Cách Làm Chủ Số Phận Bạn
Chương 3 – NHỮNG TÁC PHẨM CỦA CON NGƯỜI KHIẾN TA KINH NGẠC
Tinh thần là ngọn lửa le lói trong ta, chờ máy bơm đưa oxy đến. Ngoại cảnh không kích hoạt máy bơm. Chỉ có ta thôi. Ta có thể bơm bất cứ lúc nào ta muốn.
Đó là lý do tại sao một nhịp thở sâu luôn cải thiện bất kỳ hoàn cảnh nào ta đang gặp phải. Nó làm tan đi nỗi sợ hãi và khiến tâm trí tập trung hơn. Nó giúp cơ thể thư giãn và phát triển suy nghĩ, làm như vậy nó đã nuôi dưỡng tinh thần. Từ “inspire” (truyền cảm hứng; hít thở) ở đây có ý nghĩa “hít vào”.
Nhưng nếu chúng ta chẳng bao giờ làm những động tác trên, tinh thần sẽ chết ngạt. Tinh thần sẽ chết đi bên trong một thân phận hoàn tất và không giao lưu. Nó không thể hít thở bên trong một ý niệm khép kín về ta là ai và mãi mãi sẽ là thế. Bên trong một chiếc kén.
Lúc nhỏ, tôi mắc bệnh “hen” thật nặng (đó là một căn bệnh có đặc trưng là người mắc phải không thể nhớ được). Tôi thường có một giấc mơ cứ tái hiện mỗi đêm, tôi mơ thấy đang cố gắng cãi lại với cha tôi vì ông ấy kết tội tôi về một tội lỗi gì đó mà tôi không thể trả lời được. Tôi không hít thở đủ hơi để nói được, và chỉ có thể thốt ra những lời nghe như tiếng thì thầm nghẹn lại trong cổ họng. Tôi đang bị ngạt. Tôi bị nhốt chặt bên trong con người mà tôi cứ nghĩ là tôi. Tôi nghĩ mình hèn nhát. Có lúc người ta đã bảo tôi như thế, và dĩ nhiên, tôi đã tin điều đó.
Điều đó ắt hẳn là lý do tại sao Tiến sĩ Nathaniel Branden khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cẩn thận khi nói chuyện với trẻ con vì chúng thật sự tin vào những lời nói đó. Tin tưởng mãi mãi. Đối với trẻ con, cha mẹ là thiên thần, là người nắm giữ quyền lực tối thượng. Khi cha mẹ nói bạn lười biếng, đó không chỉ là ý kiến của họ, mà đó chính là con người của bạn đấy.
Chúng ta có thể gắn chặt mãi mãi với một ý niệm của riêng mình từ thời niên thiếu. Nhưng ta không bắt buộc phải làm như vậy. Đặc biệt khi chúng ta biết đó chỉ là một phát minh nội tại ban đầu, một vết sẹo hằn lên nỗi đau. Nếu chúng ta muốn hiểu một cách tường tận trí óc hoạt động ra sao thì hãy quên đi những cá tính thường xuyên bi quan. Chúng ta hãy như những đứa trẻ thơ vào buổi sáng Giáng sinh, say sưa mở những gói quà chứa đựng khả năng hoàn toàn mới lạ. Một con người hoàn toàn mới, vào mỗi buổi sáng.
Tôi gặp may vì trong nghề nghiệp huấn luyện của mình, đã có dịp quan sát nhiều người mỗi ngày tự xây dựng lại thành những con người mới. Mới đây, tôi đã quan sát trường hợp Phil, một giám đốc cấp cao của một công ty phục vụ công cộng hàng đầu, dứt khoát thay đổi mẫu người anh gắn chặt gần 20 năm trời. Anh ta làm như thế vì hiểu rằng anh ta có thể làm – và rồi anh ta đã cố gắng. Trước đó, anh ta chưa bao giờ hiểu phải làm như thế nào. Anh ấy chưa một lần thật sự hiểu rằng người ta có thể vượt lên trên cái truyền thuyết chết người mang tên “tôi”. Anh ta chưa bao giờ hiểu được suy nghĩ của Bác sĩ tâm lý Nhật Shoma Morita khi viết câu “Cố gắng là một gia sản lớn.”
Hiện nay, tôi là cố vấn cho Phil và quan sát anh ấy điều hành các buổi họp nhóm. Tôi thấy anh ấy hứa hẹn và thực hiện đúng lời hứa với nhân viên thuộc quyền. Tôi được ưu ái khi có dịp quan sát và học tập anh. Anh là một người lãnh đạo cứng cỏi, khiêm tốn và có sức tác động. Anh là người mà anh luôn mong muốn, và mỗi tuần trôi qua, anh lại học cách để càng tiến bộ hơn. Hạnh phúc, đối với anh ta là sự vươn lên không ngừng.
