Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 10



Làm thế nào để xây dựng con thuyền tài chính?

Rất nhiều người hiểu rõ cần phải xây dựng, xây dựng một cách nhanh chóng con thuyền tài chính cho mình. Nhưng câu hỏi đặt ra là, “Xây dựng như thế nào?” Câu trả lời là, “Tùy người mà bạn hỏi.” Ví dụ, nếu bạn hỏi:

1. Chính trị gia. Hiện nay rất nhiều chính trị gia cho rằng giải pháp cho an sinh xã hội là cho phép những người lao động trẻ tuổi nộp 2% đến 4% an sinh xã hội của mình vào quỹ đầu tư cá nhân rồi sau đó Sở An sinh xã hội sẽ giảm bớt phúc lợi đã hứa sẽ mang lại cho họ.

Tôi không biết bạn thấy thế nào, riêng bản thân tôi nhận thấy giải pháp này có vẻ hơi quen thuộc và không hiệu quả lắm. Với tôi, nó cũng giống như các kế hoạch hưu trí DC. Một lần nữa, người lao động lại bị ép trở thành các nhà đầu tư trong khi họ chưa hề nhận được sự đào tạo tài chính cần thiết. Phương án này không chỉ quen thuộc mà nếu nó được thông qua thì đến trước năm 2016, an sinh xã hội sẽ bắt đầu trở nên tồi tệ do số tiền dành cho người nghỉ hưu sẽ ngày càng ít. Các chính trị gia đề xuất ý tưởng này biết rằng đến khi dự luật này được thông qua thì họ cũng đã về hưu từ rất lâu rồi. Một lần nữa, vấn đề lại được đẩy cho thế hệ tương lai.

2. Lãnh đạo công đoàn. Một chủ tịch công đoàn có thể sẽ khuyên bạn tìm việc ở một công ty có tổ chức công đoàn lớn mạnh với phúc lợi đầy đủ và quản lý tốt.

Cha ruột tôi, người đứng đầu Hiệp hội Giáo viên Hawaii, luôn tích cực ủng hộ ý kiến trên. Nếu bạn cũng đồng ý thì bạn nên tìm việc trong một công ty nhà nước.

3. Giáo viên. Giáo viên có thể sẽ khuyên bạn ở lại trường làm việc và lấy càng nhiều học vị càng tốt. Trên thực tế, họ sẽ khuyên bạn lấy một số học vị rồi ra ngoài kiếm một công việc ổn định với thu nhập cao.

Cơ cấu giáo dục đại học của chúng ta hiện đã có đầy những người buộc phải ở lại trường làm việc do thị trường quá khan hiếm việc làm. Chỉ vài năm trước, trong cơn sốt mạng Internet, rất nhiều sinh viên đã rời trường sớm để tìm kiếm công việc tại các công ty mới mang đến cho họ những quyền chọn cổ phần. Rất nhiều người trong số này sau đó đã trở lại trường hoặc tiếp tục tìm việc khác.

4. Các nhà chuyên môn. Nhiều người sẽ khuyên bạn nên đi học để có trong tay một nghề nghiệp ổn định như luật sư, bác sĩ, kế toán, thợ điện hay đầu bếp. Những người theo khuynh hướng này thường nói, “Hãy học lấy một nghề mà bạn có thể dựa vào để sống cả đời.”

Nói cách khác, trong một xã hội không có sự ổn định công việc thì bạn cũng phải đảm bảo được công việc của chính mình. Những người theo khuynh hướng này thường là những chủ doanh nghiệp nhỏ hay các cửa hàng gia đình.

5. Tư vấn tài chính. Chúng ta biết họ sẽ nói gì. Họ thường khuyên bạn hãy bắt đầu sớm, đầu tư dài hạn, có kế hoạch và đa dạng hóa.

Dù lời khuyên mà họ đưa ra thực sự có hiệu quả đối với các nhà đầu tư trung bình nhưng điều khiến tôi lo lắng chính là những gì mà họ không nói ra. Đó là: Nếu bạn thuộc thế hệ bùng nổ dân số thì khi bạn hơn 45 tuổi, lời khuyên này sẽ chẳng có chút giá trị nào.

6. Người sùng tín. Họ sẽ khuyên bạn nên cúng tế thường xuyên và cầu nguyện hai lần một ngày. Họ tin rằng Thượng đế sẽ phù hộ và bảo vệ họ.

