Nghiên cứu phân tâm học
Khai từ
Cuốn sách nhỏ này trình bày những điểm chính yếu của lý thuyết phân tâm học. Như Freud đã nói: “… Sự tìm hiểu phân tâm học không có cái gì đồng loại với một hệ thống triết lý có sẵn, một học thuyết toàn vẹn và thành tựu; phân tâm học bắt buộc phải tiến từng bước để hiểu những điểm khúc mắc của động tác tâm thần qua sự phân tích những hiện tượng bình thường và bất thường”, tư tưởng của ông được trình bày tuần tự theo sự tiến triển của dòng suy tư với những sự chấn chỉnh và bổ túc cần thiết, chứ không theo một hệ thống chặt chẽ và ổn định ngay từ đầu. Sự kiện ấy có phản ảnh vào cách dùng danh từ. Thí dụ bản năng chính yếu trong con người được mệnh danh là bản năng sống, đến sau gọi là EROS quy tụ tất cả các sắc thái của hiện tượng sinh sống. Một thí dụ khác: từ ngữ siêu ngã và lý tưởng tôi tuy cùng chỉ một sự kiện nhưng chúng ta có thể hiểu như sau: siêu ngã là một kiến thức ở trên cái tôi (ngã), còn lý tưởng tôi tượng trương cho đạo đức, quan tòa. Sau này các môn đệ của FruedFreud còn tìm cách tách riêng hai yếu tố lý tưởng tôi và tôi lý tưởng, khái niệm sau gồm những khuynh hướng như đồng nhất hóa mình với một siêu nhân, một người anh hùng tưởng tượng,…
Chúng ta có thể theo dõi từng bước một sự manh nha và tiến triển của những khái niệm nền tảng về phân tâm học, do đó chúng ta nhận định được phương pháp suy tư bác học của ông. Chúng ta sẽ biết phương pháp nhận định và phân tích, suy diễn và tổng hợp để đi đến những kết luận vô tư, thành thực, xác thực và đúng mức. Ông biết dừng lại đúng lúc và gợi ý hay khai lối cho những công cuộc khảo sát về sau. Ông biết trình bày cả những điểm bất lực của mình vì tư tưởng bị giới hạn bởi trình độ kiến thức của thời đại. Thái độ ấy còn là một thái độ xa lánh những kiến trúc triết học, nhất là siêu hình, và thế giới của ông là thế giới khả tri khả giác, thế giới của ông tiếp xúc với sự vật cụ thể. Chúng tôi thiết nghĩ nếu chúng ta muốn tìm một thí dụ ý nghĩa về tinh thần phương pháp thì chúng tôi có thể thấy trong tác phẩm của Frueud một mẫu độc đáo.
Ngày nay tư tưởng của ông đã phổ biến, ảnh hưởng của ông đã lan rộng đến nhiều lãnh vực học vấn, văn học và tư tưởng, người ta đã chấp nhận những phát giác của ông về tiềm thức và bản năng như những sự kiện thiên nhiên không đến nỗi phải kinh tởm và tránh né. Như vậy chúng tôi thiết nghĩ công việc phiên dịch và phổ biến tư tưởng của ông không phải là một việc làm “vô trách nhiệm”.
Công việc phiên dịch gặp một vài sự khó khăn. Sự khó khăn chính yếu là ngôn từ của ông mà ông đã nói đến trong cuốn sách này. Nếu ông trình bày tư tưởng của ông bằng ngôn từ sinh vật học hay sinh lý học thì ông có hy vọng được người đọc lãnh hội dễ dàng hơn ngôn từ mới lạ của phân tâm học, nhưng ông quyết tâm bảo vệ môn học của ông cho nên phải tạo ra bầu không khí riêng cho nó để làm hiển hiện hình tướng của nó. Thêm vào sự khó khăn ấy còn sự khó khăn gây ra vì những đặc điểm tiếng nói Việt Nam khác hẵẳn tiếng nói Ấn Âu (không có thì participle, không phân biệt hình thức ký hiệu của động từ, tính từ, trạng từ,…). Trong điều kiện ấy, nếu tôn trọng triệt để từ ngữ thì sẽ làm cho bản văn khó đọc, và có thể làm cho người đọc hiểu ra ý khác với ý nghĩa câu văn. Chúng tôi lựa một biện pháp dung hòa như sau: tôn trọng những khái niệm và từ ngữ khác, đặt lại những cú pháp cho gần với cú pháp Việt Nam, tránh những cách đặt câu cầu kỳ có vẻ “trí thức”, cốt lấy cái sáng sủa về cú pháp. Gạt bỏ cho người đọc phần nào rắc rối cú pháp là gạt bỏ cho người đọc một bận tâm không nhỏ, để người đọc rảnh rang chú ý đến những tế nhị của sự trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa cao độ là một đặc điểm không thể tránh được của công việc suy tầm nguyên lý một môn học. Về danh từ chuyên môn chúng tôi dùng những danh từ y học và triết học đã phổ biến, nếu phải tạo ra một vài danh từ mới thì có chú thích nội dung và phạm vi sử dụng của danh từ.
