Bí Quyết Thành Công Của Obama

CHƯƠNG 12: BÀ HILLARY ĐÁNG QUÝ



“Một khi thất thế, căn nhà trước đây tấp nập người ra vào sẽ lập tức trở nên vắng vẻ. Đó là sự khắc nghiệt của chính trị”.

Muốn làm Tổng thống, đầu tiên phải qua được cửa ải đầu tiên là được đề cử trong Đảng. Từ trước đến nay, mọi người cho rằng, cơ hội của Hillary là lớn nhất trong nội bộ Đảng Dân chủ, không ngờ bà gặp phải Obama. Cuộc cạnh tranh kéo dài đến đầu tháng 6 vẫn chưa phân thắng bại. Tháng 6 năm 2008 sẽ đi vào lịch sử chính trị nước Mỹ.

1. Chu Du khó đánh nổi Gia Cát Lượng

Suy nghĩ một cách kỹ lưỡng thì Hillary quả có điểm giống với Chu Du, làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, thực tế. Tính cách này cũng cho thấy sự cố chấp của bà. Tuy Hillary tuyên bố rằng mình có nhiều kinh nghiệm, có năng lực nhưng từ tình hình diễn thuyết có thể thấy, bà không có nhiều kinh nghiệm như đã nói. Bà có thể là một vị tướng tài, một vận động viên xuất sắc, nhưng không phải là một đại soái ưu tú, một huấn luyện viên giỏi.

Còn Obama thì khác, ông có thể khích lệ lòng người, rất giỏi trong việc đưa ra những chuyện “không có thật”, điểm này rất giống Gia Cát Lượng.

Còn nhớ câu chuyện “mượn gió đông” trong “Tam quốc diễn nghĩa”, rõ ràng rằng, Gia Cát Lượng sử dụng kiến thức về thiên văn để thắng trận nhưng lại nói với Chu Du, quân mình chiến thắng là do bản lĩnh hơn người của bản thân.

Đánh trận cũng như vậy, Chu Du huy động đại binh lực mạnh, còn Gia Cát Lượng chỉ cần dùng một mẹo nhỏ đã có thể giành thắng lợi. Chẳng trách sau này Chu Du chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu rằng: “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”.

Là chính trị gia hay nhà chỉ huy quân sự, nếu không sử dụng “hư chiêu” thì khó có thể giành thắng lợi. Để khích lệ lòng binh sĩ không nhất thiết phải dùng tiền bạc hoặc vật chất, hơn nữa đây lại là bầu cử chính trị. Biết sử dụng Internet, hiểu được tâm tư của người dân, nhóm một đốm lửa nhỏ rồi thổi vào một luồng gió mạnh, chẳng phải lửa sẽ cháy bừng bừng hay sao? Nhưng người như Hillary không biết phương pháp này nên đã thất bại.

Đến ngày 2 tháng 6, mỗi người đều giành được khoảng 17 nghìn phiếu bầu. Nhưng Obama lại dẫn đầu về số phiếu tuyên thệ, hơn nữa, quỹ tranh cử của ông cũng có rất nhiều tiền. Cựu đệ nhất phu nhân Hillary đã phải sử dụng đến hơn chục triệu đô la tiền túi mà vẫn không đủ, hơn nữa lại tụt hậu về số phiếu tuyên thệ.

Công bằng mà nói, Hillary được như ngày hôm nay đã là một thành công rất lớn. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ giành được sự ủng hộ với hơn 17 triệu phiếu bầu, khiến cho giấc mơ trở thành Tổng thống của phụ nữ Mỹ trở nên gần hơn. Hillary đã trở thành một người phụ nữ rất vĩ đại, chỉ có điều, còn quá nhiều kinh nghiệm cần phải học hỏi, hoặc có thể vì số phận vẫn chưa dành cho bà.

Hillary Clinton là một người xuất sắc, là một phụ nữ đi được xa nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ: trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ, bà đã giành được gần 18 nghìn phiếu bầu. Không chỉ thế, việc tranh cử của bà còn đưa đến rất nhiều những câu chuyện cảm động.

Có một bà cụ hơn 90 tuổi, trước đây chưa từng tham gia bất kỳ cuộc bầu cử nào, khi Hillary tuyên bố tranh cử, cụ vô cùng phấn khởi, đã nhờ người đỡ khỏi giường bệnh, dìu đến điểm bỏ phiếu, bầu cho Hillary lá phiếu quan trọng đầu tiên trong cuộc đời cụ. Cũng vì sự thất bại của Hillary khiến lá phiếu đó trở thành lá phiếu cuối cùng trong cuộc đời cụ. Khi có người hỏi tại sao lần này cụ lại xúc động như vậy, bà cụ nói, khi cụ còn trẻ, chỉ có đàn ông mới có quyền tham chính, phụ nữ không có quyền bầu cử. Vốn cho rằng cả đời này mình sẽ không thể nhìn thấy một vị Tổng thống nữ, nhưng vì đã có cơ hội này nên bà không thể bỏ qua.

Trên thực tế, Hillary đã làm thức tỉnh rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là thức tỉnh ý thức tham gia chính trị của những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên để họ bước ra khỏi gia đình, bỏ lá phiếu đầu tiên của mình.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hillary vào năm 2008 đã nâng cao ý thức tham gia chính trị của phụ nữ Mỹ lên một tầng cao mới. Những người ủng hộ bà cho rằng, sự thất bại của Hillary trong nội bộ Đảng một là do vấn đề quy tắc bầu cử của Đảng Dân chủ, hai là vì sự kỳ thị phụ nữ.

Đối với vấn đề quy tắc trong nội bộ Đảng, tuy có hạn chế nhưng đều là những quy tắc đã được định trước, đối với mỗi ứng cử viên, có thể nói là rất công bằng. Tuy đội ngũ tranh cử của Hillary chiếm được đa số phiếu phổ thông nhưng lại thua đa số phiếu đại biểu, điều này chỉ có thể nói là do sách lược tranh cử chưa đúng.

