Dạy Con Làm Giàu – Tập 12
CHƯƠNG 13
Kiểm soát #2: Kiểm soát cảm xúc
“Cảm xúc là nền tảng của kinh tế.”
– NGƯỜI CHA GIÀU
Warren Buffett thường nói, “Nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn sẽ không thể kiểm soát được túi tiền của bạn.”
Vào cuối những năm 1990, vợ một người bạn nói với tôi, “Là bạn thân, em mới nói với anh điều này. Anh biết không, chúng em vừa mới kiếm được rất nhiều tiền. Chúng em chưa bao giờ có nhiều tiền đến như vậy. Nhưng hiện tại, em cảm thấy sợ khi có vẻ như chúng em sắp mất hết số tiền đó.” Cuối năm 2001, thực sự họ gần như mất hết tất cả. Những gì họ lo sợ sẽ xảy ra cuối cùng cũng xảy ra. Nỗi sợ sẽ mất đã làm nảy sinh một tiên đoán cho những gì họ lo lắng.
Người cha giàu nói, “Tiền là một chủ đề nhạy cảm. Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của bạn thì cảm xúc sẽ kiểm soát tiền của bạn.” Ông cũng nói thêm, “Khi nói đến tiền bạc, nhiều người bỗng mắc chứng hay nghi ngờ.”
Lúc còn học lớp 5, tôi đã bắt đầu đọc các loại sách nói về những nhà thám hiểm biển nổi tiếng như Columbus, Magellan, Cortéz, Cook và những người khác. Những câu chuyện của họ làm tôi tin rằng mình đã bị hớp hồn vào Học viện Hàng hải Thương mại Mỹ ở Kings Point, New York. Dù tôi đã gia nhập thủy quân khi tốt nghiệp Kirtgs Point nhưng tình yêu biển cả chưa bao giờ rời bỏ tôi.
Gần đây, tôi đọc được một trong những cuốn sách hay nhất về cuộc sống trên tàu, cuốn In the Heart ofthe Sea: The Tragedy of the Whaỉeship Essex, tác giả Nathaniel Philbrick. Cuốn sách được viết dựa trên câu chuyện có thật về con tàu săn cá voi Essex. Vào đầu những năm 1800, tàu Essex nhổ neo từ Nantucket, 25 dặm tính từ bờ biển Cape Cod, Massachusetts, vòng quanh Nam Phi và tiến vào trung tâm Thái Bình Dương gần đường xích đạo. Mọi người đều cho rằng chuyên hành trình này kéo dài từ hai đến ba năm. Thật không may, chuyến hành trình đột ngột bị chựng lại khi một con cá nhà táng khổng lồ đâm vào và làm chìm tàu.
Nếu câu chuyên này nghe có vẻ quen quen thì đó là vì cuốn Moby-Dick của Herman Melville cũng được viết dựa trên câu chuyên có thật của tàu Essex. Nếu đã đọc cả hai cuốn sách, bạn sẽ thây câu chuyện Moby-Dick mờ nhạt hơn so với thực tế những gì đã xảy ra với đoàn thủy thủ sau khi chiếc tàu Essex bị đắm. Thực ra, truyện Moby-Dick kết thúc sau khi chiếc tàu bị đắm; còn truyện về bi kịch Essex bất đầu khi con tàu bị mới bị đắm.
Vì chiếc tàu Essex từ từ chìm dần nên thủy thủ đoàn, gồm khoảng 20 người, trèo lên ba chiếc thuyền nhỏ hơn. Ngay khi vận chuyển một số đổ từ tàu Essex sang tàu cứu sinh nhỏ, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cần phải quyết định họ làm gì sau đó. Ý định mà họ bàn với nhau đơn giản là căng buồm lên và để gió thổi đưa họ đến Tahiti, đây là một chuyên hành trình đơn giản với thời gian ước tính đến nơi là khoảng một tuần.
