Sao Chiếu Mệnh

Chương 13



Gibellina, Sicile, 1879
Dòng họ Martini là dân ngụ cư, không phải gốc gác ở cái làng nhỏ Gibellina trên đảo Sicile này. Thiên nhiên ở đây hoang vu, đất đai cằn cỗi, lúc nào cũng phơi mình dưới cái nắng gay gắt.
Đúng là bức tranh của một hoạ sĩ bệnh hoạn vẽ lên. Giữa những đồn điền lớn của các nhà giàu, gia đình dòng họ Martin tậu một khoảnh đất nhỏ và cố gắng tự cày cấy lấy.

Một hôm, viên quản lý đồn điền đến gặp bác Giuseppe Martini:

– Nông trại của bác quá nhỏ, lại toàn sỏi, – y nói. – Chỉ trồng ôlivơ với nho làm sao đủ sống?

– Ông khỏi lo cho chúng tôi, Giuseppe Martini đáp – Gia đình tôi từ xa xưa vẫn là nông dân.

Nhưng chúng tôi thấy mà ái ngại, – viên quản lý đồn điền nói. – Ngài Vito chủ tôi bảo bác nên nhận ít đất của chủ tôi mà thuê.

– Tôi biết ngài Vito và đất đai của ngài, – Giuseppe Martini nhăn mặt nói. – Nếu tôi nhận đất của ngài để thuê thì ngài sẽ chiếm lấy ba phần tư hoa lợi và đòi một trăm phần trăm tiền giống má. Tôi thừa biết thuê đất của ngài là thế nào rồi. Xin cám ơn.

– Bác lầm rồi. Đất này là đất dữ. Bác cưỡng lệnh các ông chủ là nguy hiểm lắm đấy.

– Ông doạ tôi đấy hẳn?

– Là tôi nhắc bác thôi.

– Cút ngay khỏi nhà tao! – Giuseppe Martini quát.

Viên quản lý nhìn bác nông dân một lúc rồi buồn bã lắc đầu.

– Bác ương ngạnh quá đấy, bác Giuseppe. Con trai nhỏ của Giuseppe hỏi:
– Ai thế, cha?

– Hắn là quản lý cho một trong những đồn điền lớn nhất ở vùng này.

– Con ghét lão ta lắm, – cậu bé Ivo nói.

– Cha cũng chẳng ưa gì hắn, – Giuseppe nói.

Đêm hôm sau, kho chứa hoa lợi của bác Giuseppe bị cháy và mất con bò, ngựa của bác cũng biến mất.

Và Giuseppe lại phạm thêm một sai lầm nữa. Bác đến gặp trương tuần của xã.
– Tôi xin được che chở, – bác nói.

Viên trương tuần nhìn bác nông dân vẻ khó chịu.

– Thì bổn phận chúng tôi là che chở dân. Vậy có chuyện gì đấy?

Đêm qua ngài Vito đã sai người đốt kho hoa màu và dắt đi bò ngựa của tôi.

– Chà, đấy là tội to lắm. Bác có chứng cứ gì không?

– Quản lý của ngài Vito đến gặp tôi và đe tôi.

– Nhưng ông quản lý có đe đã đốt nhà kho và dắt bò ngựa của bác đi không?

– Tất nhiên là ông ta không nói rõ ra như thế, – Giuseppe Martim đáp.

– Vậy ông quản lý nói với bác thế nào?

– Ông ta khuyên tôi thuê đất của ngài Vito mà làm.

– Và bác đã từ chối?

– Tất nhiên.

– Này, bác nghe tôi bảo. Ngài Vito là ông lớn. Vậy bác muốn tôi bắt giam ngài chỉ vì quản lý của ngài gợi ý bác thuê đất của ngài sao?

– Tôi chỉ xin ông che chở cho tôi, – Giuseppe Martini nói. – Tôi sẽ không để ai cướp mất mảnh đất của mình đâu.

– Thôi được. Tôi sẽ giúp bác.

– Xin cảm ơn ông trương tuần.

– Vậy cứ thế nhé.

Chiều hôm sau cậu bé Ivo ra ngoài tỉnh về, thấy năm sáu người đang phi ngựa về phía nhà cha cậu.

Chúng xuống ngựa, bước vào nhà.

Vài phút sau Ivo thấy chúng lôi cha cậu ra ngoài đồng. Một đứa rút súng.
– Tao cho mày chạy. Nào, chạy đi.