Đối với vấn đề kỳ thị phụ nữ, có thể cũng có những ảnh hưởng nhất định, liệu nước Mỹ đã đến lúc chấp nhận một phụ nữ làm Tổng thống hay chưa? Trong lịch sử,ù người da đen có được quyền bầu cử trước phụ nữ, vì thế nước Mỹ có Tổng thống người da đen trước rồi mới có nữ Tổng thống, điều này dường như cũng hợp lí. Hơn nữa, Obama cũng không phải là người Mỹ da đen thực sự, nói một cách chính xác hơn, ông là một ứng cử viên Tổng thống mang hai dòng máu, việc chấp nhận ông đối với các cử tri dễ dàng hơn nhiều so với việc chấp nhận một người da đen chính gốc.

Hillary đã tạo ra nhiều “điều thứ nhất” của nữ giới trong lịch sử nước Mỹ, bà là một phụ nữ tài ba hiếm có trong lịch sử chính trị nước Mỹ. So với các Đệ nhất phu nhân khác về phương diện khát vọng và năng lực tham chính, chưa có người nào vượt qua được bà. Ngay từ năm 1993, khi Bill Clinton làm Tổng thống, bước vào Nhà Trắng với tư cách là Đệ nhất phu nhân, Hillary đã tạo ra không ít những điều thứ nhất.

Là một Đệ nhất phu nhân, bà là người đầu tiên có học vị trên tiến sỹ, là người đầu tiên có công việc riêng của mình, đồng thời làm việc khá xuất sắc. Những Đệ nhất phu nhân trước đây đa phần chỉ làm người chủ gia đình, hơn nữa, nhiều nhất cũng chỉ có học vị tiến sỹ.

Hillary là Đệ nhất phu nhân đầu tiên có một chức vụ trong giới chính trị, có văn phòng riêng, nằm ở văn phòng phía Tây Nhà Trắng. Trước đó, các Đệ nhất phu nhân đều chỉ sống cùng Tổng thống ở phía Đông Nhà Trắng với tư cách là người nhà, còn phía Tây là phòng làm việc của một số ban ngành chức năng của Tổng thống.

Khi đó, Hillary được chồng là Tổng thống Bill Clinton phong chức Chủ tịch Ủy ban cải cách bảo hiểm y tế. Tổng thống Bill Clinton hy vọng bà có thể đem lại sự huy hoàng như dưới thời Kenedy.

Trong thời gian làm Đệ nhất phu nhân, bà là một chính trị gia năng động và có năng lực chứ không chỉ là phu nhân của một chính trị gia.

Sự tích cực của Hillary đã giành được không ít lời tán thưởng, đồng thời, cũng đem đến không ít lời phê phán. Những người theo thói quen truyền thống cho rằng, Đệ nhất phu nhân tham dự vào chính sự thì không phù hợp, dễ khiến người ta cảm thấy có hai người cùng giữ chức Tổng thống.

Công bằng mà nói, những thành tích của Hillary trong lĩnh vực cải cách bảo hiểm y tế là có thể nhìn thấy được, bà là người có rất nhiều thành tích chính trị tốt. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại của nước Mỹ, mong muốn tham gia chính trị của phụ nữ vẫn còn những hạn chế.

2. Phụ nữ Mỹ tự hào vì Hillary

Sau khi rời khỏi Nhà Trắng, Hillary không muốn sống dưới cái bóng của Bill Clinton. Trên thực tế, ngay từ thời học đại học, bà vẫn luôn muốn tự mình xây dựng hình tượng cho bản thân, tiếc là xã hội Mỹ vẫn ít chấp nhận phụ nữ. Năm 2000, Hillary phát hiện ra một cơ hội chính trị cho mình nên đã chuyển đến New York tham gia tranh cử Thượng nghị sỹ Liên bang tại New York và bà đã đánh bại đối thủ của Đảng Cộng hòa với 55% số phiếu, một lần nữa thể hiện năng lực và sức hấp dẫn của mình.

Sau khi vào Thượng viện, Hillary tỏ ra khiêm nhường, làm việc nghiêm túc, chú trọng xây dựng mối quan hệ, bà có không ít bạn bè trong Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Thượng viện là nơi rất coi trọng thứ bậc, ở đó, Hillary chỉ được xếp trước, cách Obama 3 người, có thể thấy, bà cũng bị hạn chế. Nhưng những tác dụng và sức ảnh hưởng mà bà phát huy được tại đây đã khiến bà trở thành nhân vật nổi tiếng. Hillary là một người năng động trong rất nhiều Ủy ban quan trọng, rát nhiều đề nghị của bà sau này đều được thông qua và trở thành luật của nước Mỹ.

Năm 2001, Hillary nhiệt liệt ủng hộ việc Mỹ áp dụng hành động quân sự với Afghanistan. Bà cho rằng, đây là một cơ hội hiếm có, một mặt vừa phá vỡ được căn cứ địa của các thành phần khủng bố, mặt khác có thể cải thiện cuộc sống của người phụ nữ dưới chế độ Taliban.

Tháng 10 năm 2002, bà lại bỏ phiếu ủng hộ hoạt động vũ trang đối với Iraq. Từ đó có thể thấy Hillary là người rất hiếu chiến, điều này cũng khiến người ta có phần kinh ngạc.

Sau khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, Hillary đã đích thân đến thị sát tình hình chiến sự tại Afghanistan và Iraq, sau đó ủng hộ kế hoạch tăng quân.

Về mặt kinh tế, bà đã hai lần bỏ phiếu phủ quyết kế hoạch giảm thuế quan trọng của Tổng thống Bush, về mặt hành chính, bà cũng bỏ phiếu phủ quyết một số đề cử quan trọng về nhân sự của Tổng thống.

