Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 16



“Trong Thời đại Công nghiệp, cái gì lớn là cái đó tốt hơn. Trong Thời đại Thông tín, cái gì vô hình mới là tốt nhất.”

– ROBERT KIYOSAKI

Những năm 1970, mỗi lần lái xe qua một siêu thị gần Waikiki, cha ruột tôi thường nói, “Thời cha học trung học, miếng đất đó chỉ trị giá 5$ một mẫu”, hoặc, “Cha có kể cho con nghe là người ta từng chào bán cho cha miếng đất đó với giá 5$ một mẫu chưa?”

Bọn trẻ trả lời, “Dạ, cha kể nhiều lần rồi.”

Thời cha tôi học trung học là những năm 1940. Vào thời điểm đó, miếng đất mà ông nói chỉ là một đầm lầy. Yào những năm 1960, miếng đất đó trở thành, một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. Ước tính khoảng 500$ đầu tư vào những năm 1940 ngày nay có thể trị giá ít nhất 500 triệu đôla. Người mua miếng đất vào thời điểm đó cũng cùng tuổi cha tôi. Sự khác biệt giữa vận may cá nhân của họ chính là khác biệt về tầm nhìn.

Như Warren Buffett từng nói, nếu lịch sử khiến bạn giàu lên thì những người thủ thư sẽ trở thành triệu phú.

Người cha giàu nói, “Nhiều người suốt đời lái xe chỉ bằng cách nhìn vào kính chiếu hậu.” Ông cũng nói thêm, “Đó chính là những người thường hay nói rằng: giá như tôi đã, giá như tôi nên, giá như tôi có thể…”

Gần đây, tôi có xem một ngôi nhà nhỏ đăng bán với giá 160.000$. Một người hàng xóm nói, “Tôi sống ở đây hơn 20 năm rồi, lúc đó ngôi nhà này chỉ có 11.000$ mà thôi.”

Tôi nói, “Đáng lẽ anh nên mua nó vào lúc đó.”

“À không,” người hàng xóm nói. “Lúc đó 11.000$ là rất nhiều, ngôi nhà này lức đó không đáng giá như vậy.”

Tôi trả lời, “Vậy có thể anh nên mua nó bây giờ.”

“À không/’ người hàng xóm nói. “So với bây giờ 160.000$ cũng là quá nhiều. Ngôi nhà này không đáng mức giá đó.”

TƯ DUY CẤP THẤP

Trong phần Kiểm soát #2, chương nói về kiểm soát tình cảm, tôi đã trích lời người cha giàu khi ông nói, “Nói đến chuyện tiền bạc, rất nhiều người mắc bệnh nghi ngờ tài chính.” Nghi ngờ tài chính là một suy nghĩ xuất phát từ tư duy cấp thấp. Nếu một người chỉ suy nghĩ từ tư duy cấp thấp, tầm nhìn tương lai của họ thường rất mở nhạt. Đó chính là những người lái xe chỉ nhìn vào kính chiếu hậu.

Thường chính nỗi sợ bị thua lỗ khiến họ không dám hành động khi những cơ hội ngàn năm có một xuất hiện ngay trước mắt họ. Sau này khi họ về già, bạn thường nghe họ nói “giá như tôi đã, giá như tôi nên, giá như tôi có thể…” Như người cha giàu vẫn nói, “Nếu muốn giàu có, bạn phải biết nhìn xa.”

MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG

Khi tôi cảnh báo mọi người về sự sụp đổ thị trường chứng khoán sắp tới, tôi không hề bi quan về tương lai. Tôi rất lạc quan về tương lai. Việc cảnh báo mọi người về sự sụp đổ thị trường chứng khoán sắp tới cũng giống như cảnh báo một người bạn là phía trước có một đoạn dốc bị sụp. Nếu người đó đi một con đường khác, họ vẫn có thể đến noi an toàn, chắc chắn và đúng giờ.