Người dịch
Tiểu sử Sigmund Freud
Sigmund Frueud sinh tại Fribourg (Moravie) năm 1856. Ông có quốc tịch Áo. Gia đình ông là người Do Thái. Cha ông năm bốn mươi mốt tuổi mới thành hôn với mẹ ông, một thiếu nữ hai mươi cái xuân, lúc ấy cha ông đã có người con riêng mười chín tuổi, người anh cùng cha khác mẹ với Freud.
Sự kỳ thị chủng tộc của người Áo và không khí đặc biệt của gia đình có lẽ đã ảnh hưởng mạnh đến cuộc đời của Freud; có lẽ vì hoàn cảnh sống đặc biệt ấy mà ông có tư tưởng về cộng đồng nhân loại rộng rãi và ông chú trọng đặc biệt đến mối tương hệ nhân quần.
Sau khi đã thâu thái những kiến thức vững chắc về sinh lý học, thần kíinh giải phẫu học, ông làm giảng sư Đại học nước Đức ít lâu rồi sang tu nghiệp tại Ba Lê. Ông chuyên về bệnh hoạn thần kinh (ý bệnh) và ông ngờ rằng bệnh ấy có nguyên nhân tâm thần và có liên hệ đến dục tính, một quan niệm mà trước ông không ai nghĩ đến.
Khi trở về Vienne ông lập gia đình và hành nghề y sĩ chuyên khoa về bệnh thần kinh. Năm 1865 ông gặp bác sĩ Bleuler và cộng tác với Bleuler. Blueler cũng chú ý đến vấn đề tâm lý của những người loạn thần kinh. Phương pháp trị bệnh của ông là thôi miên người bệnh để làm cho người bệnh sống lại những biến cố lúc thiếu thời đã bị quên và ông giải tỏa cho người bệnh những áp lực thầm kín gây ra bệnh. Chứng kiến phương pháp của Blueler, FruedFreud có ý kiến dùng tâm thần trị liệu pháp để đạt kết quả như Blueler không cần đến sự thôi miên. Ngoài ra, kinh nghiệm trị bệnh của ông còn cho ông biết tầm quan trọng của đời sống dục tính không những đối với người loạn thần kinh, mà đối với tất cả mọi trường hợp suy nhược thần kinh. Do đó ông có một ý niệm về hiện tượng dồn nén, một hiện tượng tâm lý then chốt dẫn đến sự hiểu biết những triệu chứng suy nhược thần kinh.
***
Ông quan niệm một phương pháp trị liệu mới thích ứng với các bệnh suy nhược thần kinh, không những kiến hiệu hơn mà còn đỡ xúc phạm đến người bệnh, không như phương pháp thôi miên.
Phương pháp của ông để con bệnh thức tỉnh, thoải mái, trong câu chuyện đối đáp với ông thầy, tình cờ họ nhớ lại một cách thành thực những điều mà họ cả quyết là đã quên. Ông dùng cách “liên tưởng tự do” để người bệnh nói tất cả cái gì thoáng qua tâm trí và ông theo dõi sự tiếp diễn ý tưởng của họ. Những điều nghe được đem lại hội ý với giấc mơ của họ, nhờ thế mà ông luận ra ý nghĩa thầm kín. Giải mộng và liên tưởng tự do là hai sự kiện then chốt của phương pháp trị liệu dựa và tâm lý học.
Kỹ thuật ấy xác định giả thuyết thứ nhất của ông về nguồn gốc dục tính của bệnh suy nhược thần kinh cũng như giả thuyết về dục tính của trẻ thơ mà cho đến bấy giờ y sĩ vẫn không biết đến.