Năm 2006, Hillary dễ dàng giành thắng lợi trong cuộc tranh cử liên nhiệm chức Thượng nghị sỹ Liên bang. Lúc này bà mới phát hiện, sa vào cuộc chiến Iraq là một quyết định sai lầm dựa trên tin tức tình báo sai lệch. Hơn nữa, sự thực cũng cho thấy, hành động xâm nhập này không được chào đón. Iraq dường như biến thành Việt Nam thứ hai, thương vong tiếp tục gia tăng và những chi phí quân sự quá lớn đã làm cho cuộc chiến vấp phải sự phản đối của dân chúng trong nước.

Trước tình hình đó, Đảng Dân chủ phát động các cuộc vận động phản chiến và hạn chế chiến tranh, yêu cầu Tổng thống đưa ra phương án rút quân, hạn chế tăng quân, việc này đã tạo ra sự đối đầu giữa hai Đảng và sự đối đầu giữa chính phủ hiện hành mà Tổng thống là đại biểu với cơ quan lập pháp mà Thượng viện là đại biểu.

“Hillary là một Thượng nghị sỹ có năng lực, rất xuất sắc”. Edward Kenedy đã bình luận về bà như vậy. Dường như đây cũng là lời bình luận của đa số mọi người đối với công việc của bà ở Thượng viện.

Nhìn lại và phân tích các hành động của Hillary một cách kỹ lưỡng, mọi người nhận ra rằng, ngay từ đầu năm 2003, Hillary đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 của mình. Bà là người làm việc có kế hoạch, đồng thời là một người thông thái rất cố chấp, bà muốn thực hiện tham vọng chính trị của mình với tư cách là nữ giới.

Ngày 20 tháng Giêng năm 2007, Hillary chính thức bắt đầu cuộc chiến vào Nhà Trắng của mình.

Bà nói: “Tôi tranh cử là phải thắng”. Đây cũng là niềm tin và sự dũng cảm mà một nhà chính trị cần phải có.

Sự đánh giá của mọi người đối với Hillary chia thành 2 cực rất rõ rệt.

Lí do thứ nhất có thể vì Bill Clinton chồng bà, trong nhiệm kỳ Tổng thống đã “đắc tội” với rất nhiều người.

Hai là, việc Hillary tham dự lật đổ Tổng thống Nixon qua vụ Watergate đã tạo cho bà không ít kẻ thù.

Hơn nữa, tác phong làm việc và phong cách của bà cũng khiến không ít người phản cảm.

Cuối cùng, có thể còn vì bà là phụ nữ!

Trên mạng thậm chí có một tổ chức phản đối Clinton tự phát.

Theo kết quả điều tra dân ý, rất nhiều người có những lí lẽ biện giải về Hillary, cho rằng bà “rất mưu mô, lạnh lùng vô tình, chỉ biết tính toán”,… Trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ Đảng, sau khi tiến hành điều tra dân ý, kết quả cho thấy, gần một nửa số cử tri bày tỏ sẽ không bao giờ bầu Hillary làm Tổng thống. Điều này chứng tỏ, bà cũng có không ít “kẻ thù” trong số các cử tri nữ.

Trong quá trình bầu cử sơ bộ của nội bộ Đảng, về lí mà nói, giữa các ứng cử viên nên tránh những sự cạnh tranh mang tính công kích xấu, vì cho dù giành chiến thắng trong bầu cử sơ bộ nhưng họ sẽ mất đi sự ủng hộ trong cuộc bầu cử toàn quốc, đồng thời sẽ bị đối thủ Đảng Cộng hòa lợi dụng, gây bất lợi cho Đảng của mình.

Nhưng trước tình hình Obama có thể sẽ thua cuộc, bà Hillary đã có một số hành động không được sáng suốt, công kích vào những vấn đề của Obama để đạt mục đích giành được nhiều phiếu bầu hơn như: Obama là người da đen, ý định làm Tổng thống đã được thể hiện trong một bài văn khi học lớp 3, ông theo đạo Islam…

Những người hiểu rõ chiến lược tranh cử của Hillary cho rằng, chiến lược tranh cử của Hillary trong nội bộ Đảng là: không những phải đánh bại đối thủ Obama mà còn phải tiêu diệt ông. Từ đó có thể thấy được sự độc ác của bà.

Cách làm của Hillary đã phản tác dụng. Đối với đại đa số thành viên Đảng Dân chủ, điều quan trọng nhất không phải Hillary hay Obama được chọn mà là ứng cử viên của Đảng Dân chủ phải đánh bại được ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 11 để giành chức Tổng thống Mỹ. Cách làm của Hillary đã gây cho những người thân thiết với bà sự khó chịu còn những người đối địch thì vui sướng. Một bộ phận những người quý mến Hillary đã chuyển sang không thích bà.

Cuối cùng, những người từng là bạn cũ của Bill Clinton, trước đây vốn ủng hộ Hillary như John Kerry, Edward Kenedy và cựu Tổng thống Carter… đã chuyển sang ủng hộ Obama, người mà lúc đó được nhìn nhận là “kẻ yếu” bị ức hiếp.

Điều này đã thể hiện rõ nhược điểm trong tính cách của Hillary, cũng cho thấy sự không chín chắn của bà trong phương diện quyết sách chiến lược và kiểm soát đại cục, bà còn thiếu phẩm chất lãnh đạo của một vị thống soái. Phương pháp tấn công của Hillary khiến cho bản thân bà bị tổn hại không nhỏ.

Kinh nghiệm, quá trình làm việc và mối quan hệ là 3 thế mạnh của Hillary. Nhưng cách làm này đã đưa lại kết quả ngược lại với mong muốn của bà.

