Thông tin truyện

Nghiên cứu phân tâm học

Tác giả:

Sigmund Freud

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

1521

Nghiên cứu phân tâm học

Sigmund Freud sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 trong một thị trấn nhỏ bé tại Freiberg thuộc xứ Moravia. Cha ông là một thương gia buôn lông cừu sắc sảo và rất hài hước. Mẹ ông là một người phụ nữ đảm đang. Mẹ của ông làm người vợ thứ của cha và kém chồng 20 tuổi. Bà đã sinh ra Freud ở tuổi 21. Sigmund Freud có 2 người anh cùng cha khác mẹ và 6 đứa em nhỏ. Khi cậu bé Sigmund lên khoảng 6 tuổi, gia đình cậu dọn lên Vienna, và ở nơi đây cậu bé ấy đã sống gần như trọn vẹn cuộc đời của mình:Là một đứa trẻ rất thông minh, luôn luôn đứng đầu lớp học, lớn lên ông theo học trường y khoa. Đây là một trong những lựa chọn hiếm hoi cho một đứa trẻ có nguồn gốc Do Thái lúc bấy giờ. Ở trường Đại học, ông bắt tay vào nghiên cứu dưới sự giám sát của giáo sư sinh lý học Ernst Brucke. Thầy của ông đã rất tin tưởng vào các học thuyết mang tính phân tích với suy luận cho rằng các nội lực vật lý và hóa học là những xung lực hoạt động trong một cơ thể sống. Freud đã cố gắng trong nhiều năm trong việc mổ xẻ nhân cách con người qua ngã thần kinh học (neurology). Nhưng đấy là một thách đố mà sau này ông đã bỏ cuộc.Freud rất giỏi trong nghiên cứu, ông giành nhiều thời gian tập trung vào hoạt động sinh lý của các tế bào thần kinh và đứa phát minh ra kỹ thuật nhuộm màu các tế bào trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Tất nhiên ông đã gặp phải nhiều cạnh tranh với những sinh viên khác vì các vị trí nghiên cứu trong trường Đại học không nhiều lắm. Dù vậy giáo sư Brucke đã giúp Freud có kinh phí để thực hiện nghiên cứu với một bác sĩ tâm thần khác tên là Charcot ở Paris.Sau một thời gian ngắn thực tập nghiên cứu trong một Trung tâm tâm thần trẻ em. ỞBerlin, ông quay trở về Vienna: Sau đó ông cưới cô bạn gái tên là Martha Bemays. Rồi ông mở phòng mạch chuyên trị thần kinh tâm thần cùng với người phụ tá là Joshep Breueur.Những cuốn sách và những bài giảng của Freud đã làm rạng danh tên tuổi của ông và kéo theo cả những chống đối trong cộng đồng y học lúc bấy giờ. Mặc dù ông đã tranh thủ được sự đồng cảm nơi một số học giả uy tín trong xu hướng phong trào phân tích tâm lý. Tuy nhiên một trở ngại lớn là Freud đã từ chối bất cứ ai không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông, vài người sau đó đã chia tay với ông. Một số đã chính thức giới thiệu những tư tưởng đối chọi với học thuyết của Freud trên diễn đàn tâm lý học lúc bấy giờ..Freud di cư đến Anh Quốc trước Chiến tranh thế giới II trong lúc Vienna trở thành một nơi nguy hiểm cho cộng đồng người Do Thái, nhất là đối với một người nổi tiếng như Freud. Sau đó không lâu Freud qua đời tại đây vì bệnh ung thư hàm miệng, sau 20 năm vật lộn với căn bệnh này.

Danh sách chương

STTChươngCập nhật
1 Nghiên cứu phân tâm học – Khai từ 09/05/2018
2 Nghiên cứu phân tâm học – Phần thứ nhất: Vượt xa hơn nguyên tắc khoái lạc – 1. Nguyên tắc khoái lạc 09/05/2018
3 Nghiên cứu phân tâm học – 2. Nguyên tắc khoan khoái và bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương, nguyên tắc khoan khoái và trò chơi trẻ con 09/05/2018
4 Nghiên cứu phân tâm học – 3. Nguyên tắc khoan khoái và sự di chuyển tâm tình 09/05/2018
5 Nghiên cứu phân tâm học – 4. Động cơ chống lại những kích thích ở ngoài – sự chống cự thất bại 09/05/2018
6 Nghiên cứu phân tâm học – 5. Khuynh hướng nhắc lại làm trở ngại nguồn gốc khoan khoái 09/05/2018
7 Nghiên cứu phân tâm học – 6. Sự xung khắc của các bản năng – bản năng sống và bản năng chết 09/05/2018
8 Nghiên cứu phân tâm học – 6 – Phần 2 09/05/2018
9 Nghiên cứu phân tâm học – 7. Nguyên tắc khoan khoái và bản năng dẫn đến sự chết 09/05/2018
10 Nghiên cứu phân tâm học – Phần thứ hai – Tâm lý tập thể – phân tích cái tôi – 1. Nhập đề 09/05/2018
11 Nghiên cứu phân tâm học – 2. Linh hồn tập thể 09/05/2018
12 Nghiên cứu phân tâm học – 3. Những quan điểm khác về sinh hoạt tâm thần tập thể 09/05/2018
13 Nghiên cứu phân tâm học – 4. Ám thị và libido 09/05/2018
14 Nghiên cứu phân tâm học – 5. Giáo hội và quân đội, hai đám đông qui ước 09/05/2018
15 Nghiên cứu phân tâm học – 6. Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới 09/05/2018
16 Nghiên cứu phân tâm học – 7. Đồng nhất hóa 09/05/2018
17 Nghiên cứu phân tâm học – 8. Trạng thái yêu thương và sự thôi miên 09/05/2018
18 Nghiên cứu phân tâm học – 9. Bản năng quần cư 09/05/2018
19 Nghiên cứu phân tâm học – 10. Đám đông và bày ô hợp nguyên thủy 09/05/2018
20 Nghiên cứu phân tâm học – 11. Một trình độ phát triển của cái tôi: lý tưởng tôi 09/05/2018
21 Nghiên cứu phân tâm học – 12. Một vài quan điểm phụ 09/05/2018
22 Nghiên cứu phân tâm học – Phần thứ ba – Cái tôi và vô thức – Lời nói đầu 09/05/2018
23 Nghiên cứu phân tâm học – 1. Ý thức và tiềm thức 09/05/2018
24 Nghiên cứu phân tâm học – 2. Cái tôi và vô thức 09/05/2018
25 Nghiên cứu phân tâm học – 3. Ngã, siêu ngã và lý tưởng ngã 09/05/2018
26 Nghiên cứu phân tâm học – 4. Hai loại bản năng 09/05/2018
27 Nghiên cứu phân tâm học – 5. Những tình trạng lệ thuộc của cái tôi 09/05/2018
28 Nghiên cứu phân tâm học – Phần thứ tư: Quan điểm về chiến tranh và tử vong – 1. Chiến tranh và những thất bại của chiến tranh 09/05/2018
29 Nghiên cứu phân tâm học – 1 – Phần 2 09/05/2018
30 Nghiên cứu phân tâm học – 2. Thái độ trước cái chết 09/05/2018
31 Nghiên cứu phân tâm học – 2 – Phần 2 (Hết) 09/05/2018

Bình luận