Đột nhiên, một trong các thủy thủ nói, “Nhưng dân Tahiti là thổ dân ăn thịt người!” Và đó là tất cả những gì sẽ xảy ra. Sợ hãi, thủy thủ đoàn trên ba chiếc tàu cứu sinh nhỏ thay đổi quyết định, và họ quyết định tốt nhất là chèo quay trở về Chile, mặc dù đoạn đường xa hơn rất nhiều và điều này cũng có nghĩa là phải đi ngược chiều gió. Họ chọn Chile bởi vì họ biết Chile và họ cảm thấy họ sẽ an toàn hơn là với “thổ dân ăn thịt người ở Tahiti.” Vì thế họ quyết định chèo đi ngược chiều gió.
Hơn 90 ngấy sau, một trong những chiếc tàu cứu sinh nhỏ được một con tàu săn cá voi khác từ Anh phát hiện. Khi thuyền trưởng của con tàu lớn này kéo tàu nhỏ vào gần mạn tàu, ông thấy một người đàn ông gầy ốm tong teo như một bộ xương khô đang ngồi ở mái chèo, và một người khác, một bộ xương không hơn không kém ngồi ở sau đuôi thuyền. Giữa thuyền là một đống xương, những ống xương trắng nhách của các thành viên khác trên tàu. Người trên tàu Essex đã gặp đúng những gì họ lo sợ. Nỗi sợ hãi của họ đã biến lời tiên đoán thành sự thật.
Câu chuyện về Essex còn kinh khủng hơn nhiều so các câu chuyện về thổ dân ăn thịt người, câu chuyên về một người thuyền trưởng yếu kém và một nhóm người đã để cảm xúc chi phối khả năng tư duy của họ. Câu chuyện về một nhóm người đã để khả năng tư duy cầu an quyết định tương lai của họ. Thay vì cho thuyền hướng về Tahiti, họ đã chọn đi ngược trở lại nơi họ cảm thấy là họ biết rõ, mặc dù với kinh nghiệm nghề nghiệp, họ biết rằng chèo ngược trở về Chile là hoàn toàn không thể.
Đây cũng là một giả thiết. Bạn có nhớ giả thiết đặt ra ở đầu câu chuyên này không? Một điều nữa, không ai đặt câu hỏi là thủy thủ nào đã đưa ra ý kiến về thổ dân Tahiti là dân ăn thịt người. Tất cả những người này đến từ nước Anh. Chưa ai từng đến Tahiti. Không ai đặt một câu hỏi đơn giản là, “Vậy anh đã đến Tahiti bao giờ chưa?”
Không lâu sau thảm kịch Essex, cả Hawaii và Tahiti đều trở thành thiên đường của những chiếc tàu săn cá voi trên toàn thế giới. Lúc còn nhỏ, sau khi đọc về những khoảng thời gian tuyệt vời củạ các tàu săn cá voi khi dừng lại ở Tahiti, tôi đã từng mơ một ngày được du thuyền đến Tahiti, và giấc mơ này đã trở thành sự thật vào năm 1967, Thực ra, giấc mơ được đi trên tàu đến Tahiti đã tạo nguồn cảm hứng để tôi đi học ở New York. Vào năm 1967, tôi đã lái tàu từ Hawaii đến Tahiti ldhi còn là một sinh viên thực tập trên một chiếc tàu chở dầu. Thay vì gặp thổ dân ăn thịt người, tôi gặp một thiên đàng tuyệt vời hơn nhiều so với những gì tôi đã từng mơ. Tôi vẫn mơ về Tahiti và những con người tuyệt đẹp mà tôi gặp ở đó.
ĐẦU TƯ LÀ THIÊN ĐÀNG
Đối với tôi và Kim, đầu tư là một thiên đàng. Đầu tư có nghĩa là tự do, thịnh vượng và an toàn. Dù cũng có rủi ro trong đầu tư, giông như rủi ro trong việc hướng thuyền đi về phía Tahiti… rủi ro nhưng được đền bù thích dáng. Buồn thay khi rất nhiều người nghe theo lời khuyên của những người tự nhận là chuyên gia đầu tư, những người mà chính bản thân họ chưa từng đến thiên đàng lần nào, mặc dù rất nhiều người nghĩ rằng các nhà tư vấn cho họ hẳn phải biết rõ mình đang nói về cái gì.