Với một chính trị gia, lợi ích chính trị luôn là hàng đầu, vì thế, nếu việc ủng hộ Hillary gây bất lợi cho tiền đồ của bản thân thì những người này sẽ bỏ qua mối quan hệ để ủng hộ cho ứng cử viên có thể giúp cho lợi ích cá nhân của họ đạt được mức cao nhất. Không chỉ các chính trị gia mà mọi người đều ứng xử như vậy.

Ban đầu, những phóng viên nổi tiếng đều theo sát Hillary và đội ngũ tranh cử của bà, vì khi đó Hillary là ứng cử viên mạnh nhất trong Đảng Dân chủ. Nhưng sau này, khi phát hiện ra rằng Hillary ở vào thế yếu so với Obama, không ít phóng viên nổi tiếng đã chuyển sang theo sát đội ngũ tranh cử của Obama. Họ làm như vậy để có được những lợi ích trực tiếp: một khi ứng cử viên mình theo sát đắc cử Tổng thống, họ sẽ trở thành đặc phái viên báo chí của Nhà Trắng. Vì thế, không ai muốn đặt tiền đồ của mình vào tay một người thất bại.

Con người vốn tư lợi, trong chính trị, sự tư lợi này lại càng mạnh mẽ. Vì vậy, sử dụng các sách lược chính trị đúng đắn là điều vô cùng quan trọng.

Nước Mỹ có không ít người từ bỏ lợi ích kinh tế trước mắt để theo đuổi “lợi ích xã hội”, làm một chính trị gia. Obama, Hillary cũng như vậy. Hillary đã bỏ qua thu nhập mấy trăm nghìn đô la/năm để làm Thượng nghị sỹ với mức lương chỉ hơn 10 nghìn đô la/năm. Hillary tham gia tranh cử Tổng thống, đã phải chi hơn 10 triệu đô la và phần lớn thời gian, sức lực, trở thành một con bạc lớn trong ván bài chính trị.

3. Nỗi khổ ai biết

Ngày 3 tháng 6 năm 2009 đối với Hillary là một ngày khá nặng nề, ngày đặt dấu chấm hết cho mọi nỗ lực giành chiếc ghế Tổng thống của bà, dù bà vẫn chưa chính thức tuyên bố thua cuộc.

Dù vẫn còn lại hai bang nhỏ với 31 phiếu đại biểu chưa được kiểm nhưng Obama đã giành được 2114 phiếu, chỉ thiếu 4 phiếu nữa là đủ số phiếu 2118 ông cần để giành chiến thắng. Ở hai bang còn lại, Obama chắc chắn sẽ nhận được 1/3 số phiếu ủng hộ, với khoảng 10 phiếu đại biểu, chiến thắng đã nằm chắc trong tay. 9 giờ tối, kết quả của hai bang về cơ bản đã rõ, Obama giành được 2136 phiếu, chính thức vượt lên dẫn đầu.

Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều gọi đây là thời khắc lịch sử, ít nhất có 2 kỷ lục đã được lập: Hillary lập được kỷ lục là người phụ nữ giành được số phiếu cao nhất trong lịch sử chính trị, trở thành nữ chính trị gia giành được vị trí cao nhất trong lịch sử hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Còn Obama là người da đen đầu tiên trong lịch sử đại diện cho Đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống.

Ngày 3 tháng 6 năm 2008 xứng đáng là một ngày để chúc mừng của người dân Mỹ, cũng là ngày đáng để người dân toàn thế giới ăn mừng. Đây là bước đi vô cùng quan trọng hướng đến sự dân chủ hơn, công bằng hơn trong nền chính trị hiện đại. Hơn nữa, mới trước đó 4 năm, Obama vẫn còn là một Thượng nghị sỹ của bang Illinois. Bốn năm sau, ông đã trở thành người đứng đầu nhà nước.

Khoảng 8:40 phút tối ngày 3 tháng 6, McCain phát biểu với những người ủng hộ ông về sự đúng sai trong phương hướng cải cách của quốc gia, cho rằng, Obama – là “một thanh niên trẻ có hoài bão, ôm những suy nghĩ sai lạc, mơ ước làm thay đổi nền chính trị nước Mỹ, đó không phải là cách mà chúng ta muốn thay đổi”. Đứng trước hai, ba trăm người ủng hộ, lời phát biểu của ông uể oải, không có sức thu hút.

Đúng 9 giờ, tại thành phố New York, lãnh địa của mình, Hillary phát biểu cảm ơn những người đã ủng hộ bà trong suốt thời gian tranh cử vừa qua. Đứng trước biển người, bà nói rành mạch, nghiêm túc, thái độ rất bình tĩnh. Hillary đánh giá cao Obama, bà nói về sự ủng hộ và những vất vả, nỗ lực của đội ngũ tranh cử của mình, bà cũng đề cập đến vấn đề người dân quan tâm: giờ đã thất bại, bà sẽ phải làm gì? Nhưng bà chưa chính thức thừa nhận thất bại.

Bà nói: “Tối nay tôi sẽ không đưa ra bất cứ quyết định nào, tôi cần thời gian để bàn bạc với đội ngũ của tôi, tôi cũng mong những người ủng hộ gửi thư nói cho tôi biết suy nghĩ của họ. Mọi người chắc luôn tự hỏi tôi muốn gì? Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn, điều tôi muốn là toàn dân được hưởng bảo hiểm y tế, điều tôi muốn có được là làm cho tiềm năng của mọi trẻ em được phát huy, thực hiện được ước mơ, điều tôi muốn làm là rút ra khỏi vũng bùn của cuộc chiến Iraq…”. Hillary nói rất nhiều đạo lí. Những điều bà nói cũng rất đúng, mạnh mẽ hơn nhiều so với McCain, người nghe cũng nhiều hơn.

