Sức Mạnh Của Sự Khác Biệt

Khác biệt 10



KHÔNG CHỈ ĐI TRƯỚC, PHẢI VƯỢT XA THIÊN HẠ
Ai cũng nói phải nhìn thấy tương lai và đi trước một bước. Với Steve Jobs, như thế vẫn chưa đủ. Ông muốn vượt trước người khác một quãng đường dài để không ai có thể theo kịp và luôn định hình toàn bộ sân chơi của chính mình.

CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA APPLE IPOD KHUYNH ĐẢO THỊ TRƯỜNG

iPod là sản phẩm hot, nhưng nó thuộc về một thị trường ngách: thị trường máy nghe nhạc MP3 cao cấp có ổ cứng. Còn có vô số các máy nghe nhạc Flash nhỏ rẻ hơn nhiều và nhờ đó vẫn đắt khách. Apple cũng muốn theo chân họ: tại Macworld tháng 1/2004, Steve công bố chiếc iPod mini, phiên bản nhỏ hơn của chiếc iPod với nhiều màu sắc và nhanh chóng trở thành chiếc máy MP3 bán chạy nhất trên thế giới. Đúng một năm sau, ông giới thiệu chiếc iPod shuffle, một phiên bản chạy flash giá rẻ của iPod, để tham gia vào cuộc cạnh tranh còn lại. Sản phẩm đã phát huy hiệu quả: đầu năm 2006, thị phần của Apple trong lĩnh vực máy nghe nhạc là khoảng 70% – và vẫn duy trì cho tới hiện nay. Mỗi năm công ty đều có những cải thiện dòng sản phẩm này, cho ra mắt chiếc iPod nano tháng 9/2005, và iPod video một tháng sau đó. Từ đó, mỗi năm vào tháng 9, dòng sản phẩm iPad lại được làm mới.

Trong kinh doanh phân phối âm nhạc, iTunes Store đã dần mở rộng ra các thị trường nước ngoài: một iTunes Store mở cửa ở châu Âu tháng 6/2004, và sau đó một năm là ở Nhật. Thị phần của iTunes liên tục gia tăng, tính đến tháng 1/2006, chiếm đến 85% nhạc tải hợp pháp – khiến không chỉ các trang web cho tải nhạc khác mà cả các kênh phân phối truyền thống cũng phải khốn đốn.

Tăng trưởng doanh số iPod theo số mũ, công việc kinh doanh iTunes mới, và hoạt động bán lẻ không ngừng mở rộng (Apple có hơn 100 cửa hàng vào năm 2005 trên khắp nước Mỹ và một số ở nước ngoài, tất cả đều làm ăn có lãi) – đều góp phần vào sự phát triển mang tính hiện tượng của Apple từ năm 2004. Sự thay đổi diễn ra với quy mô chưa từng có trong lịch sử của công ty. Theo cách nói của Steve Jobs:

Chúng tôi đang ở trong một lãnh thổ chưa được thám hiểm. Chúng tôi chưa bao giờ bán được bất cứ thứ gì nhiều đến thế.

Steve Jobs, phỏng vấn của CNBC, tháng 9/2006

Công ty đã tuyển mộ các kỹ sư ở chí không đủ bố trí hết ở trụ sở của bố với hội đồng thành phố rằng họ xưởng thứ hai vào tháng 4/2006.

Một tốc độ nhanh không tưởng, và họ thậm công ty ở Cupertino. Steve thực tế đã tuyên đang có kế hoạch xây dựng một khu nhà

CHUỖI NGÀY BĂNG GIÁ CỦA MAC ĐÃ TAN BĂNG
Hoạt động kinh doanh Mac cuối cùng cũng bắt đầu sáng sủa. Ý tưởng con ngựa thành Trojan liều lĩnh – iPod sẽ lôi kéo người dùng Windows chuyển sang Mac – dường như đang phát huy hiệu quả, cùng với thành công bất ngờ của các cửa hàng bán lẻ Apple.