Vấn đề then chốt là khi đụng đến tiền bạc, quá nhiều người để cho cảm xúc lấn át lý trí của mình. Cảm xúc con người là một nguồn sức mạnh dồi dào… và những suy nghĩ phát sinh từ cảm xúc có một quyền năng biến dự đoán thành hiện thực nếu chúng không được kiểm soát. Nếu bạn muốn trở thành thuyền trưởng con thuyền của chính bạn thì một trong những kiểm soát quan trọng nhất cần đạt được là phải kiểm soát được cảm xúc của mình. Khi tôi nghe người vợ của bạn tôi nói, “Em sợ có một ngày chúng em sẽ mất hết tất cả”, thì tôi đã nghĩ rằng cảm xúc của cô ấy đang chế ngự cuộc sống của cô ấy. Mặc dù họ có đủ tiền để có một cuộc sống thiên đàng, nhưng họ chưa bao giờ tạo ra được. Nỗi lo sợ đã quyết định vận mệnh của họ và thực tế là họ gần như mất tất cả.
BA CẤP KIỂM SOÁT TƯ DUY
Khi giải thích hiện tượng này với tôi và con trai ông, người cha giàu nói rằng có ba cấp kiểm soát tư duy. Đó là tư duy ở cấp thấp, trung bình, và cao. Ông nói, “Khi một người nói bằng khả năng tư duy cấp thấp, họ thường nói những điều đại loại như “đầu tư là rủi ro” hay lỡ tôi mất hết thì sao. Họ đang nói bằng những cảm xúc cấp thấp.” Người cha giàu giải thích thêm, “Khi nói về tiền bạc, hầu hết mọi người không bao giờ vượt khỏi khả năng tư duy cấp thấp.” Như thường lệ, lúc ấy tôi không hoàn toàn hiểu hết những gì ông nói. Mãi đến khi lớn lên, tôi mới thấy rằng rất nhiều người đang bị kẹt ở khả năng tư duy cấp thẩp, nhất là các vấn đề liên quan đến tiền. Tôi có những người bạn thân luôn sng trong nỗi lo sợ đầu tư, gặp rủi ro, và sợ mất tiền. Họ dường như không thể thay đổi dược những suy nghĩ này, và trong nhiều trường hợp, những suy nghĩ này đã khiến lời tiên đoán biến thành sự thật. Một số trong những người này có hàng triệu đôla trong ngân hàng nhưng họ sống càng tằn tiện càng tốt, họ sống với nỗi sợ mất tiền. Và họ đã thật sự mất tiền bằng nhiều cách khác nhau, đơn giản vì họ sống giống như họ không có một đồng dính túi. Họ sống giống như họ đã mất hết tiền rồi. Dạy chúng tôi cách thoát khỏi khả năng tư duy cấp thấp, người cha giàu nói, “Nếu con quyết định không muốn các cảm xúc cấp thấp này điều khiển khả năng tư duy của con, con cần phải có khả năng tư duy ở cấp trung bình và cao.” Ông cho biết tư duy cấp trung bình của chúng ta, tư duy dựa trên lý trí, là những tư duy cần đến các kỹ năng tài chính. Chẳng hạn như khí tôi lo sợ đầu tư vào bất động sản, người cha giàu đề nghị tôi nên học một khóa về đầu tư bất động sản. Làm theo lời khuyên đó, tư duy lý trí của tôi đã vượt qua tư duy cảm xúc. Tôi đã tham gia một khóa học cuối tuần về đầu tư bất động sản. Sau khóa học này, nỗi sợ hãi của tôi vẫn còn đó nhưng ít ra tôi đã cảm thấy tốt hơn khi chuẩn bị cho quá trình học tập trong tương lai. Vào năm 1973, khóa học về đầu tư bất động sản này tốn 385$, nhưng qua nhiều năm, tôi đã kiếm được hàng triệu đôla nhờ nó.
