Dạy Con Làm Giàu – Tập 12
CHƯƠNG 3
Bạn có sẵn sàng đối mặt với Thế giới thực?
Những con đường ở Waikiki tấp nập khách du lịch ra vào bãi biển. Hầu hết đều mặc đồ bơi và mang dép cao su dính đầy cát. Họ rất vui vẻ sau thời gian nghỉ dưỡng, thoát khỏi những công việc thường ngày.
Tôi băng qua đường để đến trạm xe buýt, liếc nhìn những con sóng đang hiện ra từ hàng trăm mét ngoài khơi, và tôi tự hỏi liệu mình có thời gian cho một buổi chiều cùng bạn bè lướt sóng ở đây không. Những con sóng vỡ tan, làn nước âm, và những tia nắng dịu dàng như đang mời gọi. Trước khi xe buýt đến, tôi đứng nhìn đại dương với những con sóng lớn dần như con sóng cuộc đời cho đến khi mặt trời lướt qua, và tôi biết rằng hôm nay là một ngày tươi đẹp. Sự buồn bã vây quanh khi tôi hiểu rằng tôi không còn là một đứa trẻ và đây là lúc tôi phải dọn những thứ lộn xộn trong quá khứ để có được một tương lai tốt hơn. Bữa trưa tẻ nhạt với Mike và người cha giàu hóa ra lại có ích. Việc kiểm tra báo cáo tài chính cũng tẻ nhạt nhưng lại hữu dụng. Những tài liệu tài chính đơn giản chỉ toàn là dối trá, và đã đến lúc phả thay đổi mọi thứ. Khi xe buýt đến, tôi nhét cái bao bì đựng đống báo cáo tài chính vào cặp và vội vã về nhà như muốn từ bỏ tất cả càng sớm càng tốt.
Hôm nay có rất nhiều người hỏi tôi, “Anh sẽ bắt đầu lại như thế nào?” Có vẻ như họ rất tò mò xem làm thế nào tôi có thể lấy lại tinh thần sau khi đã mất tất cả và bắt đầu lại từ dầu. Rất nhiều người trong số họ có những công việc tốt hoặc những sự nghiệp danh giá mà dường như họ không sẵn lòng đánh mất. Một người đàn ông Nhật trẻ tuổi đã hỏi tôi, “Sau khi mất hết mọi thứ, anh có thấy hối tiếc không?” Tôi cười lớn và nói, “Tôi cảm nhận được nhiều diều và hối tiếc chỉ là một trong những cảm xúc đó mà thôi.” Sau đó tôi hỏi anh ta vài câu và nhận ra rằng anh ta không thích công việc mình đang làm, đồng lương được trả không tương xứng, nhưng công việc của anh ta ổn định và anh ta sẽ có một khoảng thời gian nghỉ hưu thoải mái mà không phải ân hận hay hổ thẹn điều gì. Tôi an ủi anh ta rằng không chỉ mình anh ta có cảm giác đó. Nhiều người thà có chút tiền và được vui vẻ còn hơn liều lĩnh chấp nhận rủi ro để đạt được trọn vẹn những gì cuộc sống đem lại.
“Anh bắt đầu lại như thế nào khi không có việc làm và không có tiền?” Đó là những câu hỏi mà tôi thường nghe vào khoảng thời gian này. Không có một câu trả lời thuyết phục nào cho loại câu hỏi này cả. Từ ngữ thường giới hạn, do đó câu trả lời thông thường của tôi là, “Tôi phải bắt đầu lại vì tôi không có nơi nào để đi, cũng không có gì để mất.” Tôi cũng nói thêm, “Đó là những ngày tồi tệ nhất cuộc đời tôi, nhưng xét về một khía cạnh khác thì đó cũng là những ngày tuyệt vời nhất vì chúng đã thay đổi định hướng cuộc đời và thay đổi chính con người tôi”.
Đôi khi, tôi bảo họ, “Tôi phải lựa chọn giữa quá khứ và tương lai… Những lựa chọn của tôi trong quá khứ cũng sẽ không thay đổi trong tương lai… Hoặc những lựa chọn trong tương lai phải tốt hơn những lựa chọn trong quá khứ.” Câu nói đó khiến nhiều người phải cau mày… nhưng ý tôi là: với hầu hết những người e ngại thay đổi hoặc lo sợ rủi ro, ngày mai họ sẽ vẫn làm những việc mà họ đang làm hôm nay. Với nhiều người, thà sống lay lắt suốt đời còn hơn phải mạo hiểm cho một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi hiểu quan điểm sống đó. Hôm nay, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy bạn bè mình vẫn còn là những đứa trẻ nhặt vỏ sò trên bãi biển Waikiki và tôi ghen tị với cuộc sống của họ, nhất là khi tôi đang ngồi trên chiếc 747 để bay từ Luân Đôn đến New York hoặc từ Los Angeles đến Sydney. Tôi cũng thường tự hỏi liệu mình đã có những quyết định đúng đắn cho cuộc đời hay chưa. Khi tôi ngồi trên máy bay, ăn đồ ăn máy bay thì ba người bạn thuở thiếu thời của tôi, nay đã 35 tuổi, hàng ngày thuê ván lướt sóng, gặp gỡ những cô gái trẻ nịnh nọt chiều chuộng họ, ca hát những bài hát Hawaii. Ngày mai họ vẫn sẽ làm như thế, ở cùng một chỗ đó… và tôi cũng vậy. Sự khác biệt là tôi muốn có một kết thúc khác hơn cho cuộc đời mình. Tôi muốn một ngày mai khác đi còn họ muốn một ngày mai giống như ngày hôm qua.
Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều thuộc một trong hai dạng đó… và lựa chọn của họ sẽ xác định ai là người biết chấp nhận rủi ro để có được một cuộc sống tốt nhất, hoặc ai là người muốn ổn định cuộc sống hôm nay và một cuộc sống tương tự vào ngày mai. “Tôi đã mạo hiểm mọi thứ vì tôi muốn ngày mai phải tươi sáng hơn”, đó là câu trả lời hay nhất của tôi để giải thích bằng cách nào tôi có thể đứng dậy một lần nữa sau khi đã mất hết tất cả. Tôi đã mạo hiểm, mất tất cả, và giờ đây tôi đã đứng dậy bởi vì tôi luôn khát khao một điều: ngày mai sẽ tốt hơn. Hầu hết mọi người thích an phận, giống như những người bạn tôi trên bãi biển, bởi vì hôm nay an toàn và họ muốn ngày mai cũng an toàn. Thật không may, hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng hôm nay sẽ kết thúc và ngày mai sẽ bắt đầu. Thậm chí những người bạn của tôi cũng biết như vậy.
Người cha giàu biết rõ lỗ hổng trong báo cáo tài chính và trong cuộc sống cá nhân của tôi là gì. Vài tháng trước khi xem báo cáo kinh doanh của tôi, ông nói, “Công ty của con đang gặp rắc rối tài chính lớn.” Mặc dù ông biết tôi không có tiền, không có chỗ ở và cũng không có việc làm nhưng ông khống bao giờ giới thiệu cho tôi một công việc hay giúp đỡ tài chính gì cả. Tôi không muốn và cũng không trông đợi sự giúp đỡ nào. Tôi đã học với ông hơn 20 năm và tôi biết ông đang mong đợi ở tôi điều gì.
