Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 28 – ANH YÊU, CHÚNG TA ĐÃ LÀM HỎNG CON GÁI MÌNH



Một người mẹ nếu là nạn nhân sẽ có thói quen luôn quan tâm đến những điều sai trái ở những người thân trong đời bà.

Bà đang truyền nỗi lo âu trong lòng mình sang người khác. Bà cảm thấy bất an trong lòng, vì thế bề ngoài luôn cố tìm ra một ‘nguyên nhân’ để gắn kết cái cảm giác bất an này. Bằng cách này, bà chẳng bao giờ phải tự cải tạo. Bà sẽ không bao giờ phải vất vả lặn lội trong tâm hồn để ngày một đổi mới và cứng rắn ra, bà ta chỉ cần truyền sang cho người khác.

Vì thế khi cô con gái đạt điểm tốt về mọi môn, trừ môn toán, thì bà không thể ngừng nói về môn toán. Khi cả gia đình cùng đi cắm trại, có mặt các thành viên khác của gia đình, khi được hỏi về việc học hành của Jennifer, bà ta liền trả lời: “Ôi, cũng khá! Nó đạt được điểm khá tốt về tất cả các môn, trừ môn toán. Phải không, con gái cưng?” Rồi bà ta mỉm cười với cô gái: “Chúng tôi phải làm việc thêm ở môn toán. Chúng tôi rất quan tâm đến trình độ toán học của nó”.

Một người nào đó trong buổi cắm trại lại giữa chừng tham gia vào câu chuyện: “Sao? Jennifer học hành có khá không?”

Và Jennifer nhìn mẹ, rồi nói, giọng hơi ngượng: “Dạ, trừ môn toán”.

Bà mẹ lại nói: “Vâng, chúng tôi rất lo âu về trình độ toán của nó. Tôi k biết sẽ cho nó đi học hè thêm hay mời gia sư”.

Chẳng bao lâu, toàn bộ hình ảnh của Jennifer chỉ tập trung vào sự yếu kém về môn toán. Hình ảnh của Jennifer đối với bản thân nó và mẹ nó là hình ảnh của một người đang gặp khó khăn với môn toán. Giống như vai diễn trong phim của Kevin Costner có tên là “Dances with Wolves” (Khiêu vũ với bầy sói), Jennifer cũng có thể lấy tên ‘Khó khăn với toán học’. Rồi thật nhanh chóng, chúng ta sẽ không nhớ được tên thật của nó là gì hoặc nó giỏi ở những môn học nào. Có thể nó đạt điểm A trong lớp Anh văn nhiều cam go, nhưng điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với Jennifer vì mẹ nó đã bị ám ảnh bởi sự yếu kém của nó ở môn toán.

Không chút mảy may ý thức, bà mẹ của Jennifer đang làm giảm đi khả năng để Jennifer học toán khá hơn. Thật vậy, những gì bà mẹ của Jennifer đang làm là một thứ bảo đảm để Jennifer trong quãng đời còn lại tự xem mình là một cô gái có tên là ‘Khó khăn với toán học’.

Công việc lười biếng nhất mà tâm hồn có thể làm

 

Không phải mẹ của Jennifer làm điều trên vì bà ác độc và muốn xúc phạm Jennifer. Bà làm thế vì bà đang đặt mình vào tâm trạng của người khác. Nạn nhân thường biện minh những điều chưa thích nghi của mình là do người khác.

Hãy lắng nghe nạn nhân nói chuyện, câu chuyện luôn luôn hướng về người khác. Và những người này được mô tả nghe mà thất vọng biết bao.

Tất cả nạn nhân đều làm như thế cả ngày. Họ không cần đến trí tưởng tượng, lòng can đảm hay năng lượng gì để làm điều này. Đó là cơ chế mặc định của đầu óc con người, cũng tựa như cỏ dại đối với một khu vườn vậy.

Nếu mẹ của Jennifer biết làm chủ tinh thần mình thì bà sẽ luôn nói về những điểm học tập tốt của Jennifer ở mọi nơi. Bà sẽ nhận thức rằng người ta tập trung vào sự phát triển. Kể cả khi có người hỏi về trình độ toán của Jennifer, bà ta cũng sẽ nói “Môn toán rồi cũng sẽ giỏi lên thôi; cũng sẽ giỏi như những môn khác. Nó sẽ giỏi toán bởi vì không ai có thể có điểm A trong lớp Anh văn đầy khó khăn như lớp của nó mà lại không thể thực hiện được điều họ muốn ở trường”.

Giờ thì Jennifer có thể tự do vui chơi một tí và học toán khá hơn trước kia. Nó không chịu tí áp lực nào. Không có gì sai trái cả. Jennifer không làm điều gì sai! Hãy tưởng tượng Jennifer sống trong một thế giới không có gì sai trái với nó.

Các bậc cha mẹ nếu là nạn nhân thường bị cuốn hút theo những sai sót của con cái, vì họ luôn luôn xem đó là sai sót của họ. Một lời chỉ trích là một thứ vũ khí tấn công.

Phát hiện cái sai của người khác là điều dễ nhất ta có thể làm. Ta có thể làm mà không cần suy nghĩ nhiều. Nhưng đó là một thói quen có kết cục làm hỏng hết các mối quan hệ của chúng ta.

Jennifer có thể bị làm hỏng đi vì có một bà mẹ như thế không? Nó có thể trở nên chán nản và lao đi tìm vui thú bằng ngõ tắt trong quãng đời còn lại không? Không, không cần thiết. Jennifer hoàn toàn tự do để tự cải tạo mình theo bất kỳ cách nào mà nó muốn. Nhưng nó lại bắt đầu bằng một cách có vẻ bất lợi.