Và đây là nơi tư duy cấp cao xuất hiện. Mặc dù nhìn thấy hàng ngàn khoản đầu tư bất động sản có tiềm năng, nhưng tôi chỉ thật sự tiến hành khoảng một trăm giao dịch bất động sản. Khi cân nhắc thành công của mình về đầu tư bất động sản, nỗi nghi ngờ và nỗi sợ hãi của tư duy cấp thấp trong tôi vẫn còn tồn tại. Tôi và Kim sắp khóa hồ sơ một khoản bất động sản giá trị trên 10 triệu đôla vào tháng này. Nỗi sợ hãi và nghi ngờ của tư duy cấp thấp vẫn còn trong tôi. Đó là lúc tôi cần tư duy cấp cao đến cứu. Vì tôi từng nhiều lần trải qua các bước tìm kiếm, mua, bán và quản lý tài sản, nên khi nỗi sợ hãi của tư duy cấp thấp xuất hiện thì tư duy cấp cao sẽ lên tiếng kiểm soát. Nó xoa dịu nỗi nghi ngờ và nỗi sợ hãi của tư duy cấp thấp, và ra lệnh cho trung tâm não bộ của tôi bắt đầu tìm kiếm những thông tin, lời khuyên hay những kiến thức mới mà tư duy cấp thấp cần có để không còn cảm thấy lo âu nữa. Hầu hết những người không đầu tư không có được các kỹ năng của tư duy trung bình hay nhiều năm kinh nghiệm của tư duy cấp cao hơn, để đẩy họ ra khỏi sự lôi cuốn mãnh liệt của những cảm xúc cấp thấp… Vì thế nên cuối cùng tư duy cấp thấp của họ cũng vẫn điều khiển mọi việc.
Đó là một lý do tại sao giáo dục tài chính là rất quan trọng. Bởi vì khi đã được học về tài chính, bạn có thể dựa trên những tư duy trung bình để phá vỡ sự lôi cuốn của nỗi sợ hãi và nghi ngờ của tư duy cấp thấp. Khi nhìn lại cuộc đời tôi, tôi thấy người cha giàu đã cùng tôi chơi cờ tỷ phú, và thông qua trò chơi này, ông cho tôi những lời khuyên và kinh nghiệm thực tế có thể giúp tôi vượt qua những nỗi nghi ngờ và sợ hãi mà tất cả chúng ta đều có.
Sau khi tốt nghiệp, Warren Buffett đầu tư 100$ vào một khóa học của Dale Carnegie, một nhà giáo dục người Mỹ nổi tiếng với cuốn sách How to Win Priends and Influence People (1936). Suy nghĩ về việc đầu tư của mình, ông nói, “Tôi không tham gia khóa học làm sao để khỏi run sợ khi nói trước đám đông… nhưng tôi tham gia khóa học làm sao để nói trước đám đông trong khi đầu gối đánh nhịp vì sợ.”
Tôi và Kim vẫn đầu tư mặc dù chúng tôi cũng lo sợ và nghi ngờ. Đó là những thử thách mà chính nỗi sợ hãi và nghi ngờ của chúng tôi tạo ra, chính những thử thách đó tạo ra một sự hứng khởi trong việc đầu tư. Nói một cách khác, chúng tôi không để tư duy cấp thấp kiểm soát cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi sử dụng nỗi nghi ngờ và sợ hãi để làm cho cuộc sống của chúng tôi thú vị hơn.
Khóa học về bất động sản có giá 385$ vào năm 1973 rất quan trọng với tôi vì khóa học này cùng các kiến thức tài chính của người cha giàu đã cung cấp cho tôi một cầu nối đến tư duy cấp cao. Dù tôi biết rằng bất cứ một tài sản nào cũng có thể biến từ tài sản thành tiêu sản một cách nhanh chóng, nhưng khả năng tư duy cấp cao của tôi đã giúp tôi ổn định và suy nghĩ thấu đáo mọi thử thách để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trở thành thuyền trưởng trên chính con thuyền của bạn không có nghĩa là bạn không có những nỗi sợ hãi và nghi ngờ. Là con người ai cũng có tất cả những nỗi sợ hãi và nghi ngờ đó. Thực ra, bạn sẽ không trở thành một thuyền trưởng giỏi nếu bạn không có những suy nghĩ lo lắng đó. Nhưng nếu bạn trở thành một thuyền trưởng giỏi, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của khả năng tư duy cấp trung bình và cấp cao để hướng dẫn con thuyền của mình, nhất là nếu bạn muốn vượt qua đại dương sóng gió, luôn tiến lên phía trước và hướng về thiên đàng.