Hillary đương nhiên hiểu được mọi người chờ đợi gì ở bà. Vì sự đoàn kết trong nội bộ Đảng, bà đã rút lui từ trước đó mấy tháng, cho đến lúc này, Obama đã có được quá bán số phiếu đại biểu, chính thức giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sơ bộ. Theo như lời hứa trước đây, Hillary nên chính thức rút lui, không cần đợi đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Dân chủ vào tháng 8. Nhưng Hillary vẫn không có động thái nào, vậy bà có ý định cá nhân gì? Điều này chỉ mang lại ảnh hưởng xấu đối với sự đoàn kết trong nội bộ Đảng chứ không đưa lại lợi ích gì.

Từ lâu, mọi người đều bàn luận về vấn đề này, cách làm của Edward Kenedy (76 tuổi) vào năm 1980, cũng đáng để Hillary học hỏi. Edward Kenedy là em của cựu Tổng thống Kenedy, khi đó, ông cũng là một Thượng nghị sỹ Liên bang Mỹ, thấy cơ hội của mình quá ít nên đã chủ động rút lui khỏi cuộc tranh cử lúc đó, dùng toàn lực ủng hộ Tổng thống Jimmy Carter.

Nhìn lại, việc rút lui của Edward Kenedy là sáng suốt. Năm đó Carter tranh cử liên nhiệm, kết quả là thất bại trong tay Reagan. Nếu Edward đối đầu với Reagan, kết quả thế nào cũng còn là câu hỏi. Với tình thế lúc đó, Đảng Dân chủ không thể giành phần thắng.

Trong Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ, Edward Kenedy đã phát biểu: “Giấc mơ Tổng thống của tôi đã đặt một dấu chấm hết, tuy nhiên, đối với những người quan tâm và ủng hộ tôi, xin mọi người hãy tin rằng, công việc của tôi sẽ không dừng lại, tôi vẫn còn hy vọng mới cho sự nghiệp, tôi sẽ tiếp tục phấn đấu cho lí tưởng mới của mình”.

Sau đó, Edward khi ấy 48 tuổi, đã quay lại Thượng viện, tiếp tục làm việc trong ngành lập pháp. Ông còn đưa ra những ý kiến hoặc tham dự vào việc soạn thảo một loạt các dự luật có ý nghĩa to lớn trong xã hội Mỹ ngày nay về các phương diện như y tế, bảo hiểm, văn hóa, giáo dục và chính sách di dân,… phần lớn trong số đó ngày nay đã trở thành luật của nước Mỹ.

Trong mắt nhiều người, một người là em trai của cựu Tổng thống, một người là vợ của cựu Tổng thống đều có vốn chính trị mạnh mẽ. Các phương diện như chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ khi đó và bây giờ đều đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, dân chúng rất hy vọng có được sự đổi mới về mặt chính trị. Tình huống mà hai người phải đối mặt khá giống nhau, Hillary nên lấy đại cục của Đảng làm trọng mà rút lui, chuyển sang ủng hộ Obama, giúp Đảng Dân chủ giành được thắng lợi vào tháng 11 trong cuộc Tổng tuyển cử.

Nhưng nỗi khổ trong lòng Hillary liệu có bao nhiêu người hiểu được? Bà đã sớm thể hiện được năng lực của mình, nhưng cơ hội dường như không ưu ái bà. Nghĩ lại năm đó, để tự mình gây dựng sự nghiệp, bà đã nhiều lần từ chối lời cầu hôn của Bill Clinton. Hillary muốn tự tay mình gây dựng sự nghiệp của mình. Đến khi Bill tham gia chính trị ở bang Arkansas, nhu cầu về chính trị mới khiến bà trở thành Hillary Clinton.

Bill giữ chức Thống đốc bang Arkansas tổng cộng 12 năm, trong nhiệm kỳ của chồng, Hillary giữ chức Chủ tịch Ủy ban tư vấn sức khỏe nông thôn của bang Arkansas. Bà cũng đóng góp thành tích không nhỏ trong việc cải cách giáo dục tại các trường công lập. Ngoài ra, bà còn làm được rất nhiều việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Về những thành tích chính trị, nước Mỹ có lẽ không có người phụ nữ nào có thể so sánh được với bà.

Năng lực của Hillary còn mạnh mẽ hơn chồng mình nhưng khi bà tranh cử chức Thống đốc bang Arkansas thì lại không nhận được sự ủng hộ tương xứng, điều này cho thấy, xã hội chưa công bằng với nữ giới, từ đó càng thôi thúc nhiệt tình đấu tranh vì sự bình đẳng lợi ích chính trị của Hillary. Lần tranh cử Tổng thống này, về cơ bản đã lặp lại sự bất bình đẳng như ở bang Arkansas. Hơn nữa, Hillary thất bại khi giành thắng lợi về phiếu phổ thông. Rất nhiều người ủng hộ bà cũng cảm thấy hết sức bất bình.

Đồng thời, có rất nhiều vấn đề thực tế mà Edward năm đó không thể so sánh được với Hillary. Xét về năng lực và thành tích, bà mạnh hơn Edward nhiều, hiện nay xét về tuổi tác bà cũng lớn tuổi hơn (60 tuổi), nhưng chỉ được xếp ở vị trí cuối trong Thượng viện, không giống Edward năm đó đã làm Thượng nghị sỹ 18 năm, sau khi rút lui còn đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban tư pháp Thượng viện, còn bà liệu sẽ trở thành một nhà lãnh đạo như thế nào trong Thượng viện?

Hillary đã tốn mấy năm tâm huyết cho lần tranh cử này, dùng 10 triệu đô la tiền riêng của mình đồng thời phải vay thêm mấy chục triệu đô la để tranh cử, kết quả là tay trắng; giờ đây vốn liếng duy nhất của bà là 18 nghìn cử tri ủng hộ, nếu bây giờ không chuyển nhượng cho Obama với giá tốt thì còn đợi đến lúc nào?

