Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải
CHƯƠNG II NGÔI NHÀ VỚI NGOẠI HÌNH TỐT VÀ KHÔNG TỐT
Chương này sẽ cung cấp cho ta những nhận biết về các điều tốt và không tốt của một căn nhà ta ở trong quan hệ với môi trường bên ngoài (các tác nhân lân cận) cũng như chính kiến trúc ngoại hình của căn nhà đó.
CÁC TÁC NHÂN TỐT CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI CĂN NHÀ
Sau lưng nhà có núi, đồi, gò, đống cao và sạch là “cát trạch” một ngôi nhà ở sẽ có nhiều điều tốt lành. Đây là thế dựa vững mạnh. Nó cản khí tốt, không tuột đi; lưu giữ tiền của và các điềm lành. Ở ngôi nhà này, ta sẽ có tiềm lực kinh tế khá, con người thanh nhã, khỏe mạnh, vững vàng, bình ổn.
Nhà ở cùng trên một khu đất bằng phẳng với các nhà lân cận là một căn nhà có nhiều điều tốt
Chủ nhân sống trong căn nhà này sẽ được vạn sự như ý: đời sống thịnh vượng.
Ta cũng cần lưu tâm rằng: bằng phẳng nhưng là một khu đất “liền thổ”. Nó không được tạo bớt sự san lấp ao, hồ, hốc, lỗ chỗ mà có.
Sự bằng phẳng nhân tạo này lại phải đợi một thời gian dài nữa các mạch đất mới yên vị, “long mạch” mới thuận dòng… Hãy hiểu rằng một thửa đất của trái đất này cũng giống như một miếng thịt hay một vùng da trên cơ thể sinh vật.
Nó có các “thớ”, “mạch máu”, các đường “kinh, lạc” v.v… có sự ổn định mới lành mạnh. Sự không ổn định do chắp vá thì không “đẹp” ngay được.
Nhà ở có ao nước (nhân tạo hay thiên tạo đều được) nằm ở vị trí cung Thìn, Tỵ tức ở hướng Đông Nam – phía trái của hướng khí hay phía phải của hướng nhà (hướng lưng nhà) là thế nhà đẹp, lành, may mắn).
nhà này, chủ nhân sẽ sinh con cái thông minh, gia đình thịnh vượng.
Như thế nhà này chỉ có hướng nhà là cung Dần, Sửu. Hay “hướng khí” mặt tiền là Tây Nam. Hướng này theo thuyết phong thủy chỉ hợp các tuổi có quẻ
“Khôn” theo Bát Cẩm Trạch (tám hướng tốt xấu) hay “hướng khí tổng hợp”, ví dụ nam sinh các năm 1941, 1944, 1950… 1999, 2004, 2007… Và nữ sinh các năm 1962, 1971…
(Tham khảo ở 2 bảng hướng khí tổng hợp ở phần sau)
Nhà ở gần các khu hành chính, trường học, công viên là “Cát trạch” (là một ngôi nhà may mắn, tốt lành).
trong ngôi nhà này sẽ suốt đời no đủ, tinh thần thoải mái, an lành, bình ổn trong sinh hoạt.
5. Nhà ở có bốn phía thoáng rộng là ngôi nhà tốt lành trong ngôi nhà này, ta luôn khỏe mạnh, tâm hồn thiện lương; kinh tế no đủ.
Xung quanh nhà có thịnh vượng, con người vô tư vườn cây xanh tốt là ngôi nhà hạnh phúc và lự, con đông cháu đàn.
II. NHỮNG NGÔI NHÀ CÓ HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC TỐT LÀNH
Nhà bên trái ngắn và bên phải dài (căn cứ theo hướng khí – hướng mặt tiền) là ngôi nhà tốt lành.