CUỘC NỔI LOẠN TRÊN TÀU BOUNTY
Khi còn nhỏ, tôi từng bộ phim Cuộc nổi loạn trên tầu Bounty của Marlon Brando. Tôi nhớ trong đó có cảnh con tàu Bounty khi cập vào cảng ở Tahiti, lúc đổ có nhiều chiếc xuồng nhỏ cập sát vào con tàu, chở đầy các cô gái Tahiti xinh đẹp đang mỉm cười, vẫy tay và la lớn, “Chào các anh thủy thủ.” Tôi biết không thể thay đổi được quá khứ nhưng nếu đọàn thủy thủ trên con tàu Essex ngày xưa đã từng xem bộ phim này, thay vì quyết định hướng tàu đi Chile, họ sẽ có thể nói, “Ai lo lắng thổ dân ăn thịt người nào? Chúng ta hãy đi về hướng Tahiti.” Đó là sức mạnh của một kiến thức nhỏ.
MỘT THỂ GIỚI KHÁC
Tiết kiệm tiền thì không cần kiến thức tài chính. Như người cha giàu nói, “Cha có thể dạy cho một con khỉ tiết kiệm tiền.” Tương tự, cũng không cần nhiều kiến thức tài chính để đa dạng hóa đầu tư. Hầu hết mọi người đều tiết kiệm và nếu có đầu tư thì họ sẽ đa dạng hóa đầu tư, bởi vì họ thiếu những kiến thức tài chính đúng mức. Nếu được đào tạo về tài chính thì có thể họ đã nhiệt tình hơn khi bước ra khỏi chiếc chuồng gà chật hẹp và tham gia vào thế giới thực, lúc đó họ sẽ thấy thế giới đầy cơ hội và sự giàu có. Họ cũng sẽ thấy một thế giới lừa đảo và dối trá… nhưng sau sự kiện Enron, chúng ta nhận ra rằng bên trong chuồng gà cũng có những kẻ lừa đảo và dối trá. Điểm mấu chốt là nếu không có giáo dục tài chính, thì tồn tại trong sự an toàn của chiếc chuồng, tiết kiệm tiền và đa dạng hóa quỹ hỗ tương là một điều thông minh nên làm và thường là điều duy nhất họ có thể làm.
NHỮNG MÓN NỢ TỐT VÀ NHỮNG MÓN NỢ XẤU
Rất nhiều người bên trong chiếc chuồng nghĩ rằng không để mắc nợ mới là thông minh. Khi tôi còn nhỏ, người cha giàu đã chỉ ra rằng có những món nợ tốt và những món nợ xấu. Ông nói, “Nợ tốt là những món nợ giúp con trở nên giàu có và nợ xấu là những món nợ khiến con nghèo đi.” Lý do nhiều người bên trong chuồng gà nghĩ rằng mắc nợ là xấu và không mắc nợ mới là thông minh bởi vì trong thế giới của họ, loại nợ duy nhất mà họ biết là những món nợ xấu. Vì thế, một lần nữa, họ khẳng định rằng trong thế giới của họ, không mắc nợ là thông minh.
Nếu bạn có ý định trở thành thuyền trưởng của con tàu của mình, bạn sẽ cần biết sự khác nhau giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu. Là sinh viên của Học viện Thương mại Hàng hải, chúng tôi học rất nhiều về cách thiết kế tàu.
Một trong những điều mà chúng tôi được học là tàu nhỏ thì không cần vật nặng dể dằn, trong khi tàu lớn thì cần. Dĩ nhiên, vật nặng này phải được đặt ở đáy tàu để con tàu không bị chòng chành. Chẳng hạn như khi các tàu lớn nhổ neo đi từ châu Âu đến Mỹ, hầu hết đều là tàu không chở hàng. Nếu không đặt vật nặng dằn tàu thì tàu sẽ bị chòng chành. Một vật dằn tàu thường sử dụng là đá sông. Đó là lý do tại sao ngày nay, trên bất cứ con tàu nào từ châu Âu đến Mỹ, bạn có thể tìm thấy nhiều đông đá ở dưới đáy tàu. Dĩ nhiên, khi tàu đến Mỹ, những đống đá này sẽ được vứt bỏ và hàng hóa từ Mỹ chở về châu Âu sẽ bù vào chỗ trống.