Tôi không phê phán sức mạnh của tín ngưỡng nhưng tôi tin rằng tín ngưỡng chỉ mang lại sức mạnh tinh thần. Tôi tin rằng Thượng đế cũng mong mọi người có thể tự lo cho cuộc sống của mình, tự cung cấp những thứ thiết yếu cho bản thân và gia đình mình.

7. Người môi giới. Họ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn một vài loại cổ phiếu và họ cũng sẽ vui vẻ bán cho bạn vài loại.

8. Đại lý bất động sản. Hầu hết các đại lý bất động sản đều cho rằng ngôi nhà là tài sản lớn nhất và đáng để đầu tư nhất, dù trong nhiều trường hợp, ngôi nhà chỉ là nhà vay nợ.

9. Người nghèo. Nhiều người trong nhóm này tin rằng chính phủ và những người giàu có nên chăm lo cho những người bất hạnh.

10. Những người làm việc chăm chỉ. Họ tin rằng người ta cần phải làm việc suốt đời và họ thường nói, “Tôi không hề có kế hoạch nghỉ hưu.”

11. Người yêu quý động vật. Do yêu quý động vật nên họ có thể sẽ khuyên bạn nên mua một con khỉ rồi huấn luyện nó, sau đó đa dạng hóa đầu tư và để nó chọn lấy một quỹ đầu tư.

12. Con bạc. Họ sẽ khuyên bạn đợi đến vận may rồi đến Las Vegas. Nhưng thậm chí nếu vận may chưa đến thì bạn cũng nên dừng lại mua vé số trên đường về nhà.

13. Kẻ đào mỏ. Hãy tìm một người đàn ông hay một phụ nữ giàu có và tìm mọi cách để kết hôn với họ.

14. Người lạc quan. Họ cho rằng chẳng phải lo lắng gì cả. Theo quan niệm của họ thì thị trường cổ phiếu sẽ luôn đi lên.

15. Người bi quan. Họ cho rằng phải xây dựng ngay một tầng hầm

để tích trữ lương thực, nước uống, súng và tiền bạc.

16. Người mơ mộng. Họ tin vào sức mạnh của những điều kỳ diệu và khả năng tiên đoán. Họ tin rằng họ có quả cầu thủy tinh hay phong linh để bảo vệ họ khỏi ma quỷ.

17. Nhà ngân hàng. Ngân hàng luôn khuyên bạn tiết kiệm, tích cóp. Đợi sau khi bạn tiết kiệm được một số tiền thì họ sẽ gọi cho bạn và giới thiệu các sản phẩm như cổ phiếu, bảo hiểm, tiền dưỡng lão hay các kế hoạch tài chính khác.

Ngày nay, thậm chí cả các kế toán hay luật sư đều đang hoạt động trong những lĩnh vực tài chính khác nhau. Thật khó nói rõ ai đó đang làm gì trong thế giới tài chính và tất cả họ đều luôn có những lời khuyên làm thế nào để xây dựng con thuyền tài chính cá nhân.

18. Người cha giàu. Hãy nắm quyền kiểm soát con thuyền tài chính của mình và mua hoặc xây dựng các tài sản mang lại dòng lưu kim. Các tài sản này bao gồm bất ộng sản, doanh nghiệp và những chứng từ có giá trị. Khi nào thu nhập từ các tài sản của bạn vượt qua chi phí ban đầu, hay nói cách khác, khi đồng tiền làm việc cho bạn, tức là bạn đã có sự tự do tài chính.

Trong 18 lời khuyên trên, có thể có một số lời khuyên hữu ích hơn những lời khuyên khác nhưng vấn ề đặt ra là lời khuyên nào tốt nhất cho bạn. Tôi thiết nghĩ chúng ta không cần phải đi sâu phân tích để tìm ra lời khuyên tốt nhất mà một điều quan trọng có thể khẳng định được là có rất nhiều cách để bạn xây dựng con thuyền tài chính cho mình. Như Warrert Buffett đã nói, “Thật may mắn là chúng ta có rất nhiều con đường để làm giàu!”