Là thuyền trưởng cho con thuyền của mình, bạn cần một kỹ năng thiết yếu, đó là phát triển tầm nhìn, theo định nghĩa của người cha giàu là nhìn bằng cái đầu chứ không nhìn bằng đôi mắt. Để phát triển tầm nhìn này, điều quan trọng là bạn phải huấn luyện tư duy cấp trung bình của mình, sau đó đi ra thế giới thực và cho phép tư duy cấp cao của bạn phát triển sự khôn ngoan tự nhiên của nó, thường gọi là trực giác và bản năng.

TƯƠNG LAI SẼ KHÁC

Bình luận của Warren Buffett – về việc nếu lịch sử khiến bạn giàu lên thì những người thủ thư sẽ trở thành triệu phú – rất có ý nghĩa bởi vì tương lai sẽ khác với hiện tại. Mọi thứ thay đổi nhanh đến mức bạn sẽ không kịp nhìn thấy chúng qua kính chiếu hậu. Cho dù bạn đã già, tất cả những gì cần làm là hãy dừng lại và nghĩ về những thay đổi trong những năm qua. Khi nghĩ lại cuộc đời mình, tôi nhớ khi một cây gậy đánh gôn dược gọi là gậy gỗ thật sự vì nó được làm bằng gỗ. Ngày nay, những cây gậy đánh gôn mới vẫn tên là gậy gỗ nhưng được làm bằng những vật liệu tổng hợp mà tôi không hề biết đến. Nói cách khác, trò chơi vẫn không thay đổi, nhưng công cụ chơi trò chơi đó thì có những thay đổi đầy kịch tính. Và đó là sự thật trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Nếu đi ngược thời gian, bạn sẽ thấy hàng trăm năm trước, ngay cả vua chúa hay những người giàu nhất thế giới cũng không được đi máy bay, đơn giản vì thời đó không có máy bay. Ngày nay, hầu hết mọi người đều có thể lên máy bay, thậm chí máy bay giá rẻ. Một trăm năm trước, chỉ những người giàu mới có xe hơi. Ngày nay, xe hơi nhan nhản khắp nơi. Một trăm năm trước, bạn phải biết mã Morse thì mới liên lạc dược bằng điện báo. Ngày nay, mọi người mang điện thoại di động đi khắp nơi trên thế giới. Năm 1990, thế giới còn không biết World Wide Web là gì. Ngày nay, Internet đang thay đổi tương lai thế giới nhanh hơn bất cứ một phát minh nào khác trong lịch sử.

BẠN NHÌN TƯƠNG LAI NHƯ THỂ NÀO?

Tháng 8-1981, tôi đến một khu du lịch trượt tuyết trên các ngọn núi giữa California và Nevada để tham dự một hội thảo chủ đề “Tương lai của Kinh doanh” với Tiến sĩ R. Buckminster Fuller. Vào lúc đó, Tiến sĩ Fuller được xem là một trong những nhà tương lai học hàng đầu thế giới. Mặc dù có nghe nói về danh tiếng của ông nhưng tôi vẫn hoài nghi về việc người ta có thể dạy mình nhìn thấy tương lai mà không cần quả cầu thủy tinh. Như thế, tôi đến hội thảo với đầy những nghi ngờ.

Song tuần lễ làm việc với Tiến sĩ Fuller là một bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Đó không phải là một bước ngoặt dễ dàng, nhưng tôi tin rằng đó là một bước ngoặt hướng đến những gì tốt đẹp hơn. Có rất nhiều điều để học khi muốn nhìn trước tương lai, nhiều hơn rất nhiều so với phạm vi chương sách này. Nhưng vì chương này nói về tầm nhìn nên tôi sẽ nói về phương pháp mà Tiến sĩ Puller sử dụng để tiên đoán tương lai. Quy trình tôi sẽ mô tả dưới đây là một nguyên tắc được Tiến sĩ Fuller gọi là sự phù du hóa. Ở đây, tôi sẽ không nói quá nhiều về chi tiết, tôi sẽ sử dụng câu chuyên Titanỉc như một ví dụ đơn giản của sự phù du hóa.

