Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 2



Một điều luật thay đổi thế giới

Người cha giàu dắt tôi và Mike đi ăn trưa ở một nhà hàng Trung Hoa mà chúng tôi ưa thích. Như thường lệ, nhà hàng rất đông vì thức ăn ở đây khá ngon, phục vụ nhanh chóng và giá cả hợp lý. Chúng tôi phải đứng vài phút chờ có bàn trống và người phục vụ nhanh chóng dọn bàn khi chúng tôi ngồi vào chỗ.

Khi xem thực đơn, người cha giàu bảo tôi, “Hầu hết mọi người không có đủ tiền để dành cho đến khi về hưu, Thật sự, cha dám cá là hầu hết những người đang ngồi tại nhà hàng này sẽ không bao giờ có thể về hưu được, đơn giản vì họ không có gì trong kế hoạch về hưu của họ cả.”

“Cha muốn nói là những nhân viên nhà hàng à?”, Milce hỏi, “Những người phục vụ và các đầu bếp, tạp vụ ở đây?”

“Không chỉ các nhân viên nhà hàng mà nhiều nhà quản lý trong bộ vest và cà vạt đang ăn tối tại đây cũng sẽ không có gì… hoặc sẽ không có đủ tiền khi về hưu. Hầu hết mọi người trong căn phòng này sẽ không bao giờ có thể nghỉ hưu thật sự.”

“Hầu hết?”, tôi ngạc nhiên hỏi. “Có lẽ nói là một số thì đúng hơn là hầu hết?”

“Không” người cha giàu lắc đầu. “Cha nghĩ chữ đúng hơn phải là hầu hết, chứ không phải một số.”

“Không thể như thế được!”, tôi nói. “Hầu hết họ có vẻ như có một công việc tốt. Họ ăn mặc lịch sự, trông có vẻ thông minh và có kiến thức.”

“Con có nhớ cha từng kể với con về luật ERISA không?”, người cha giàu hỏi.

“Dạ con chỉ nhớ lơ mơ thôi”, tôi đáp. “Cha có nói đến nó vài lần. Con không hiểu hết tất cả những gì cha nói, hay tại sao sự thay đổi luật pháp đó lại rất quan trọng.”

“Hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của nó,” người cha giàu nói. “Sẽ mất nhiều năm người ta mới bắt đầu thức tỉnh trước những hiệu ứng gợn sóng mà sự thay đổi luật pháp này sẽ đem đến trong tương lai.”

“Sự thay đổi đó là gì và tại sao nó được thông qua?”, tôi hỏi.

“Cấu hỏi tốt đấy!”, người cha giàu nói. “Trước tiên, ERISA là viết tắt của Employee Retirement Income Security Act – hay Luật An toàn Thu nhập Lương hưu cho Nhân viên. Nó chính là điều luật tạo tính khả thi cho kế hoạch hưu trí 401k. Ban đầu cha cũng không chú ý đến sự thông qua điều luật này, nhưng không lâu sau thì kế toán và luật sư của cha bắt đầu khuyên cha về những thay đổi cần làm trong các doanh nghiệp của mình. Khi đó, cha bắt đầu thắc mắc nhiều hơn.”

“Rồi cha biết được điều gì?”, tôi hỏi.

“Có vẻ như điều luật đó được thông qua để giúp bảo vệ số tiền lương hưu của người lao động không bị chiỉ lao động lạm dụng,” người cha giàu nói.

“Lạm dụng như thế nào?”, tôi hỏi.

“Có rất nhiều cách lạm dụng kế hoạch hưu trí. Ngay cả trong những công ty công nghệ lớn, kế hoạch hưu trí của họ cũng trống rỗng hoặc đơn giản là không đầy đủ. Và nhiều lần, một công ty mua một công khác không phải vì chuyện kinh doanh mà đơn giản vì họ muốn lây tiền lương hưu của công ty kia. Một số công ty có trách nhiệm có đến hàng chục triệu đôla trong quỹ tiền hưu của nhân viên và thường thì lượng tiền đó có giá trị hơn cả việc kinh doanh. Vì vậy công ty ‘kẻ cướp’ kia sẽ mua doanh nghiệp đó và thâm thủng vào quỹ tiền hưu của nhân viên.”