Vấn đề là nếu bạn xây dựng một con tàu nhỏ có kích thước 243 cm, bạn không cần phải dằn tàu. Ở tàu nhỏ, càng ít đá dằn càng tốt. Nhưng nếu muốn xây dựng một con tàu lớn, bạn phải lụôn cần đến đá dằn. Ở thế giới của nhóm C và Đ, môn khoa học sử dụng những khoản nợ tốt để làm đòn bẩy là một môn khoa học quan trọng. Nếu bạn xây dựng một con tàu nhỏ, không mắc nợ và không cần đá dằn sẽ là thông minh, và bạn sẽ không cần phải học môn khoa học quản lý những món nợ tốt. Ở một con tàu nhỏ, tất cả các loại nợ đều là nợ xấu.
Khi tôi còn nhỏ, người cha giàu đã dạy chúng tôi cách mượn tiền, không phải là cách tạo nợ. Ông muốn dạy chúng tôi trở thành những người mượn tiền để một ngày nào đó, chúng tôi có thể quản lý những con tàu lớn. Một trong những bài học quan trọng mà ông đã dạy là: Một khi bạn muốn có một khoản nợ xấu thì bạn không cần kiến thức tài chính hay báo cáo tài chính. Ông nói, “Nếu tất cả những gì con muốn là những món nợ xấu, ngân hàng sẽ không yêu cầu con phải nộp báo cáo tài chính. Tất cả những gì con cần để mua một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, hay một chiếc thẻ tín dụng là thực hiện những quy trình vay tiền đơn giản. Nhưng nếu con muốn có một khoản nợ tốt, khoản nợ giúp con trở nên giàu có, ngân hàng sẽ yêu cầu con phải nộp các báo cáo tài chính, để xem liệu con có đủ thông minh để gánh vác món nợ tốt đó hay không.”
Đến giờ, tôi hiểu thêm được rất nhiều điều và rất cảm ơn người cha giàu về sự khác nhau giữa những món nợ tốt và nợ xấu. Tôi biết rằng những món nợ xấu có lãi suất cao hơn. Nếu một người không có báo cáo tài chính, ngân hàng sẽ cho rằng họ không có kiến thức tài chính và tự nhiên sẽ tính lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro nợ tiền cao do anh ta không được đào tạo tài chính tốt. Nhưng nếu bạn đến mượn tiền với tư cách là một doanh nghiệp hay một nhà đầu tư bất động sản, ngân hàng sẽ yêu cầu các báo cáo tài chính của bạn trước khi họ chấp nhận rủi ro cho bạn mượn tiền với lãi suất thấp hơn.
LÃI SUẤT TỐT VÀ LÃI SUẤT XẤU
Đối với những người tiết kiệm tiền thì hai lãi suất này giống nhau. Nếu bạn không có một kiến thức tài chính tốt, ngân hàng có thể sẽ trả cho bạn một lãi suất thấp hơn. Nếu bạn là người am hiểu về tài chính, bạn sẽ thấy có nhiều chương trình trả lãi suất cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn như lãi suất có thuế 2% so với lãi suất miễn thuế 7,75% như tôi đã nói ở phần trên. Nói cách khác, nỗi sợ hãi của tư duy cấp thấp rất đắt giá đối với người tiết kiệm. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành thuyền trưởng của một con thuyền lớn, bạn cần biết dược sự khác biệt giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu cũng như sự khác biệt giữa lãi suất tốt và lãi suất xấu.
ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
Diana Kennedy, CPA, nhà chiến lược thuế của tôi và là nhà tư vấn của công ty Rich Dad, có quan điểm như sau. Khi nói về Kim tứ đồ, bà nói, “Nếu bạn sống trong một thế giới của nhóm L và T, bạn không cần các báo cáo tài chính.”