Công ty mở rộng và điều chỉnh dòng sản phẩm, thận trọng theo từng phản ứng của thị trường. Thời ma trận đơn giản gồm bốn sản phẩm đã qua rồi. Đầu tiên là chiếc Power Mac G4 Cube, mà chúng tôi đã nói tới ở trên, giữa dòng máy bàn phổ thông và chuyên nghiệp. Nó bị ngừng sản xuất năm 2001. Sau đó đến eMac, phiên bản giá rẻ của iMac G4 với màn hình CRT, dành riêng cho thị trường giáo dục ra mắt năm 2002, cũng ngừng sản xuất năm 2005. Cuối cùng, tháng 1/2005, họ tung ra Mac mini, phiên bản Mac cơ bản được thiết kế để thu hút những người đang “nghiêng ngả”, đây là chiếc Mac rẻ nhất, với giá chỉ 499 đôla.

Về mặt sản phẩm chuyên nghiệp, năm 2002, công ty bước vào thị trường máy chủ cao cấp với XServe. Họ cũng rất nỗ lực bám đuổi với tốc độ xử lý của nền tảng Wintel, và tháng 6/2003, họ công bố G5, một loại chip mới hợp tác phát triển cùng với IBM mà họ khẳng định là nhanh nhất thế giới.

Nhưng bước đi lớn nhất được công bố tháng 6/2005, tại hội nghị các nhà phát triển thường niên của Apple, WWDC. Công ty vừa hoàn tất việc chuyển sang hệ điều hành OS X sau khi ra mắt Mac OS X 10.4 Tiger, được rất đông đảo người dùng Mac đón nhận. Hôm đó, Steve Jobs đã lên sân khấu và tuyên bố trước các khán giả đang hồi hộp phía dưới rằng Apple sẽ chuyển khỏi IBM sang sử dụng bộ xử lý của Intel trong các máy tính Mac.

Đây chẳng khác một cú sốc văn hóa với nhiều nhà phát triển và cả với những người hâm mộ Mac. Trong nhiều năm, công ty liên tục lấy Intel ra làm trò hề, nhà cung cấp chip chính sử dụng trong các máy tính Windows. Intel luôn bị vẽ ra là một công ty chậm chạp và gần như không tiến bộ, với những con chip thậm chí còn không cả sánh được với chip mà Apple đã sử dụng.

Nhưng đã có một số thay đổi trong năm 2004. Sau một năm sử dụng chip mới của IBM, G5, trong các máy chuyên nghiệp, Apple vẫn không thể đưa chip này vào những chiếc xách tay chuyên nghiệp. IBM không thể thực hiện lời hứa sản xuất bộ vi xử lý tốc độ 3GHz trong vòng một năm. Tình huống này thực sự đã gây khó xử cho công ty khi tháng 9/2004, Apple tuyên bố chiếc iMac chạy trên chip G5 trong khi PowerBook vẫn sử dụng thế hệ bộ vi xử lý trước, G4. Vấn đề với G5 là hao tốn điện năng: nó đòi hỏi quá nhiều năng lượng để bên trong chiếc laptop.

Đó là lý do tại sao Apple chuyển sang đàm phán với Intel, với ý định sử dụng chip tiết kiệm điện của hãng này trong các máy tính Mac tương lai. Sự thay đổi có lẽ đã không thể xảy ra nếu Apple vẫn sử dụng Mac OS cũ. Nhưng như bạn có thể thấy, Mac OS X là câu chuyện khác. Hệ điều hành xuất phát của nó, NeXTSTEP vốn đã được đưa vào Intel từ năm 1993. Hệ điều hành này là một nền tảng độc lập: nó có thể chạy trên bất kỳ máy tính nào. Đó là lý do tại sao Apple phát triển phiên bản Intel của hệ điều hành Mac kể từ phiên bản 10.0, phòng trường hợp họ phải sử dụng đến nó một ngày nào đó – và ngày đó đã đến vào tháng 6/2005.