Cha ruột tôi thì rất thông cảm. Nhiều lần ông muốn cho tôi tiền, nhưng tôi hiểu rõ tình hình tài chính của ông như thế nào – lúc đó tình hình tài chính của ông cũng không khá hơn tôi bao nhiêu. Ông có một ngôi nhà, nhưng lúc này, ở tuổi trên 50, ông hầu như phải sống nhờ tiền hưu non của Hiệp hội Giáo viên. Ông có một khoản tiền tiết kiệm ít ỏi đầu tư vào một cửa hàng bán kem nhưng bị thất bại. Đó là lần đầu tiên cha tôi thâm nhập vào thế giới kinh doanh và đã bị ngã một cú nặng vì ông rất giỏi kiến thức sách vở nhưng lại thiếu thực tế. Ông cũng không tìm việc được vì những hạn chế tuổi tác và cái tôi của ông quá lớn. Từng là một ông “sếp” – một nhà quản lý trong ngành giáo dục – tôi nghĩ rằng ông cảm thấy tổn thương khi phải đi xin việc ở những người trẻ tuổi hơn mình.
Ông cũng rất giận dữ khi mọi người nói rằng kinh nghiệm làm việc trong cơ quan nhà nước không thể chuyển sang thế giới kinh doanh. Nhiều người bảo ông, “Anh có kinh nghiệm làm việc tốt, anh có những thành công nhất định, nhưng các kỹ năng của anh không phải là điều chúng tôi đang cần. Chúng tôi không sử dụng được những kinh nghiệm về giáo dục của anh.” Sau đó, ông làm một điều mà nhiều người ở tuổi ông và ở trong hoàn cảnh, như ông thường làm, ông trở thành một nhà tư vấn. Tôi không biết liệu có ai thuê ông tư vấn hay không, nhưng dường như cái danh nghĩa đó có thể xoa dịu những tổn thương tinh thần cho ông.
Một trong những điều thật sự giúp tôi vươn lên chính là lời thề mà tôi đã tự thề với mình vào lúc đó, “Tôi sẽ không bao giờ để sự ngu dốt, tính kiêu ngạo và sự sợ hãi len vào cuộc sống của mình.” Tôi nhận ra cha tôi đã bị đẩy vào hoàn cảnh như thế nào với tuổi tác, tính kiêu ngạo, sự thiếu kỹ năng thực tế, thiếu thông minh tài chính, thiếu cập nhật thông tin, và bị phụ thuộc vào những bố thí của chính phủ. Tôi thề sẽ rút kinh nghiệm từ những thực tế của cha tôi, một thực tế mà tôi sẽ không bao giờ lặp lại. Vào thời điểm đó, tôi muốn trở lại làm một sinh viên, và bài học đầu tiên của tôi là phải dọn dẹp bản báo cáo tài chính cá nhân của mình, một bản báo cáo thể hiện rõ những hỗn độn kết hợp giữa thiếu kiến thức tài chính và tính kiêu ngạo. Tôi thề sẽ nghe lời người cha giàu và bắt đầu học lại những gì mà hầu hết mọi người không học.
Từ năm tôi lên chín, người cha giàu đã là một người thầy quan trọng của tôi. Bây giờ, ở tuổi 32, tôi vẫn phải học nhiều từ ông như một người lớn học lại những bài học cũ của một đứa trẻ. Tôi biết những ngày lướt sóng và chơi bóng bầu dục của mình đang kết thúc. Và tôi đang mong đợi vào tương lai… một tương lai mới hơn và khác hơn… một tương lai cho phép tôi kiểm soát được những vấn đề tiền bạc và kiểm soát được cuộc sống còn lại của mình. Tôi không muốn giống cha mình khi về già, một người đàn ông làm nghề tư vấn nhưng vẫn trông chờ một công việc khác ở tuổi 50 bởi vì lương hưu không đủ sống. Tôi không muốn chờ đến 50 tuổi mới thấy rằng lương hưu không đủ sống.
Ở tuổi 32, tôi thề sẽ dọn dẹp lại cuộc sống tài chính của mình, học hỏi kinh nghiệm và chăm sóc cho tương lai của mình ngay từ hôm nay – chứ không phải ngày mai.
Khi tôi đang chuẩn bị rời khỏi căn hộ của mình vì không đủ khả năng trả tiền thuê nhà và tự hỏi liệu những ngày kế tiếp mình sẽ sống ở đâu thì một người bạn gọi cho tôi. Anh ấy chuẩn bị chuyển công tác đến California trong bốn tháng và anh hỏi tôi có thể trông nhà, chăm sóc cây cỏ và nuôi chó giùm anh được không. Như vậy là vấn đề nhà cửa của tôi đã được giải quyết – ít ra cũng được bốn tháng. Dường như tiền luôn đến bằng nhiều cách. Các tấm séc gởi qua thư đến vừa đúng lúc, các loại tiền hoàn phí, hoàn thuế, tiền nợ thu được… Song dù có tiền nhưng chúng không thường xuyên và có những ngày thậm chí tôi không có gì để ăn vì không có tiền mua. Vào thời điểm đó, mọi thứ càng ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, nhưng đó cũng là khoảng thời gian tốt nhất cho tôi nhìn lại chính mình.
Sau khi tôi chuyển đến đây, một người bạn khác gọi điện cho tôi. Anh này là một chuyên gia “săn đầu người.” Anh nói, “Tôi biết có một công ty đang cần anh. Tôi bảo họ anh là một trong những người bán hàng giỏi nhất của Xerox và bốn năm qua anh đã quản lý một nhóm bán hàng quốc gia và quốc tế gồm hàng trăm nhân viên. Họ đang tìm kiếm một người như anh. Lương cao. Cơ hội đi nước ngoài thường xuyên, công tác phí lớn, phúc lợi tốt, và ai biết được một ngày nào đó anh sẽ trở thành giám đốc công ty. Anh cũng không phải chuyển nhà. Họ muốn anh là cầu nối cho thị trường châu Á và California ngay ở Hawaii. Anh có muốn làm không?”
Bạn biết không, khi bạn đang túng quẫn và tuyệt vọng thì cú điện thoại đó giống như được gọi từ thiên đường. Sự nghèo túng và tuyệt vọng làm cho tôi cảm thấy hứng thú với một công việc lương cao, uy tín, chức vụ, phúc lợi tốt, một chiếc xe hơi và sự thăng tiến. Quan trọng nhất là tôi cảm thấy yêu đời và muốn được làm việc lại. Tôi thừa sức hiểu rằng mình là một ứng viên hoàn hảo cho công việc này. Tôi lớn lên ở New York và am hiểu văn hóa Nhật vì tôi là thế hệ thứ tư của dòng máu Nhật-Mỹ. Tôi đồng ý ngay.
Bốn tuần sau, tôi là một trong ba người được chọn trong số 16 ứng viên của công ty. Thậm chí tôi phải mua đồ mới cho mỗi lần phỏng vấn, dùng tiền mua thực phẩm để mua quần áo. Vòng phỏng vấn cuối cùng, tôi ngồi đợi bên ngoài văn phòng giám đốc, nhưng thay vì cảm thấy hưng phấn, tôi lại bắt đầu thấy bất an. Có cái gì đó đã sai lầm. Tôi nhận ra mình đang làm những việc tương tự như cha đã làm, chỉ khác một điều là tôi 32 tuổi còn cha tôi thì 59 tuổi và chúng tôi đều phải phỏng vấn để xin việc. Mức lương hậu hĩnh, chế độ bảo đảm, chức vụ, thăng tiến, phúc lợi đã mời gọi tôi và tôi nhận ra con người bên trong của mình đang phản ứng.
Mười phút dài trôi qua, tôi ngồi ngoài phòng phó giám đốc và trò chuyên với chính mình. Sau mười phút, tôi viết một mảnh giấy để lại, “Xin cảm ơn vì công ty đã quan tâm đến tôi. Tôi lấy làm cảm kích vì sự quan tâm và thời gian mà công ty dành cho tôi nhưng tôi phải đi tiếp con đường của mình và đó là lý do tôi xin rút tên ra khỏi danh sách ứng viên của công ty. Một lẩn nữa xin chân thành cảm ơn.” Tôi đưa tờ giấy cho người thư ký và đóng cửa lại. Đó là lần cuối cùng tôi đi xin việc.