Mấu chốt quan trọng là tìm kiếm con đường thích hợp nhất cho bản thân mình. Chúng ta có những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cũng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cũng như tôi vậy, phương thức mà tôi xây dựng con thuyền tài chính của mình hoàn toàn khác với người cha giàu mặc dù cả ông và tôi đều dùng những tài sản giống nhau để xây dựng. Người cha giàu sử dụng doanh nghiệp và bất động sản để xây dựng con thuyền tài chính của ông, tôi cũng vậy. Điểm khác biệt là chúng tôi xây dựng các doanh nghiệp và đầu tư các danh mục bất động sản hoàn toàn khác nhau. Dó đó, điểm quan trọng nhất là cần phải tìm ra con đường thích hợp nhất cho chính mình ể xây dựng con thuyền tài chính mạnh nhất.

Nhiều năm trước, người cha giàu nói với tôi, “Nếu con muốn có được độ an toàn tài chính thực sự, thậm chí là hơn cả giàu có, thì con phải chơi trò chơi của riêng con. Đừng bao giờ chơi trò chơi của kẻ khác để sau đó trở thành người phụ thuộc.” Sau khi luật ERISA được thông qua, người cha giàu cho rằng hàng triệu người sẽ bị ép phải chơi trò chơi của Phố Wall. Ông nói, “Vấn đề khi chơi trò chơi của Phố Wall là Phố Wall hoàn toàn kiểm soát trò chơi này còn người chơi thì không. Hãy tìm ra trò chơi của riêng con, chơi thành thạo và sau đó kiểm soát cuộc sống của chính mình.”

XÂY DỰNG CON THUYỀN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Việc đầu tiên mà tôi khuyên mọi người nên làm là hãy quyết đinh xem bạn định xây dựng con thuyền của mình lớn đến đâu. Một điều hiển nhiên là con thuyền của người nghèo thì bao giờ cũng vừa nhỏ vừa bị rò rỉ. Nếu bạn dự định xây dựng con thuyền đó thì bạn sẽ chẳng phải làm gì nhiều cả, an sinh xã hội vẫn là một chương trình phổ biến của chính phủ trong lịch sử Mỹ. Nhưng cá nhân tôi thì không muốn phụ thuộc vào gia đình, chính phủ hay các tổ chức từ thiện để duy trì cuộc sống cua mình.

Con thuyền của giai cấp trung lưu là con thuyền rất tốt cho những người thuộc thế hệ Thế chiến thứ II. Trước năm 1950, tất cả những gì mà người ta phải làm là đến trường, học một nghề, làm việc chăm chỉ, mua một căn nhà, tích lũy tiền và nghỉ hưu. Kế hoạch này vẫn có thể hữu ích nếu bạn làm việc cho một công ty nhà nước hoặc một công ty có tổ chức công đoàn lớn mạnh. Nhưng từ khi kế hoạch hưu trí DB chuyển sang kế hoạch hưu trí DC thì con thuyền của giai cấp trung lưu này không đủ mạnh để vượt qua sóng gió của biển cả thương trường nữa. Nếu bạn chọn kế hoạch hưu trí DC để xây dựng con thuyền tài chính của mình thì điều bạn cần làm là tuân thủ theo lời khuyên truyền thống, tức là khi xây dựng kế hoạch, cần bắt đầu sớm, làm việc chăm chỉ và đầu tư a dạng hóa. Con thuyền của giai cấp trưng lưu hiện nay có thể vẫn ang vững vàng, nhưng chỉ một vài năm nữa thôi thì nó sẽ rất khó lèo lái.

Nếu bạn muốn có một con thuyền tài chính vững mạnh, giàu có thì hiển nhiên hạn sẽ phải đầu tư nhiều vào giáo dục tài chính cho bản thân. Đối với những người lựa chọn xây dựng con thuyền tài chính giàu có thì một trong những điều quan trọng họ cần hiểu rõ là trong quá trình xây dựng con thuyền giàu có đó, những tư tưởng và giá trị truyền thống của giai cấp trung lưu cần được thay đổi và mở rộng. Ví dụ, rất nhiều người thuộc giai cấp trung lưu cho rằng tích lũy tiền vào kế hoạch hưu trí DC và sở hữu một ngôi nhà là kế hoạch tài chính thông minh nhất. Có thể những điều này là những yếu tố quan trọng cho tài chnh cá nhân của một người nhưng nó lại không phải là nền tảng để xây dựng một con thuyền tài chính giàu có. Người giàu có luôn hiểu rằng mua hoặc xây dựng những tài sản có thể mang lại thu nhập thụ động mới là nền tảng thực sự mang đến sự giàu có.

TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI DÀNH DỤM LẠI LÀ NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC
Một trong những khuyến cáo của tôi với các bạn là cần cẩn thận với từ “dành dụm.” Thế chiến thứ II là giai đoạn sống chung với lạm phát nên những người sống trong thời gin này thường có xu hướng dành dụm. Sự thật là kể từ năm 1990 rất ít khi có lạm phát, và vì thế mà không có thuế. Bởi lý do ó nên việc dành dụm thậm chí còn hiệu quả hơn trong giai đoạn Thế chiến thứ II. Nhưng kể từ năm 1954 thì những người dành dụm lại là những người thua cuộc vì tiền tích lũy bị đánh thuế rất cao và lạm phát cũng cuốn phăng hầu hết lãi suất tiết kiệm. Vào đầu năm 2002, lãi suất tiết kiệm chỉ có 2%. Những người dành dụm rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đợt giảm lãi suất tiết kiệm này. Một vài năm trước, nếu một người có 1 triệu đôla và ngân hàng trả lãi suất tiết kiệm là 5% thì hàng năm người đó sẽ thu về 50.000 đôla trước thuế. Nhưng khi lãi suất chỉ còn 2% thì người đó chỉ thu về 20.000 đôla một năm. Điều đó có nghĩa là chỉ trong một vài năm, người dành dụm đã mất trắng 40% thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm. Khuyến khích mọi người gửi tiết kiệm trước đây từng là một lời khuyên rất tốt cho mọi người, và hiện tại vẫn là một lời khuyên không tồi cho người nghèo và tầng lớp trung lưu. Nhưng đối với những ai muốn trở nên giàu có thì hình thức gửi tiết kiệm quá cũ đó không phải là một ý kiến hay.

LÃI SUẤT 7,75% VÀ LÃI SUẤT 1,85%

Mặc dù lãi suất tiền gửi giờ chỉ còn xấp xỉ 2% và bị đánh thuế nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và mò mẫm thì bạn vẫn có thể tìm thấy những lãi suất cao hơn, thậm chí còn miễn thuế. Ví dụ, ngày 22-2-2002, nhờ một người môi giới cổ phiếu mà tôi và Kim biết được một nguồn trái phiếu chính phủ miễn thuế và lãi suất lên đến 7,75%. Do được miễn thuế nên lãi suất thực sự sẽ là 12% so với nhiều người ang cất tiền trong ngân hàng với lãi suất trước thuế là 2%, sau thuế là 1,85%.

Lẽ dĩ nhiên để có được lãi suất 7,75% miễn thuế thì cũng phải mạo hiểm hơn một chút, nhưng chỉ hơn một chút xíu thôi. Như tôi đã nói ở trên, một người có được nền tảng giáo dục tài chính vững vàng thì có thể sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với ít vốn và ít rủi ro hơn. Và việc tìm được lãi suất miễn thuế 7,75% tôi vừa nêu chỉ là một ví dụ. Với một người không được giáo dục nhiều về tài chính thì kế hoạch gửi tiết kiệm với lãi suất 1,85% sẽ hữu ích hơn. Có thể kết luận rằng nếu bạn đầu tư vào việc giáo dục tài chính cho chính mình trước khi đầu tư các khoản khác thì bạn sẽ thu lại nhiều lợi nhuận hơn, thậm chí chỉ đon giản với việc gửi tiết kiệm cũng vậy.

Nếu bạn cảm thấy mình đã tiếp thu một nền tảng giáo dục tài chính khá tốt và bạn có hứng thú với một vài danh mục đầu tư, hãy gọi điện cho người môi giới cổ phiếu của bạn và dò hỏi về các cơ cấu nhà ở mới có thu nhập thấp của các công ty phát triển nhà đất hay tận dụng các loại công trái miễn thuế của chính phủ để có lãi suất cao hơn. Một cách khác đơn giản hơn là Quỹ ủy thác Đầu tư Tín chấp Bất động sản (REITS). Về cơ bản, đó là một loại quỹ bất động sản có thể cung cấp thu nhập lãi suất miễn thuế và thu nhập vốn tiềm ẩn. Tuy nhiên, nó cũng có những rủi ro của đầu tư.