Ngoài khả năng làm ra những chiếc máy xách tay mạnh mẽ, còn có một lý do chiến lược nữa khi Mac chuyển sang dùng Intel. Trong nhiều năm, Apple phải nhận nhiều chỉ trích không thể bào chữa từ cộng đồng PC, cho rằng máy tính của họ đang chậm dần. Sau đó, Mac sử dụng cùng linh kiện phần cứng như bất cứ PC Windows nào. Hơn nữa, Mac cũng có thể chạy Windows rất mượt! Đây là một thông điệp rất mạnh mẽ gửi tới những khách hàng tiềm năng đang lay động, vốn sợ một số phần mềm yêu thích của họ sẽ không chạy được trên Mac. Giờ đây, họ có thể biến chiếc Mac của mình thành một máy tính Windows đơn giản bằng cách khởi động lại và sử dụng một phần mềm của Apple có tên Boot Camp. Đơn giản không còn lý do thuyết phục nào để không chuyển sang Mac nữa, ngoài giá cả.

Động thái chuyển sang Intel mang tính quyết định trong cuộc đua chống lại thế độc tôn của Windows. Với đà phát triển của công ty, Steve đã kết thúc bài diễn văn khai mạc tại WWDC với mấy từ: “Apple vẫn mạnh”.

STEVE VÀ KINH ĐÔ ĐIỆN ẢNH NHỮNG CĂNG THẲNG

Hãy quay lại vài năm trước và xem qua những gì đã thay đổi đối với công ty khác của Steve, Pixar. Xưởng phim hoạt hình này đã đi hết thành công này đến thành công khác, sau Cuộc sống của bầy kiến (1998) và Câu chuyện đồ chơi 2 (1999), bộ phim thứ tư, Monsters Inc., ra mắt năm 2001, đã thu về hơn 520 triệu đôla doanh thu ròng trên toàn thế giới. Công ty đã mở rộng và khoảng hai năm lại sẵn sàng cho ra một bộ phim mới. Vì có thêm quá nhiều nhân viên, Pixar đã chuyển đến một cơ xưởng rộng rãi mới ở Emeryville, một thị trấn công nghiệp nhỏ ở ngoại ô vào cuối năm 2000.

Tuy nhiên, mối quan hệ với Disney trở nên xấu dần. CEO của Walt Disney, Michael Eisner, chưa bao giờ hợp ý với Steve Jobs. Mọi nhà quan sát đều thấy rõ có xung đột cái tôi quá lớn giữa hai người.

Những vấn đề đầu tiên nảy sinh khi Câu chuyện đồ chơi 2 ra mắt. Eisner đã đề nghị Pixar tiếp tục với phần tiếp theo, Câu chuyện đồ chơi 3, và thậm chí còn ra sức thuyết phục Lasseter làm như vậy. Vấn đề là phần tiếp như thế không được coi là “phim gốc” như quy định trong thỏa thuận sản xuất năm tập phim ký giữa hai công ty năm 1997. Nếu một tập phim như vậy được phát hành, Disney sẽ có bảy bộ phim Pixar với mức giá của chỉ năm phim. Điều này không thể chấp nhận được đối với Steve Jobs.

Căng thẳng giữa hai vị giám đốc lên đến cực điểm vào năm 2002, khi Eisner đang nói về vấn đề bản quyền kỹ thuật số trước một Ủy ban Thượng viện, ông đã nhắc đến việc các công ty máy tính thực tế đang làm lợi từ những hoạt động phạm pháp như vậy. Ví dụ ông đưa ra là Apple và chiến dịch quảng cáo cho iTunes cũng hãng này, với khẩu hiệu: “Rip. Mix. Burn” — và đặt vấn đề về mối liên hệ giữa giữa “rip” và “rip off” nghĩa là “sao chép” và “ăn cắp”. Đây rõ ràng là lời thách đấu cá nhân đối với Steve Jobs, người cũng phán ứng rất mau lẹ. Ông triệu tập Roy Disney, cháu họ của Walt, và nói nhỏ với anh này rằng Pixar sẽ không tiến hành thỏa thuận mới với Disney chừng nào Eisner còn giữ chức.