Như vậy theo hình thể, khối nhà có hình chữ L (hay hình giầy cao cổ) nó có thể gồm hai khối ghép vào có dạng một khối ngắn bên trái và một khối dài ở bên phải. Nếu ta nhìn vào từ mặt tiền thì phía dài ở bên tay phải, phía ngắn ở phía phải.
ngôi nhà này hạnh phúc, tiền bạc phong phú, con cái đông vui, danh vọng và học hành thành đạt.
Nhà mà phía sau (lưng nhà) ở cung vị “Sửu” hay ở cung “Dần” trống; thiếu (ngắn hụt đi) là một ngôi nhà đem lại, cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.
Ngôi nhà mà phía sau nhà (Đông – Nam) bị khuyết (trống) ở cung vị “Thìn” hay “Tỵ”, nghĩa là nhà có hướng khí Tây – Bắc là một ngôi nhà tốt lành.
Hình thể nhà mặt tiền hẹp hơn phía sau nhà theo cách nói của phong thủy là cái túi đựng tiền. Ở ngôi nhà này sẽ giàu có, yên ổn, con người sống ở nhà này sẽ hoạt bát luôn luôn thoải mái, hạnh phúc gia đình tốt đẹp.
*Các ngôi nhà theo hướng núi ở thế Thanh Long*
III. NHỮNG TÁC NHÂN XẤU CỦA NGOẠI CẢNH TỚI NGÔI NHÀ
Các tác nhân ngoại cảnh tới ngôi nhà gồm nhiều khía cạnh ví dụ như môi trường, cảnh quan, các nhà lân cận, đường xá, các địa hình tự nhiên và nhân tạo.
1. Về môi trường xấu
Nhà ở mà xung quanh có nước tù đọng, là một nơi ở hay sinh bệnh tật, ốm đau và nghèo túng. Nơi ở vượng khí âm thường ẩm lạnh. Theo quan niệm phong thủy với triết lý Âm Dương – Ngũ Hành, ngôi nhà này có “Âm Dương bất túc”. Ngũ Hành khắc kỵ (Thủy bao Thổ) nên rất không hay.
Nhà ở mà nằm ở giữa chợ hay sát chợ là ngôi nhà không an lành.
nơi đây suốt ngày nhộn nhạo, không khí bị ô nhiễm; tâm thần bất định; tật bệnh khó tránh; kẻ ngó người dòm.
Nhà ở cạnh bến đò, bến phà cũng là đất dữ “lục súc” theo phong thủy là không tốt cho việc xây dựng nhà ở.
2. Về cảnh quan xấu
a. Nhà ở có ngôi nhà hoang hay bãi tha ma ở phía trước là độc. Ở nhà này, chủ nhân luôn bồn chồn, buồn nản, bi quan sẽ sinh bệnh tật nên dễ mắc tai họa xấu.
b. Nhà ở đơn độc giữa một cánh rừng là hung trạch.
Đây là nhà nặng âm khí, thiên khí và địa khí không hài hòa, thiên lệch ta nên tâm thái của con người lãnh cảm (vô cảm).
Nhà ở có vòi phun nước ở cung “Ngọ” (phương chính Nam) nên gọi là “Thủy Hỏa không dung hợp”. Theo phong thủy vòi nước hay dòng nước phun chảy càng mạnh càng xấu.
nhà này con người sẽ lực bất tòng tâm mọi nhẽ. Họ gặp vận xấu, không thể thành công.
d. Trước nhà ở có một con đường chạy vào giữa và hai bên đường đều có ao, hồ là đất dữ. Ở đây sẽ có chuyện tự sát hay bỏ quê quán kiếm sống; hoặc bị thương vong, thủy nạn bất ngờ.
Trường hợp này con đường ở sang một trong hai bên nhà thì không tai hại mấy.
e. Sau nhà có dòng nước chảy lung tung hay đường ngõ lung tung thì bần cùng, khổ sở, anh em nội ngoại bất hòa, vợ con ly tán.
Nhà ở có giếng nước, hố sâu ở gần bất cứ là ở phía nào (trước, sau, phải, trái) đều bất lợi. Ở nơi này kinh tế khó khăn, dễ gặp tai họa.