Tôi cũng có một khuyến cáo thực sự cần nói với các bạn. Nếu bạn không thích đầu tư bất động sản, không hiểu rõ về nhà đất thu nhập thấp, không hiểu thị trường cổ phiếu hoạt động như thế nào, hoặc bạn bị hạn chế vốn đầu tư thì tôi khuyên bạn không nên đầu tư vào các danh mục này. Tôi và Kim đầu tư vào các danh mục này là vì chúng tôi hiểu rõ và đã có kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực này. Nói cách khác, danh mục này chỉ tốt hơn một tài khoản tiết kiệm nếu bạn có giáo dục tài chính tốt. Như Warren Buffett đã nói, “Đầu tư cần có lý trí, nếu bạn không hiểu thì đừng làm.”

Tôi bàn tới lãi suất 7,75% và tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng 1,85% ở đây không phải để khoe khoang, đánh bóng mình mà tôi chỉ muốn làm rõ một quan điểm.

Không được giáo dục tài chính tốt sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền hơn, rủi ro cao hơn khi cố gắng làm giàu. Chỉ số IQ tài chính cao sẽ giúp bạn cần ít tiền hơn để trở nên giàu có hơn. Chỉ số IQ tài chính càng thấp, tiền vốn cần càng nhiều.

Dolf de Roos,một người bạn của tôi, tác giả cuốn Triệu phú Bất động sản, bình luận, “Nếu bạn nghĩ giáo dục là quá đắt, nghĩa là bạn đang hướng tới sự thiếu hiểu biết.”

Nói cách khác, đừng đầu tư khi bạn chưa hiểu rõ về lĩnh vực đó, kể cả là với lãi suất 7,75% miễn thuế. Người cha giàu đã nói, “Trước khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, hãy đầu tư thời gian để hiểu nó đã.” Kim đã đầu tư cá nhân trong lĩnh vực bất động sản gần 15 năm, còn tôi cũng có vài năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Đó chính là khởi nguồn của sự khôn ngoan, trí tuệ tài chính của chúng tôi. Kinh nghiệm và sự khôn ngoan đến từ những khoản đầu tư trong thế giới thực. Trí tuệ tài chính không đến từ việc đưa tiền cho các nhà quản lý quỹ rồi ngồi cầu nguyện hy vọng ông ta là một nhà đầu tư giỏi. Bạn không thể cải thiện sự khôn ngoan tài chính của mình bằng cách đó. Như tôi đã nói, rất nhiều người đã đầu tư nhưng không thể trở thành nhà đầu tư thực thụ. Đầu tư vào giáo dục tài chính cho bản thân có thể sẽ không mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng sau này chắc chắn nó sẽ hữu ích. Vì vậy tôi cần nhấn mạnh lại rằng, tôi không khuyên các bạn gọi điện cho người môi giới cổ phiếu, đầu tư vào các quỹ ủy thác bất động sản tín chấp, bởi vì cũng như các danh mục đầu tư khác, có những quỹ tín chấp bất động sản tốt và có những quỹ tín chấp bất động sản tồi. Điều tôi muốn khuyên các bạn là hãy đầu tư vào giáo dục tài chính cho bản thân, đặc biệt là nếu bạn muốn xây dựng một con thuyền tài chính giàu mạnh. Trên thực tế, tôi luôn cho rằng giáo dục tài chính là nền tảng để xây dựng một con thuyền tài chính giàu có và giữ cho nó cân bằng trước mọi sóng gió.

TẠI SAO GIAI CẤP TRUNG LƯU LUÔN CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ AN TOÀN NHƯNG LẠI THƯỜNG GẶP RỦI RO?

Người cha giàu từng bảo tôi, “Lý do khiến giai cấp trung lưu gặp nhiều rủi ro với kế hoạch hưu trí DC là vì họ đầu tư quá nhiều tiền vào đó nhưng lại đầu tư quá ít thời gian để học về đầu tư. Nếu con muốn trở nên giàu có, hãy bắt đầu học về đầu tư trước khi tiến hành đầu tư.”

Hiển nhiên lãi suất 7,75% không phải là một lãi suất cao nhưng tôi đề cập tới ở đây chỉ như một ví dụ về sự khác biệt giữa một nhà đầu tư được giáo dục tài chính với một nhà đầu tư trung bình. Tôi muốn lấy ví dụ này để chỉ ra cái giá phải trả cho sự thiếu giáo dục tài chính. Trên thực tế, với tư cách một nhà đầu tư chuyên nghiệp, tôi hầu như chỉ hứng thú với các danh mục đầu tư có lãi suất trên 40% và đó là lý do tại sao tôi không bao giờ đem tiền đi gửi tiết kiệm.

