48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực

Chú giải



[1] Ở đây cụm từ „trò chơi quyền lực“ được diễn tả như một ý niệm „chạy đua quyền lực“ hoặc „tranh giành ảnh hưởng“.

[2] Ở đây ý niệm „triều thần“ được dùng chung cho tất cả những ai đang mưu cầu quyền lực, cho dù đó là quần thần thật sự của triều đình xưa kia, hoặc là những kẻ hiện nay đang dùng mưu đồ và kế chước để tranh giành ảnh hưởng, để chạy đua quyền lực.

[3] Đây là sự tích „Chén rượu tước binh quyền“. (CT của BTV)

[4] Đây là „Không thành kế“ của Gia Cát Lượng ở thành Dương Bình. (CT của BTV)

[5] Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài (1186-1241) là con trai thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết thì kế vị làm Nguyên Thái Tông (1229). (CT của NXB)

[6] Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc vào năm 221. Năm 209 TCN Tần Thủy Hoàng chết. Con là Tần Nhị đế lên ngôi. Năm 209 TCN thì Trần Thắng (?-208 TCN) và Ngô Quảng (?-208 TCN) khởi nghĩa chống Tần. Sau khi Trần Thắng chết thì Phạm Tăng hiến kế cho Hạng Lương (chú Hạng Vũ) lập tôn thất của Sở tên là Hùng Tâm làm Sở Hoài Vương (ông này là cháu ruột của Sở Hoài Vương thật – người đã cách chức Khuất Nguyên) để tập họp quần chúng. Hạng Vũ tự phong là Tây Sở Bá Vương, còn Lưu Bang tự phong là Hán Vương; đây là hai đạo quân chủ lực trong việc lật đổ vương triều Tần (CT của NXB).

[7] Năm 690, Võ Tắc Thiên phế Đường lập Chu, nhưng đến năm 705 bị Trương Giản đảo chính, đứa con trai thứ 3 của Võ Tắc Thiên là Lý Hiển (656-710) lên làm vua, hiệu là Đường Trung Tông, kết thúc nhà Chu của Võ Tắc Thiên. (CT của NXB).

[8] Sự kiện Tây An: khi Nhật xâm lăng Trung Quốc thì Tưởng vẫn thực hiện chính sách “Muốn đối phó với bên ngoài thì trước hết phải ổn định bên trong”, cho nên phái Trương Học Lương đi diệt Cộng sản, nhưng Trương Học Lương lại muốn đem quân đi đánh quân xâm lược trước, do đó đã bắt cóc Tưởng khi Tưởng đến Tây An thị sát, tạo nên sự biến Tây An vào ngày 12-4-1936, Trương ra điều kiện là Tưởng phải cùng bắt tay hòa hoãn với Cộng sản thì mới được tha mạng, đây cũng là ý kiến của đa số quần chúng, nên sau khi được thả ra, Tưởng buộc phải hợp tác với Mao cùng kháng Nhật:

Ý tác giả nói là Tưởng quên nguyên tắc nhổ cỏ tận gốc là chưa đúng. (CT của NXB).

[9] Vua đầu tiên của Trung Quốc là Hoàng Đế (hiện còn mộ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) sống vào thế kỷ 26 TCN, trước cả vua Nghiêu, Thuấn. (CT của NXB)

[10] Xem “Sự biến Tây An”. Thật ra thì Mao chủ trương giết Tưởng, nhưng Stalin ra lệnh thả để Trung Quốc đoàn kết chống Nhật, chứ Trung Quốc mà nội chiến thì Nhật sẽ ngư ông đắc lợi. Mao có cái nhìn ở tầm trong nước, Stalin có cái nhìn tầm thế giới (CT của BTV).

[11] Theo Trung Quốc thì Cách mạng Văn hóa diễn ra từ 1966-1976 (sau khi Mao chết). Một vài giới cho Lâm Bưu có những hành động làm cho Mao cảm thấy ảnh hưởng đến uy quyền của mình nên hai người mâu thuẫn. (CT của BTV)

[12] Ngô Khởi là đại tướng nước Ngụy thời Chiến quốc

[13] Tưởng Giới Thạch tốt nghiệp tại học viện quân sự Nhật Bản, sau đó tu nghiệp quân sự tại Đức. (CT của NXB)

[14] Cờ vây có 19 đạo, 361 điểm giao nhau. Quân đen đi trước. Có từ thời Chiến quốc, đời Đường truyền sang Nhật, thế kỷ 19 truyền sang Châu Âu. Là cờ truyền thống của Trung Quốc. (CT của NXB)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.