– Không! Đây là đất của tôi! Tôi…

Ivo hốt hoảng nhìn thấy tên cưỡi ngựa nổ một phát súng xuống đất ngay bên cạnh chân cha cậu.

– Chạy! – hắn quát.

Giuseppe Martini co chân chạy.

Những tên côn đồ nhảy lên lưng ngựa, vây quanh cha Ivo, miệng hò hét. Ivo nấp chỗ kín, kinh hoàng nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt cậu.
Đám côn đồ cưỡi ngựa nhìn bác nông dân Giuseppe lao chạy trên cánh đồng, tìm cách thoát thân. Cứ mỗi lần bác định leo lên đường, một tên lại phi ngựa đến đánh bật bác xuống. Cho đến lúc Giuseppe máu me đầy người và thở hồng hộc, không đủ sức chạy nữa, từ từ khuỵu xuống, ngã vật ra đất.

Đám côn đồ coi đó như một thứ thể thao, chúng lấy roi quật lên bác nông dân rồi lôi bác đến một cái giêng.

– Tại sao? – Bác rên rỉ. – Tôi đã làm gì nào?

Mày đến gặp trương tuần. Lẽ ra mày không được làm thế.

Chúng lột quần Giuseppe, rồi trong khi mấy đưa kia giữ chặt bác, một tên rút dao ra.

– Để mày nhớ đời!

Giuseppe gào lên:

– Đừng. Tôi biết tội rồi. Các ông tha cho tôi. Một tên bật cười:
– Mày nói câu ấy với vợ mày.

Hắn cúi xuống, túm lấy cái đàn ông của bác nông dân dùng dao xẻo đứt. Tiếng kêu của Giuseppe vang động cả cánh đồng.
– Mày không cần đến cái này nữa, – tên chỉ huy cười cợt, nói như “trấn an” bác.

Hắn cầm cái vật đó ném luôn vào miệng Giuseppe. Bắc nông dân cố cưỡng nhưng không được và khi hắn buông tay bác nhổ ra.

Tên chỉ huy nhìn một tên trong bọn:

– Lão ta không thích cái mùi ấy. Một tên nhảy trên lưng ngựa xuống, nhặt mấy hòn đá, kéo quần bác nông dân lên rồi nhét đầy mấy túi quần của bác.

– Đi!

Bọn chúng lôi Giuseppe đến bờ giếng rồi đẩy bác xuống.

– Lão ta sẽ uống thứ nước giếng như nước đái ấy.

– Bọn nhà quê uống nước nào mà chẳng thế.

Đợi không cho còn tiếng bọt sủi dưới giếng nữa, chúng mới nhảy lên lưng ngựa phóng đi.

Ivo Martini nấp sau bụi cây kinh hoàng xem khung cảnh ghê sợ ấy. Cậu bé lên mười đợi cho đám côn đồ đi khuất vội vã chạy đến bờ giếng. Cậu ngó xuống, gọi:

– Cha ơi…

Nhưng giếng sâu thẳm và cậu không nghe thấy gì hết.

Khi bọn côn đồ đã thanh toán xong bác nông dân Giuseppe Martini, chúng quay về nhà bác tìm vợ bác, Maria. Lúc chúng kéo đến, bác gái đang ở dưới bếp.

– Chồng tôi đâu? – bác hỏi.

Một tên nhe răng cười:

– Chồng mụ đang uống nước.

Hai tên bước đến kẹp hai bên Maria. Một tên nói:

– Cô đẹp lắm, làm vợ thằng Giuseppe xấu xí ấy thật phí của.

– Cút đi! Maria quát.

– Khách đến nhà mà cô ăn nói thế hả? – một tên bước đến, xé quần áo Maria ra. – Cô sắp phải mặc đồ tang, cho nên thứ này không cần dùng đến nữa.

– Đồ súc vật!

Lúc đó trên bếp lò đang có thùng nước sôi. Maria bên chạy đến, nhấc lên và hất vào mặt một tên.

Hắn rú lên vì bỏng.

– Con đĩ – Hắn rút súng bắn Maria.

Bác chết ngay từ lúc chưa kịp ngã vật xuống. Tên chỉ huy thét:
– Thằng ngu! Mày không đ… nó rồi hãy bắn. Thôi! Nửa giờ sau chúng về đến biệt thự của ngài Vito.
– Chúng con đã thanh toán xong hai vợ chồng thằng Giuseppe, thưa ông chủ, – tên chỉ huy tâu trình.

– Còn thằng con trai chúng? Tên nọ ngạc nhiên nhìn chủ:
– Ngài không nói gì đến chuyện chúng có con trai.