Ban đầu, hàng thế kỷ trước khi chiếc Titanic được đóng, con người biết đến khả năng đi trên nước bằng cách bám vào một khúc gỗ và trôi theo dòng nước. Không lâu sau đó, người ta đục giữa khúc gỗ và tạo thành một chiếc thuyền độc mộc. Kế tới là những con thuyền nhẹ hơn bằng khung sườn và những tấm ván. Những con tàu gỗ lớn dần cho đến trận chiến của Monitor và Merrimac, những chiến hạm sắt đầu tiên. Khỉ cấu trúc thép được phát minh, các con tàu trở thành những người khổng lồ trên biển, chuyên chở hành khách, hẫng hóa và vũ khí trên khắp thế giới. Các doanh nhân bắt đầu đầu tư vào những chiếc tàu ngày càng lớn cho đến khi thảm họa Titanic xảy ra. Không lâu sau khi chiếc Titanic chìm xuống biển, thời hoàng kim của những con tàu kết thúc. Đó là một ví dụ đã được đơn giản hóa về sự phù du hóa, một trong những nguyên tắc được Fuller sử dụng để tiên đoán tương lai.

Nói đơn giản, sự phù du hóa là quá trình của một cái gì đó bắt đầu nhỏ, từ từ lớn hơn, trở nên quá lớn, sau đó nhỏ lại, và đột nhiên biến mất hay trở nên vô hình, như trong trường hợp của công nghệ thông tin không dây. Đôi khi, kết thúc của sự phát triển được đánh dấu bằng một tai họa như trường hợp chiếc Titanic hay chiếc khí cầu khổng lồ Hinderburg. Theo Fuller, đơn giản là công nghệ phát triển quá lớn. Trong trường hợp Titanic và những chiếc tàu lớn tương tự, chúng quá lớn nên người ta không điều khiển nổi, những người điều khiển con tàu tin rằng nó không thể chìm được, và một công nghệ mới đang hình thành… và công nghệ đó chính là máy bay, chiếc máy bay cũng bắt đầu từ thời điểm sơ sinh, bé nhỏ, và từ từ lớn dần lên.

NGHĨ VỀ NÓ NHƯ MỘT KHÁCH SẠN

Tôi đến New York không lâu sau khi thảm họa Trung tâm Thương mại Thế giới xảy ra. Đi dọc Đại lộ số 5, tôi dừng lại mua một tạp chí tin tức với hình bìa chụp hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới đang bốc cháy. Có hai điều khiến tôi chú ý từ tạp chí đó. Một là dáng dứng của hai tòa tháp, nhất là khi nhìn chúng từ bên kia sông phía New Jersey. Dù tôi từng đến New York nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng to lớn đến thế so với các tòa nhà khác.

Điều thứ hai khiến tôi chú ý trong tờ tạp chí này là một quảng cáo đầy hai trang về một chiếc máy bay mới. Dòng quảng cáo chiếc máy bay này viết, “Đừng nghĩ nó là một chiếc máy bay. Hãy nghĩ về nó như một khách sạn.” Quảng cáo hai trang này in hình chụp bên trong chiếc máy bay với những nội thất như một khách sạn thay vì các ghế ngồi, một trung tâm mua sắm, một quầy rượu và một nhà hàng nhỏ. Theo một cách nào đó, nó giống như một cảnh trong bộ phim Titanic.

Đứng ở góc đường New York, tôi lan man nhớ về năm 1981, khi tôi ở khu trượt tuyết vào một ngày hè nắng ấm và nghe Tiến sĩ Fuller nói về tính, hình tượng của Titanic. Vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới có phải là tín hiệu cho sự kết thúc thời hoàng kim của máy bay không? Những tòa nhà khổng lồ cao chọc trời, những biểu tượng của Thời đại Công nghiệp, có thình lình trở thành những con khủng long? Những doanh nghiệp lớn có đột nhiên trở thành quá lớn? Vụ tấn công Lầu năm góc có đại diện cho điểm kết thúc cương vị lãnh đạo về lãnh tế và quân sự của Mỹ? Và nếu vụ tấn công này biểu tượng cho tất cả những điều đó, thì câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp? Liệu ai đó ngày nay có thể thấy được tương lai không?