Người cha giàu luôn quan tâm đến việc tôi chọn trở thành con người như thế nào hơn là tôi chọn nghề gì. Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi phải chọn giữa việc trở thành một người nhút nhát hay một người mạnh mẽ. Sau khi đôi mặt thế giới thực với hai bàn tay trắng trong suốt hai tuần, bản tính nhút nhát trong tôi đã chiến thắng. Một ngày sau đó, bản tính mạnh mẽ chiến thắng và tôi cảm thấy vui vẻ trong suốt ngày hôm ấy… nhưng rồi bản tính nhút nhát lại chiến thắng một lần nữa. Vào tuần thứ tư, cuộc chiến bắt đầu thỏa hiệp. Tôi là người nhút nhát trong một khoảng thời gian và là người mạnh mẽ trong khoảng thời gian còn lại. Cuối cùng mọi việc bắt đầu thay đổi. Cuộc sống bắt đầu thay đổi trong một lần tôi hài lòng với thân phận không tiền, không việc làm và không địa vị xã hội. Nói cách khác, tôi hài lòng với việc mình không là ai cả. Tôi không còn là một đứa trẻ, không phải một sinh viên, không phải một sĩ quan tàu biển, không phải một phi công quân đội và cũng chẳng ra một nhà doanh nghiệp. Tôi không có gì và tôi là loại người thích như vậy. Điều đó không tệ lắm. Tôi đang đối mặt với sự không-có-gì bằng chính cái không-có-gì, và càng làm được như thế, tôi càng trở nên mạnh mẽ. Một trong những lý do tôi từ bỏ cơ hội trở thành một nhà quản lý bán hàng cấp quốc gia là vì tôi đang ở giữa quá trình thí nghiệm chính bản thân mình và đơn giản là tôi muôn tìm ra tính cách nào sẽ thắng.
Người cha giàu thường hỏi tôi và con trai ông, “Nếu con không có gì… không tiền, không việc làm, không thức ăn, không chỗ ở… thì con sẽ làm gì?”
Nếu bạn trả lời, “Con sẽ đi tìm việc làm” người cha giàu sẽ nói rằng bạn được “lập trình” dể trở thành những người lao động.
Nếu bạn trả lời, “Con sẽ tìm kiếm một cơ hội kinh doanh và xây dựng hoặc mua một doanh nghiệp,” người cha giàu sẽ nói rằng bạn được “lập trình” để trở thành một doanh nhân.
Nếu bạn trả lời, “Con tìm một cái gì đó để đầu tư,” ông sẽ nói rằng bạn được “lập trình” để trở thành một nhà đầu tư và một doanh nhân.
Người cha giàu cũng nói, “Hầu hết mọi người được ‘lập trình’ từ nhỏ là lớn lên họ phải đi kiếm việc làm. Họ đi học thật ra chỉ để củng cố những gì họ đã được lập trình. Nếu các con muốn có thể trả lời bằng hai câu cuối, các con cần một cách giáo dục khác, một cách giáo dục mà cha gọi là giáo dục cho thế giới thực.”
Trong khoảng thời gian lặng lẽ ở một mình, tôi nhớ lại một số câu hỏi của người cha giàu, và bây giờ trong khoảng hư không, tôi bắt đầu chọn câu trả lời nào thích hợp cho mình.
Người cha giàu gọi điện cho tôi sáu tuần sau buổi ăn trưa ở nhà hàng Trung Hoa và hỏi liệu tôi có muốn đi ăn với ông nữa không. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Lần này chúng tôi đến một nhà hàng sang trọng ở khu trung tâm Honolulu. Hầu như mọi người ở đó đều mặc những bộ vest doanh nhân. Tôi đến bằng xe buýt và mặc áo sơ mi đỏ với quần soọc, đó là cách tốt nhất tôi tỏ ra mình là người giàu có và không cần mặc những thứ giống người khác. Tôi do dự liệu tôi có giống một thằng hề hay có ai quan tâm đến cách ăn mặc đó không. Tôi dùng bữa trưa riêng với người cha giàu. Một bộ quần áo hẳn không gây ấn tượng với ông vì ông biết rõ tình hình tài chính của tôi. Khi bắt tay chào tôi, ông hỏi, “Mọi việc thế nào rồi?”
“Khá tốt ạ,” tôi trả lời khi vừa ngồi xuống. “Con đã quen với việc không có gì và không là ai cả.”
Người cha giàu mỉm cười, “Không quá tệ phải không?”
“Dạ không” tôi nói. “Mọi việc chỉ trở nên tồi tệ khi con cảm thấy nghi ngờ chính mình, nhưng con đã vượt qua những điều ngu ngốc đó và trở nên mạnh mẽ hơn. Con đã sẵn sàng đối mặt với thế giới thực.”
Sau khi tôi nói với ông về việc tôi đi phỏng vân cho công việc quản lý bán hàng cấp quốc gia với mức lương cao và sau đó từ bỏ nó, gương mặt người cha giàu như giãn ra với một nụ cười, “Đó là những gì tốt nhất cha nghe được về con từ nhiều tháng nay. Con thực sự quyết định thay đổi tương lai mình. Và quan trọng nhất, cha mừng vì con đã có đủ can đảm đối diện với thế giới thực.”
Tôi bối rối nói, “Mọi người không muốn đối diện với thế giới thực sao?”
“Hầu hết mọi người đều nghĩ là họ muốn,” người cha giàu nói, “nhưng khi phải nói đến sự thật, hầu hết đều cố gắng trốn tránh.”
Người phục vụ đưa thực đơn cho chúng tôi, rót nước và nhanh chóng giới thiệu các món đặc biệt trong ngày của nhà hàng.
“Mọi người trốn tránh thế giới thực ư? Họ đã làm như thế nào? Có phải chỉ vì họ có một công việc bảo đảm?” tôi hỏi. .
Người cha giàu đưa thực đơn lại cho người phục vụ và gọi món, “Như thường lệ.”
Sau đó, ông quay sang nhìn tôi nói, “Có nhiều cách để người ta trốn tránh thế giới thực hơn là một công việc bảo đảm. Hôm nay, hầu hết mọi người đều bỏ ra cả ngày, đi từ nơi trú ẩn này sang nơi trú ẩn khác, những nơi có thể bảo vệ họ khỏi thế giới thực. Ví dụ, nhiều người ra khỏi nhà, một nơi trú ẩn của họ, để đến trường, một nơi trú ẩn khác. Sau khi ra trường, nhiều người bắt đầu tìm việc. Nếu lập gia đình, họ có thể xây dựng một ngôi nhà mới cho gia đình và quá trình này tiếp diễn với những người chạy từ nơi trú ẩn này sang nơi trú ẩn khác. Khi mất việc, họ thường giận dữ bỏ đi và chạy tìm một nơi làm việc khác… hoặc nếu ly dị, nhiều người sẽ chạy tìm một người khác và xây dựng một ngôi nhà hạnh phúc mới.”
“Như thế có gì sai?” tôi hỏi.
“Không, không hẳn, nhưng không phải lúc nào cũng luôn có một nơi trú ẩn khác” người cha giàu nhấp một ngụm nước và nói, “Nhưng vấn đề phát sinh khi một người rời khỏi nơi trú ẩn của anh ta và sau đó không tìm được một chỗ khác. Đó là những gì đã xảy ra với cha con.”
“Cha con?”, tôi ngạc nhiên hỏi.
“Ừ, cha con” người cha giàu nói. “Hiện nay cha con đang đối diện với thế giới thực giống như con cũng đang đối diện với thế giới thực vậy… và cha tự hỏi giữa hai người ai sẽ khá hơn. Điểm khác biệt là cha con bắt đầu khí ông đã ngoài 50 tuổi còn con chỉ mới ngoài 30. Cả hai đều không có việc làm. Cha thấy rất thú vị khi quan sát điều đó.”