Trước nhà có cây to, rỗng ruột, theo phong thủy chủ nhân bị tán tài, “của cải đội nón ra đi”, dễ gây tai họa đến tính mạng.
– Trường hợp cây to không tán lá, cao vút thẳng cũng có điềm xấu tương tự.
Nhà gần bãi rác sẽ làm chủ nhân mừng giận thất thường; ý chí của họ bạc nhược, kém cỏi do môi trường không khí bị ô nhiễm. Con người sống trong ngôi nhà này luôn ở trạng thái bất mãn.
3. Về các nhà lân cận
Phía trước cổng nhà chỉ có một nhà đơn độc trơ trọi là xấu. Ở nhà này kiếm sống khó khăn; nữ giới bị cô quả. Và mọi người trong nhà mưu việc gì cũng không thành.
Cổng nhà phía trước đối diện với cổng của nhà mình sẽ bất ổn. Một trong hai nhà sẽ bị triệt bại, khó khăn, luôn bị soi mói, ganh tị.
Góc tường nhà phía trước chĩa thẳng vào nhà cũng không tốt. Mọi sinh hoạt luôn bị rối loạn; gia đình luôn bất ổn. Góc tường nhọn giống như một mũi tên nhọn chọc vào nhà. Theo phong thủy đó là hung khí.
Hướng khí của các nhà này bị ống khói nhà máy phá vỡ.
d. Nhà phía bên cạnh quá cao, nhất là cả hai bên đều là nhà cao hơn nhiều chiều cao của nhà mình (gấp rưỡi hay hơn) sẽ gây bức hại, mất an toàn.
Đối diện với nhà ở là nơi thờ cúng (miếu, tháp, đền, đình, phủ, chùa, am…) đều không lợi. Âm khí nặng nề, u ám, buồn lặng.
nhà này, con người sẽ bất an…
f. Phía trước nhà có một ngôi nhà bỏ hoang là không hay. Của cải hao tán, dễ gặp tai họa.
g. Bên cạnh nhà là công xưởng, cơ khí, nhà máy hóa chất, sản xuất sắt thép, măng nó sẽ đem đến bệnh tật do tiếng ồn, không khí ô nhiễm, đoản mệnh; tài sản bị phá tán, cuộc sống sẽ ảm đạm và mất an toàn, tâm trạng luôn căng thẳng. Những loại hình sản xuất này làm tiêu tan sinh khí trong vùng lân cận, điềm hung hãm rình rập đêm ngày.
Nhà phía trước có tháp nhọn sẽ tạo cảm giác luôn đe dọa sự an bình. Ở trong nhà này lâu ta sẽ bị ức chế về tâm lý. Cuộc sống luôn nơm nớp sợ sệt, lo âu.
i. Nhà bên cạnh to lớn gấp đôi và vừa lấn át phía mặt tiền sẽ gây tâm lý yếu thế, cho mình.
Hai nhà có góc đối chọi nhau theo phong thủy quan niệm sẽ gây cãi cọ hoặc kiện cáo nhau thường xuyên.
Sự sung đối của hai góc nhọn là điềm hung hãm, khó hòa đồng. Song với cách này ta sẽ dùng phép phong thủy để sửa chữa. (sẽ đề cập ở phần khắc chế bằng phép phong thủy).
4. Về ảnh hưởng của đường lộ
Đường lộ gồm đường xá, đường phố, xa lộ, ngõ, ngách… Chúng đều có ảnh hưởng lớn tới đời sống con người, tới gia trạch. Đương nhiên có con đường mang phúc, có con đường mang họa tùy thuộc vào vị trí con đường đối với gia trạch.