Trong hội nghị năm 1981, Tiến sĩ Fuller nói rằng sau năm 1957, thời điểm Nga phóng đi vệ tinh đầu tiên, tất cả những đột phá công nghệ mới đều trở nên vô hình, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ông giải thích rằng từ sau thảm họa Titanic, chúng ta vẫn nhìn bằng mắt thường những công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ, trong trường hợp này là chiếc máy bay. Sau năm 1957, công nghệ mới thay thế cho chiếc máy bay sẽ trở nên vô hình. Đó là lý do tại sao, khi đứng ở góc đường New York, nhìn vào tương lai, tôi chợt nhớ rằng mình phải nhìn những thay đổi này bằng trí óc, chứ không phải bằng mắt.

Từ lâu trước ngày 11-9-2001, Buffett đã khuyên các nhà đầu tư nên tham gia AA, viết tắt của Airlines Anonymous. Buffett nói rằng từ sau thời của anh em nhà Wright, hàng không chưa bao giờ là một ngành công nghiệp quá sinh lợi. Sau ngày 11-9, công nghiệp hàng không và tất cả những ngành hỗ trợ cho công nghiệp này, như ngành khách sạn và cho thuê xe hơi, có thể đi theo chiều hướng xuống. Dù vẫn sẽ có máy bay, khách sạn, xe hơi thuê nhiều năm nữa, nhưng một công nghệ mới sắp sửa thay đổi tất cả chúng ta. Dù Buffett không đầu tư vào những hãng hàng không lớn nhưng ông có đầu tư vào một công ty kinh doanh những chiếc máy bay tư nhân nhỏ, vẫn là trước ngày 11-9. Tôi thật sự nghi ngờ không biết Buffett có bao giờ gặp Puller chưa, nhưng cả hai người đều tuân theo những nguyên tắc tương tự nhau. Fuller nói thêm rằng nếu công nghệ không biến mất hay trở nên vô hình thì nó sẽ nhỏ lại, như trong trường hợp những chiếc máy bay doanh nghiệp nhỏ.

Fuller không dùng ví dụ máy bay nhỏ mà sử dụng ví dụ về máy tính. Không lâu trước đây, máy tính là những con quái vật đúng nghĩa, chiếm cả căn phòng lớn, cần nhiều người điều khiển, cần một lượng điện lớn và khả năng tính toán giới hạn. Ngày nay, máy tính ngày càng nhỏ, rẻ tiền hơn, và có khả năng làm việc cao hơn nhiều so với những chiếc máy tính khổng lồ đời cũ. Đó là một ví dụ khác của sự phù du hóa, khả năng làm được ngày càng nhiều với những tài nguyên ngày càng ít.

Một lần nữa, những ví dụ trên đã được đơn giản hóa rất nhiều. Tiến sĩ Fuller giải thích rất chi tiết và sâu sắc về nguyên tắc quan trọng này, một trong những nguyên tắc mà ông dùng để tiên đoán tương lai. Điểm cốt lõi chính là mọi sự bắt đầu nhỏ, lớn dần và nhanh chóng trở nên rất lớn, có thể là quá lớn. Một điểm khác là sau năm 1957, những công nghệ mới sẽ là vô hình. Ngày nay, không chi ngành máy bay doanh nghiệp nhỏ phát triển nở rộ mà việc tổ chức hội nghị qua video cũng bắt đầu được chấp nhận rộng rãi. Hội nghị qua video là một ngành công nghiệp đang phát triển và đang dần lấn chiếm việc kinh doanh của các ngành hàng không lớn. Hội nghị qua video cũng là một trong những công nghệ vô hình của Thời đại Thông tin đang thay thế dần nhu cầu những chiếc máy bay khổng lồ.