“Người ta có thể tiếp quản cả một công ty chỉ để lấy số tiền lương hưu sao?”

Người cha giàu gật đầu, “Nhưng đó không phải sự lạm dụng duy nhất. Còn nhiều hỉnh thức khác nữa. Những lạm dụng này dược xem là nguyên nhân giúp luật ERISA được thông qua.”

“Tại sao cha nói ‘được xem là’?”, tôi hỏi.

“À, điều luật đó được thông qua như một lợi ích cho người lao động… một cách để bảo vệ người lao động khỏi sự lạm dụng… nhưng như tất cả chúng ta đều biết, không có gì chỉ tốt cho chỉ một nhóm người. Phía công ty cũng hưởng lợi từ điều luật này… nhưng lợi ích mà công ty được hưởng thì không thật sự được đề cập trên báo chí.”

“Nó có lợi cho phía công ty như thế nào?”, tôi hỏi.

“Giờ thì con đã có doanh nghiệp đầu tiên của con rồi, cha muốn hỏi con câu này. Kế hoạch hưu trí của một nhân viên khiến công ty tốn bao nhiêu tiền?”

“Cha muốn nói là bao gồm cả chi phí an sinh xã hội và tiền bổ sung cho kế hoạch hưu trí của họ?”

Người cha giàu gật dầu, “Đúng vậy… nó tốn kém nhiều không?”

“Rất nhiều,” tôi trả lời. “Con muốn trả lương cho nhân viên nhiều hơn, nhưng các loại thuế ẩn – những loại thuế mà nhân viên thậm chí không biết đến – quá cao đến mức con không thể trả hơn nhiều được. Mỗi lần con tăng lương cho họ, chính phủ cũng được tăng lương.”

“Vậy nên mặc dù ERISA được thông qua như một lợi ích cho người lao động nhưng theo nhiều cách, nó cũng là một lợi ích cho người chủ lao động. Trong nhiều trường hợp, chi phí dành cho lương hưu đã chuyển từ người chủ lao động sang người lao động phải chịu.”

“Nhưng không phải chủ lao động cũng phải chi bằng số tiền mà người lao động bỏ vào đó sao?”, tôi hỏi.

“Họ có thể nếu kế hoạch của họ cho phép… nhưng vấn đề là chữ ‘bằng'”, Mike nói. “Nói cách khác, số tiền mà người chủ lao động phải trả nay được giảm bớt đáng kể. Nó cũng giông như lấy số tiền lãi vay của cậu đem chia đôi. Cậu có muốn giảm số tiền lời của mình đi một nửa không?” Mike hiểu rất rõ các vấn đề lương hưu vì người cha giàu đã giao cho cậu ấy trách nhiệm quản lý trong các công ty của ông. “Và trên hết, nhiều người lao động muốn không phải đóng góp gì hết, nên chủ lao động cũng không phải đóng bằng gì hết.”

“Vậy nếu người lao động không bỏ tiền vào quỹ của mình, người chủ lao động sẽ không phải trả gì cả. Số tiền lương hưu của người nhân viên đó sẽ bằng 0. Và đó là lý do tại sao chúng ta gặp vấn đề ư? Vấn đề của những người không tiết kiệm tiền lương hưu?”, tôi hỏi.

“Đó là một trong nhiều vấn đề… Và đó là một vấn đề rất lớn. Nhưng theo cha, người cuối cùng gây ra vấn đề lớn nhất không phải là người không có tiền trong kế hoạch hưu trí… Vân đề lớn nhất sẽ xuất phát từ những người lao động chăm chỉ bỏ tiền vào kế hoạch hưu trí. Đó chính là những người sẽ gây ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất trong lịch sử.”

“Trong lịch sử,” tôi hoài nghi hỏi. “Và vụ sụp đổ không phải vì những nhân viên không có gì cả… mà là vì những nhấn viên đang để dành tiền về hưu ư?”

Người cha giàu gật đầu, “Hãy suy nghĩ đi. Liệu một người không có gì có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ được không?”

“Con không biết nữa. Con chưa bao giờ thật sự suy nghĩ về điều đó,” tôi đáp.

“Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất sẽ được gây ra bởi hàng triệu người bỏ tiền vào quỹ hỗ tương và các loại cổ phần khác trên thị trường chứng khoán, chứ không phải bởi những người không có tiền và không có một mảnh chứng khoán nào” Mike nói thêm. “Đó là chuyện bình thường.”