Trong nhiều khoản đầu tư, tôi và Kim có thể thu được những lãi suất rất cao, có nghĩa là chúng tôi không cần dùng tiền của mình nhưng vẫn có thể thu được rất nhiều tiền. Lãi suất gần đây nhất từ các khoản đầu tư bất động sản của chúng tôi lên đến 45% mà hầu hết được miễn thuế và đều là tiền mặt. Lãi suất 45% này thực tế bao gồm hai phần: Chúng tôi có lãi 15% tiền mặt, nghĩa là thu nhập ròng từ việc cho thuê nhà đã vượt qua số tiền đầu tư ban đầu hàng năm là 15%. Với chiết khấu tiền nhà, chúng tôi được lợi thêm 30% về tiền mặt (tiền giữ lại không phải trả thuế cho chính phủ). Với chúng tôi, lãi suất 45% chỉ là lãi suất trung bình lừ các khoản đầu tư. Thế nhưng khi chúng tôi nói với bạn bè về lãi suất này thì họ đều cho rằng tôi đang khoa trương và nói dối. Điều này cũng nói lên điểm khác biệt về giáo dục tài chính của mỗi người.

Vì thế, lãi suất 7,75% cũng là một lãi suất tốt rồi nhưng nó vẫn chưa hấp dẫn được nhiều người. Chúng tôi sử dụng khoản lãi suất này để lấy tiền dư ra từ khoảng sáu tháng hoặc hơn để chuẩn bị cho các danh mục đầu tư tiếp theo. Khi cần tiền, chúng tôi chỉ cần thanh khoản các khoản đầu tư, thường là tiền lời từ vốn, rồi đầu tư tiền mặt. Đôi khi chúng tôi cũng sử dụng các cổ phiếu loại C để kiếm tiền, lãi suất hàng năm của cổ phiếu loại C hiện giờ là 3,5% trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm chỉ là 1,85%. Ưu thế của cổ phiếu loại C là nó cũng giống như quỹ đầu tư bất động sản tín chấp, độ an toàn khá cao, và đương nhiên, độ an toàn cao thì mang lại lợi tức thấp. Do tôi và Kim không cần nhiều vốn nên thỉnh thoảng chúng tôi cũng chơi cổ phiếu hoặc đầu tư bất động sản tín chấp. Chúng tôi khá hứng thú với quỹ đầu tư bất động sản tín chấp vì lãi suất của nó cũng cao. Cho đến giờ, chúng tôi kiếm tiền nhờ các khoản miễn thuế và tiền lời từ việc bán các bất động sản tín chấp. Như tôi đã nói giáo dục tài chính luôn luôn mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nhà đầu tư.

Gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng là lựa chọn khá thông minh đối với nhiều người, nhưng với tôi việc đó vừa tốn tiền lại vừa tốn thời gian. Lý do tôi bắt đầu thảo luận về chủ đề tiết kiệm là vì có rất nhiều người thuộc giai cấp trung lưu cho rằng gửi tiết kiệm là một lựa chọn tài chính thông minh và đó là phương thức dành cho họ. Nhưng đối với người giàu thì đó lại là phương thức thụt lùi trong tài chính. Do vậy trước khi đi vào xây dựng con thuyền tài chính giàu có tôi muốn làm rõ một số điểm quan trọng như sau:

Điểm 1: Nếu bạn có kế hoạch xây dựng một con thuyền tài chính của người giàu thì gửi tiết kiệm sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Tại sao ư? Câu trả lời là vì lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm bị đánh thuế như một loại thuế thu nhập gốc, thuế sẽ rất cao. Ví dụ nếu bạn gửi tiết kiệm 1 triệu đôla, thu về 20.000$ từ lãi suất trước thuế 2% và nếu thu nhập cá nhân của bạn là 65.000$ một năm, hoặc thu nhập của hai vợ chồng là 110.000$ thì 20.000$ đó sẽ phải chịu thuế gần 30%. Bỏ qua yếu tố lạm phát, bạn sẽ thu về 14.000$ từ 1 triệu đôla, tức là lãi suất thực tế chỉ còn 1,4%. Nếu bạn có thu nhập cao hơn nữa thì sẽ phải chịu lãi suất là 40% cho khoản 20.000$ kia, có nghĩa là thu nhập lãi suất từ 1 triệu đôla sẽ chỉ còn 1,2%. Giả sử lạm phát cao hơn 1,2% thì người gửi tiết kiệm sẽ trở thành người thua cuộc. Điểm mấu chốt là nếu bạn nghèo thì phần tiền lời gửi tiết kiệm sẽ chịu thuế thấp, nhưng nếu bạn giàu, tức là thu nhập cao, thì phần tiền lời sẽ phải chịu thuế cao theo thuế thu nhập của bạn. Vì vậy nếu bạn giàu có, càng gửi nhiều tiền tiết kiệm thì bạn sẽ càng lỗ nhiều.