QUỸ HỖ TƯƠNG ĐANG TRỞ NÊN QUÁ LỚN

Từ cuối những năm 1980, quỹ hỗ tương bắt đầu cất cánh. Có nhiều công ty quản lý quỹ hỗ tương hơn cả các công ty cổ phần. Một số công ty quỹ hỗ tương thậm chí còn lớn hơn nhiều công ty mà họ đầu tư vào. Câu hỏi đăt ra là: Có phải một số công ty quỹ hỗ tương đang trở nên quá lớn? Tôi sẽ để câu hỏi đó cho bạn tự trả lời. Thực tế là ngày càng nhiều người dang trở thành những nhà đầu tư chứng khoán độc lập vì một số ít nhà đầu tư có thể khéo léo hơn một quỹ hỗ tương lớn. Ngoài ra, có sự bùng nổ số người đầu tư vào quỹ phòng chống rủi ro hơn là quỹ hỗ tương. Một lần nữa, lý do của điều đó cũng là lý do tại sao Warren Buffett đầu tư vào một công ty máy bay nhỏ hơn là một hãng hàng không lớn. Lý do đó là, khi một thứ trở nên quá lớn, nó khó xoay xở hơn và thường nghĩ rằng nó không thể chìm được.

CẢI THIỆN TẦM NHÌN TƯƠNG LAI CỦA BẠN NHƯ THỂ NÀO

Một cách để bạn nhìn vào tương lai là đề phòng khi mọi chuyện trở nên quá lớn. Sau đó tìm kiếm một cái gì đó nhỏ hơn hay vô hình để thay thế nó. Ví dụ, không lâu sau vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới, Chevron và Texaco, hai công ty khổng lồ, tuyên bố họ dang kết hợp để trở thành một công ty dầu khổng lồ. Cũng trong ngành công nghiệp này, một công ty nhỏ hơn tuyên bố một đột phá trong công nghệ tế bào dầu, một công nghệ mới có tiềm năng lấn chiếm việc kinh doanh của những công ty dầu lớn.

Bill Gates và Steven Jobs trở nên giàu có khi còn rất trẻ vì họ nhìn thấy những gì mà các công ty lớn không nhìn thấy được. Bill Gates lấy được hợp đồng phần mềm của máy tính IBM vì IBM không thấy được sự mở rộng của những máy tính nhỏ quyền năng. Steven Jobs làm giàu nhờ sử dụng một công nghệ mà Xerox không biết cách tiếp thị, một công nghệ giúp tạo nên máy tính Macintosh.

NHŨNG TÒA NHÀ CHỌC TRỜI VÔ HÌNH

Đầu tháng 11, tôi trở lại New York lần thứ hai sau ngày 11- 9. Trong chuyến đi này, tôi gặp một người bạn vừa chuyển văn phòng mình từ tòa nhà Empire State sang một tòa nhà văn phòng nhỏ hơn. Ông nói, “Nhân viên của tôi nghỉ việc vì họ không muốn ngồi ở một mục tiêu khủng bố tiếp theo.” Sau khi nghe câu bình luận đó, tôi nhận ra rằng chúng ta đã chính thức bước vào Thời đại Thông tin… thời đại mà sự vô hình sẽ tốt hơn.

Ngành tiếp thị qua mạng là một ngành kinh doanh Thời đại Thông tin vì nó là một ngành kinh doanh vô hình. Vì là một ngành vô hình nên thường khó mô tả lợi nhuận của ngành kinh doanh này với những người có tư duy của Thời đại Công nghiệp và những người cố gắng “nhìn” nó bằng mắt thay vì bằng trí óc.

Một tên khủng bố cũng khó tấn công ngành tiếp thị qua mạng đơn giản vì văn phòng kinh doanh của họ cũng vô hình. Hầu hết các văn phòng tiếp thị qua mạng đều đặt ở nhà riêng. Có những người điều hành hàng loạt doanh nghiệp từ những ngôi nhà cũng vô hình. Nhưng nếu bạn có thể nhìn thấy doanh nghiệp của họ, nó sẽ trông như những tòa nhà chọc trời vô hình mọc lên từ một khu nhà bình thường nào đó trên toàn thế giới.