Mùa xuân năm 2003, Steve Jobs trở lại Disney để đàm phán thỏa thuận tiếp theo giữa hai công ty. Yêu cầu của ông cao đến mức khó chấp nhận, mức rõ ràng dựng lên chỉ để họ từ chối. Ông đề nghị được hưởng quyền sở hữu 100% các phim của Pixar – Disney sẽ chỉ nhận 7,5% tiền phân phối. Chưa hết, độc quyền phân phối sẽ chỉ giới hạn trong năm năm. Ưu đãi duy nhất với Disney là quyền sử dụng các nhân vật của Pixar trong các công viên vui chơi. Dĩ nhiên, Eisner từ chối, và Steve ra về, chính thức tuyên bố ông sẽ tìm kiếm nhà phân phối mới.

“LY HÔN”

Đầu năm 2004, Steve đối diện với các cổ đông Pixar ở hội nghị cổ đông của công ty. Đó lần đầu tiên kể từ sau vụ IPO, tương lai của công ty không gắn bó hợp đồng với Disney. Tuy nhiên, Steve rất tự tin, đặc biệt sau thành công từ bộ phim mới xuất xưởng, Đi tìm Nemo, bộ phim sau đó đã trở thành phim hoạt hình có doanh thu ròng cao nhất trong lịch sử và giành được một giải thưởng hàn lâm.

Steve đã nhắc đến một email Michael Eisner gửi cho Hội đồng quản trị của Disney trước khi Đi tìm Nemo công chiếu, trong đó ông nói, bộ phim mới ấy “còn lâu mới hay bằng những phim trước đây”. “Các anh biết đấy, mọi thứ diễn ra hơi khác như vậy đấy”, Steve nói vui. Sau đó, ông thảo luận đến mối quan tâm của Pixar liên quan đến quyền Disney được phép sản xuất các phần tiếp theo những bộ phim đầu tiên của Pixar:

Chúng tôi cảm thấy phát bệnh vì những phần tiếp Disney làm, bởi vì nếu bạn nhìn vào chất lượng của các tập này, như “Vua sư tử” và phần tiếp “Peter Pan” và các phần khác nữa, bạn sẽ thấy thật đáng xấu hổ.

Ông kết thúc cuộc họp bằng việc trấn an các cổ đông rằng ông đã nhận được điện thoại từ bốn hãng phim lớn khác, những người có vẻ đang hết sức sẵn sàng phân phối phim của Pixar trong tương lai. Quan hệ với Disney chấm dứt và chôn vùi từ đây.

CỨU LẤY DISNEY

Tuy nhiên, thay đổi ở Kinh đô điện ảnh đã mở đường cho một tương lai hoàn toàn khác. Thực tế, ngày càng không hài lòng với cách quản lý của Eisner – trong đó có cuộc chiến chống lại Pixar, Roy Disney đã công khai tuyên bố sẽ rút khỏi ban lãnh đạo công ty trong tháng 11/2003. Ngay sau đó, ông bắt đầu chiến dịch mang tên “Cứu lấy Disney”, với mục tiêu duy nhất là lật đổ vị CEO hiện tại. Ông nhận được sự ủng hộ của những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực hoạt hình, cũng như của hàng nghìn cổ đông cá nhân của Disney.

Trước sự ngỡ ngàng của không ít người, chiến dịch đã thành công. Tại đại hội cổ đông thường niên của Disney, tháng 3/2004, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về việc thay mới vị trí của Eisner đã nhận được 57% phiếu ủng hộ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử công ty. Ban lãnh đạo đã ghi nhận, và khoảng sáu tháng sau, vị CEO này tuyên bố sẽ xin về hưu trong năm sau. Người lên thay ông sẽ là COO của công ty, Bob Iger.