“Sự thay đổi luật pháp sẽ gây ra nhiều vấn đề và một trong những vấn đề đó, trong tương lai, sẽ là vụ sụp đổ thị trường chứng khoán khổng lồ này,” người cha giàu nói.

“Vì sao vậy? Sao cha chắc chắn thế?”, tôi thắc mắc.

“Bởi vì những người bỏ tiền vào thị trường không phải là các nhà đầu tư. Như con thấy đó, hầu hết các nhân viên của con đều không biết cách đọc một bản kê tài chính. Làm sao con đầu tư được nếu con không biết đọc một bản kê tài chính?”, người cha giàu nói. “Hậu quả của ERISA không chỉ là hàng triệu người không có kế hoạch hưu trí, mà nó còn buộc người ta phải phó mặc tương lai tài chính của mình cho thị trường chứng khoán… và tất cả chứng ta đều biết là một thị trường đều có lúc lên và có lúc xuống”, người cha giàu nhìn thẳng vào mắt tôi, “Cha đã huấn luyện cho con và Mike thành những nhà đầu tư… những nhà đầu tư có thể kiếm ra tiền cả khi thị trường đi lên lẫn khi thị trường đi xuống. Nhưng hầu hết mọi nhân viên không có được sự huấn luyện tinh thần và tình cảm đó… và khi sự sụp đổ lớn bắt đầu, cha tin là họ sẽ phản ứng như hầu hết những nhà đầu tư không được huấn luyện khác… họ sẽ kinh hoàng và bắt đầu bán để bán tháo mọi thứ… bán để cứu lấy cuộc sống của mình… bán để bảo vệ tương lai của mình.”

“Theo cha thì khi nào điều đó sẽ xảy ra?”, tôi hỏi.

“Cha không biết,” người cha giàu nói. “Không ai có quả cầu thủy tinh biết trước mọi thứ cả. Nhưng từ bây giờ cho đến lúc đó, cha có thể nói rằng sẽ có những lên xuống nhỏ nhưng ngày càng tăng trọng thị trường chứng khoán… Và những lên xuống này sẽ xảy ra trước lần lên lớn nhất và lần xuống tệ hại nhất.”

“Nghĩa là sẽ có những dấu hiệu báo trước?”, Mike hỏi.

“Chắc chắn rồi” người cha giàu mỉm cười. “Sẽ có rất nhiều dấu hiệu báo trước. Một điều tốt là các con sẽ có nhiều thời gian để luyện tập rút tỉa kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết qua những lần lên xuống nhỏ đó. Cũng giống như các con tập lướt sóng trên những con sóng nhỏ mùa hè để chuẩn bị cho những con sóng lớn mùa đông, cha khuyên các con nên làm tương tự với các kỹ năng đầu tư của mình. Vì những lên xuống thị trường này sẽ ngày càng lớn nên các con sẽ thấy việc làm giàu ngày càng dễ hơn và giàu hơn.”

“Nhưng những người khác sẽ ngày càng nghèo đi,” tôi lặng lẽ nói.

“Không may, đó là sự thật. Nhưng hãy luôn nhớ đến câu chuyện về chiếc thuyền Noah. Noah không thể mang tất cả mọi con vật lên thuyền được… và cha e là điều dó cũng đúng trong vụ sụp đổ thị trường chứng khoán sắp tới.”

“Vậy đó là sự tồn tại của kẻ mạnh khỏe nhất?”, tôi hỏi.

“Đó sẽ là sự tồn tại của kẻ mạnh, khỏe nhất và khôn ngoan nhất về mặt tài chính,” người cha giàu nói. “Đó sẽ là sự tồn tại của những người được chuẩn bị… cũng như Noah chuẩn bị cho tương lai bằng cách xây dựng một con thuyền. Cha cũng đã dạy cho các con cách xây dựng một con thuyền rồi.”

“Tụi con đang xây dựng một con thuyền à?”, tôi cười khúc khích. “Nó đâu? Con đâu thấy gì đâu?”

“Con thuyền mà cha đang giúp con xây dựng nằm trong tâm tưởng của con đó.”

“Một con thuyền trong tâm tưởng của con – một ý nghĩ lạ lùng,” tôi cười nói.