“Thế giới thực mà cha thấy cha con đang đối mặt là gì?”
“Cha con đã rời nơi trú ẩn của ông bà nội con, đi học ở một ngôi trường nổi tiếng, có việc làm tốt và từng bước lên đến thành công. Đúng không?”
“Dạ đúng,” tôi trả lời.
“Cha con đã đi từ nơi trú ẩn này sang nơi trú ẩn khác cho đến khi ông đạt dần cái ghế quản lý trường học. Ông rời khỏi nhà, đi học, lập gia đình, và chưa bao giờ rời khỏi hệ thống trường học. Đúng không?”
Tôi gật đầu nói, “Cha con là một học sinh xuất sắc nên được giữ lại trường, hay một nơi trú ẩn như cha nói, nơi nuôi dưỡng cái tôi của ông và cho phép ông thành công. Ý cha là lẽ ra cha con nên rời khỏi nơi trú ẩn của học vấn cao như thế?”
“Tại sao phải thế?” người cha giàu nói. “Ông ấy thông minh, là học sinh giỏi, sớm trở thành người đứng đầu ngành giáo dục và được mọi người tôn trọng, do đó ông ấy nên ở lại với một hệ thống mà ông ấy đang làm tốt công việc. Nếu cha ở trong hoàn cảnh của ông ấy, có lẽ cha cũng sẽ làm như vậy. Nhưng khi ông ấy đã chọn rời khỏi ngôi trường đó ở tuổi 50 thì thế giới bên ngoài là thế giới thực. Khi nói về vấn đề tài chính, cha con chưa sẵn sàng chấp nhận một thế giới thực.”
“Ý cha muốn nói lúc cha con quyết định ra tranh cử chức thống đốc bang Hawaii?” tôi hỏi.
“Ừ… cha con, một người lương thiện, chông lại cả hệ thống chính phủ tham nhũng… và rồi nhận ra lương thiện không phải là giải pháp tốt nhất… Sau đó ông rơi vào thế giới thực khi ông ra tranh cử và thất bại. Sau thất bại đó, ông rơi khỏi cái môi trường mà ông từng trưởng thành, nơi ông đã làm việc rất tốt và cũng là nơi duy nhất mà ông biết. Bỗng nhiên phải đối diện với thế giới bên ngoài – và ông đã không xoay xở tốt lắm. Trên hết, khi ông vừa mất việc làm thì mẹ con lại qua đời vì bị đau tim. Cha nghĩ có lẽ mẹ con cũng bị sốc khi cha con thất bại và mất việc làm, vì cả hai đều đột ngột rơi khỏi một hệ thông từng bảo vệ cho họ.”
“Mẹ con khó chấp nhận điều đó hơn cha con. Mẹ có những người bạn giả tạo, có địa vị trong xã hội, không buồn gọi điện hay ăn trưa với mẹ nữa sau khi cha con thất bại, kể cả những người bạn thân nhất. Xã hội này thật tàn nhẫn với những người thua cuộc. Người ta chỉ quan tâm đến kẻ thắng thế và quên lãng người thất thế. Con nghĩ mẹ con chấp nhận sự sa sút của cha khó hơn ai hết… và con cũng hiểu tại sao mẹ qua đời trước 50 tuổi.”
Người cha giàu im lặng nghe tôi kể về mẹ mình. Ông có thể thấy tôi nhớ mẹ rất nhiều. Một lúc lâu sau, ông nói, “Sau thời gian đau buồn, cha con lại tái hôn, dĩ nhiên là với một cô giáo khác. Ông ẩy bỏ hết tiền để dành ra mua một cửa hàng kem. Sau đó ông ấy ly hôn… Cha nghĩ đó là do áp lực khi không có một nơi trú ẩn an toàn. Không nơi an toàn, đó là điều khủng khiếp nhất với mọi cặp vợ chồng, dù già hay trẻ. Vì vậy mà ngày hôm nay cha con vẫn giống như một đứa trẻ mồ côi. Cha mẹ ông đã mất, vợ ông cũng mất, con cái thì không ủng hộ ông, còn nơi ông lớn lên, hệ thống giáo dục, nơi trú ẩn của ông, thì không thể quay lại được nữa. Giờ đây ông làm những công việc lặt vặt cố sống qua ngày, cố tìm kiếm cánh cửa mở ra một nơi trú ẩn mới, bảo vệ ông khỏi thế giới thực.”
“Nếu không có chế độ lương hưu cho giáo viên, thế giới thực đó hẳn đã đánh gục cha con,” tôi nói. “Thậm chí có thể cha con sẽ không có nhà để ở nữa.”
Người cha giàu đồng ý, “Các con có thể phải nuôi ông ấy như nhiều người con khác vẫn làm… vì nơi trú ẩn cuối cùng chính là gia đình… nếu gia đình có khả năng bảo bọc cho ông ấy”, người cha giàu nhìn vào mắt tôi và nói. “Hiện nay con không có khả năng chăm sóc cho ông ấy, đúng không?”
“Sẽ khó khăn nhưng con đang tìm cách,” tôi trả lời. “Nhưng tại sao chúng ta phải bàn luận về chuyện của thế giới thực và nơi trú ẩn như vậy?”
“Bởi vì con vẫn đang học,” người cha giàu mỉm cười. “Không phải vì con ngoài ba mươi tuổi là không thể học nữa. Tình hình tài chính của con hiện đang rất khó khăn. . . nhưng con hãy lấy làm may mắn vì con gặp phải những khó khăn này khi con chỉ mới 32 tuổi. Bây giờ con có thể chọn lựa, hoặc con làm cho tình trạng tồi tệ này trở nên tồi tệ hơn nữa, như những kẻ thua cuộc thường làm, hoặc con biến tình trạng tồi tệ này thành một cơ hội tốt nhất trong cuộc đời con từ trước đến nay. Hàng triệu người đang chết dí trong các văn phòng, trên những cánh đồng, trong các cửa hàng và nhiều ngành nghề chuyên môn, họ sống trong nỗi sợ một ngày nào đó họ sẽ giống như con ngày hôm nay. Nhiều người sẽ chế nhạo và đối xử với con không ra gì. Một số người khác có thể ghen tị với con… vì dù sao con cũng đã vượt qua nỗi đau khi mất đi tất cả.”
“Nghe có vẻ buồn cười nhỉ” tôi nói. “Tại sao lại có ai đó ghen tị khi con không có gì cả?”
“Bởi vì một số người có một tầm nhìn lớn, một tầm nhìn mà những người khác không có hoặc không muốn có,” người cha giàu nói, “Một số người bắt dầu nhận ra rằng những thử thách mà thế hệ các con phải đối mặt sẽ lớn hơn những thử thách mà thế hệ của cha phải đương đầu. Sau năm 2000, nhiều người trong thế hệ con sẽ nhận, ra rằng họ đang phải đối mặt với một tình hình tài chính giống như con lúc này. Một số người có tầm nhìn trong số đó sẽ ghen tị vì con đang đối mặt với một thế giới không có nơi trú ẩn, ngày hôm nay chứ không phải ngày mai. Những người ngang hàng với con có tiền và thành công hôm nay không có nghĩa là ngày mai họ sẽ còn những thứ đó. Những người nhận thức được điều đó sẽ ghen tị với con.”
“Con vẫn hoàn toàn không hiểu, tại sao họ ghen tị với con,” tôi nói.
“Bởi vì con đã đi đến tận cùng của quá trình. Mọi người đang bám vào cảm giác an toàn giả tạo, biết rằng ngày càng có ít việc làm và tài chính, bảo đảm,” người cha giàu nói. “Con đã thất bại từ sớm và bây giờ con có thời gian để dọn dẹp mọi thứ rồi đi lên từ những kinh nghiệm đó. Con có sẵn sàng đi về phía trước không hay con muốn đi ngược lại?”