Nếu Hillary rút lui và Obama trúng cử, ông sẽ còn tranh cử liên nhiệm, vậy bà phải đợi 8 năm nữa, và cho dù lúc đó trúng cử, khi nhậm chức cũng đã 69 tuổi. Mọi người có chấp nhận một nữ Tổng thống cao tuổi như vậy không?

Hơn nữa, tình hình khi đó còn có lợi cho Đảng Dân chủ như bây giờ không? Liệu có xuất hiện một Obama thứ hai không?

Trước đó mấy tháng, khi cuộc chiến tranh cử đang trong hồi quyết liệt, Obama đã bắt đầu dẫn trước. Mọi người từng hỏi liệu bà có cân nhắc chuyện rút lui để trợ giúp cho Obama, làm ứng cử viên chức Phó Tổng thống? Bà đã từng thẳng thắn nói rằng, có thể đảm đương vị trí thứ nhất thì tại sao lại phải làm một người không có thực quyền? Cá tính, năng lực và tham vọng của bà khiến mọi người hoài nghi liệu bà có thích hợp để tranh cử chức Phó Tổng thống.

Không chỉ thế, Obama lần này đưa ra chiêu bài “thay đổi”, nhấn mạnh vào ưu thế tuổi tác của mình (ít hơn McCain 25 tuổi), cho rằng lớp người cũ nên rút lui nhường lại vị trí cho lớp người mới. Trong tình hình đó, Obama, với một gương mặt mới và cách tư duy mới, lại thêm một Phó Tổng thống vốn là Đệ nhất phu nhân sẽ tốt cho Đảng hay tạo cơ hội cho đối thủ tấn công? Obama lựa chọn trợ thủ cho mình, chắc chắn sẽ ưu tiên những người đã giúp mình giành thắng lợi trong cuộc tranh cử, đồng thời còn phải cân nhắc khả năng hợp tác sau này.

4. Sức hấp dẫn không ai địch nổi

Trong tay Hillary có 18 triệu người ủng hộ, chủ yếu là những cử tri da trắng có trình độ văn hóa thấp, những cử tri nữ giới trung cao tuổi người da trắng và những cử tri gốc Tây Ban Nha. Số phiếu bầu của người da đen gốc Phi có được từ chồng là Bill Clinton có thể đã bị chuyển sang Obama.

Vấn đề hiện nay là, trong trường hợp Hillary không làm ứng cử viên Phó Tổng thống, với sự nỗ lực của Obama và sự hợp tác của Phó tổng thống mới, liệu có giữ lại được số đông những cử tri của Hillary cho Đảng Dân chủ không?

Cũng còn một điểm khá quan trọng, Obama và Hillary mỗi người có khoảng 18 triệu người ủng hộ đều là cử tri trong nội bộ Đảng Dân chủ, đến thời khắc quyết định của cuộc Tổng tuyển cử, còn phải tranh thủ một số lượng lớn những cử tri trung lập và một bộ phận cử tri của Đảng Cộng hòa. Hillary có thể sẽ không được sự ủng hộ của họ, bà có quá nhiều kẻ thù, mà bộ phận cử tri này có thể lại rất quan trọng đối với Obama, Obama không thể không cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Với việc Hillary tự bỏ mười triệu đô la tiền riêng làm chi phí tranh cử, đây lại là vấn đề dễ giải quyết. Việc quyên góp quỹ tranh cử đối với Obama quá dễ dàng, ông có thể trích ra một phần để trả cho cá nhân Hillary, đổi lại sự ủng hộ của bà trong quá trình tranh cử.

Về lí mà nói, Hillary không nên gánh vác trách nhiệm làm Phó Tổng thống, vì đối thủ đã đưa ra những lời mỉa mai về “ba vị nhất thể tổng thống”, như thế, cải cách chỉ là những lời sáo rỗng. Nếu muốn một chức vụ thích hợp, Hillary nên tiếp tục đến Thượng viện để tích lũy mối quan hệ và vốn chính trị, sau đó tìm cơ hội để trở lại.

Và dù Hillary đối đầu với McCain thì cơ hội chiến thắng của bà cũng không lớn như Obama.

Các phương tiện thông tin đại chúng có ý trách cứ sự dũng cảm và khả năng phán đoán của Hillary.

Lần này, trong rất nhiều vấn đề quan trọng như xây dựng đội ngũ tranh cử, sử dụng Internet, sách lược tranh cử… Hillary đã liên tiếp phạm sai lầm. Còn đội ngũ của Obama đem lại cho người ta cảm giác hoàn hảo. Sự dũng cảm và năng lực phán đoán còn quan trọng hơn kinh nghiệm, điều này được bình luận công khai, mà về mặt này, Hillary lại kém Obama.

Tỉ lệ ủng hộ của những cử tri da trắng và nữ giới trung cao tuổi cùng với những người gốc Latin chưa hẳn đã trở thành vấn đề đối với Obama. Theo điều tra dân ý mà CNN công bố, có 72% cử tri người da trắng và 61% cử tri người da đen cho rằng, người dân nước Mỹ đã có sự chuẩn bị về tâm lí để đón nhận một vị Tổng thống người da đen. Nếu chú ý đến sự ủng hộ của những thành phần trí thức trung niên và thanh niên, có thể thấy ông đã trở thành một lãnh tụ thực sự của một thời đại mới, sức mạnh của thế hệ trẻ quả là không thể lường hết được, họ cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với thế hệ trước, hơn nữa con người dễ thay đổi, những kẻ mạnh thường sẽ trở nên mạnh hơn, nước Mỹ là đất nước sùng bái anh hùng, Obama đã trở thành một vị anh hùng.