“Xem nào,” người cha giàu nói. “Nếu con không muốn chuẩn bị thì nói cho cha biết. Đừng lãng phí thời gian của cha. Con tưởng cha thích la mắng con vì con quản lý công việc và tài chính cá nhân của con không tốt lắm à? Nếu cha đang lãng phí thời gian và niềm tin vào con thì con cứ nói, ngay bây giờ.”

“Không, không, không,” tôi bốì rối nói, “chỉ là vân đề con thuyền. Con cảm thấy lạ lùng với khái niệm xây dựng một con thuyền trong tâm tưởng mình.”

“À, theo con thì tiền bạc, đầu tư và việc kinh doanh xảy ra ở đâu? Nó xảy ra ngay trong tâm tưởng của con. Nếu con không nhìn thây đồng tiền trong tâm tưởng con thì con sẽ không thấy nó trong tay con đâu,” người cha giàu giận dữ nói.

“Vâng, vâng, vâng,” tôi nói với vẻ hối lỗi.

“Xem này” người cha giàu nói. “Có thể có và có thể không có một cuộc sụp đổ thị trường khổng lồ. Nhưng cha chắc chắn với các con là thị trường sẽ có lúc lên lúc xuống… Thị trường không ngừng lên xuống trong quá khứ và nó cũng sẽ không ngừng lên xuống trong tương lai. Tiên đoán rằng thị trường sẽ có lúc lên lúc xuống không hẳn là một sự tiên đoán. Các con đã gần 30 tuổi. Các con đã có một nền tảng tài chính tốt và có được những kinh nghiệm kinh doanh tuyệt vời. Các con đã đủ lớn để đối mặt với thế giới thực. Cũng như khi các con tập lướt sóng mỗi ngày, cưỡi trên những đợt sóng lên xuống ngoài biển, cha muốn các con hãy tập cưỡi trên những đợt sóng lên xuống của các thị trường tài chính và chu kỳ tài chính. Nếu làm được điều đó, cấc con sẽ có thể từ từ nâng cao những kỹ năng của mình.”

“Như vậy thị trường lên xuống cũng như những đợt sóng ngoài biển” tôi nói.

“Đúng vậy,” người cha giàu nói. “Đó gọi là những chu kỳ kinh doanh.”

“Và cha nghĩ ERISA giống như một cơn bão ngoài đại dương không lâu nữa sẽ đập những con sóng dữ vào bờ… làm thay đổi chu kỳ kinh doanh trong một thời gian dài,” Mike nói.

“Nói theo kiểu lướt sóng… thì đúng như vậy. Đó là những gì cha nghĩ” người cha giàu nói. “Thị trường không ngừng lên xuống, nhưng cha tin rằng điều luật đó sẽ dẫn đến một đợt lên xuống kinh khủng nhất.”

“Nhưng nếu cha sai thì sao?” tôi hỏi.

“Nếu cha sai… và nếu con làm theo những gì cha bảo, thì ít nhất con cũng sẽ ngày càng giàu hơn. Con sẽ ngày càng giàu hơn bởi vì con đang xây dựng con thuyền của mình… một con thuyền tài chính trong tâm tưởng của con, và chỉ cần có nó, con sẽ có thể làm giàu cả khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cũng như khi nền kinh tế suy thoái.”

“Thôi được” tôi nói. “Con sẽ ghi nhớ ý tưởng về con thuyền và suy nghĩ thêm về nó. Con sẽ nghĩ về nó như một sự chuẩn bị và lên kế hoạch cho tương lai, chuẩn bị như Noah đã chuẩn bị cho một cái gì đó có thể xảy ra hoặc có thể không. Nhưng điều gì khiến cha nghĩ rằng sự thay đổi luật pháp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến thế và gây ra một sự sụp đổ thị trường lớn đến thế?”

“Bởi vì những thay đổi luật pháp sẽ thay đổi tương lai,” người cha giàu trả lời. “Ví dụ, nếu chính phủ thay đổi giới hạn tốc độ trên con đường nhỏ trước mặt nhà hàng này từ 25 dặm một giờ lên 100 dặm một giờ, chúng ta sẽ thấy có những thay đổi tức khắc. Lập tức sẽ có nhiều tai nạn hơn và có thể có nhiều thương vong hơn. Luật pháp có thể thay đổi tương lai của chúng ta như thế, tốt và xấu.”