“Con có thể đi về phía trước,” tôi trả lời. “Con đang đứng giữa một mớ hỗn độn. Con đã đối mặt với những gì mà cha gọi là thế giới thực rồi và nó cũng không tệ lắm.”
“Tốt,” người cha giàu mỉm cười. “Con thấy đó, cha đã nhận được những gì tốt nhất khi phải đối mật với thế giới thực ở tuổi 13.”
“Ý cha là khi cha của cha qua đời và giao lại việc kinh doanh và gia đình cho cha?”
Người cha giàu giải thích, “Ở tuổi 13, trong khi cha con ngồi học ở trường để có được một công việc bảo đảm thì cha đã phải đối mặt với thế giới thực – thế giới mà cha con đang phải đối mặt ngày hôm nay. Khi còn là một đứa trẻ, cha không được học hành tử tế, không có tiền. Cha chỉ có một trái tim đau buồn, một người mẹ bệnh tật, một gia đình cần được chăm lo, một cửa hàng thất bại và không có ai giúp đỡ. Nhìn lại quá khứ, đó là những gì tốt nhất đã đến với cha. Ngày hôm nay cha có nhiều tiền là vì ngày trước cha đã không có một nơi trú ẩn… và đó cũng là lý do vì sao bây giờ cha không giúp đỡ cho con. Nếu cha giúp con một nơi trú ẩn, chắc chắn điều đó sẽ cản trở con. Nếu con thuộc thế hệ cha lúc này, cha sẽ giúp con một công việc… bởi vì đối với thế hệ của cha, điều cần thiết là một công việc bảo đảm. Thế hệ con thì cần được bảo đảm. tài chính hơn là bảo đảm công việc. Thế hệ con có rất nhiều việc để làm… các nhà hàng, các công ty luôn luôn tuyển người. Nhưng thế hệ con thiếu các kỹ năng tài chính để đạt được sự bảo đảm tài chính thật sự… và sự thiếu kỹ năng đó sẽ là một vấn đề không thể tránh được.”
“Không thể tránh được?” tôi hỏi.
“Đúng vậy, không thể tránh được,” người cha giàu dáp. “Khả năng có thể là thế hệ con sẽ không có an sinh xã hội hoặc những chương trình chăm sóc người già, hoặc cũng có nhưng sẽ không đủ để các con dựa dẫm vào nó, như cha con và cha lúc này. Hàng triệu người thuộc thế hệ của con sẽ không có hoặc không đủ tiền hưu để làm lại từ đầu. Họ không có kế hoạch hưu trí DB hay một kế hoạch hưu trí của hiệp hội để bảo vệ họ khỏi thế giới thực. Do đó, những gì con đang đốì mặt hôm nay cũng là những gì mà hàng triệu người thuộc thế hệ con sẽ bắt đầu phải đối mặt vào khoảng sau năm 2010… như cha đã nói, một thời gian dài sau khi cha không còn trên thế giới này nữa.”
Tôi ngồi im lặng khi người phục vụ đặt đồ ăn lên bàn. Tôi bắt đầu hiểu tại sao hai người cha của tôi có những chủ trương kế hoạch hưu trí khác nhau cho nhân viên của họ.
Sau khi người phục vụ đi khỏi, tôi nói, “Vậy là thế hệ của cha có kế hoạch hưu trí DB nhưng thế hệ của con có thể không có. Và theo cha, đó là một khác biệt lớn?”
“Một khác biệt rất lớn,” người cha giàu nói. “Con thấy đó, các nhân viên làm việc cho cha con có chính phủ và hiệp hội giúp đỡ khi về hưu. Còn các nhân viên của cha thì phải tự giúp đỡ chính mình… và hầu hết nhân viên của cha không muốn để dành tiền vào kế hoạch hưu trí. Họ không biết nó là cái gì. Một số người nghĩ nó giống như kế hoạch hưu trí DB, một số khác thì nghĩ nó giống như những kế hoạch thởi cha mẹ họ. Vì cảm giác sai lầm này về sự an toàn của kế hoạch DB nên hầu hết các nhân viên của cha không có tiền để dành. Họ có những căn nhà dẹp, xe hơi xịn, ti vi tốt, nhưng không có gì khác. Đó là điều cha lo lắng. Cha đã nói với họ về việc đầu tư, nhưng tất cả những gì họ cần là xe hơi xịn, ti vi tốt, chứ không phải quỹ hỗ tương hay sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Ngoài ra, họ cũng không biết sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Họ nghĩ chúng tương tự như nhau. Đó cũng là điều cha lo lắng về con và những người thuộc thế hệ của con. Nhiều người trong thế hệ của cha có một số nơi trú ẩn để bảo vệ họ khỏi thế giới thực. Còn thế hệ con thì dù sao, cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với thế giới thực, một thế giới mà nhiều người không chuẩn bị để đốì mặt và nhiều người sẽ quá già để phải đối mặt với nó. Đó là một vân đề nghiêm trọng đang lớn dần mà dường như không ai để ý.”
“Như vậy hàng triệu người thuộc thế hệ của con một ngày nào đó sẽ phải đối mặt với những gì con đang đối mặt hôm nay… đối mặt với thế giới thực bằng hai bàn tay trắng phải không?”
“Đúng vậy… chính xác đó là những gì cha muốn nói,” người cha giàu nghiêm nghị. “Chính xác đó là những gì cha đang nói. Sự khác biệt là con đang đối mặt với thế giới thực vào năm 1979 ở tuổi 32 và nhiều người cùng thời với con sẽ đối mặt với thế giới thực sau năm 2010, khi họ đã 62 hoặc 72 hoặc 82 tuổi, hoặc lạy trời đừng già hơn nữa… nhưng chắc chắn họ sẽ đối mặt với thế giới thực một ngày nào đó.”
“Vậy kế hoạch hưu trí của thế hệ con có thể bị cạn kiệt tiền nếu họ không đóng góp đủ tiền cho nó sao?”
“Còn hơn thế nữa” người cha giàu nói. “Kế hoạch hưu trí của thế hệ con có thể bị cạn kiệt tiền ngay cả khi người ta bỏ nhiều tiền vào đó, bởi vì kế hoạch hưu trí thế hệ của con có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi sự sụp đổ thị trường chứng khoán… một sự sụp đổ đang đến gần, theo cha dự đoán.”
“Vậy một kế hoạch hưu trí DB có thể chống lại sự sụp đổ của thị trường chứng khoán còn kế hoạch hưu trí DC thì không à?” tôi hỏi.
Người cha giàu gật đầu. “Trong hầu hết các trường hợp, kế hoạch DB sụp đổ vì sự quản lý tồi. Nhưng những rủi ro của kế hoạch hưu trí DC lớn hơn. Vì vậy nên nhiều vấn đề đang tích tụ lại và thời điểm khó khăn đang đến gần. Không lâu nữa thế hệ của con sẽ thấy rằng kế hoạch hưu trí DC mới này có hiệu quả hay không, vấn đề ở chỗ, thế hệ các con chỉ có thể biết được nó có hiệu quả hay không sau khi các con đã về hưu mà thôi.”
“Ý cha là mãi đến 65 tuổi, những người cùng trang lứa với con mới có thể nhận ra kế hoạch DC là không thỏa đáng hoặc không đủ sống sao?” tôi hỏi. “Họ chỉ có thể biết được điều đó sau khi nghỉ hưu, khi đó có thể dã quá trễ để họ có thể làm việc và bổ sung hay bù đắp cho nó?”