Con người thay đổi: con người trở nên hạnh phúc. Hạnh phúc trở thành một điều cần phải kiểm soát. Đó là điều mà nhà huấn luyện Devers Branden muốn nói đến trong các buổi hội thảo sáng kiến của bà về đề tài “Trật tự của hạnh phúc.”
Hãy xét đến đa thân phận của chúng ta
Một thành viên thân cận của gia đình tôi chịu đựng chứng rối loạn đa thân phận. Dù nói là cô ấy “chịu đựng” nhưng nó có ý nghĩa tương tự như khi nói Georgie O’Reefe “chịu đựng” các tác phẩm hội họa của bà ấy, hoặc là Michelangelo “chịu đựng” Nhà thờ Sistine.
Khi còn là một cô bé gái, cô ấy đã bị lạm dụng một cách thô bạo, cả về tình dục lẫn thể xác. Chuyện kể việc cô ấy bị lợi dụng, khi được tiết lộ sau này, vượt quá sức chịu đựng của tôi. Và rồi khi xem các bức ảnh thì tôi cảm thấy còn tệ hơn những điều tôi nghe được.
Giống như đa số những người mắc chứng rối loạn đa thân phận, cô ta đã được chữa trị trong gần suốt cả cuộc đời. Mãi đến khi cô ấy ngoài 30 tuổi, người ta mới tìm ra được chân lý.
Những thân phận cô ấy tự tạo ra để thích nghi với tai nạn bị lạm dụng thời thơ ấu là những sáng tạo gây ngạc nhiên nhất mà lâu nay tôi chưa từng thấy. Tim tôi đập nhanh và da tôi nổi gai ốc khi nghe và thấy nhiều giọng nói, nhiều khuôn mặt, nhiều con người xuất hiện trước mặt tôi từ cùng một thân người. Khi người ta cho cô ấy nhập viện và điều trị thì phát hiện ra mỗi thân phận xuất hiện có những tín hiệu sóng EEG khác nhau. Một số thân phận có dấu vết về hình thức mà các thân phận khác không có. Một số thân phận lại có nhiều giọng nói khác nhau. Trong số giọng nói đó lại có cả tiếng trẻ con. Và nghe cô ấy nói, tôi cảm thấy choáng váng vì giọng nói không hề giống của một người phụ nữ trưởng thành nhái tiếng trẻ con, mà đó là tiếng trẻ con thật sự.
Trí não con người sẽ làm bạn kinh ngạc khi bị dồn vào ngõ cụt. Vì là một máy tính sinh học nên nó rất gần với sự huyền bí. Nó khiến sẹo mọc lên trên nỗi đau và gọi đó là thân phận. (Nghe quen lắm ư? Tất cả chúng ta đều đã làm như thế!).
Khi gia đình tôi qua được cơn khủng hoảng điên đầu vì phản ứng lại cách điều trị ban đầu của cô ấy, và nhiều phương án điều trị khác nhau, tôi bắt đầu hết sợ về những việc đã xảy ra và cảm thấy rất kinh ngạc về những gì bộ não con người có thể toạ ra trong tình trạng khẩn cấp.
Khi còn là bé gái, để tránh phải chịu những lạm dụng phiền phức khác mà cô không thể chịu đựng được, cô ấy đã tự phân mình ra, hình thành một con người mới. Đây là một hình thức tiến bộ hơn của tự thôi miên. Rồi không bao lâu, hình thức phân thân và sáng tạo mới lại xảy ra và cứ tiếp tục như thế, và khi bộ não cảm thấy như thế là tốt thì nó lại thực hiện cho cả các khủng hoảng ở mức thấp hơn.
Đối với người đa thân phận, điều này xảy ra khi vượt quá khả năng kiểm soát, và ở một người trưởng thành, nó trở thành một “rối loạn”. Ban đầu là một sự cố gắng để tồn tại nhưng cuối cùng lại thành một việc gây sợ hãi.
Rất may cho gia đình chúng tôi, điều kỳ diệu này về lẽ sống còn của con người lại quay trở lại theo quy luật cuộc đời. Cô ấy là một ví dụ sống về hành trình của người anh hùng. Cuộc đời cô ấy minh chứng con đường dẫn đến hạnh phúc có thể tiếp tục bất chấp hoàn cảnh.
Tôi cũng cảm thấy hơi khôi hài khi nghe ai đó giữ quan điểm con người không thể thay đổi thân phận của họ. Thật vậy sao?