“Còn sự thay đổi luật pháp này, nó sẽ thay đổi cái gì? Tại sao chúng ta không thể thấy được những thay đổi đó? Tại sao các nhà quản lý ngồi quanh chúng ta không hề bận tâm về những điều như cha đang nói?”

Người cha giàu lấy một miếng khăn giấy và viết lên những chữ sau:

DB

DC

“Các nhà quản lý xưng quanh, chúng ta và những nhân viên làm việc tại đây không quan tâm đến nó bởi vì cha tin rằng chúng ta đang ở vào một giai đoạn chuyển tiếp giữa các kế hoạch hưu trí DB sang DC.”

“Sao ạ?”, tôi ngạc nhiên hỏi. “Những kế hoạch DB sang DC?”

“Những kế hoạch hưu trí DB sang những kế hoạch hưu trí DC,” Mike nói. “Hầu hết mọi người đều như cậu, không biết đến sự khác nhau giữa hai kế hoạch này… dù chúng có những khác biệt rất lớn. Hầu hết các nhà quản lý xung quanh chúng ta vẫn còn nghĩ về những kế hoạch hưu trí DB chứ không phải DQ đó là lý do vì sao họ không quan tâm. Họ không nhận thức được sự thay đổi hay những hậu quả của chúng trong tương lai.”

“Khi nào thì họ mới bắt đầu nhận thức được những khác biệt đó?”, tôi hỏi.

“Thời gian trễ sẽ khá dài” người cha giàu nói. “Cha đoán phải mất từ 25-50 năm trước khi người ta nhận thức được hoàn toàn ảnh hưởng của sự thay đổi này.”

“Ý cha là vào khoảng năm 2000, chúng ta sẽ bắt đầu lưu ý đến những thay đổi này ư?”, tôi hỏi.

“Chà, con sẽ bắt đầu chú ý đến những thay đổi này nhiều năm trước thời điểm đó,” người cha giàu nói. “Mặc dù mọi người có lưu ý đến những thay đổi, chẳng hạn như những lên xuống nhỏ của thị trường chứng khoán, nhưng cha không nghĩ người ta có thể nhận thức được hết những hậu quả nghiêm trọng của sự thay đổi luật pháp này cho đến năm 2000 hoặc sau đó… có thể là nhiều năm sau đó nữa.”

Chúng tôi thanh toán hóa đơn và đứng lên. Người phục vụ vội vã dọn bàn cho người khách tiếp theo.

“Thế còn cha, cha chuẩn bị gì cho những thay đổi sắp tới?”, tôi hỏi người cha giàu.

“Cha đã chuẩn bị rồi. Cha đã xây xong con thuyền của cha rồi,” người cha giàu mỉm cười khi chúng tôi rời nhà hàng. “Vấn đề không phải là vân đề của cha nữa, mà là vấn đề của các con. Cha sẽ không còn ở đó khi ảnh hưởng thật sự của sự thay đổi luật lệ này bắt đầu có tác dụng. Cha và cha con lúc đó hẳn đã nằm dưới đất sâu rồi.”

“Có vẻ như sự thay đổi luật lệ này là thế hệ cha truyền lại những vấn đề của cha cho thế hệ của con,” tôi nói.

“Khá chính xác,” người cha giàu nói. “Thế hệ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đã truyền lại vấn đề đó cho thế hệ bùng nổ dân số, và những thế hệ sau này nữa… một vấn đề mà thế hệ của cha được hưởng lợi từ nó.”

“Ý cha là thế hệ của cha đã hưởng lợi và giờ thì thế hệ của con phải thanh toán cho những lợi ích đó?”, tôi ngạc nhiên hỏi. “Đó là gia tài mà chúng con thừa hưởng đó sao?”

“Đó là một phần câu chuyện,” người cha giàu mỉm cười kín đáo. “Trước tiên, cha sẽ giải thích cho con sự khác biệt giữa một kế hoạch hưu trí DB và một kế hoạch hưu trí DC.”