Hiện nay, nước Mỹ đang ở vào hoàn cảnh khó khăn: kinh tế suy thoái, cuộc chiến Iraq, sự phản cảm đối với sự bất lực của chính phủ đương thời… đòi hỏi cải cách, đưa đất nước ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, xây dựng lại niềm tin vào chính phủ và niềm tin vào tương lai của dân chúng. Những yêu cầu đó đã trở thành nhận thức chung của ứng cử viên hai Đảng, cả hai đều giương cao lá cờ cải cách.

Điều khác biệt là, Obama với tư cách là người mới, một gương mặt mới đến “phá tứ cựu” còn McCain lại lấy tư cách là “kiểu khác” trong thể chế hiện hữu để mưu cầu cải cách. Bước tiếp theo là xem ai có thể thuyết phục được cử tri. Xét từ tình hình quyên góp tiền và số người đến xem diễn thuyết, McCain đã bắt đầu tụt hậu.

Mỗi lần Obama diễn thuyết đều có tới hơn 10 nghìn người đến đợi tại nơi tập trung để được nghe ông. Đó là một con số rất lớn và điều này ở Mỹ là hoàn toàn tự nguyện. Cách diễn thuyết của Obama khiến người nghe cảm giác đó không phải là một bài chính trị khô khan mà rất thú vị, hấp dẫn; còn bài diễn thuyết uể oải của McCain khiến cho người đi nghe chỉ vì ủng hộ ông.

Một sức sống, một khí thế mới, sức hấp dẫn mới, đó là điều Obama đã mang lại cho các thính giả của ông. Không nên đánh giá thấp sức mạnh của ngôn ngữ.

Bài diễn văn rút lui của Hillary được giới truyền thông đánh giá rất cao, mọi người cho rằng, bà đã bộc lộ một Hillary chân thực, lần tranh cử này, trên thực tế là một thắng lợi của phụ nữ Mỹ trên chính trường.

Dù không giành được thắng lợi cuối cùng, không phá vỡ được tấm trần nhà kiên cố nhất và cao nhất của giới chính trị nước Mỹ, nhưng với những nỗ lực của Hillary và của những người ủng hộ bà, tấm trần đó đã có 18 triệu vết rạn nứt.

Quả đúng vậy, nếu có thêm 100 nghìn hoặc 200 nghìn vết nứt nữa, thì tấm trần nhà có thể đã bị vỡ, ngày mà nam nữ thực sự bình đẳng sắp đến rồi.

Nếu ngay từ đầu, Hillary bộc lộ đúng bản chất con người bà, diễn thuyết một cách có tình cảm, thì có thể bà đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sơ bộ. Cảm giác bà đem lại cho mọi người trước đây là, bà đang tuyên truyền một cách nghiêm túc theo yêu cầu của “nhà thiết kế quảng cáo”, còn bản thân thì thu lại trong một cái vỏ kín mít, khiến người ta không thể cảm nhận được một Hillary thực sự tự tin.

Điều bà nhấn mạnh là thành quả mà mình thay mặt nữ giới giành được trên con đường chính trị, đó là tấm trần nhà chức vị bằng kính đã có không biết bao nhiêu vết nứt, là phần chính diện của mặt trời. Tuy gián tiếp chỉ trích sự đối xử không công bằng của xã hội Mỹ đối với nữ giới, nhưng Hillary cũng không thể hiện rõ sự oán trách và bực tức. Về điểm này bà đã thể hiện được sự từng trải của mình trên chính trường.

Chỉ có người kiên trì, tự tin và chấp nhận thất bại mới có được nhiều cơ hội tốt trong cạnh tranh chính trị. Bản thân Hillary phải tích lũy thêm sức mạnh, chuẩn bị cho lần xung phong tiếp theo.

5. Hillary sáng suốt và mạnh mẽ

Hillary là một người khá xuất sắc, cũng là một chính trị gia có tinh thần trách nhiệm khá cao và có nhiều thành tích, nếu làm Tổng thống có thể còn xuất sắc hơn cả chồng là Bill Clinton. Tuy nhiên, trời lại không dành cho bà cơ hội này.

Hillary Clinton trước khi lập gia đình có tên là Hillary Diane Rodham, sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947 tại Chicago, căn cứ của Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Cha của bà là một thương gia đi lên từ sự cố gắng phấn đấu của chính bản thân mình, không đặc biệt giàu có.

Cha Hillary là một người tiết kiệm, tính tình nóng nảy, vô cùng nghiêm khắc, rất ít khi khen ngợi các con mình.

Trẻ em cần phải được khen ngợi, khuyến khích, sự khen ngợi trước mặt trẻ rất quan trọng đối với quá trình trưởng thành của chúng; nhưng cha bà không nghĩ như vậy. Kết quả là 3 anh em trai của bà lớn lên đều rất tự ti, không tin tưởng vào bản thân.

Mẹ Hillary khi còn trẻ bị chồng ruồng rẫy, bà là người rất yêu quý gia đình, tính tình hiền lành, thường xuyên bị cha Hillary quát tháo, bà nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác cũng là để duy trì gia đình. Tính cách này đã được “di truyền” lại cho Hillary.

Có thể nói là cha khá ưu ái Hillary, có thể do bà là con gái. Cha đối xử với bà rất nghiêm khắc nhưng cũng chú ý đến giới hạn. Thêm vào đó, bà sinh ra vốn đã thông minh, luôn đạt thành tích cao, bởi vậy ít khi bị cha trách mắng. Tuy nhiên, dù bà thi đạt điểm cao tới 95%, cha bà cũng không khen ngợi, điều này nhiều khi khiến bà cảm thấy rất ức chế. Chỉ có mẹ là luôn luôn an ủi và khuyến khích bà, bởi vậy, Hillary rất yêu mẹ.