Đó có thể tự cải tạo mình thành một người biết làm chủ, Jennifer phải tự học để biết tinh thần và trí óc hoạt động như thế nào. Nhưng điều này cũng tốt thôi, vì tất cả chúng ta ai cũng phải làm như vậy. Bất kể cha mẹ xấu tốt ra sao thì ta vẫn phải nghiên cứu sự vật vừa là nạn nhân, vừa là chủ nhân này. Và cuối cùng, bất chấp nơi ta đặt hết công sức vào, nạn nhân hay chủ nhân, thì chúng ta vẫn phải xem đó là một sự lựa chọn để có được hạnh phúc. Hạnh phúc nằm trong việc chọn lựa mức năng lượng.

Chuyên gia tâm thần Peter Breggin đã từng nói: “Nếu một người có được năng lượng – sức khỏe – để trở nên ‘kỳ quặc’ hoặc ‘chán chường’ thì người đó cũng có thể có năng lượng để sống một cuộc đời đặc biệt phong phú và thỏa mãn”.

Khi người ta luôn tìm cách lôi cuốn sự chú ý của một đứa trẻ vào những khiếm khuyết kiểu “có gì không ổn với tôi” thì đứa trẻ đó dễ dàng vào đời với tư tưởng “Tôi không thật sự khá lắm”.

Tuy nhiên, trong các buổi hội thảo và tư vấn về tinh thần làm chủ, gần như mỗi ngày tôi được gặp rất nhiều người biết tự giải thoát mình khỏi cái hình ảnh của bản thân hình thành từ thời thơ ấu. Tôi đã gặp những con người biết quyết định đưa thân phận lùi về quá khứ và xây dựng một cuộc sống mới hoàn toàn dựa trên những thuận lợi, không phải những khiếm khuyết.

Đừng tiếp tục nhút nhát

 

Nếu đã nhút nhát ngay lúc nhỏ, thì hãy ngưng đi, đừng tiếp tục như thế nữa. Đừng tiếp tục khiến mình cứ phải nhút nhát. Đừng nghĩ mình yếu hơn so với thực tế. Như Nelson Mandela đã từng phát biểu trước dân chúng: “Không có gì sáng sủa khi nói đến sự nhút nhát, vì thế những người xung quanh sẽ cảm thấy bất an khi nghe ta nói”.

Bước đầu tiên là bạn phải chấp nhận hoàn toàn sự kiện cha mẹ và người bảo hộ đã làm hết mức có thể và họ làm thế chỉ vì họ quan tâm đến tương lai của bạn. Trách cứ họ chỉ làm trầm trọng thêm việc bạn tự biến mình thành nạn nhân. Thông hiểu cha mẹ và tác dụng của những lời họ nói với bạn là cách để bạn không phải lệ thuộc họ nữa.

Bước thứ hai là bạn phải xem lại cách đánh giá của bản thân dựa trên sự kiện cụ thể chứ không phải dựa trên cảm giác đau buồn. Hãy nghiên cứu và làm nổi bật lên những điều tốt. Hãy xây dựng trên những điểm mạnh cụ thể. Và khi bạn thấy bản thân có điều gì đó là điểm yếu thì hãy xem đó là một cơ hội mới đáng mừng để phát triển và thử thách. Hạnh phúc đến từ phát triển, không phải từ tiện nghi. Vì thế, tại sao ta lại phải buồn khi có được cơ hội để phát triển?

Đừng để bị chìm đắm trong thói quen bi lụy về quá khứ của mình. Làm thế nào thì quá dễ. Buồn khổ như một căn bệnh nghiện ngập. Nó gần giống như nghiện ngập thuốc an thần. Hãy nhìn Glenn Closse chơi môn Sunny von Bulow trong tác phẩm Reversal of Fortune (Mặt trái của đồng tiền) để thấy được chứng nghiện thuốc an thần tác hại như thế nào lên tinh thần và các xử sự của con người.

Nghiện vì buồn giống y như nghiện vì thuốc ‘gây suy sụp’. Nó là một dạng khác của cùng một thứ thuốc làm suy sụp – một thứ ngôn ngữ lải nhải âm thầm, chậm chạp; cùng một cách ứng xử mệt mỏi, lừ đừ.

Nếu bạn soi gương mà thấy bất cứ dạng buồn bã nào thì hãy quyết định ghi nhận nó và để nó xâm chiếm tâm hồn bạn. Đừng kháng cự lại nó. Dù sao đó cũng là một hình thức sáng tạo. Sau đó, nếu bạn cảm thấy chán vì đã để nỗi buồn tồn tại tương đối lâu thì hãy nghĩ ra một thứ gì mới để giải khuây. Hãy tự tạo cho mình một điểm xuất phát mới tại ngay thời điểm mới mẻ này.

Bạn có thể tự hỏi “Nếu cả thế giới này là một sân khấu, và tôi đang đóng một vai, liệu đó có thật sự là con người mà tôi muốn trở thành hay không?” Rồi bạn hãy tạo ra con người mà bạn thật sự muốn trở thành. Hãy thực hiện những động tác, điệu bộ của con người đó. Làm như thế chỉ để vui thôi. Làm như thế chỉ để cải tạo mình.

Cải tạo tùy thuộc vào cách chọn lựa. Bạn có nhiều lựa chọn. Trong bất cứ tình huống nào, nếu bạn muốn là con người bạn thầm mơ ước, bạn vẫn luôn có nhiều chọn lựa. Và bạn hãy thực hiện các lựa chọn của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.