Người cha giàu giải thích với tôi rằng một kế hoạch hưu trí DB, hay một kế hoạch lợi tức xác định (Defined Benefit), là một kế hoạch hưu trí mà trong đó, số lợi tức hay số tiền người về hưu được hưởng là một con số xác định. Ví dụ, nếu một nhân viên làm việc 40 năm cho một công ty và về hưu vào lúc 65 tuổi, thì anh ta sẽ được hưởng một số tiền xấc định, chẳng hạn như 1000$ một tháng, cho đến lúc chết.

Nếu người đó chỉ sống đến 66 tuổi thì công ty khá thoải mái vì họ chỉ phải trả số lợi tức đó trong vòng một năm mà thôi. Nhưng nếu anh ta sống đến 105 tuổi thì công ty sẽ phải trả 1000$ một tháng trong yòng 40 năm. Trong trường hợp này, người nhân viên sẽ rất có lợi, nhưng phía công ty thì “lãnh đủ.” An sinh xã hội cũng chính là một dạng kế hoạch hưu trí DB của chính phủ.

Những thay đổi với ERISA sẽ cho phép các công ty chuyển sang kế hoạch hưu trí DC, hay kế hoạch đóng góp xác định (Defined Contribution). Sự khác biệt giữa kế hoạch DB và DC chính là định nghĩa của hai chữ “lợi tức” và “đóng góp.” Số tiền trong kế hoạch DB dược xác định bằng lợi tức, trong khi số tiền trong kế hoạch DC được xác định bằng mức đóng góp. Nói cách khác, khi một nhân viên về hưu, anh ta chỉ được nhận bằng mức đóng góp của mình… nếu anh ta có đóng góp.

Một nhân viên có thể về hưu với hai bàn tay trắng nếu anh ta không đóng góp gì cả. Ngoài ra, nếu một nhân viên về hưu với 2 triệu đôla trong kế hoạch hưu trí và sử dụng hết 2 triệu đó vào năm 85 tuổi do quản lý tiền bạc không tốt hoặc do thị trường sụp đổ, thì anh ta cũng phải đành chịu, chứ không thể quay lại công ty xin thêm tiền được.

Nói đơn giản, trách nhiệm, chi phí, và những hậu quả lâu dài khi một nhân viên về hưu sẽ chuyển từ chủ lao động sang cho người lao động. Mặc dù sự khác biệt giữa hai chữ DB và DC là rất nhỏ nhưng hậu quả dài hạn đã, đang và sẽ trở nên rất lớn. Như người cha giàu nói, “Thế hệ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đã truyền lại vấn đề đó cho thế hệ bùng nổ dân số và những thế hệ sau này nữa… một vấn đề mà thế hệ của cha được hưởng lợi từ nó.” Nói cách khác, họ được “ăn bánh” và bây giờ chúng tôi phải “trả tiền”… và đó sẽ là một số tiền rất, rất lớn.

Khi trở lại văn phòng của người cha giàu, tôi ôm chặt hai cha con Mike và cảm ơn về bài học này. Tôi đang bắt đầu lại từ đầu, không có tiền, không có công việc, nhưng có cả một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm. Dù hơi lo lắng và căng thẳng nhưng tôi đã sẵn sàng quay lại công việc, tìm kiếm một cơ hội kinh doanh mới để bắt đầu xây dựng một công ty mới.

“Con còn một câu hỏi nữa” tôi nói với người cha giàu. “Không lẽ hầu hết những nhà quản lý ngồi ăn trong nhà hàng đó không biết được sự khác biệt giữa một kế hoạch DB và một kế hoạch DC?”

“Không, tớ tin là hầu hết mọi người không chú ý,” Mike xen vào. “Và điều đó sẽ gây ra những rắc rối lớn hơn trong tương lai. Vì không chú ý nên họ không chuẩn bị cho tương lai. Họ vẫn nghĩ rằng sau khi về hưu, họ sẽ có tiền xài hoài cho đến chết thì thôi.”

“Cha e là sau khi về hưu, nhiều người thế hệ con sẽ buộc phải sống với một tiêu chuẩn sống thấp hơn thế hệ cha phải sống,” Người cha giàu nói. “Hầu hết mọi người thế hệ cha vẫn còn kế hoạch hưu trí DB. Họ có thể về hưu và thoải mái chơi golf cả ngày. Nhưng nhiều người trong thế hệ của con thì sẽ không bao giờ có thể về hưu được. Nhiều người, hay cha có thể nói là hầu hết mọi người, sẽ làm việc cả đời, một số người vì họ muốn thế, nhưng hầu hết là vì họ phải làm việc kiếm sống.”