Sống trong môi trường gia đình không bình đẳng, thiếu dân chủ, lại có một người cha “độc đoán” cùng một người mẹ hiền lành nhẫn nhịn đã khiến Hillary hình thành tính cách nhẫn nại và nghiêm khắc: việc gì cũng đòi hỏi sự hoàn hảo, không dễ dàng khen ngợi mọi người, những điều này đã khiến bà gặp phải không ít khó khăn trên con đường chính trị. Sự nhẫn nhịn đã giúp bà tha thứ cho lỗi lầm sau này của Bill Clinton nhưng chính chuyện này khiến bà mất đi không ít sự ủng hộ của cử tri.

Rất nhiều người đã nhận xét rằng: một người ngay đến lợi ích của mình cũng không dám bảo vệ thì làm sao có thể hy vọng bà sẽ bảo vệ quyền lợi của đất nước và nhân dân.

Tính cách cố chấp, nhẫn nhịn, nghiêm khắc, theo đuổi sự hoàn hảo, ưa thể diện đã giúp Hillary vượt qua được hết khó khăn này đến khó khăn khác trong cuộc sống để được như ngày hôm nay, nhưng cũng vì thế khiến bà mất đi không ít cơ hội. Bà sợ thất bại, không dám đối mặt với thất bại, kết quả là tự mình hạn chế khả năng của bản thân.

Khi còn là học sinh, Hillary luôn là học sinh được thầy cô giáo yêu mến, điều đó rất có ý nghĩa trong việc xây dựng sự tự tin trong tính cách của bà.

Hồi nhỏ, Hillary học ở trường công lập, là trường khá tốt ở ngoại ô Chicago. Lên trung học, bà càng trở nên hoạt bát, rất thích các vị trí lãnh đạo của các đoàn thể xã hội. Bà tốt nghiệp trung học với thành tích xuất sắc. Khi đó, mẹ luôn động viên bà phải độc lập, tự cường, còn cha lại ủng hộ bà theo đuổi lí tưởng của mình, làm những việc mình thích, không nên chỉ hạn chế ở những việc thông thường của nữ giới, vấn đề giới tính không được trở thành cái cớ để hạn chế bà theo đuổi lí tưởng của mình. Bà phải để cho những tiềm năng của mình đựoc phát huy hết mức.

Ngay từ khi còn học trung học, Hillary đã là một người ủng hộ trung thành của Đảng Cộng hòa. Đến năm 1962, bà có cơ hội làm quen với Martin Luther King, trở thành người ủng hộ King.

Năm 1964, bà còn tham gia trợ giúp cho ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, bộc lộ sự nhiệt tình đối với chính trị.

Năm 1965, Hillary tốt nghiệp trung học, vào học tại Wellesley College, trường nữ tư thục nổi tiếng ở bang Massachusetts, đồng thời trong năm học đầu tiên trở thành Chủ tịch tổ chức thanh niên Đảng Cộng hòa của trường. Đó cũng là trường học của Tống Mỹ Linh và Băng Tâm.

Sau đó, do quan điểm khác nhau về vấn đề dân quyền và chiến tranh Việt Nam, giữa Hillary và Đảng Cộng hòa phát sinh khoảng cách. Sau khi Martin Luther King bị ám sát, bà đã đứng ra tổ chức hành động kháng nghị của sinh viên trong trường, đồng thời yêu cầu trường học phải thu nhận những học sinh người da đen và thuê những giáo viên người da đen. Những năm 60 là những năm thịnh hành sự kháng nghị và thị uy, còn Hillary lại quyết định chọn phương pháp gia nhập vào hệ thống đồng thời cải tạo nó, điều này đã bắt đầu thể hiện sự trưởng thành và tính nhạy bén trong chính trị của bà.

Sau đó, Hillary vào học luật tại Đại học Yale, lấy bằng tiến sĩ luật học, ở đó bà được chọn làm biên tập viên cho tạp chí “Bình luận Luật học Yale và thay đổi xã hội”, điều này cho thấy lúc đó bà đã là một sinh viên luật rất xuất sắc. Học viện Luật của Đại học Yale là một trong những học viện luật nổi tiếng nhất nước Mỹ, số Tổng thống Mỹ xuất thân từ Đại học Yale còn nhiều hơn cả Đại học Harvard.

Khi còn học ở Đại học Yale, Hillary đã thể hiện tài năng xuất chúng trong các lĩnh vực học thuật và tài năng tổ chức, điều này đã được không ít người chứng thực. Trong một lần phỏng vấn vào năm 2006, nguyên Hiệu trưởng Đại học Yale đã từng nói, khi đó, Bill Clinton và Hillary đều là những sinh viên ưu tú của trường. Còn Bill nói rằng vợ mình còn xuất sắc hơn mình.

So sánh với vợ chồng Clinton thì thành tích học tập của Bush con chỉ đạt hạng C. Giới chính trị nước Mỹ có rất nhiều chính khách xuất thân từ những gia đình quyền quý nhưng thành tích học tập lại kém. Thường thì những người xuất thân nghèo khó lại đạt thành tích tốt trong học tập, vì họ hiểu rằng chỉ có thể dựa được vào chính bản thân mình.

Bush cha và Bush con đều từng tốt nghiệp trường Yale. Có lần Bush con đã nói đùa rằng: “Nếu thành tích học tập của bạn ở trường Yale thuộc loại C thì bạn cũng không cần phải lo lắng, điều đó có nghĩa là sau khi tốt nghiệp bạn có khả năng trở thành Tổng thống Mỹ. Nếu bạn không nhận được bằng tốt nghiệp thì cũng không cần lo lắng, bạn vẫn có khả năng được làm Phó Tổng thống”. Phó Tổng thống của Bush cũng từng học trường Yale nhưng vẫn chưa được nhận bằng tốt nghiệp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.