Cách Làm Chủ Số Phận Bạn

Chương 39 – MỖI GIẢI PHÁP ĐỀU CÓ VẤN ĐỀ



Vấn đề với các khó khăn là một thuật dụng ngữ. Vì từ ‘vấn đề’ tạo thành một cú sốc không tốt đối với hệ thống thần kinh của chúng ta nên phản ứng đối lại tức thì là: “Tôi không muốn nghĩ về nó.” Do đó, chúng ta mời một nhà tư vấn. Chúng ta mời một chuyên gia tâm lý đến để khuyên giải, hoặc một bác sĩ đến để chữa trị.

Lý do duy nhất để các nhà tư vấn làm việc giỏi giang là vì họ ưa thích sự kiện chúng ta gặp khó khăn. Vì họ ưa thích nên họ đem hết cả nhiệt tình và tư duy sáng tạo để giải quyết khó khăn đó.

Có một dạo, tôi được hân hạnh làm việc chung với một trong những cố vấn chính trị hàng đầu của mọi thời kỳ, Joe Shumate. Ông ấy quá tuyệt vời. Ông mang đến cho mỗi chiến dịch ông tham gia một thứ giá trị, đó là niềm đam mê tư duy sáng tạo của riêng ông.

Trong khi các ứng cử viên ông đang vận động có thể trở nên mẫn cán với các vấn đề trong tranh cử nhưng đối với Joe Shumate thì chẳng có gì phải bối rối. Ông chỉ có việc là tư duy. Ông có mặt tại đó để dùng trí tưởng tượng của mình để tư duy rồi sau đó tư vấn. Ông đã từng nói với tôi: “Công việc của một nhà tư vấn là mượn đồng hồ của khách hàng để sau đó báo giờ cho họ biết.”

Tôi nhận thấy lời khôi hài nhẹ nhàng này ẩn chứa nhiều hàm ý sâu sắc. Lý do khách hàng không thể báo giờ là vì họ chẳng hề suy nghĩ. Họ chỉ cảm xúc. Họ quá xúc động nên không thể xem được giờ trên tay. Họ chẳng có được một qui trình tư duy hoạt động trong đầu, đúng là họ đang có vấn đề.

Một trong những vấn đề thật sự trong xã hội chúng ta hôm nay là từ ‘vấn đề’. Chúng ta đã bỏ ra hàng mấy chục năm sợ sệt và ghê tởm từ nói trên, đến độ hôm nay ta gặp rất nhiều khó khăn để suy nghĩ về các vấn đề một cách thuận lợi, tích cực và sáng tạo.

Đã có quá nhiều sự trì trệ không mấy thuận lợi đặt lên từ ‘vấn đề’ khiến ngày nay, duy nhất từ này được dùng để mô tả những con người có cuộc sống hoàn toàn rối tung.

Tôi có thể hỏi bạn: “Lúc này, John ra sao?”

“Không được tốt lắm.”

“Thật sao?”

“Ừ, hắn có vấn đề.”

“Tội quá há! Hắn thật dễ thương.”

Bằng cách làm tha hóa từ ‘vấn đề’, chúng ta đã cản trở khả năng lớn lên và phát triển của mình. Chúng ta đã tước mất của chính mình một trong những niềm vui lớn lao nhất trong cuộc sống; đó là giải quyết vấn đề.

Mỗi vấn đề là một cuộc phiêu lưu trá hình

 

Thật vậy, giải quyết vấn đề quả là một thú vui khiến các công ty phải tách nó ra khỏi máy vi tính văn phòng. Đa số công ty đã loại bỏ các trò chơi khỏi hệ thống máy tính văn phòng vì chúng gây nghiện khiến nhân viên không làm gì hết ngoài việc chơi game.

Nhưng những trò chơi đó cũng chỉ là những vấn đề được ngụy trang mà thôi!

Chúng ta ưa thích vấn đề làm sao để đưa được anh em Mario lên một bậc cao hơn, bởi vì chúng ta gọi nó là một trò chơi mà không phải là vấn đề. Chúng ta thích giải quyết trò chơi vi tính Myst nhiều hơn là một hành trình tương tự trong đời sống của mình, vì ta nghĩ Myst là một trò chơi.

Vài năm trước đây, khi tôi cài đặt chương trình Tetris và Solitaire vào máy tính của tôi tại văn phòng, tôi đã thật sự bị cuốn hút vào các trò chơi này nên cuối cùng phải xóa chúng đi. Trò chơi quả là những vấn đề được ngụy trang. Các vấn đề đó được chuyển thể sang một dạng ngôn ngữ thuận lợi và vui nhộn: đó là games (trò chơi)!

Người ta thường mua nhiều sách nói về trò chơi đố ô chữ ở các kệ tạp chí. Nhưng tình hình sẽ ra sao nếu tựa sách đổi thành “vấn đề về ô chữ”? Sẽ không ai thèm mua.