NỀN KINH TẾ VÔ HÌNH ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH

Tiến sĩ Fuller tiên đoán rằng chúng ta sẽ sớm chứng kiến cái chết của Thời đại Công nghiệp. Ông cũng dự đoán người ta sẽ khó thấy được bình minh của Thời đại Thông tin đơn giản vì những thay đổi này là vô hình. Tiến sĩ Fuller qua đời vào năm 1983 và không dược chứng kiến những tiên đoán của ông trở thành sự thật, nhưng chúng đã trở thành sự thật.

Hãy nhìn vào Internet và bạn sẽ thấy có một thế giới vô hình tại đó. Nền kinh tế vô hình này mang đến một vấn đề ngày càng lớn cho các chính phủ vì chính phủ cũng xuất phát từ Thời đại Công nghiệp. Chính phủ đang cố gắng thu thuế và xác định biên giới cho nền kinh tế vô hình của Thời đại Thông tin. vấn đề này của các chính phủ sẽ ngày càng lớn nếu nền kinh tế vô hình trở nên quá lớn và chính phủ không thể thu thuế hay xác định biên giới được. Nếu điều đó xảy ra, tiền tệ của đất nước sẽ dần dần bị yếu đi đơn giản vì sức mạnh tiền tệ của một đất nước liên quan đến khả năng thu thuế của họ. Vậy có phải các chính phủ cũng đang trở nên quá lớn? Liệu sẽ có một chính phủ “hữu hình” như trước nay trong Thời đại Thông tin không? Liệu chính phủ có thể trở nên vô hình không?

Tiến sĩ Fuller tin rằng các chính phủ cũng đã lỗi thời. Ông tin rằng loài người sắp sửa tiến hóa hoặc sẽ biến mất vì quyền lực thu hẹp của các chính phủ. Fuller tin rằng con người phải lựa chọn giữa thế giới duy tâm của sự toàn vẹn cá nhân lớn hơn và chính phủ lớn hơn, hoặc loài người, như chúng ta biết hiện nay, sẽ biến mất. Nói cách khác, chúng ta, những con người cá nhân, cần phải giải quyết nhiều vấn đề hơn là giao rthững vấn đề đó cho chính phủ.

CẢNH BÁO TRÊN MŨI TÀU

Hàng thế kỷ qua, thuyền trưởng của các con tàu luôn đặt một bảng cảnh báo ở mũi tàu cũng như trong phòng của thủy thủ đoàn. Là thuyền trưởng con tàu của mình, bạn cũng sẽ cần đặt các bảng cảnh báo trên mũi tàu và trong phòng của thủy thủ đoàn. Một cách ẩn dụ, điều đó có nghĩa là:

1. Giữ lời hứa. Tiến sĩ Fuller nói rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên của sự toàn vẹn. Toàn vẹn đơn giản có nghĩa là toàn bộ hay trọn vẹn. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn cần phải như nhau. Nếu bạn làm được điều đó, tương lai sẽ là của bạn.

2. Nhìn bằng cái đầu và sẩn sàng tiếp nhận cái mới. Vì những thay đổi ngày nay đều vô hình nên bạn sẽ phải nhìn nhiều thứ bằng cái đầu hơn bằng đôi mắt của bạn.

3. Học cách đọc các bản kê tài chính. Dù bạn đầu tư vào các công ty, thị trường chứng khoán, bất động sản, an ninh chính phủ, hay chính bản thân bạn, một bản kê tài chính sẽ cho phép bạn nhìn thấy điều kiện tài chính thật sự của vụ đầu tư, của chính phủ, hay của cá nhân mình. Hãy luôn nhớ rằng một nhà ngân hàng muốn nhìn thấy những bản kê tài chính hoàn chỉnh và gọn gàng. Nhiều lần một nhà ngân hàng quyết định sẽ cho bạn vay tiền hay không chỉ trong 3 phút đầu. Nếu bạn không có những bản kê tài chính hoàn chỉnh và gọn gàng, không giải thích lưu loát vị thế tài chính của mình, thì có khả năng những khoản vay mà bạn có được sẽ chỉ là những khoản nợ xấu với lãi suất cao.

