The Hobbit

Giới thiệu



Anh Chàng Hobbit

J.R.R. Tolkien

J.R.R Tolkien sinh ngày 3/1/1892. Ngoài những cống hiến nổi bật trong sự nghiệp giảng dạy, ông còn được biết đến với những tiểu thuyết xuất sắc như Anh chàng hobbit, Chúa nhẫn và The Silmarillion. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra 24 thứ tiếng và bán được nhiều triệu bản trên toàn thế giới. Ông được trao giải CBE, và được trao học vị danh dự Doctorate of Letters của trường Đại học Oxford vào năm 1972. Ông mất năm 1973 khi ở tuổi 81.

CÁC TÁC PHẨM CỦA J. R. R TOLKIEN

Anh chàng hobbit

Chúa nhẫn

Leaf by Niggle

On Fairy Stories

The Homecoming of Beorhtnoth

Farmer Giles of Ham

The Adventures of Tom Bombadil

Smith of Wootton Major

The Road Goes Ever On (cùng Donald Swann)

CÁC TÁC PHẨM ĐƯỢC XUẤT BẢN SAU KHI TÁC GIẢ MẤT

The Silmarillion

The Father Christmas Letters

Sir Gawain, Pearl and Sir Orfeo

Pictures by J.R.R Tolkien

Unfinished Tales

The Letters of J.R.R Tolkien

Mr. Bliss

The Monsters and the Critics and Other Essays Finn and Hengest

TÁC PHẨM THE HISTORY OF MIDDLE-EARTH DO CHRISTOPHER TOLKIEN, CON TRAI TÁC GIẢ, TỔNG HỢP VÀ BIÊN TẬP LẠI

I The Book of Lost Tales, phần 1

II The Book of Lost Tales, phần 2 III The Lays of Beleriand

IV The Shaping of Middle-earth

V The Lost Road and Other Writings VI The Return of the Shadow

VII The Treason of Isengard VIII The War of the Ring IX Sauron Defeated
X Morgoth’s Ring

XI The War of the Jewels

XII The Peoples of Middle-earth

Anh chàng hobbit được xuất bản lần đầu vào tháng Chín, 1937. Bản biên tập lần thứ hai của cuốn này được thực hiện vào năm 1951 ghi dấu những sửa đổi và đóng góp đáng kể trong Chương V, “Trò chơi đố trong hang tối”, giúp Anh chàng hobbit ăn nhập hơn với cuốn tiểu thuyết tiếp theo Chúa nhẫn đang được viết lúc bấy giờ. Tolkien cũng đã xem kỹ lại bản biên tập ở Mỹ do NXB Ballantine Books phát hành hồi tháng Hai, 1966 và bản biên tập ở Anh do NXB George Allen & Unwin phát hành bìa mềm vào cuối năm đó.

Bản biên tập mới nhất này dựa trên bản biên tập lần thứ ba thực hiện năm 1966 trong đó có sửa chữa một số sai sót và lỗi in. Độc giả quan tâm tới những chi tiết được sửa đổi trong mỗi lần biên tập cuốn sách này có thể tham khảo trong phần phụ lục A, Textual and Revision Notes, trong The Annotated hobbit (1988), và J. R. R. Tolkien: A Descriptive Bibliography của Wayne G. Hommond, với sự giúp đỡ của Douglas A. Anderson (1993).

Douglas A. Anderson

Ngày 7 tháng Mười Hai 1994

Đây là một câu chuyện của thời xa xưa. Vào thời đó các ngôn ngữ và chữ viết khác hẳn ngôn ngữ và chữ viết của chúng ta ngày nay. Tiếng Anh được dùng để thay mặt cho các ngôn ngữ đó. Song cần phải chú ý hai điểm. (1) Trong tiếng Anh, dạng số nhiều duy nhất đúng của từ dwarf(1) là dwarfs, và tính từ là dwarfish. Trong câu chuyện này tác giả đã sử dụng các từ dwarves và dwarvis(2), nhưng chỉ dùng khi nói đến những người cổ xưa là họ hàng thân thích của Thorin Oakenshield và những người cùng đi. (2) Orc không phải là một từ tiếng Anh. Nó xuất hiện ở một đôi chổ nhưng thường được dịch thành goblin (hoặc hobgoblin(3) đối với các loại yêu tinh yếu hơn). Orc là một dạng tên gọi mà giống người hobbit thời đó dành cho bọn này, và nó không hề liên quan gì đến các từ orc, ork của chúng ta vốn dùng để chỉ các sinh vật biển thuộc họ cá heo.

Rune(4) là những chữ viết cổ xưa thoạt đầu được dùng để khắc hoặc vạch vào gỗ, đá hay kim loại, vì vậy chúng có nét mảnh và nhiều góc cạnh. Vào thời gian câu chuyện này diễn ra chỉ có giống người lùn sử dụng chúng thường xuyên, đặc biệt là để ghi chép riêng tư hoặc bí mật. Các kiểu chữ rune của họ được đại diện bằng chữ rune kiểu Anh mà ngày nay không còn mấy người biết đến. Nếu đem đối chiếu các chữ rune trên tấm bản đồ của Thror với những mã hóa của chúng trong chữ viết hiện đại (các trang 20 và 50) theo tiếng Anh hiện đại thì có thể phát hiện ra bảng chữ cái của nó và có thể đọc được cái tiêu đề bằng chữ rune ở phía trên. Trên tấm bản đồ đó người ta tìm được tất cả các chữ rune bình thường, trừ chữ ru chữ ψ dùng cho X. I và U được dùng cho J và V. Không có chữ rune nào dùng cho Q (hãy dùng CW); cũng không có chữ nào dùng cho Z (chữ rune của giống người lùn có thể được sử dụng nếu cần thiết). Tuy vậy, người ta sẽ phát hiện ra là vài chữ rune đơn có thể thay cho hai chữ cái hiện đại: th, ng, ee; vài chữ rune cùng loại ( là ea và là st) đôi khi cũng được dùng. Cánh cửa bí mật được đánh dấu D . Ở cạnh đó có một bàn tay chỉ vào dấu hiệu này, và bên dưới bàn tay có viết:

Hai chữ rune cuối cùng là những chữ đầu của các từ Thror và Thrain. Các chữ rune ánh trăng mà Elrond đã đọc là:

Trên tấm bản đồ, các điểm chỉ hướng của la bàn được đánh dấu bằng chữ rune, với phương Đông ở trên cùng, như thường lệ ở các bản đồ của giống người lùn, và được đọc theo chiều kim đồng hồ: Đông, Nam, Tây, Bắc.

Chú thích

1. Người lùn.

2. Lý do sử dụng những từ này được nêu trong chương III. [Chú thích trong nguyên bản, tất cả những chú thích khác nếu không có ghi chú gì them đều là của người dịch].

3. Yêu tinh và yêu quái.

4. Loại ký tự cổ của một số dân tộc Bắc Âu vào khoảng thế kỷ II, được khắc lên đá, gỗ và kim loại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.