– Quân khốn kiếp – Tao đã bảo là phải giết hết cả nhà nó kia mà.

– Nhưng thằng đó còn nho lắm, thưa ngài Vito.

Nhỏ bây giờ rồi sau sẽ lớn và nó sẽ trả thù, chúng bay hiểu chưa? Tìm ngay nó và giết đi!

– Vâng, Thưa Ngài.

Hai tên côn đồ quay lại nhà Giuseppe Martini.

Ivo đang trong cơn choáng váng. Cậu nhìn thấy cả hai cha mẹ bị giết. Cậu còn lại trên thế gian này một mình, không có nơỉ nào để đi, không có ai để nhờ cậy.

Mà khoan đã! Có một người, đó là chú Muncio Martini, em của cha cậu, sống ở Palermo. Ivo hiểu rằng cậu phải trốn cho mau, kẻo đám gia nhân của Vito sẽ quay lại giết nốt cậu. Cậu còn lấy làm lạ sao chúng không quay lại ngay để làm chuyện đó. Cậu lấy vài thứ ăn nhét vào cái xắc nhỏ, vắt lên vai và vội vã chạy ra khỏi nhà.

Ivo chạy ra đến con đường nhỏ bẩn thỉu thì bắt đầu đi bình thường. Con đường này dẫn cậu ra khỏi làng. Khi nghe tiếng cỗ xe chạy gần đến nơi, cậu vội nấp vào rặng cây rậm rạp.

Đi được chừng một tiếng đồng hồ thì cậu thấy một tốp bốn người cưỡi phi ngựa dọc theo con đường để tìm cậu. Ivo vội nấp vào một chỗ thật kín. Bọn chúng đi khuất cậu lại tiếp. Đêm đến, cậu chui vào một vườn ăn quả, ngủ. Ivo đi như thế ba ngày liền.

Khi đã không còn lo đám gia nhân của lăo Vito đuổi theo nữa, cậu ghé vào một làng nhỏ, có chợ. Một tiếng đồng hồ sau cậu đã ngồi đằng sau một cỗ xe chở nông phẩm ra thành phố Palermo.

° ° °

Ivo đến nhà người chú vào nửa đêm. Muncio Martini sống trong một ngôi nhà to, khang trang ở rìa thành phố. Nhà có một sân trời rộng, sân vườn.

Ivo gõ cửa ngoài. Im lặng một lúc rồi có tiếng người hỏi, giọng ngái ngủ.

– Ai đấy?

– Cháu là Ivo đây, thưa chú Muncio.

Lát sau chú Muncio mở cửa. Chú to lớn, tuổi trung niên, có cái mũi Hy Lạp rất đẹp và mái tóc trắng mềm mại. Chú mặc quần áo ngủ.

– Ôi, Ivo! Cháu đi đâu mà giữa đêm hôm khuya khoắt thế này? Cha mẹ đâu?

– Cha mẹ cháu chết rồi, – Ivo oà khóc.

– Chết? Cháu vào nhà đi. Vào đi. Ivo lảo đảo bước vào nhà.
– Tin khủng khiếp? Tai nạn gì? Ivo lắc đầu:
– Lão Vito sai người đến giết cha mẹ cháu.

– Giết? Nhưng tại sao?

– Cha cháu không chịu thuê đất của lão.

– Nhưng tại sao Vito lại giết cả mẹ cháu. Mẹ cháu có làm gì đâu? Chắc là cha cháu có chuyện gì đó đụng đến nó rồi.

– Chuyện gì được? Cháu chưa hiểu, – Ivo ngơ ngác.

– Vito là tên đại địa chủ, rất có thế lực trong vùng và hắn đòi mọi người phải kính nể hắn. Rất có thể cha cháu làm điều gì đó coi thường hắn, thậm chí cha cháu thách thức hắn.

– Không, cha cháu không làm gì hết.

– Thôi được, chuyện ấy để sau. Bây giờ cháu phải ngủ một giấc đã, Ivo. Sáng hôm sau, lúc ăn điểm tâm, hai chú cháu lại trò chuyện.
– Bây giờ cháu ở đây với chú và làm việc giúp chú, được không nào? – Muncio goá vợ và không có con.

– Vâng cháu chỉ mong có thế.

– Chú đang thèm có đứa con trai nhanh nhẹn như cháu. Và cháu cũng khỏe mạnh nữa chứ, đúng không, Ivo?

– Vâng, cháu rất khoẻ.

– Tốt lắm.