Người cha giàu gật dầu, “Không chỉ nhiều người thuộc thế hệ của con không chịu đóng góp vào, kế hoạch hưu trí của họ, nhiều người có đóng góp nhưng đóng góp không đủ, và rất ít người nhận thức được những rủi ro của thị trường chứng khoán và quỹ hỗ tương lớn đến mức nào. Các nguồn quỹ hỗ tương có thể rơi về số 0 theo nhiều cách. Và điều đó sẽ xảy ra, không chỉ với các công ty hay các quỹ hỗ tương, nhưng một lúc nào đó trong tương lai, thế hệ con sẽ nhận ra rằng kế hoạch nghỉ hưu DC của họ là không an toàn và nơi trú ẩn đó là một hiểm họa. Khi nhận thức được điều đó, họ sẽ bắt đầu rút khỏi thị trường… một cuộc khủng hoảng sẽ bao trùm và thị trường sụp đổ… Nếu cơn khủng hoảng đó quá lớn thi nó có thể làm sụp đổ những thị trường lớn nhất thế giới, vấn đề là có quá nhiều nhà đầu tư nghiệp dư tham gia vào thị trường… và những nhà đầu tư này cũng chính là vấn đề, một vấn đề lớn hơn cả những lỗ hổng trong chính sách cải cách lương hưu. Đó là lý do tại sao cha tiên đoán rằng hầu hết thế hệ của con sẽ đối mặt với thế giới thực mà con đang đối mặt vào một ngày nào đó. Chỉ một câu hỏi thôi, đó là: khi nào họ sẽ đối mặt với nó?”
“Hầu hết thế hệ của con à?” tôi nghi ngờ hỏi.
“Đúng vậy, hầu hết. Cha muốn nói ít nhất 80% thế hệ của con sẽ không đủ tiền xài khi về hưu. Và hàng triệu người sẽ không có tiền, không được gìúp đỡ từ sau năm 2020, sau khi xảy ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán. Chính phủ Mỹ sẽ không thể bảo trợ cho hơn 150 triệu người đang cần giúp đỡ về tài chính và y tế.”
“Hơn 150 triệu người?” tôi hỏi lại. “Chỉ có 75 triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số thôi mà?”
“Đúng, con số sẽ vào khoảng 150 triệu người bởi vì có rất nhiều người thuộc thế hệ của cha vẫn còn sống và cần trợ giúp, cộng thêm hàng triệu người di cư và hàng triệu người nghèo. Khoảng năm 2030, hê thống y tế sẽ bị phá vỡ, hơn một nửa dân số” có thể cần đến sự giúp đỡ của chính phủ nhiều hơn nữa bởi vì họ không chuẩn bị tài chính để đối mặt với tuổi già.”
“Đó là chưa kể hàng triệu nhân viên liên bang và nhân viên chính phủ cũng yêu cầu chính phủ phải chăm sóc họ như đã hứa,” tôi nói. “Những nhân viên làm việc cả đời cho chính phủ giống như cha con.”
“Đúng vậy,” người cha giàu gật đầu. “Có quá nhiều người trông chờ vào sự bảo trợ của chính phủ… một nơi trú ẩn giúp họ không phải đối mặt với thế giới thực, và đó cũng là lý do vì sao vấn đề này sẽ ngày một nghiêm trọng.”
“Vậy con cái của những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ phải giúp đỡ cha mẹ họ,” tôi nói.
“Không chỉ cha mẹ họ,” người cha giàu nói. “Con của những người sinh sau năm 1979 có thể phải giúp đỡ đến hai gia đình. Nói cách khác, nếu một đôi vợ chồng có hai đứa con thì ngoài những loại thuế phải đóng, họ còn phải nuôi. thêm bốn người không đủ khả năng tự lo cho mình”
“Ý cha là một gia đình bốn người giờ trở thành tám người phải không?” tôi hỏi.
“Có thể. Điều đó có thể dẫn đến cuộc đấu tranh để có tiền và cuộc sống giữa hai thế hệ khác nhau… già và trẻ… và nếu người già được chính phủ giúp đỡ thì dứt khoát người trẻ phải đóng thuế để chính phủ lo cho người già,” người cha giàu nói. “Nếu người trẻ chiến thắng trong chính sách đó, sẽ có hàng triệu người già, con cái của những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số, phàn nàn rằng những người trẻ không còn quan tâm đến người già nữa.” Người cha giàu bật cười khi nói đến đó.
“Sao cha lại cười?” tôi hỏi.
Ông vẫn mỉm cười, “Quan tâm đến người già là một ý tưởng lỗi thời. Cha nghĩ những thế hệ kế tiếp sẽ ít quan tâm đến người già hơn. Nhưng có thể cha sai. Có thế con cái của những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ vui mừng khi mở ví cho tiền cha mẹ họ. Ai mà biết được? Điều kỳ lạ vẫn thường xảy ra.”
Chúng tôi ăn và không nói chuyện nữa. Tôi ngồi suy nghĩ về chuyến xe buýt về nhà rồi tự hỏi liệu mình nên đi bộ hay phí tiền đi xe buýt. Tôi không có can đảm hỏi người cha giàu về chuyên xe. Thêm vào đó, tôi không muôn mất cơ hội đối mặt với thế giới thực và đối mặt với sự không-có-gì… Tôi bắt đầu cảm thấy hạnh phúc khi đối mặt với thế giới thực ở tuổi 32 hơn là ở tuổi 72, 82 hay 92.
Khi người phục vụ đưa hóa đơn tính tiền, tôi hỏi người cha giàu, “Chúng ta giải quyết sự lộn xộn này như thế nào? Chúng ta phải làm gì khi hàng triệu người cần một nơi trú ẩn để tránh thế giới thực?”
AN TOÀN VÀ TỰ DO
“Câu hỏi hay đấy” người cha giàu trả lời trong lúc thanh toán cho người phục vụ. “Cha nghĩ sự khác biệt chính là khi mọi người bắt đầu tìm kiếm một chỗ trú ẩn an toàn hơn là tự do của họ.”
“Chúng ta không có tự do sao?” tôi hỏi. “Dù sao đây cũng là nước Mỹ, mảnh đất của sự tự do và là ngôi nhà của sự can đảm.”
“Đúng, đây là nước Mỹ và đó là cách nói xưa,” người cha giàu mỉm cười. “Vấn đề là, hầu hết mọi người đều nghĩ an toàn và tự do là những từ giống nhau. Thực ra chúng không giống nhau. Nói chính xác, an toàn và tự do có nghĩa trái ngược nhau.”
“An toàn và tự do có nghĩa trái ngược nhau sao?” tôi hỏi. “Cha giải thích rõ hơn được không?”
“Con có nhớ vào năm 1773, khi xảy ra cuộc nổi loạn Boston Tea Party, người Mỹ ở các bang miền nam đã nổi dậy phản đối điều gì không?”, người cha giàu hỏi.
“Thuế,” tôi đáp. “Họ muốn thoát khỏi những quy định thuế. Những con người can đảm đó chấp nhận bị tù khi thực hiện một hành động phạm tội chống lại Anh quốc.”
“Giỏi,” người cha giàu nói. “Như vậy có phải họ đã ném trà qua mạn tàu để mong có một công việc bảo đảm không?”
“Không, họ sẵn sàng chiến đấu vì tự do, chứ không phải vì một công việc bảo đảm.”
“Thế còn hôm nay trường học đang dạy cái gì?”, người cha giàu hỏi tiếp. “Lý do chính mà các bậc cha mẹ thầy cô khăng khăng yêu cầu bọn trẻ phải học tập chăm chỉ để có điểm cao là gì? Có phải là tự do không?”
“Không,” tôi lặng lẽ đáp. “Cha mẹ và thầy cô muốn học sinh có điểm cao để có một công việc bảo đảm… hy vọng là một công việc lương cao.”
“Vậy điều gì đã xảy ra với mong ước tự do của các bậc tiền bối của chúng ta… những con người can đảm chiến đấu vì tự do cách đây hàng trăm năm? Nó đã bị gạt bỏ khi ngày nay chúng ta mong ước có một việc làm bảo đảm… nỗi sợ không có đủ tiền, mua thức ăn đã thay thế sự tự do trở thành ưu tiên hàng đầu trong xã hội chúng ta.”