4. Sử dụng công nghệ. Ngày nay có những chương trình máy tính cho phép mọi người nhìn thấy những gì mà trước kia chỉ có những người giàu hay những người quyền lực mới thấy được. Tôi có những người bạn buôn bán chứng khoán hay quyền chọn. Nay họ có những biểu đồ và các phần mềm cho phép họ có khả năng nhìn thấy và tìm kiếm các khoản đầu tư mà những công ty đầu tư lớn có được. Các nhà đầu tư cá nhân này cũng có sức mạnh như những công ty lớn nhờ các công cụ mới này. Kinh doanh doanh nghiệp và bất động sản cũng có những thuận lợi công nghệ tương tự. Như tôi đã nói trên, trò chơi đánh gôn vẫn như cũ, chỉ có các công cụ thay đổi.

5. Cảnh giác với những cái lớn. Có một câu nói trong thế giới đầu tư rằng khi ai đó trở nên nổi tiếng đến mức lên toang bìa một tờ tạp chí quốc gia thì xem như sự nghiệp của họ đã kết thúc. Không lâu trước dây, trong Thời đại Công nghiệp, một công ty có thể giữ vị trí hàng đầu trong suốt 60 năm hoặc hơn. Ngày nay, với những thuận lợi công nghệ, tuổi thọ của một công ty trở nên ngắn hơn nhiều. Nói cách khác, khi cái gì đó hay ai đó trở nên quá lớn, họ sẽ bắt đầu suy sụp và bị thay thế bởi cái gì đó hay ai đó mới hơn. Quan sát này dường như đúng cho các công ty quỹ hỗ tương, bất động sản, và cả sự nghiệp con người. Luôn luôn có cái gì đó hay ai đó xuất hiện để thay thế cho người đứng đầu. Việc của bạn là phải nhận thức được khi con người hoặc sự việc trở nên quá lớn và sau đó là tìm kiếm cái thay thế.

6. Chú ý những thay đổi luật pháp. Người cha giàu luôn luôn chú ý những thay đổi của luật pháp và tác động của những điều luật này đến tương lai của chúng tôi. Luật ERISA và những tu chỉnh theo sau nó là một ví dụ. Bộ luật cho sự ra đời của An sinh xã hội gây ra một vấn đề cần phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Tôi nghĩ bạn nên chú ý xem chính phủ quyết định giải quyết tình trạng hỗn độn này như thế nào. Người cha giàu nói, “Những thay đổi luật pháp làm thay đổi tương lai của chúng ta.”

7. Cảnh giác với lạm phát. Cũng như thị trường đi lên rồi đi xuống, lạm phát cũng vậy. Ngay sau ngày 11-9-2001, Ngân hàng Dự trữ Liên bang phủ đồng đôla tràn ngập thế giới để mang lại sự ổn định kinh tế và khả năng thanh toán tiền mặt. Hậu quả lâu dài của những đồng tiền in mới này có thể dẫn đến lạm phát, nghĩa là đồng đôla bị giảm giá trị. Nếu lạm phát xảy ra, tất cả những gì chưa định giá sẽ bị giảm giá trị, còn những thứ có giá, những tài sản như bất động sản, vàng, bạc, chứng khoán… có thể gia tăng giá trị rất lớn.

Chính phủ làm năm công việc kinh tế cơ bản:

1. In tiền

2. Thu thuế

3. Tiêu tiền

4. Trì hoãn những vấn đề không thể giải quyết vào tương lai

5. Kiểm soát nền kinh tế thông qua lãi suất

Trong những năm 1990, có hai nguyên nhân dẩy giá chứng khoán lên rất cao là lạm phát thấp và lãi suất thấp.

Khi lạm phát tăng, chính phủ thường chống lại bằng cách tăng lãi suất. Khi lãi suất tăng, thị trường chứng khoán thường giảm. Điều đó có nghĩa là trong những giai đoạn lạm phát cao, quỹ hỗ tương thường không gia tăng được giá trị.