– Chú làm nghề gì đáy, chú Muncio? – Ivo hỏi. Chú Muncio cười:
– Chú che chở mọi người.

Tổ chức Mafia, thoạt đầu lấy tên là Bàn Tay Đen, lan khắp đảo Sicile và nhiều địa phương khác của Italia, những nơi dân chúng nghèo đói, nhằm che chở người nghèo chống lại tầng lớp giàu có và tàn bạo. Tổ chức Mafia sửa lại những bất công, trừng phạt những tội ác và cuối cùng lực lượng mạnh đến nỗi chính quyền cũng phai sợ và nông dân cũng như thương nhân đều phải nộp thuế cho Mafia.

Lưu truyền rằng tổ chức Mafia thoạt đầu xuất hiện sau vụ một cô gái trẻ bị hiếp dâm rồi bị giết chết. Mẹ cô gái đau đớn quá phát điên, chạy giữa cánh đồng, miệng thét vang gọi con: Mafia!
Mafia! Có nghĩa là “Con gái của tôi! Con gái của tôi!”

Muncio đứng đầu tổ chức Mafia ở Palermo. Ông lo thu thuế đóng góp của dân chúng và trừng phạt những ai cưỡng chống lại: Hình thức trừng phạt, nhẹ thì bẻ gãy tay hoặc chân, nặng thì phải chết một cách đau đớn.

Ivo bắt đầu giúp việc cho chú.

Trong mười lăm năm đó, thành phố Palermo trở thành trường học cho Ivo và chú Muncio là ông thầy.

Ivo thoạt đầu làm chân liên lạc và cuối cùng là phó, là người trợ thủ thân tín của chú Muncio.

Năm Ivo hai mươi lăm tuổi, anh cưới Carmela, một cô gái Sicile có bộ ngực đồ sộ và kém anh một tuổi. Hai vợ chồng sinh được một đứa con trai, đặt tên là Garlo. Ivo dọn sang ở nhà riêng. Khi chú Muncio mất, Ivo thay thế vị trí của ông và trở thành giàu có. Nhưng anh vẫn còn món nợ chưa đòi.

Một hôm anh bảo Carmela:

– Em gói đồ đạc đi, chúng ta sẽ dọn sang sống bên Hoa Kỳ. Vợ Ivo sửng sốt nhìn chồng:
– Tại sao lại sang Hoa Kỳ?

Ivo không quen bị ai hỏi lại bao giờ.
– Anh bảo thì cứ làm theo đi. Bây giờ anh có việc phải đi, hai hoặc ba ngày anh sẽ về. Ivo đóng gói sẵn, chờ anh về là ta đi ngay.

° ° °

Ba chiếc xe hơi đen đậu trước cửa phòng cảnh sát Gibellina. Viên trương tuần hiện nay đã là đại uý cảnh sát và nặng hơn trước tới ba chục bảng, đang ngồi sau bàn giấy thì cửa mở và sáu người bước vào.

Họ đều ăn mặc diện và có vẻ giàu có.

– Chào các ông. Tôi có thể giúp gì được các ông?

– Chúng tôi đến chính là để giúp ông, – Ivo nói.

– Ông nhớ tôi không? Tôi là con trai của Giuseppe Martini. Viên đại uý cảnh sát trợn mắt:
– Chính cậu à? – Y nói. – Cậu về đây làm gì? Nguy hiểm cho cậu lắm đấy.

– Tôi về đây là vì hàm răng của ông.

– Hàm răng của tôi?

– Đúng thế!

Hai người của Ivo lập tức áp sát vào viên đại uý và dí súng vào hai mạng sườn y.

– Ông cần chữa răng. Há miệng ra.

Ivo thọc nòng súng vào miệng viên đại uý cảnh sát bóp cò. Anh quay lại các bạn.
– Đi thôi.

Mười lăm phút sau, ba chiếc xe hơi màu đen chạy tới trước cửa biệt thực của Vito. Bên ngoài có hai tên gia nhân đứng gác. Chúng nhìn đoàn xe và lấy làm lạ, ngắm mãi. Khi ba chiếc xe đỗ, Ivo bước vào.

– Chào các anh. Ngài Vito đang chờ chúng tôi, – anh nói. Một tên gác cổng cau mặt.
– Không thấy ngài dặn gì về…

Lập tức hai tên gác bị hạ ngay. Súng lắp đạn ghém, khi chạm vào người nổ bung ra cho nên cả hai tên thi thể đều nát bươm.