Trong cửa hàng, có một gian video với đủ loại trò chơi điện tử. Nhưng nếu biển hiệu ghi ‘Phòng bán những vấn đề video’ thì chẳng ai thèm bước vào.

Nhưng trong thực tế, các vấn đề luôn có khả năng vui nhộn. Chúng luôn là một cuộc phiêu lưu trá hình. Và chúng sẽ mãi như thế trừ phi ta thêm nỗi sợ hãi vào bài tính. Trừ phi ta đưa chúng xuống phía dưới chiếc thang. Trừ phi ta thân phận hóa chúng.

Ví dụ, tại sao chúng ta thường thích nghe những vấn đề của người khác? Chắc chắn không phải vì ta thích người khác gặp hoạn nạn. Nói đúng hơn, vì chúng ta thích giải quyết khó khăn, chỉ vậy thôi. Và nếu dó thuộc về chuyện người khác thì chúng ta chẳng có gì sợ hãi. Một khi dẹp được nỗi sợ hãi là thì ta có thể thích nhảy bổ vào các vấn đề. Đó là lý do tại sao ta thích những điều bí ẩn, thích tán dóc, các trò chơi vi tính, v.v… Nếu có người bạn ghé thăm vì đang có vấn đề và muốn có một lời khuyên thì trong lòng tôi có thể rất thích kinh nghiệm đó, dù ngoài miệng vẫn nói vô cùng bối rối và lo lắng cho anh ấy.

Học cách tiến công

 

Voltaire từng nói không một vấn đề nào chịu đựng nổi sức tiến công của tư duy bền bỉ. Và ông ta có lý: Không một vấn đề nào có thể chịu đựng nổi.

Trong các buổi hội thảo về đề tài giải quyết vấn đề, khi tôi nêu lên câu nói của Voltaire “không một vấn đề nào chịu đựng nổi sức tiến công của tư duy bền bỉ”, tôi thích hỏi trong số học viên có ai không đồng ý với câu nói đó không. Tôi chưa từng nghe ai trả lời không đồng ý một cách thuyết phục vù không có ai từng có dịp kiểm chứng thực tế cả! Họ không biết đến việc tư duy bền bỉ đến giải quyết vấn đề là như thế nào.

Phản ứng điển hình của họ trước khó khăn luôn là “Tôi không muốn suy nghĩ nhiều về nó”.

Nếu có một vấn đề nào chịu đựng nổi sức tiến công của tư duy bền bỉ thì đó chắc không phải là vấn đề. Hãy nhớ về quan điểm của người làm chủ: Nếu không có giải đáp thì đó không phải là vấn đề. Nếu không có giải đáp thì việc ta đang xử lý là một sự kiện trong đời mà chúng ta chưa chấp nhận. Mỗi một vấn đề đều phải có lời giải, dù ta thấy được hay chưa. Và mỗi một bài giải dành riêng cho một vấn đề. Các lời giải đều rất thú vị, nhưng để chọn một thì cần phải có một vấn đề tương ứng. Vậy có điều gì sai với vấn đề?

Lo âu sợ hãi không phải là tư duy

 

Nếu ai đó bảo một nạn nhân cần nói lên điều gì đi vì “dường như chúng ta đang có vấn đề” thì nạn nhân lập tức chìm đắm sâu trong hốc dạ dày. Anh ta cảm thấy trong bụng đánh lô tô. Anh ta đâu còn suy nghĩ gì nữa; anh ta đang lo lắng.

Lo lắng không phải là suy nghĩ thật. Đó chỉ là một cách dùng trí tưởng tượng sai. Lo lắng chỉ nhái theo tư tưởng, nhưng lại không thực hiện được những việc tư tưởng đã làm: Chưa ai từng ‘lo lắng’ để tìm ra một giải pháp sống còn. Để tìm ra một lời giải, chúng ta phải vượt lên cao hơn sự lo lắng.

Albert Einstein nhận rất rõ về điều này khi nói: “Những vấn đề lớn mà ta phải đương đầu không thể được giải quyết ở cùng một trình độ tư duy như lúc chúng mới phát sinh”.

Tự cải tạo mình đòi hỏi bạn xem lo âu thuộc về quá khứ. Bạn có thể quan tâm nhưng không được lo âu. Khi bạn quan tâm về một điều gì thì lập tức bạn sẽ tìm kiếm một hành động khả dĩ. Bạn hành động vì quan tâm. Còn lo âu chỉ khiến bạn trở nên thụ động. Và thèm rối loạn thần kinh.

Tự cải tạo mình cũng cần tìm ra nhiều vấn đề. Đó là những trò chơi bạn sẽ chơi trong giải đấu vĩ đại này. Giải đấu này được gọi là một điệu vũ, vũ điệu của cuộc đời. Thắng được một trò chơi giúp bạn tiến sâu hơn vào trong giải.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.