Bà tiếp tục, “Nhưng nếu bạn sống trong thế giới của nhóm C và Đ, báo cáo tài chính và một kiến thức sâu rộng về tài chính là bắt buộc.” Và bà cũng nhân mạnh từ bắt buộc. Bà nói thêm, “Trong nhiều trường hợp, pháp luật yêu cầu các báo cáo tài chính ở nhóm C và Đ. Nhưng trong hầu hết trường hợp, pháp luật lại không yêu cầu các báo cáo của những người ở nhóm L và T.”
Luật ERISA và các tu chỉnh, đem lại kết quả là hàng triệu người phải chuyển từ nhóm L và T sang nhóm Đ… nhưng lại không có một kiến thức tài chính đúng đắn. Vì thiếu kiến thức tài chính cho khả năng tư duy trung bình nên hàng triệu người đã trở thành những tù binh tài chính, bị nỗi nghi ngờ và sợ hãi do khả năng tư duy cấp thấp của chính mình bắt làm con tin.
MẤT KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH
Một số người không phải là nhà đầu tư giỏi bởi vì họ được giáo dục quá tốt và bị trói chặt trong môt thế giới mất khả năng phân tích. Họ sống trong một thế giới mà người cha giàu gọi là Thế giới Lỡ… lỡ điều này sai, lỡ điều kia không đúng… Trong thế giới đầu tư, thuật ngữ không thể bóp cò thường muôn nói đến những người biết trả lời tất cả các câu hỏi nhưng lại không thể kiếm được tiền bằng những câu trả lời đó. Họ đến gần sát lĩnh vực đầu tư nhưng khả năng tư duy cấp thấp của họ đã chế ngự khả năng tư duy trung bình và họ không thể tiếp cận được lĩnh vực đầu tư và thâm nhập vào thế giới thực. Những người này thích hợp với công thức chính xác, đó là đầu tư dài hạn và đa dạng hóa. Nỗi sợ hãi và nghi ngờ của họ nhờ nó mà được kiểm soát.
KIẾN THỨC LÀM GIẢM NỖI SỢ HÃI
Đó là kiến thức tài chính mà người cha giàu đã dạy lúc tôi chín tuổi, giúp tôi có thể kiểm soát nỗi sợ hãi đầu tư. Tôi vẫn còn nỗi sợ hãi đó nhưng thông qua kiến thức và kinh nghiệm, tôi có thể bắt đầu xây dựng con tàu của mình. Một trong những điều ngạc nhiên nhất trong đời tôi là cuối cùng tôi đã được tự do về tài chinh. Tôi luôn nghĩ là một khi tôi có đủ tiền tôi sẽ nghỉ hưu, ngồi trên con tàu và an hưởng sự nhàn rỗi của tuổi già. Năm 1994, cuối cùng tôi cũng hoàn thành con tàu của mình ở tuổi 47. Sau đó tôi lại thấy cuộc đời thật buồn tẻ khi chỉ ngồi trên tàu, và đó là lý do tại sao vào năm 1996, tôi đã tạo ra trò chơi CASHFLOW 101.
Vào năm 1997 cuốn, sách Dạy con làm giàu – Tập 1 dược xuất bản với sự hỗ trợ của Sharon Lechter, đối tác kinh doanh của tôi, người đã giúp tôi ghi chép lại các ý tưởng và biến chúng thành một cuốn sách. Ngày nay, chúng tôi bận rộn hơn bao giờ hết, thỉnh thoảng tôi lại mong ước quay trở về những ngày buồn tẻ như xưa, chỉ việc ngồi thư giãn trên con tàu, nhưng dù sao tôi cũng biết ơn cơ hội đã biến tôi thành người có ích, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Tôi muốn chia sẻ những bài học mà tôi đã được học từ người cha giàu và từ những cuộc đầu tư thực tế mà tôi từng thực hiện. Tôi có những cuộc đầu tư thành công và cũng có những cuộc đầu tư thất bại. Nhưng điều quan trọng là tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức tài chính. Hãy bắt đầu bằng những trò chơi đơn giản, nỗi sợ hãi về tiền bạc và đầu tư của bạn sẽ từ từ biến mất.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.