Ngày ông được thông báo thăng chức, Iger đã gọi điện cho cả Steve Jobs và John Lasseter để tỏ lòng tôn trọng. Ông đảm bảo rằng ông hiểu những ngày thù hận của Eisner đã qua rồi.

VỤ SÁP NHẬP VỚI DISNEY

Mùa hè năm 2005, Steve Jobs và Bob Iger có cuộc gặp gỡ trong một bối cảnh hoàn toàn khác.

Steve không đến với cương vị lãnh đạo của Pixar, mà là CEO của Apple. Ông đang bận rộn với dự án iPod thế hệ tiếp theo, có khả năng chơi video. Tuy nhiên, họ cần có một cách nào đó để thu thập các nội dung video một cách hợp pháp, bằng không Apple sẽ lại bị cáo buộc tiếp tay cho hoạt động ăn cắp bản quyền.

Đó là lý do tại sao trong tuyên bố đưa ra có nêu việc mở rộng iTunes Store, nơi người dùng có thể mua lại cả các chương trình truyền hình. Như đã diễn ra, hai chương trình truyền hình thành công nhất tại Mỹ, Desperate Housewives và Lost, đều thuộc sở hữu của ABC, và công ty mẹ của nó không phải ai khác mà chính là Disney.

Apple đã đi đến thỏa thuận với Disney cùng bán cả hai chương trình này và một số chương trình trên iTunes, và Iger đã xuất hiện sân khấu trong suốt thời gian Steve đọc diễn văn để tuyên bố điều này trước sự hứng khởi của khán giả, bao gồm các phóng viên và chuyên gia truyền thông. Cái bắt tay giữa hai vị CEO gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng sự hợp tác mới giữa Pixar và Disney ngày càng có triển vọng.

Tuy nhiên, rất ít người hình dung ra được quy mô của quan hệ đối tác mới này. Iger đã đề nghị với Jobs việc sáp nhập hai công ty. Ông nói ông hiểu Pixar là lực lượng sáng tạo duy nhất mà Disney có thể trông cậy để đảm bảo tương lai trong mảng phim hoạt hình. Sau khi được đảm bảo xưởng phim hoạt hình sẽ vẫn giữ độc lập – ở lại Emeryville và giữ nguyên logo – Steve đã ký thỏa thuận để Disney mua Pixar với giá 7,4 tỷ đôla. Đây là một con số rất lớn vào thời điểm đó, nếu nhìn vào doanh thu của công ty – nhưng Iger sẵn sàng trả để có được sự lãnh đạo của John Lasseter trong mảng phim hoạt hình. Vụ sáp nhập được công bố ngày 24/1/2006, tại xưởng phim Pixar ở Emeryville.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Steve Jobs, người vẫn sở hữu gần 50% cổ phần của Pixar, trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Disney, với 7%. Ed Catmull, cựu chủ tịch của Pixar được chỉ định làm chủ tịch xưởng phim kết hợp Disney-Pixar, trong khi John Lasseter làm giám đốc bộ phận sáng tạo. Steve trở thành thành viên nhiều ảnh hưởng trong Hội đồng quản trị của công ty Walt Disney, một vị trí mà ông vẫn giữ cho đến cuối đời. Và điều đó lại càng giúp ông thậm chí còn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào Apple.

APPLE – ĐẾ CHẾ KỸ THUẬT SỐ ĐÀ TIẾN CỦA APPLE
Cuộc chiến thập kỷ giành thị phần trong ngành máy tính cá nhân của công ty, đặc biệt trong thị trường phổ thông, cuối cùng cũng bắt đầu mang lại kết quả vào khoảng năm 2006. Việc chuyển sang dùng Intel diễn ra nhanh chóng và cũng suôn sẻ. Toàn bộ dòng sản phẩm được thay thế chip Intel chỉ trong vòng chưa đầy một năm: bắt đầu với iMac và máy xách tay chuyên nghiệp notebook pro, sau đó đặt lại tên là MacBook Pro, vào tháng 1/2006. Tiếp đó đến Mac mini vào tháng 2, rồi MacBook (thay thế chiếc iBook đáng kính) vào tháng năm và Mac Pro (tiền thân là Power Mac) và XServe vào tháng 8.