Điểm 2: Nếu bạn có kế hoạch xây dựng con thuyền tài chính của người giàu và bạn có một kế hoạch hưu trí DC truyền thống, giả sử như một kế hoạch (401)k, thì khi bạn rút tiền khỏi kế hoạch hưu trí, bạn cũng phải nộp thuế rất cao. Tôi xin nhắc lại, thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập trên 65.000$ một năm là 30%. Vì vậy cứ mỗi khi bạn rút 1 ngàn đôla từ quỹ tiền hưu thì bạn sẽ chỉ nhận dược 700$ do phải chịu thuế. Nếu bạn muốn giàu có sau khi nghỉ hưu thì kế hoạch hưu trí truyền thống sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Một trong những lý do tôi và Kim thường dùng bất động sản dể kiếm tiền là vì chúng tôi có thể giảm thuế thu nhập bất động sản xuông bằng 0. Đó chính là lý do vì sao Dofl de Roos, nhà tư vấn bất dộng sản của tôi, nói rõ rằng người giàu có thể hoặc kiếm tiền từ bất động sản hoặc giữ tiền bằng bất động sản. Nói cách khác, nếu bạn xây dựng một con thuyền giàu mạnh thì thu nhập từ bất động sản có ý nghĩa hơn nhiều so với kế hoạch hưu trí DC.

Điểm 3: Hầu hết những người mong có thu nhập cao đều không để ý tới việc họ sẽ mất nhiều lợi nhuận từ những khoản khấu trừ khi thu nhập tăng, bao gồm cả lãi suất thế chấp nhà. Một ngôi nhà to – mơ ước của những người thuộc giai cấp trung lưu – không thể được xem là một khoản khấu trừ đối với người giàu. Ở Mỹ, nếu thu nhập của bạn thấp hơn 137.300$ vào năm 2002 thì luật pháp cho phép bạn được khấu trừ một khoản lãi suất thế chấp vào thuế. Nhưng nếu bạn giàu thì bạn sẽ mất khoản khấu trừ đó. Trên thực tế, thu nhập của bạn càng cao thì mức khấu trừ càng giảm, giảm đến mức không thể khấu trừ được nữa.

Thu nhập cao – Mất quyền khấu trừ

Diane Kennedy, CPA,

Chuyên viên tư vấn của Rích Dad,

Tác giả cuốn “Loopholes of the Rích”

Nếu thu nhập của bạn vượt quá 137.300$ trong năm 2002 thì bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được hóa đơn thuế. Bạn nhận ra bạn đã mất quyền khấu trừ thuế. Và dĩ nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải trả thuế cao hơn.

Cùng với một thu nhập tăng cao là việc mất dần các danh mục khấu trừ thuế bao gồm nhiều khoản mục như lãi suất thế chấp, thuế quốc gia, thuế đất. Trong năm 2002, tiêu chuẩn của việc miễn giảm là 137.300$ cho một cặp vợ chồng (đã đăng ký kết hôn). Mỗi đôla thu nhập vượt quá mức này sẽ khiến bạn mất 3% quyền khấu trừ (không bao gồm chi phí chữa bệnh, lãi suất đầu tư, thương vong, trộm cắp hoặc tổn thất do cờ bạc).

Điều này khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên và lo lắng. Nghe lời khuyên của ngân hàng hay kế toán, họ đi mua một ngôi nhà to với hy vọng được khấu trừ thuế. Nhưng thực tế là họ vẫn không được giảm lãi suất thế chấp nhà.

Và đáng buồn hơn nữa, nhiều người chịu thuế thu nhập cao thường đóng góp từ thiện sẽ thấy họ bị mất luôn phần khấu trừ khi đóng góp từ thiện. Chính phủ hiện đang cắt giảm rất nhiều chi phí từ thiện. Điều này khiến các quỹ từ thiện càng phải dựa nhiều hơn vào các nhà hảo tâm. Nhưng các tổ chức từ thiện lại mất người quyên góp vì người nộp thuế thu nhập cao giờ cũng không được lợi từ khoản khấu trừ thuế khi đóng góp từ thiện. Loại khấu trừ này cũng đang dần biến mất.