Lão Vito trong nhà nghe thấy tiếng súng bèn nhìn qua cửa sổ ra ngoài. Thấy vậy lão vội chạy vào mở ngăn kéo lấy một khẩu súng.

– Francô? – Lão thét. – Antônio! Mau lên! Bên ngoài có tiếng súng.
– Ngài Vito… – một tiếng người. Lão định quay gót lại.
Ivo đã đứng ngay trước mặt lão, tay cầm súng.

– Bỏ súng xuống.

– Tôi…

– Bỏ!

Lão Vito buông tay cho khẩu súng rơi xuống sàn nhà.

– Các anh muốn lấy gì thì lấy đi rồi cuốn xéo.

– Tao không lấy gì hết. – Ivo nói. – Thật ra tao đến đây để trả nợ mày mới đúng. “Ngài” Vito nói:
– Nợ gì thì ta cũng bỏ qua cho.

– Nhưng tôi thì không muốn bỏ qua. Ngài biết tôi là ai không?

– Không.

– Ivo Martini.

Lão già cau mặt cố nhớ lại. Lão nhún vai:

– Tôi chưa nghĩ ra anh là ai.

– Cách đây trên mười năm, gia nhân của ngài đã giết cha mẹ tôi.

– Thật vậy ư? Thật khủng khiếp. Được, ta sẽ trừng trị chúng. Ta sẽ… Ivo bước tới, lấy báng súng đập mạnh vào sống mũi lão. Máu túa ra.
– Đừng! – Vito thở hồng hộc. – Tôi… Ivo rút dao:
– Tụt quần xuống.

– Sao vậy? Anh không thể… Ivo chĩa súng.
– Tụt quần xuống!

– Không! – Lão già thét lên. Anh không được làm thế. Ta còn các con và các em trai. Nếu anh làm gì chúng sẽ tìm ra anh và giết anh như giết một con chó.

– Đấy là nếu chúng tìm thấy ta, – Ivo nói. – Tụt quần xuống!

– Không!

Ivo bắn một phát vào đầu gối. Lão già đau quá hét lên.

– Để ta giúp mi, – Ivo nói. – Anh bước đến, kéo quần lão xuống, rồi kéo cả quần lót, lôi cái của lão ra lấy dao xẻo đi.

Lão Vito xỉu xuống.

Ivo cầm cái đàn ông của lão nhét vào miệng lão.

– Tiếc rằng ta không có cái giếng để quăng mi xuống, – Ivo nói.

Anh bắn một phát vào đầu lão rồi quay gót, bước ra ngoài xe. Các bạn anh đang đợi ngoài đó.

– Đi thôi.

Lão ta có cả một gia đình rất đông đúc. Chúng sẽ lùng theo anh đấy. Ivo.

– Không sao.

Hai ngày sau, Ivo, vợ anh và đứa con trai Carlo đã ung dung ngồi trên tàu sang New York.

° ° °

Cuối thế kỷ trước, châu Mỹ khi mới được tìm ra, quả là vùng đất chứa đầy thuận lợi. New York đông đúc người Italia. Rất nhiều bè bạn của Ivo đã di cư sang thành phố lớn này và tận dụng những kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được nhiều nhất. Đó là nghề che chở bất hợp pháp. Tổ chức Mafia mở rộng mạng lưới chân rết. Ivo đổi họ Ý sang họ người Anh: Martini thành Martin và ung dung hưởng giầu sang.

Gian Carlo là đứa trẻ làm phiền lòng cha. Hắn không muốn lao động. Năm hai mươi bảy tuổi, hắn lấy một cô gái Italia đang có thai, cưới cô trong một euộc hôn lễ đơn giản và vội vã. Ba tháng sau cô sinh hạ một con trai, đặt tên là Paul.

Ivo đặt rất nhiều hy vọng vào đứa cháu nội. Ở đất Mỹ vai trò luật sư vô cùng quan trọng. Ivo muốn cháu nội sẽ làm luật sư. Đứa trẻ thông minh và ôm nhiều tham vọng. Năm hai mươi tuổi cậu vào trường Đại học Harvard, khoa luật. Sau khi Paul tốt nghiệp đại học, Ivo thu xếp để cháu vào làm cho một hãng tư vấn luật pháp có uy tín. Năm năm sau, Paul mở văn phòng luật sư riêng.

Cũng trong thời gian này Ivo đã đầu tư rất nhiều vào những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nhưng ông vẫn giữ liên hệ với Mafia, và cháu nội ông lo về mặt luật pháp cho các hoạt động kinh doanh của ông. Năm 1967, khi ông Ivo mất, Paul cưới một cô gái gốc Italia tên là Nina và năm năm sau vợ anh cho ra đời hai đứa con sinh đôi.