 

Tất cả những chiếc Mac mới này đều bán rất chạy, đặc biệt là MacBook và máy bàn phổ thông, iMac. Nhưng, tiếp nguồn cảm hứng từ thành công của iPod, Apple bắt đầu mở rộng ra ngoài ngành máy tính sang ngành điện tử dân dụng. Steve Jobs cuối cùng đã nhìn thấy triển vọng hiện thực hóa giấc mơ Apple thành Sony của thời đại số. Tầm nhìn của ông càng được củng cố hơn nữa bởi sức mạnh không thể phủ nhận của nhãn hiệu này nhờ vào chiếc iPod, cùng như các cửa hàng bán lẻ thành công ngoài sức tưởng tượng. Thực tế, các cửa hàng này được thiết kế theo phong cách độc đáo để chứng minh sức mạnh của Mac có thể quản lý cuộc sống số của bạn – một quan niệm rõ ràng rất ăn nhập với điện tử dân dụng.

Tháng 2/2006, Steve công bố chiếc iPod hi-fi, một hệ thống loa stereo được thiết kế dành riêng cho iPod.

Ông khẳng định chất lượng của nó có thể sánh với các hệ thống âm thanh cao cấp trị giá hàng 10.000 đôla, trong khi chỉ có giá 349 đôla. Nhưng thị trường lại nhận định ngược lại, khi sản phẩm này gặp sự cố lỗi và đến tháng 9/2007 phải ngừng sản xuất. Công ty thử sức lại lần nữa với Apple TV, ban đầu được biết đến là iTV, một bộ TV không dây nối máy Mac với một TV màn hình rộng trong phòng khách. Apple TV chính thức ra mắt tại Macworld 2007, nhưng vẫn chưa chứng tỏ là một sản phẩm thành công. Steve Jobs nói chuyện với trưởng bộ phận bán lẻ của Apple Ron Johnson trong buổi nhậm chức tại cửa hàng Avenue thứ năm của Apple ở Manhattan (tháng 5/2006).

BƯỚC NGOẶT DIỆU KỲ TỪ IPHONE

Nếu chịu khó nắm bắt thông tin, chắc hẳn bạn đã biết rằng động thái lớn nhất của Apple ngoài ngành máy tính và âm nhạc được công bố tại Macworld vào tháng 1/2007: đó là chiếc iPhone.

Dự án iPhone bắt đầu năm 2003 – mặc dù thông tin về sản phẩm này đã được người ta truyền tai nhau từ trước đó – với chiếc thiết bị cầm tay số Apple PDA được quảng cáo rầm rộ. Ý tưởng cơ bản là xây dựng một sản phẩm hội tụ số, một thiết bị số hoàn chỉnh kết hợp giữa một chiếc điện thoại, PDA, và iPod. Thực tế, Apple đã bước vào ngành điện thoại với chiếc Motorola ROCKR vào cuối năm 2005 – một bộ chip chuẩn tương thích với iTunes. Nhưng sản phẩm đó rất yếu, và chỉ là một giải pháp tạm thời trước khi Apple hoàn tất chiếc điện thoại của riêng mình.

Một trong những điều đầu tiên Steve Jobs làm trước khi phát triển iPhone là tìm đến các nhà mạng di động. Ông nói chuyện với từng hãng một vào đầu năm 2005, cam kết xây Steve Jobs cùng với Stan Sigman của Cingular S TEVE JOBS dựng một thiết bị “hiện đại hơn bất cứ thứ gì khác”. Ông sớm đạt được thỏa thuận với nhà mạng số một của Mỹ, Cingular. Nhà cung cấp này biết rằng cách duy nhất để tăng lợi nhuận là không phải cạnh tranh về giá cả mà bằng cách tính phí của người dùng qua sử dụng dung lượng trực tuyến. Bởi vì iPhone cho phép người dùng lướt web, nên nó rất phù hợp với chiến lược này của họ.