Ngày nay, đường phố trong thành phố xét theo nghĩa phong thủy còn là tượng trưng cho dòng chảy của nước. Nó có giá trị như dòng sông, suối… Nó thể hiện thất thường như khi trời mưa. Nó cũng mang tính thường xuyên. Đó là nơi tàng chứa các dòng chảy của nước sạch theo hệ thống ống cấp nước. Và dòng chảy liên tục của hệ thống cống thoát nước thải.
Sự chuyển vận của dòng nước sinh ra “khí lực” tác động vào môi trường.
Trong đó con người sống bị ảnh hưởng bởi các dòng “khí lực” vô hình đó.
Đường lộ hung hãn nhất là đường lộ nhằm thẳng vào nhà. Nó như một mũi tên bắn thẳng. Một thứ sát khí vô hình luôn ám thị những người sống trong ngôi nhà đó.
Đường lộ (kể cả ngõ, ngách…) mà bị cụt thì những nhà ở gần thì không tốt, nếu đối diện sẽ không tốt
Cổng nhà nhìn ngay ra ngã tư đường là hung, xấu.
Phía sau nhà có ngõ, ngách lung tung là điềm xấu.
Nhà sát sạt đường lớn là hung trạch. Làm cho tâm trạng những người sống ở nơi này luôn lo lắng không được an toàn.
e. Trước nhà có các con đường bắt chéo nhau. Ở trong nhà này ta thường hay do dự “tiến thoái lưỡng nan” trong mọi công việc nên tay trắng cả đời.
g. Phía sau nhà xa xa có đường lớn, phía trước lại có gò, đống là điềm xấu.
h. Bốn phía nhà đều có giao lộ thì cực kỳ hung hại.
Các ngôi nhà lân cận gây ảnh hưởng xấu cho nhau. H.1, 2, .3, 4, 5, 6, 7
i. Phía trái nhà có đường lớn, phố rộng (tính theo hướng khí, không tính hướng nhà), đó là điềm trước giầu, sau nghèo (“tiền cát hậu hung”).
5. Ảnh hưởng xấu của địa hình đến gia đình
Địa hình là tự nhiên hay nhân tạo chúng đều có thể gây tác hại xấu cho các nhà ở trong địa hình đó.
a. Nhà ở thế đất hai bên thấp dần và phía sau cao lên là điềm xấu.
b. Trước, sau nhà đều có núi án ngự hay có nhà cao quá cũng vậy. Đó là điềm không tốt.
Bốn xung quanh nhà là những ruộng dâu. Đó là điềm họa đều khó chống đỡ; nhà thường bị tấn công của ác nhân.
Ở phía Đông nhà (phía trái nhà) có núi cao lớn. thường gây tai họa do mưa lũ mang lại.
Phía Tây nhà có ao hồ (tính hướng khí – mặt tiền nhìn ra). Người sống ở đây dễ cảm thấy buồn khổ, bi quan.
e. Nhà ở thấp hơn mặt đường (đường cao hơn cho dù không sát mặt), gia quyết không phát triển được, hay bị nước mưa tràn vào gây ô nhiễm…
g. Nhà gần cầu dễ gặp tranh chấp, hay xảy ra tai nạn.
IV. HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC NHÀ KHÔNG LỢI CHO GIA CHỦ
Hình khối kiến trúc của ngôi nhà có ảnh hưởng lớn đến thu nạp sinh khí và thải độc khí. Hãy tưởng tượng các dòng khí chuyển vận cũng như dòng nước chuyển dịch. Nếu chúng bị cản tắc sẽ khó chuyển dịch. Theo phép phong thủy nhà được xây dựng hợp cách sẽ có lợi. Nó được xây dựng không hài hòa hình khối. Không hợp “hướng khí” và sự chuyển vận của các luồng khí sẽ gây tác hại tới con người sống trong ngôi nhà đó.
Một ngôi nhà được xây dựng mà ở phía trái nhà (nhìn vào từ hướng mặt tiền hướng khí) dài hơn phía phải. Nhà như vậy thì người ở sẽ khó xử sự mọi nhẽ.