Các khoản khấu trừ tương tự như khấu trừ thuế trong chi phí khám chữa bệnh, bị giảm dần tùy theo thu nhập của bạn. Ví dụ, chi phí khám chữa bệnh chỉ được khấu trừ khi tổng chi phí vượt quá 7,5% tổng thu nhập của bạn. Khi thu nhập tăng, tổng chí phí vượt quá 7,5% để được khấu trừ cũng tăng, như vậy là bạn đã mất đi một phần khấu trừ trong chi phí khám chữa bệnh.

Nhưng đừng vội, đó chưa phải là tất cả. Cùng với thu nhập tăng cao thì bạn cũng mất đi các khoản khấu trừ thuế khác. Trong năm 2002, nếu thu nhập của bạn vượt quá 206.000$, bạn sẽ mất các quyền khấu trừ miễn thuế cho bản thân, cho vợ hoặc chồng bạn và những người phụ thuộc.

Người giàu cũng bị mất quyền miễn thuế, miễn thế chấp từ bất động sản và từ các đầu tư khác (mất khoảng 15.000$ trên tổng thu nhập), và không được tham giá các chương trình chiến lược như Roth IRA cho phép bạn được miễn thuế tiền hưu.

Đôi khi, bạn phải trả một cái giá cao hơn khi bạn trở nên giàu có.

ĐIỂM THEN CHỐT

Nếu muốn xây dựng con thuyền giàu có để nghỉ hưu, có thể bạn sẽ phải bỏ qua nhiều giá trị truyền thống của giai cấp trung lưu, những danh mục đầu tư mà giai cấp trung lưu luôn cho là quan trọng với mình. Nói cách khác, có những danh mục đầu tư mà giai cấp trung lưu cho là quan trọng và thích hợp với mình như kế hoạch DC, miễn giảm thuế nhà ở… Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có và có kế hoạch xây dựng một con thuyền tài chính giàu mạnh thì bạn phải bỏ đi những quan điểm về giá trị như vậy.

Vì thế, bước đầu tiên là quyết đinh xem mình muốn xây dựng con thuyền như thế nào. Nếu bạn muốn có một con thuyền của người nghèo hoặc của giai cấp trung lưu thì bạn nên dừng lại ở đây, phần tiếp theo của cuốn sách không dành cho bạn. Có nhiều cuốn sách khác chỉ cho bạn cách để xây dựng con thuyền với những kích cỡ đó.

Chương này bắt đầu với 18 lời khuyên khác nhau về cách thức xây dựng con thuyền tài chính cho chính mình. Giờ đây, ai cũng có một lời khuyên xây dựng con thuyền tài chính khi biết có một cơn bão sắp đến. Do đó, sau khi bạn quyết định xây dựng một con thuyền tài chính, hãy quyết định xem bạn muốn một con thuyền của người nghèo, của người trung lưu hay của người giàu để vượt qua cơn bão. Như người cha giàu đã nói, “Nếu con biết cơn bão sắp tới, thuyền to hay nhỏ không có gì khác biệt. Bước đầu tiên là phải xác định rõ mình cần xây dựng một con thuyền. Sau đó con hãy quyết định loại thuyền và bắt tay vào xây dựng nó theo một cách nhanh, nhất có thể và đừng bao giờ ngừng lại.”

Xây dựng con thuyền tài chính của bạn

1. Bạn có muốn xây dựng một con thuyền tài chính cho bản thân và gia đình mình không?

Có______ Không_______

2. Bạn còn bao nhiêu thời gian để xây dựng con thuyền cho mình?

Số năm còn lại trước khi bạn 65 tuổi_____ Số năm còn lại trước năm 2016______

3. Bạn có tin rằng bạn cần thay đổi thói quen đầu tư để xây dựng con thuyền của mình không?

Có_____ Không______

4. Thu nhập của bạn thuộc nhóm nào trong Kim tứ đồ?

5. Hãy xem lại các phương tiện đầu tư của người nghèo, người trung lưu và người giàu trong Chương 7. Bạn muốn bắt đầu với loại đầu tư nào?

6. Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian để học tập trước khi đầu tư một món tiền lớn không?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.