“Con hy vọng họ yêu thích công việc của họ” tôi nói.

“Đó là một tư duy ngắn hạn,” Mike nói. “Thống kê cho thấy khoảng 25% người lao động bị mất khả năng lao động vào lúc này hay lúc khác sau khi về hưu. Một số người bị mất khả năng lao động tạm thời còn một số khác thì vĩnh viễn. Vì vậy nên nếu cậu chọn cách yêu thích công việc thì đó chỉ là một giải pháp ngắn hạn. Thế hệ chúng ta và những thế hệ tương lai cần phải suy nghĩ về dài hạn, vì chúng ta sẽ sống lâu hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là: Chúng ta có đủ tiền để sống lâu hơn và có đủ tiền để trang trải chi phí sức khỏe ngày càng cao không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta là một trong 25% những người bị mất khả năng lao động và không thể làm việc, không thể làm những gì chúng ta yêu thích? Đó là những câu hỏi thích đáng mà cậu và tớ phải đặt ra cho bản thân, cho gia đình và những người nhân viên của mình.”

“Chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi đó bây giờ ư?”, tôi nhìn người cha giàu hỏi.

“Không, cha e là không,” người cha giàu xem đồng hồ. “Vấn đề với các nhà quản lý trong nhà hàng Trung Hoa đó là hầu hết họ đều nghĩ rằng họ có những kế hoạch hưu trí DB như cha mẹ họ. Cũng có thể họ nghĩ thế vì họ đang làm việc cho những công ty lớn. Nhưng trong tương lai gần, những công ty lớn sẽ chuyển sang kế hoạch hưu trí DC và hầu hết các nhân viên, kể cả các nhà quản lý, sẽ không nhận thức được hậu quả lâu dài của những thay đổi này.”

“Làm việc cho một công ty lớn cũng giống như làm việc trên một con tàu lớn,” Mike nói. “Trước đây, khi một nhân viên đi làm, công ty cấp cho nhân viên đó một cabin riêng ở sau đuôi tàu. Người nhân viên về hưu sẽ cùng các hành khách khác được hưởng những lợi ích khi làm việc cho một chiếc tàu lớn. Anh ta có thể chơi bời ca hát cả ngày. Nhưng đó là chuyện quá khứ. Giờ thì họ sẽ quẳng anh nhân viên về hưu xuống biển với một cái phao, gọi là một kế hoạch đóng góp xác định.”

“Chuyện gì xảy ra nếu họ không có đồng nào trong kế hoạch đóng góp xác định đó?”, tôi hỏi.

“Đó không phải là vấn đề của con tàu,” Mike nói.

“Hãy cố gắng xây dựng một con thuyền để tự cứu mình, con ạ,” người cha giàu mỉm cười. “Hầu hết mọi người đều không được dào tạo để xây dựng một con thuyền, vì vậy nên hầu hết họ sẽ sông bám víu vào cái phao đó cùng những khoản tiền xin xỏ từ gia đình và chính phủ. Đó là lý do tại sao cha muốn các con bắt đầu xây dựng con thuyền của mình, ngay từ bây giở… Và nếu con làm được, khi sự cố xảy ra, con sẽ có con thuyền của chính con, đủ lớn và đủ mạnh, có thể chịu đựng mọi giông bão trên biển. Hãy tin cha, có một trận bão đang tới, một trận bão rất lớn.”

Tôi cảm ơn và chào tạm biệt cha con Mike. Năm đó tôi 32 tuổi, không có tiền, không có việc làm, nhưng lần này tôi bắt đầu lại với một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm. Tôi biết việc xây dựng doanh nghiệp kế tiếp của mình sẽ đễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Vì vậy nên mặc dù không có một đồng trong túi, tôi vẫn cảm thấy hào hứng và tin tưởng vào tương lai, ngay cả khi tôi biết có một trận bão rất lớn đang đến. Với tôi, việc xây dựng một con thuyền có ý nghĩa hơn là xây dựng một cái phao, một cái phao gọi là kế hoạch đóng góp xác định, hay bất cứ cái gì có thể gọi là một cái phao tài chính trên thế giới.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.