“Như vậy trường học không thật sự nói về sự tự do… Nó chỉ lo về công việc bảo đảm và kế hoạch hưu trí DB. Đó là những gì các giáo viên có được… nhưng học sinh thì không,” người cha giàu nói. “Đó chỉ là một trong những lý do vì sao ngày càng có ít liên hệ giữa trường học và thế giới thực. Hầu hết thế giới thực không có kế hoạch hưu trí DB… nhưng các giáo viên thì có.”
Ông nói tiếp, “Con có thấy đất nước này đã thay đổi nhiều lắm không? Chúng ta là một đất nước xây dựng trên nền tảng của ý tưởng tự do nhưng bây giờ, sự bảo đảm an toàn quan trọng hơn tự do nhiều. An toàn và tự do là những ý tưởng không giống nhau, và những người tìm kiếm sự an toàn khác rất nhiều với những người tìm kiếm sự tự do. Và chính sự khác biệt này sẽ dẫn đến cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất lịch sử thế giới. Hàng triệu người đang bỏ tiền vào những kế hoạch hưu trí DC, vào các quỹ hỗ tương và những nguồn đầu tư khác mà họ hy vọng sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Con trai à, họ đang nhận thức rất đơn giản về tương lai.”
“Chính vì vậy nên cha rất lo lắng về luật ERISA. Chúng ta không còn là những con người như trong Boston Tea Party nữa, không còn chiến đâu cho tự do nữa… Thay vì thế, chúng ta liều mạng chiến đấu vì sự an toàn. Hàng triệu người thiếu kiến thức bất đắc dĩ bị đẩy vào thị trường chứng khoán và như con đã biết, đó không phải là nơi dành cho những người yêu thích sự an toàn. Nó chỉ dành cho những ai yêu thích tự do. Cha e rằng những người thích tự do sẽ thắng và những người thích an toàn sẽ thất bại… Nhưng không may là khi thất bại, họ sẽ phải đốì mặt với thế giới thực khi họ đã già. Đó là những dự đoán của cha.”
“Vậy tự do không giống với an toàn sao?” tôi hỏi lại, vẫn còn chưa rõ về sự khác biệt dó.
“Không những không giống mà chúng còn trái ngược nhau hoàn toàn. Càng an toàn thì con càng mất tự do.”
“Tại sao như vậy hả cha?”
“Công việc mà con từ bỏ có thể đem lại cho con sự đảm bảo, nhưng nó không mang lại sự tự do, đúng không? Nó cản trở những gì con có thể học được, cản trở con xây dựng giá trị thực của mình, thậm chí không cho con thời gian để nghỉ ngơi.”
“Đúng vậy, một công việc ổn định sẽ giới hạn sự tự do của con. Với nhiều người, công việc của họ quy định cả thời gian nghỉ trưa tôi nói thêm. “Nhưng chẳng phải hầu hết mọi người đều muốn có một việc làm ổn định hơn là sự tự do hay sao?”
“Chính xác,” người cha giàu nói. “Đó là sự chọn lựa của họ. Nhưng hãy nhớ rằng con càng có nhiều cái này thì càng có ít cái kia. Thật sự, con càng an toàn thì con sẽ càng bị kẹt. Hãy nhìn những người ở một thế giới có thể gọi là an toàn nhất. Họ có nhà, có thức ăn, có thời gian rảnh rỗi, có sân tập thể dục… Họ là những tù nhân. Họ có sự an toàn tuyệt đối nhưng không có tự do,” người cha giàu ngừng lại một chút rồi nới tiếp, “Hãy nhìn những người tin tưởng hết mình vào an sinh xã hội. Họ có một chút an toàn tài chính nhưng họ phải hy sinh tự do cuộc sống của họ. Những người tin tưởng vào an sinh xã hội là những người ít tự do và nghèo nhất nước Mỹ.”
“Vậy cha muốn con lựa chọn giữa an toàn và tự do. Tự do đòi hỏi lòng can đảm và mạnh mẽ, nếu con thiếu dũng khí và mạnh mẽ, con sẽ mất tự do,” tôi nói. “Vậy tự do không phải là không có ràng buộc.”
“Không phải vậy,” người cha giàu nói. “Tự do đòi hỏi lòng dũng cảm và tính can đảm… và bây giờ con đang đối mặt với sự thử thách lòng dũng cảm và tính can đảm bên trong con người con. Nếu lòng can đảm của con chiến thắng, ngay cả khi con không có gì… con vẫn sẽ tìm thấy sự tự do mà rất ít người từng được hưởng… Dù đang sống trên mảnh đất của sự tự do nhưng họ vẫn không được tự do. Nhu cầu an toàn đã cướp đi tự do của họ.”
Chúng tôi đi ra cửa, người cha giàu đang đợi người giữ xe của nhà hàng đánh xẹ đến cho ông.
“Con có muốn đi xe với cha không?” ông hỏi.
“Dạ không, cảm ơn cha,” tôi cười nói. Bản tính mạnh mẽ trong tôi giờ đã thấy khá hơn, dù tôi vẫn không có tiền và việc làm. Tôi muốn đối mặt với thế giới thực bằng hai bàn tay trắng để con người mạnh mẽ trong tôi ngày càng mạnh mẽ hơn. Tôi muốn sự tự do, tự do từ trong túng quẫn, không có việc làm nhưng cũng không bị lôi kéo bởi lối sống định nghĩa bằng số tiền bạn có. Buổi nói chuyện với người cha giàu đã giúp tôi hiểu rõ cần có những gì để có thể tồn tại trong thế giới của ông, thế giới mà ông phải dối mặt khi mới 13 tuổi.
“Con thích thế giới thực và con muốn nó càng thực càng tốt,” tôi mỉm cười nói với người cha giàu khi người giữ xe nhà hàng đánh xe đến cho ông. “Con muốn đốì mặt với thế giới thực ngay hôm nay chứ không dể đến ngày mai.”
Người cha giàu mỉm cười, lên xe và giơ tay chào tôi trong cái nhìn ghen tị của những người phục vụ.
Suốt giai đoạn đối mặt với thế giới thực bằng hai bàn tay trắng, tôi có thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ lại cuộc đời mình và nhớ lại những bài học quan trọng. Một buổi sáng đẹp trời, ngồi trên bãi biển Waikiki, nhìn những con sóng vỗ, tôi bỗng nhớ lại vài năm trước, khi liên đội không quân của chúng tôi sắp ra trận. Trước khi mặt trời mọc, sĩ quan chỉ huy đứng trước các phi công và nói, “Hãy nhớ rằgng sinh mạng của mỗi người chúng ta là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ này. Các chỉ huy giỏi và các phi công giỏi sẽ đưa người của mình về nhà an toàn. Nếu bạn quan tâm cho người của bạn thì họ sẽ quan tâm lại cho bạn.”
Một ngày khác, cũng trong khoảng thời gian tay trắng đối mặt với thế giới thực, tôi lại lãng đãng nhớ về 25 năm trước, khi vị linh mục trong lớp học giáo lý nói, “Chúng ta không phải là người chăm sóc cho những người anh em của chúng ta sao?” Dường như tôi cũng đã quên mất bài học đó.
Năm 1979 là một năm đáng nhớ. Tôi nhận ra trong nỗ lực tuyệt vọng làm giàu, tôi đã quên mất nhiều bài học đáng giá thời niên thiếu. Giở đây, ở tuổi trên 30, tôi không chỉ không giàu có mà còn trở thành một người không có gì đáng tự hào. Đã đến lúc phải thay đổi. Dù sự thật cay đắng nhưng tôi đã học được nhiều bài học giá trị không chỉ về bản thân mình mà cả về tương lai. Tôi nhận ra đã đến lúc phải thay đổi tương lai của mình.