Nhà xây dựng có dáng “thót hậu” (dáng trước rộng sau nhỏ dần). Ở trong nhà này ta sẽ không an toàn. Nếu độ thót càng lớn thì càng xấu.
Nhà “thót hậu” khác với nhà có một phần vuông vức phía sau nhô ra. Đó là phần thêm. Phần này được gọi là phần phụ, khi chiều dài của nó bằng hay nhỏ hơn 1/3 chiều rộng nhà. Phần này nằm vào một trong 8 cung “bát quái đặc tính gia trạch” sẽ làm cung đó đẹp thêm.
Ví dụ, ở cung hạnh phúc hôn nhân hay cung của cải… thì cung đó sẽ phát triển tốt hơn nhiều.
Nhà xây dựng thuôn vuốt bé dần từ đầu đến cuối nhà. Nhà được xây như vậy mới gọi là nhà có dáng “thót hậu” hay “vuốt đuôi chuột”.
Mái nhà xây dựng bị nghiêng lệch về phía trái hay phải nhà (hướng khí). Ở trong nhà này cũng không tốt. Vì vậy khi xây dựng nhà ta cần chú ý mái phải cân bằng, ngang bằng không kể đến mái bằng láng mặt thoai thoải để thoát nước mưa.
Tường bao quanh nhà bị xây nghiêng đổ về phía bên trong. Ta cần xây sửa lại ngay; phá bỏ xây lại ngay.
Nhà hư hỏng nghiêng về phía bên trái nhà là điềm báo sẽ có điềm xấu phát sinh. Muốn tránh ta phải mau sửa chữa.
Mái nhà mọc rêu màu trắng là điềm xấu.
Mái ngói bị nát vỡ (cả nhà mái bằng) là điềm xấu. Mái lở rơi xuống nền, mọi người trong nhà không an toàn, chủ nhân gặp họa.
Theo phong thủy và dịch lý là “xung thiên dĩ quái” (lộ thiên sẽ gặp điều tác hại). Ta muốn tránh, phải sửa chữa gấp.
Cầu thang sụt, lở (cả cầu thang ở chung cư) là điềm xấu, giao đạo không tốt.
Những nhà ở cạnh sườn núi mà được xây dựng có hình khối thiếu hụt bất cứ phía nào; gia đình cũng đều sẽ gặp hung họa.
V. NHẬN ĐỊNH CHUNG
Tóm lại nhà được xây dựng ở những nơi “đất dữ” thì không nên ở lâu dài. Nó sẽ tác hại đến con cháu.
Nhà xây không đúng cách cần phải dùng phép phong thủy để khắc chế (phần này sẽ cung cấp sau).
Những hư hỏng của nhà cần được sửa chữa ngay.
Những tác động xấu của bên ngoài cần được khắc phục nếu có thể. Nếu không thể ta chỉ dành làm nơi sản xuất, kinh doanh, không nên làm nơi ở.
Khi đi tìm một thửa đất để xây dựng một công trình nào đó, ta cần có kiến thức phong thủy tối thiểu để khảo sát thăm dò trước, hoặc ta cần có sự tư vấn của nhà phong thủy.
Nếu thửa đất có các khiếm khuyết đã nêu trên thì tốt nhất cần tránh đừng khiêm cưỡng mua dùng. Và nếu thấy điều kiện không cho phép, ta tìm các phương pháp khắc chế theo các phép phong thủy. Các phương pháp sửa chữa không hữu dụng ta không làm nhà ở hay nơi phát triển kinh tế.
Xây nhà ta cần tham khảo các phép phong thủy và nhà kiến trúc để tránh những sai lầm “hướng khí” hay thiếu ánh sáng, không khí, hình khối và bối cảnh v.v…
Cây cối tạo thế phong thủy tốt, xấu
Thế tốt gồm các hình: 1, 2, 3, 4, 6, 8
– Thế không tốt gồm các hình: 5, 7
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.