° ° °

Trong thập kỷ 70, Paul rất bận. Khách hàng chủ yếu của anh là các nghiệp đoàn, chính vì vậy mà anh rất có uy thế. Các vị chóp bu doanh nghiệp và công ty đều dựa vào anh.

Một hôm Paul đang ngồi ăn bữa trưa với một khách hàng, Bill Rohan, chủ nhà băng. Ông này hoàn toàn không biết tí gì về lai lịch của Paul.

– Ông nên gia nhập câu lạc bộ đánh gôn Sunnyvale của tôi, – Bill Rohan nói. – Ông có chơi gôn chứ?

– Thỉnh thoảng, – Paul đáp. – Khi nào rảnh rỗi.

– Tốt lắm. Tôi có chân trong Hội đồng xét duyệt thành viên mới. Ông có muốn tôi kết nạp ông làm thành viên câu lạc bộ không?

– Muốn lắm.

Tuần lễ sau Hội đồng họp, thảo luận việc kết nạp thành viên mới. Tên Paul Martin được nêu lên.

– Tôi xin giới thiệu ông Paul Martin, – Bill Rohan nói. – ông ta là người tốt. John Hammond, một thành viên khác của Hội đồng nói:
– Ông ta là gốc Italia chứ gì? Tôi nghĩ chúng ta không nên kết nạp hội viên gốc nườc ngoài, nhất là các nước thuộc Nam Âu.

Bill Rohan nhìn ông ta:

– Nghĩa là ông không tán thành Paul Martin?

– Đúng thế.
– Thôi được. Ta xét người khác… Cuộc họp tiếp tục.

° ° °

Hai tuần sau Paul Martin lại ngồi ăn trưa với khách hàng hôm trước.

– Tôi vẫn thường chơi gôn, – Paul nói vui. Bill Rohan lúng túng.
– Có một chuyện vướng nhỏ, ông Paul ạ.

– Vướng gì?

– Tôi đã giới thiệu ông vào câu lạc bộ, nhưng có một thành viên trong hội đồng phản đối.

– Tại sao?

– Ông đửng để bụng nhé. Ông ta có định kiến với người Italia. Paul mỉm cười:
– Không sao đâu, ông Bill. Rất nhiều người không ưa dân Italia. Ông gì kia…

– Hammond, John Hammond.

– Chủ hãng thịt chứ gì?

– Đúng. Nhưng ông ta sẽ thay đổi ý kiến. Tôi sẽ nói chuyện với ông ta. Paul lắc đầu:
– Không cần. Nói thật với ông, tôi cũng không mê đánh gôn lắm đâu.

Sáu thảng sau, vào giữa tháng Bảy, bốn xe tải của hãng Hammond đang chở thịt ướp lạnh từ Minnesota đến các siêu thị ở Buffalo và New Jersey thì đỗ lại vệ đường. Các lái xe mở cửa sau của phòng lạnh, bỏ đi mất. Khi John Hammond nghe tin đó, rất giận. Ông ta gọi điện ngay cho viên quản đốc.

– Sao lại xẩy chuyện như thế được? Triệu rưỡi đô- la thịt bị hỏng. Tại sao xe lại pan được?

– Nghiệp đoàn kêu gọi bãi công, – viên quản đốc trả lời.

– Vậy mà họ không báo gì với chúng ta? Họ lấy cớ gì để bãi công? Đòi tăng lương hay sao? Viên quản đốc nhún vai.
– Chịu, tôi không biết. Họ không nói gì với tôi. Họ bỏ đi, có vậy thôi.

– Anh bảo mấy thằng cha lãnh đạo nghiệp đoàn đến gặp tôi để xem họ đòi cái gì? Chiều hôm đó đại diện nghiệp đoàn đến văn phòng của Hammond.
– Tại sao các anh không báo cho tôi biết trước là các anh bãi công? – Hammond hỏi. Người đại diện nghiệp đoàn nói vẻ như nhận lỗi.

– Chính tôi cũng không biết, thưa ông chủ. Họ nổi cơn điên lên và họ bỏ đi, chuyện xảy ra quá đột ngột.

– Anh thừa biết xưa nay tôi là người biết điều và sẵn sàng thoả thuận với công nhân. Chuyện này tôi không sao hiểu nổi. Các anh đòi tăng lương chăng?