NGƯỜI GIÀU KHÔNG LÀM VIỆC VÌ TIỀN
Khoảng sáu tháng sau, người tiếp quản cửa hàng ví Velcro gọi điện cho tôi. Ông nói, “Công việc kinh doanh khó khăn hơn tôi tưởng. Anh có thể quay lại giúp tôi không?”
Sau một lúc suy nghĩ, tôi đồng ý trở về kinh doanh trong vai trò một cộng sự của ông, với thỏa thuận là nếu không phát triển được doanh nghiệp thì tôi sẽ không được trả công. Nói cách khác, tôi đã trung thành với quy luật thứ nhất của người cha giàu, quy luật từ quyển sách Dạy Con Làm Giàu tập 1: Người giàu không làm việc vì tiền. Bây giờ tôi là một cộng sự kinh doanh… và nếu công việc kinh doanh không có lời, tôi sẽ không có tiền.
Vào thời điểm đó, tôi có nhiều dự án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Một trong những dự án mà tôi tham gia là một liên doanh với đài phát thanh địa phương để quảng cáo và bán sản phẩm. Cuối cùng, dự án đó trở thành một trong những chương trình quảng cáo bán lẻ thành công nhất trong lịch sử bán hàng trên đài phát thanh ở Mỹ. Tôi có thể mua một ngôi nhà và xe hơi riêng – nhưng quan trọng nhất, tôi có thể trả tiền cho những nhà đầu tư đã tin tưởng cho tôi vay tiền. Nhiều người từ chối nhận lại tiền, họ sẵn sàng viết giấy xóa nợ và bảo tôi đừng ngại hỏi mượn họ cho những dự án kinh doanh tiếp theo.
Năm 1981, tôi hợp nhất công ty ví Velcro với chương trình radio rock’n roll. Năm 1981, ban nhạc rock Pink Floyd gọi điện cho chúng tôi và công ty ví Velcro bắt đầu xây dựng những sản phẩm tượng trưng có bản quyền cho ban nhạc của họ. Các ban nhạc và những nghệ sĩ như Van Halen, Boy George, Judas Priest, The Police, và Duran Duran yêu cầu chúng tôi sản xuất những sản phẩm tương tự cho họ và không lâu sau, những mảnh vỡ của công ty ban đầu dần dần trở nên lớn mạnh hơn. Năm 1982, cùng với những thành công lớn của MTV, chúng tôi lại một lần nữa vươn lên. Lần này tôi bớt khờ khạo hơn nhiều, hiểu biết kinh doanh nhiều hơn, có những nhà tư vấn tốt hơn, tôi cũng thành thật hơn ít sợ thất bại hơn và ít sợ đối mặt với thế giới thực hơn. Lúc đó, tôi biết rằng nếu thất bại, mình vẫn có thể đứng dậy, đứng dậy cao hơn và nhanh hơn.
Tôi biết rằng thế giới thực vẫn có thể đánh, gục mình bất cứ lúc nào. Tôi đủ sáng suốt để nhận ra thị trường chứng khoán có lúc lên lúc xuống. Tôi cũng biết các nguồn quỹ hỗ tương đầu tư không bao giờ an toàn. Tôi biết một cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn có khả năng tiêu diệt mình – dù tôi chỉ có một số chứng khoán và quỹ hỗ tương ít ỏi – nhưng điểm khác biệt chính là: mặc dù không muốn nó xảy ra nhưng tôi không sợ nó xảy ra. Tôi đã vượt qua cơn thống khổ khi mất hết tất cả. Tôi đã tận hưởng quá trình lấy lại mọi thứ và còn hơn thế nữa. Hôm nay, tôi sẵn sàng đối mặt với thế giới thực bằng hai bàn tay trắng, tôi biết mình sẽ học được nhiều thứ ngay cả khi bị đánh gục. Tôi biết mình sẽ bật lên trở lại nhanh hơn và tôi đang chuẩn bị từng ngày cho cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất lịch sử.
Không may, cha ruột tôi thì không thể gượng dậy dược. Càng lớn tuổi, ông càng khó có thể chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới thực. Vào năm 1982, ông đã 63 tuổi. Ở tuổi đó, ông không có nhiều cơ hội việc làm ngoại trừ những công việc như bảo vệ hoặc làm công tại một hiệu bánh mì. Ông sống trong ánh hào quang của ngày xưa, ông tự cho phép gọi mình là nhà tư vấn, nêu không có quỹ tiền hưu giáo viên, an sinh xã hội và chương trình y tế cho người già, thế giới thực có lẽ đã hạ gục ông. Con cái có giúp đỡ ông nhưng ông thường không nhận sự giúp đỡ tài chính của chúng tôi vì ông quá kiêu hãnh. Ông từng được chuẩn bị và đào tạo tốt cho thế giới giáo dục của chính phủ, nhưng ngoài thế giới đó ra, ông biết mình không được chuẩn bị tốt cho những gì thuộc về thế giới thực… một thế giới mà hàng triệu người cùng trang lứa với tôi sẽ sớm phải đối mặt, bất kể có chuẩn bị hay không.
Cá nhân tôi, tôi không có ý định làm theo kế hoạch của cha mình. Tôi không dự tính có một công việc bảo đảm suốt đời, kế hoạch hưu trí, quỹ hỗ tương đầu tư, cổ phần, an sinh xã hội, chương trình y tế cho người cao tuổi, cũng như những chính sách của chính phủ với hy vọng sống sót trong tương lai. Nhưng thật không may cho hàng triệu người cùng trang lứa với tôi, họ đang đi theo lối mòn của cha mẹ mình, chỉ một số ít nhận ra có sự khác biệt giữa kế hoạch hưu trí DB và kế hoạch hưu trí DC mà thôi.
Hầu hết đều hy vọng và cầu nguyện cho thị trường chứng khoán luôn tăng giá và các nguồn quỹ hỗ tương, danh mục đầu tư đa dạng hóa sẽ cứu họ thoát khỏi thế giới thực. Tôi e rằng những chiến lược đầu tư đơn giản này sẽ không giúp gì cho họ cả. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ xóa sạch tất cả các nguồn quỹ hỗ tương cho dù họ đã đa dạng hóa rất tốt. Như chúng ta đã thấy, thị trường chứng khoán không phải là nơi dành cho những người tìm kiếm sự an toàn. Đó là nơi dành cho những người thích tự do… và thật không may, nhiều người tìm kiếm sự an toàn lại không biết sự khác biệt đó.
Có thể luật ERISA được thông qua với những mục đích tốt. Vấn đề là quá trình thực hiện và tu chỉnh có quá nhiều kẽ hở. Song những kẽ hở đó không là gì cả khi so sánh với một bầu không khí hoảng loạn sẽ xảy ra khi những người trải qua cả cuộc đời tìm kiếm sự an toàn giờ đây nhận ra rằng thị trường chứng khoán không thể đem đến cho họ điều đó. Đó chính là kẽ hở mà luật pháp không nhìn thấy – kẽ hở mà khi những người trải qua cả cuộc đời tìm kiếm sự an toàn đột nhiên nhận ra sự an toàn của họ đã không còn nữa.
Cuốn sách này muốn đem đến cho bạn ý tưởng cần phải chuẩn bị như thế nào, bất kể thị trường chứng khoán lên hay xuống. Chúng ta cần chuẩn bị cho mọi thứ có thể xảy ra trong thế giới thực, thế giới bên ngoài những nơi trú ẩn như gia đình, trường học, công sở. Cũng như Noah đã đóng một chiếc thuyền lớn trong sa mạc, có lẽ giờ chính là lúc bạn cần bắt đầu đóng một chiếc thuyền lớn trong tâm tưởng khi bạn hãy còn thời gian để xây dựng cho nó.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.