản ứng tự nhiên trước những tình huống khó khăn – nhiệm vụ của bạn là xác định vấn đề mà người đó đang đối diện và giúp người đó giải quyết vấn đề ấy.
Hãy làm sáng tỏ vị trí của người ấy. Hãy liên hệ đến những hành động và vấn đề cụ thể, không cá nhân hóa hoặc chung chung. Hãy kiểm tra lại xem bạn có hiểu đúng vị trí của người ấy không.
Đừng thương hại hoặc khiêu khích người ấy.
Hãy làm cho người ấy bớt nóng giận. Sử dụng giọng nói nhỏ nhẹ, vừa phải và những cử chỉ kiềm chế. Điều này sẽ khiến người đó bình tĩnh lại, bởi vì tiếp tục bực bội đòi hỏi nhiều năng lượng từ người khác cũng như từ bạn.
Hãy xác định và lên kế hoạch. Xác định vấn đề và cùng người đó lên chương trình giải quyết vấn đề. Hãy viết ra. Nếu vấn đề phức tạp và tái diễn nhiều lần, hãy bảo người đó ghi lại và cùng làm việc với bạn để đi tới giải pháp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.