– Không đâu, thưa ông chủ. Chắc là vì chuyện xà phòng. Hammond ngạc nhiên nhìn người đại diện nghiệp đoàn.
– Anh nói xà phòng nghĩa là sao?

Họ không bằng lòng loại xà phòng ông chủ cho đặt trong các buồng tắm. Xà phòng ấy quá gắt. Hammond không thể tưởng tượng nổi điều người đại diện vừa nói.
– Xà phòng quá gắt? Chỉ vì vậy mà tôi mất toi một triệu rưỡi đô la?

– Ông chủ đừng mắng tôi, – người đại diện nghiệp đoàn nói. – Đấy không phải tôi nói.

– Lạy Chúa!~ – Hammond nói. – Tôi không thể tưởng tượng nổi. Vậy các anh muốn loại xà phòng nào? Xà phòng tiên chăng? – ông ta đấm tay xuống. Lần sau các anh có nói chuyện gì không bằng lòng phải cho tôi biết ngay. Anh nghe rõ chưa?

– Rõ rồi, thưa ông chủ.

– Anh bảo mấy người đó tiếp tục đi làm đi. Ngay sáu giờ tối nay ở các buồng tắm sẽ có thứ xà phòng tốt nhất trên thị trường. Rõ chứ.

– Vâng, tôi sẽ nói lại lời ông chủ.

Hammond ngồi lại rất lâu, hút thuốc lá và suy nghĩ. Cử thế này thì đất nước không biết sẽ đi đến đâu, ông ta suy nghĩ. Xà phòng!

° ° °

Hai tuần sau, đúng bữa trưa, một ngày nóng bức tháng Tám, năm xe lạnh chở thịt của công ty Hammond trên đường từ Syracuse đến Boston lại đỗ ở vệ đường và các lái xe mở toang cửa phòng lạnh rồi đi mất.

Sáu giờ chiều hôm đó thì Hammond được tin.

– Các anh lại làm cái trò gì thế, hả? – ông ta nổi cơn thịnh nộ. Hay chưa được cấp thứ xà phòng hảo hạng?

– Tôi cấp rồi, – viên quản đốc đáp, – ngay sau hôm ông chủ ra lệnh.

– Vậy lần này là chuyện gì nữa? Viên quản đốc thở dài nói:
– Tôi không rõ. Tôi không nghe thấy ai phàn nàn gì hết. Không ai nói gì với tôi cả.

– Gọi đại diện nghiệp đoàn đến gặp tôi.

Bảy giờ tối, đại diện nghiệp đoàn đến. Hammond nói với anh ta:

– Hai triệu đôla thịt bị hỏng chiều hôm nay là do người của các anh, – Hammond gầm lên – Họ điên hay sao vậy?

– Ông chủ muốn tôi thuật lại cho ông chủ tịch nghiệp đoàn câu ông chủ vừa nói không?

– Đừng, đừng. – Hammond vội nói. – Chỉ có điều trước đây anh em có chuyện gì với tôi đâu? Nếu như các anh muốn tăng lương thì đến đây, ta bình tĩnh trao đổi như giữa những người biết điều với nhau.

– Các anh cần tăng lương thêm bao nhiêu?

– Chúng tôi không đòi gì hết.

– Nghĩa là sao?

– Đây không phải là chuyện lương bổng, thưa ông chủ.

– Vậy chuyện gì?

– Đèn thắp sáng.

– Đèn à? – Hammond tưởng như mình nghe lầm.

– Vâng. Anh em than phiền rằng bóng đèn ở các nhà tắm tối quá. Hammond ngả người ra lưng ghế, đột nhiên lặng lẽ:
– Ở xưởng có chuyện gì vậy? – Ông ta dịu dàng hỏi.

– Tôi nói rồi, anh em thấy rằng…

– Xin lỗi, tôi ngắt lời. Chuyện gì?

Đại diện nghiệp đoàn nói:

– Nếu tôi biết, tôi đã nói với ông chủ.

– Hay là có người nào đó muốn tôi bỏ nghề? Phải thế chăng? Đại diện nghiệp đoàn im lặng.
– Thôi được, – John Hammond nói. – Anh cho tôi biết một cái tên. Tôi cần nói chuyện với ai?

– Có một luật sư có thể giúp được ông chủ. Ông ấy rất có uy thế với các nghiệp đoàn. Tên ông ấy là Paul Martin.