Hãy chú ý khi tôi trao đứa bé này cho bạn
Tính đa thân phận là một trong số những dẫn chứng hùng hồn nhất về sức mạnh của loài người chúng ta. Chúng ta có thể là bất cứ ai ta muốn. Chúng ta lần lượt tạo ra chính mình theo thời gian, mà chúng ta hoàn toàn không biết.
Nếu tôi giao cho bạn một đứa trẻ để trông chừng thì bạn sẽ ra sao? Giọng nói của bạn thay đổi, gương mặt bạn thay đổi, và ngôn từ bạn dùng cũng thay đổi trước mắt tôi một cách rất lạ lẫm đến không ngờ. Gương mặt bạn chuyển sang màu nhựa, và bạn bắt đầu thì thầm và nói giọng lí nhí. Bạn thay đổi chưa từng thấy! Nếu bạn có thể thực hiện nó theo những cách đơn giản thì bạn cũng có thể làm nó theo kiểu cách phức tạp hơn.
Chứng khó thở tôi mắc phải lúc nhỏ rồi cũng dứt khi tôi bắt đầu luyện tập hít thở vào trung tâm an lành của chính tôi. Nó qua đi khi tôi tập tự đứng lên một mình và tự xây dựng mình khi đối thoại. Cái nhìn về bản thân như một kẻ hèn nhát thỉnh thoảng cũng quay trở lại, nhưng theo những chu kỳ giảm dần, tựa hình ảnh trong một cuộn phim quay lùi của một viên sỏi ném vào hồ. Tôi không còn bị gắn chặt vào câu chuyện cổ về bản thân mình. Tôi đã học và biết rằng tôi luôn có thể đưa một cuộn phim mới vào và bắt đầu lại từ đầu.
Vậy thật sự bạn muốn là ai?
Hãy nhớ bạn là nhiều người. Qua rèn luyện thì bạn có thể trở thành bất cứ ai bạn muốn. Bạn có trong người mình bao nhiêu là sáng tạo kỳ lạ khác đang chờ được hình thành.
Một trong những lý do người ta thích đi xem phim là vì có thể quan sát được các diễn viên yêu thích của mình làm cái việc tối thượng trong sáng tạo của con người: tạo ra một con người khác. Chúng ta rời rạp hát, miệng nói: “Meryl Streep làm tôi kinh ngạc,” hoặc “Robert DeNiro, thật không thể tin được”, “Matt Damon làm tôi phát khóc”. Chúng ta hết sức khâm phục những việc họ làm. Họ đã xây dựng nên những “con người”.
Thân phận thì làm điều ngược lại.
Thân phận khiến chúng ta đông cứng trong một mô hình sống bảo đảm, an toàn được hình thành một nơi nào đó khi ta học trung học cơ sở. Đại bộ phận thân phận “thường trực” của chúng ta được định hình từ sợ sệt: sợ nỗi bối rối, sợ bị mất mặt, sợ lộ vẻ mất bình tĩnh.
Người trưởng thành cũng có một nỗi lo để lộ sai sót hoặc là giả tạo, điều này khiến họ luôn muốn mình hoàn toàn giả tạo. Nhưng không thể sống giả tạo nếu muốn phát triển cái thật của mình và trở thành một con người hôm nay mạnh mẽ và linh hoạt hơm hôm qua; mà phải sống thật. Thật với tiềm năng, thật với tinh thần của chính mình. Tinh thần của bạn muốn bay cao. Nó không muốn chết dần trong một tế bào cô đơn bị giam cầm mà bạn gọi là “cái tôi cuối cùng và thường trực”.
Hãy hiểu cho rằng con người mà bạn nghĩ rằng bạn “hiện là” sẽ không phải lúc nào cũng thích hợp với những thử thách trước mắt. Hãy tôn vinh nó. Tự thân nó không có điều gì sai. Thật vậy, đó là một tín hiệu tốt vì bây giờ ạn cần tạo thêm năng lượng mới để thích nghi với tình hình mới. Hãy quên đi thân phận. Ném chúng lại toàn bộ. Cố gắng sao cho chỉ mình bạn và ước mơ tương tác nhau, không bị cái thân phận định hình sẵn cản trở nữa.
Lúc nào bạn có thể nới lỏng tay không còn ghì quá chặt cái thân phận thường trực của bạn và hiểu ra rằng bạn có thể trở thành bất cứ ai, lúc ấy “con người” mà bạn muốn trở thành sẽ là một con người còn quan trọng hơn cả con người “hiện tại” của bạn. Thời khắc này trong đời bạn sẽ rất quan trọng đấy!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.