Nhìn vào thỏa thuận của Apple với AT&T, người ta có thể một lần nữa lại phải thán phục tài đàm phán siêu hạng của Steve Jobs. Trước iPhone, các nhà cung cấp mạng không dây coi các nhà sản xuất thiết bị cầm tay chỉ như những nô lệ. Họ quen với việc kiểm soát các tính năng cụ thể của chiếc điện thoại, làm giá và tiếp thị, để đổi lấy quyền sử dụng mạng của mình. Thỏa thuận về iPhone rõ ràng làm đảo ngược hoàn toàn thế cân bằng quyền lực này. AT&TCingular tìm kiếm một thỏa thuận độc quyền năm năm với Apple và chỉ nhận 10% doanh thu từ các cửa hàng Apple, chỉ để họ có thể trở thành nhà cung cấp duy nhất hỗ trợ mạng cho iPhone. Apple giữ toàn quyền về thiết kế, sản xuất và tiếp thị – và họ thậm chí còn thu về thêm 10 đôla mỗi tháng từ mỗi hợp đồng iPhone Cingular. AT&T thậm chí còn chưa biết hình dáng chiếc iPhone ra sao cho tới vài tuần trước khi nó ra mắt vào tháng 1/2007: mặc dù kiểu giữ bí mật thế này là chuyện phổ biến ở Apple, nhưng đây lại là điều chưa từng có trong ngành điện thoại di động.

Dự án iPhone thực sự được đẩy nhanh vào đầu năm 2006. Một lần nữa, sản phẩm lại khiến người ta phải trầm trồ trước khả năng cải tiến đặc biệt của Apple trong ngành điện tử dân dụng. Ở đây cần một sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm, Apple là công ty duy nhất giỏi cả hai mảng này. Về phần mềm, iPhone sử dụng Mac OS X, hệ điều hành đang được sử dụng trên Mac. Điều này giúp iPhone có thể chạy bất cứ phần mềm nào của Mac. Về phần cứng, tính năng cách mạng nhất của nó là chiếc màn hình cảm ứng, một công nghệ ban đầu được Apple phát triển cho máy tính bảng cá nhân… và cuối cùng phải ba năm sau mới được ra mắt (chính là chiếc iPad). Quá trình phát triển iPhone cũng gặp những trở ngại khó khăn, đặc biệt khi phải gần như làm lại từ đầu vào mùa thu năm 2006. Nhưng nguyên mẫu đầu tiên cuối cùng cũng sẵn sàng trình làng tại Macworld ngày 9/1/2007.

Ngày đó, khi Steve lên sân khấu tại Trung tâm Moscone ở San Francisco, ông đã nói trước khán giả rằng họ đang cùng nhau làm nên lịch sử. Ông biết iPhone sẽ là một trong những sản phẩm quan trọng nhất trong lịch sử Apple, một thứ sẽ quyết định số phận của Apple trong những thập niên tới. Chiếc máy nhỏ nhắn chỉ dày hơn nửa inch này là một thiết bị số bỏ túi đầy đủ, một chiếc máy tính/ iPod/ điện thoại cho phép người sở hữu gọi điện, chụp ảnh, và xử lý các liên lạc và gửi mail, truy cập web, nghe nhạc và xem phim một cách tiện lợi mà không sản phẩm nào trước đó có thể sánh bằng.

Để cụ thể hóa bước thay đổi của Apple – như đã rõ vào cuối bài diễn văn khai mạc Macworld, sau khi giới thiệu cả iPhone và Apple TV – Steve tuyên bố tên công ty sẽ chuyển từ “Apple Computer Inc.” sang chỉ còn “Apple Inc”. Đến giờ có thể khẳng định: sau 30 năm, công ty quả Táo này đã giúp biến vị hoàng tử nổi loạn của Thung lũng Silicon thành vị vua của thời đại kỹ thuật số.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.