Paul…? – Và John Hammond sực nhớ ra. – Thì ra thế! Thôi, anh về đi, – ông ta hét lên. – Về! Hammond ngồi lại trầm ngâm. Không có ai định làm hại mình hết. Không có ai.
Một tuần sau, thêm sáu xe lạnh bị bỏ rơi giữa đường và phòng lạnh lại bị mở toang. Hammond bèn tổ chức một bữa ăn trưa với Bill Rohan.
– Tôi đã nghĩ về ông bạn của ông, ông Paul Martin, – Hammond nói. – Hôm đó tôi đã hấp tấp, chưa suy nghĩ chín chắn đã bác việc gia nhập câu lạc bộ của ông ấy.

– Ôi, ông nói thế thì đúng là ông đã rộng lượng, ông Hammond.

– Tuần tới, đến cuộc họp Hội đồng tôi sẽ giới thiệu ông ấy và sẽ bỏ phiếu cho ông ấy. Tuần sau, khi tên Paul Martin được nêu lên, toàn thể Hội đồng nhất trí chấp thuận. John Mammond đích thân gọi điện cho Paul Martin:
– Xin chúc mừng ông, thưa ông Martin, – Hammond nói. – ông đã là thành viên chính thức của câu lạc bộ Sunnyvale. Chúng tôi rất mừng có ông cùng tham gia.

– Cảm ơn ông. – Paul Martin nói. – Tôi đánh giá cao việc ông gọi điện thoại đến.

Cú điện thoại tiếp theo đó của Johan Hammond là đến văn phòng công tố quận. Ông mời ông công tố đến dự bữa trưa với ông trong tuần sau.

Chủ nhật John Hammond và Bill ngồi với hai người nữa tại Câu lạc bộ. Bill Rohan hỏi:

– Ông đã gặp Paul Martin chưa?

John Hammond lắc đầu:

– Chưa. Tôi nghĩ hắn ta sẽ không chơi gôn được đâu. Viên Công tố sắp làm phiền hắn ta đấy.

– Ông nói gì vậy?

– Tôi đã tố cáo hắn ta với ông công tố viên quận và chắc chắn chuyện này sẽ lọt lên Viện Công tố bang.

Bill Rohan hốt hoảng.

– Ông có biết ông làm thế nghĩa là sao không?

– Tôi biết chứ. Hắn là một con gián. Tôi sẽ dẫm chết hắn.

Sáng thứ hai tuần sau đó, trên đường đến Viện Công tố quận, John Hammond bị chết trong một vụ đâm xe. Không có nhân chứng nào hết. Cảnh sát không tìm thấy tài xế của chiếc xe đâm vào ông ta.

Sau đấy, chủ nhật nào Paul Martin cũng đưa vợ và hai con sinh đôi đến Câu lạc bộ Synnyvale ăn trưa. Bếp ở đó làm thức ăn nổi tiếng ngon.

° ° °

Paul Martin rất coi trọng gia đình. Chẳng hạn ông không bao giờ thoáng có ý nghĩ làm hạ phẩm giá vợ bằng việc đưa vợ và nhân tình đến ăn cùng một nhà hàng. Cuộc sống của ông chia ra làm hai mảnh rành rọt: vợ con một đằng và công việc một đằng.

Tất cả các bạn của Martin đều có nhân tình. Đấy là một phần trong phong cách sống của họ. Điều làm Martin chối mắt là khi thấy những ông già cặp bồ với những cô gái trẻ măng. Như thế là hạ thấp nhân phẩm và Martin coi nhân phẩm là thứ vô cùng quan trọng. Ông quyết định, đến năm sáu mươi tuổi trở đi ông sẽ không cặp bồ nữa.

Và đến kỷ niệm sinh nhật lần thứ sáu mươi, trước đây hai năm, ông thôi hẳn. Vợ ông, Nina, là người bạn đời rất tốt với chồng. Thế là đủ. Nhân phẩm!

Martin đang là con người như thế, lúc Lara Cameron đến nhờ ông giúp đỡ. Paul Martin đã có nghe đến nàng, nhưng khi gặp, ông sửng sốt, không ngờ Lara trẻ và đẹp đến thế. Nàng đầy tham vọng và tính khí nóng nẩy, độc lập cao. Đồng thời nàng lại rất phụ nữ.

Martin cảm thấy mê nàng. Không được, ông ta nghĩ. Cô ấy quá trẻ mà mình thì già rồi. Quá già.

Lúc Lara giận dữ bỏ ra ngoài văn phòng Martin sau cuộc tiếp xúc đầu tiên, ông đã ngồi lặng đi một lúc lâu suy nghĩ về nàng. Sau đấy ông nhấc máy điện thoại lên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.