***
Năm 1896 ông thôi cộng tác với Blueler, bấy giờ ông đã có một số đông học trò. Đến năm 1902 ông thành lập một nhóm phân tâm học gia gồm có Adler, Kahame, Rank, Reitler, Sachs, Stekel, Federn, Ferenczi, Tausk. Sau nhóm của ông quy tụ thêm Abraham, Meier, Rieklin và một số người ở ngoại quốc như E. Jones, Ferenczi, A. Brill. Một tờ tạp chí chuyên môn ra đời lấy tên là Jahrbuch fuür psycho-analytische und psychopathologische Psychoanalytiquen und Psychopathologyquen Forschungen.
Một hội nghị quốc tế phân tâm học khác được triệu tập tại Nuremberg năm 1910, và cũng tại đây thành lập hội Quốc tế phân tâm học. Một hội nghị thứ ba được nhóm họp tại Weimar năm 1911.
Chính vào thời kỳ này đã xảy ra một sự chống đối của hai môn đệ ông, Adler và Jung (1913). Adler và Jung có ý kiến loại bớt ảnh hưởng dục tính trong nền tảng học thuyết, bởi vậy ông thầy tuyên bố không công nhận hai người là môn đồ phân tâm học. Adler liền dùng danh từ “tâm lý cá nhân” để gọi môn học của mình, còn Jung thì dùng danh từ “tâm lý phân tích”.
***
Thời kỳ sáng tác mạnh mẽ nhất của Freud là thời kỳ Đệ nhất thế chiến. Trong thời kỳ ấy những quan niệm đầu tiên của ông về phân tâm học được thuyết minh; óc sáng tạo của ông kết hợp với sự lao tâm khổ trí trong nhiều năm đã đem lại kết quả, kết tinh trong một sự nghiệp huy hoàng. Sự nghiệp ấy gom góp lại thành mười bảy tập viết bằng tiếng Đức. Một sự nghiệp phong phú trình bày từ nền tảng lý thuyết phân tâm học đến những quan niệm về các ngành học vấn nhìn xuyên qua nhỡn quan phân tâm học. Quan điểm của ông là quan điểm nhân văn học và nhân loại học hơn là triết học, ông có những cái nhìn độc đáo về chiến tranh, tôn giáo, liên lạc nhân quần, ý nghĩa sinh tử,… Những quan điểm của ông về nguồn gốc xã hội và đạo đức (Vật Tổ và Cấm Kỵ), về đạo giáo (Moise và Độc Thần) làm đảo lộn tư tưởng thời đại.
Từ sau hồi Đệ nhị thế chiến, tư tưởng của ông lan tràn khắp thế giới, các chuyên gia và cả những người không chuyên gia tìm cách sử dụng những khám phá của ông, nhưng đáng tiếc là nhiều người đã làm sai lệch một cách thô thiển. Triết học, văn chương, tâm lý học, xã hội học, y học,… đã nhận được một luồng gió mới đem lại sinh khí cho công việc chiêm nghiệm và suy tư.
***
Nhờ sự can thiệp của Tổng thống Roossewvelt, FruedFreud được phép rời khỏi nước Áo sang ở nước Anh để tránh những khó khăn gây ra cho ông ở kinh thành Vienne. Ông mất năm 1939 ở Londres. Trong nước ông, sự ác cảm của quần chúng chỉ dịu đi khi danh tiếng của ông vang dậy khắp thế giới.
Qua tiểu sử của ông, qua sự nghiệp của ông, người ta nhận thấy ông là người rất sáng suốt, can đảm và thành thực, ông khai chiến với tất cả mọi thành kiến, mọi hình thức áp bức, mọi quan niệm thiên lệch bấy nay gieo rắc những lỗi lầm tai hại cho cuộc sống xã hội. Để tiến tới sự hiểu biết cụ thể và chân thực về con người và cuộc đời, ông tạo cho mình một sức tin tưởng sự thật đến say mê, nâng đỡ ông trong cuộc tranh chấp gay go với những người cố chấp, hủ lậu hay có óc bè phái.
Người y sĩ làm việc yên lặng trong phòng thí nghiệm này đã thực hiện được một cuộc cách mạng quan trọng trong khoa học nhân tính. Nhờ ông, nhân loại đã có ý thức về đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn, khoa học nhân văn đã biết vượt qua những ảo ảnh tâm lý, luân lý và xã hội để tìm những nền móng chắc chán hơn cho sự hiểu biết và đặt lại vấn đề.
Vũ Đình Lưu
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.