Những người lớn tuổi có thể nhớ lại cuối những năm 1970, khi lạm phát lên đến đụng trần. Khi lạm phát lên dụng trần, lãi suất lên cao nhất mọi thời đại, và thị trường chứng khoán giảm tối thiểu. Tôi không nói rằng một thời điểm như vậy sẽ tái hiện, nhưng tôi muốn cảnh giác. Nếu chúng ta bước vào một giai đoạn lạm phát cao và lãi suất cao, những người dựa vào lương hưu và quỹ hỗ tương sẽ gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng. Nếu lạm phát ngóc cái đầu xấu xí của nó lên, những người tiết kiệm sẽ khôn khổ và những kẻ nợ nần sẽ được tưởng thưởng cũng như cuối những năm 1970.

8. Chú ý các biện pháp giải quyết những chương trình xã hội của chính phủ. Không có gì mới khi An sinh xã hội, Chăm sóc y tế và các chương trình chính phủ khác gặp khó khăn và vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ. Như đã nói trên, chính phủ không giải quyết những vấn đề này… họ chỉ trì hoãn vấn đề cho các thế hệ tương lai. Vấn đề là, một lúc nào đó vào khoảng năm 2016, tất cả những trì hoãn này sẽ gần lên đến đỉnh điểm. Hãy chú ý xem những vấn đề lớn dần này được xử lý như thế nào. Nếu chính phủ bắt đầu tăng thuế quá mức, hãy chuẩn bị cho một cái gì đó, và hãy chuẩn bị hành động nhanh chóng. Ngày nay, tiền bạc chuyển động với tốc độ ánh sáng, theo đúng nghĩa đen.

Một báo cáo năm 2002 trong Hội nghị Lập pháp Quốc gia nói chi tiết về vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng như thế nào. Có đến 28 bang đang phải chi ra quá nhiều và thu vào ít hơn dự tính.

Báo cáo này cũng liệt kê những chương trình cụ thể nào ở các bang đang bị lỗ. Trợ giúp y tế là lý do hàng đầu của việc chi phí quá nhiều, vấn đề trở nên ngày càng tệ khi người ta ngày càng già đi và cần có những dịch vụ y tế mà người ta không thể trang trải nổi. Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta đều cần phải chú ý việc giải quyết những vấn đề này.

Xây dựng con thuyền của bạn

Hãy tìm gặp những người sẵn sàng khuyến khích bạn xây dựng con thuyền của mình. Hãy thảo luận những mục tiêu sau như đã nói trong chương này:

1. Giữ lời hứa

2. Nhìn bằng cái đầu và sẵn sàng tiếp nhận cái mới

3. Học cách đọc các bản kê tài chính

4. Sử dụng công nghệ

5. Cảnh giác với những cái lớn

6. Chú ý những thay đổi luật pháp

7. Cảnh giác với lạm phát

8. Chủ ý các biện pháp giải quyết những chương trình xã hội của chính phủ

Kế tiếp, khi ghi nhớ tám khái niệm này, hãy cùng nhóm mình xem lại tám thay đổi mà bạn đã liệt kê trong chương 9, “Cơn bão hoàn hảo.” Làm thế nào bạn biến những điều tiêu cực này thành những cơ hội kinh doanh?

1. Hàng triệu đôla sẽ thiếu khi về già

2. Chăm sóc y tế sẽ đắt hơn

3. Nạn khủng bố sẽ gia tăng

4. Nhật, hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hiện đang đứng bên lề suy thoái và sụp đổ tài chính

5. Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

6. Dân số thế giới sẽ tiếp tục già đi

7. Phố Wall sẽ lỗi thời

8. Những tập đoàn lớn đang đánh mất lòng tin công chúng và sẽ thất bại

Nếu thường xuyên xem lại những mục trên và suy nghĩ về những cơ hội kinh doanh có thể, nhận thức tài chính của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu có thể làm điều này trong một nhóm, các bạn có thể thách thức nhau đặt ra và tìm cách đạt được những mục tiêu mới.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.