Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG V ĐỘNG THỔ VÀ SỬA CHỮA THEO QUAN ĐIỂM PHONG THỦY



NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI XÂY CẤT MỘT CÔNG TRÌNH

Xây cất một công trình dù to, dù nhỏ, ta cũng cần hết sức trân trọng. Sau khi đã có được địa điểm, ta cần có bản thiết kế tổng thể và bản thiết kế thi công. Ở đây, ta không bàn tới vấn đề kỹ thuật, ta chỉ quan tâm đến ý nghĩa phong thủy của công trình. Về ý nghĩa phong thủy, bản thiết kế cần tôn trọng các yêu cầu phong thủy đặt ra. Nếu khi thi công, ta phải thay đổi một chi tiết nào đó, ta cũng cần nghĩ ngay đến vấn đề phong thủy có bị xâm hại hay bị phá hỏng hay không? Nếu việc thay đổi cấu trúc làm ảnh hưởng đến phong thủy ta cần nghĩ ngay đến các giải pháp sửa chữa cho nó.

Ví dụ: ta phải thay đổi cửa cầu thang từ hướng này sang hướng khác; ta thay cầu thang đặc sang cầu thang rỗng. Nếu cầu thang rỗng ở dưới, ta cần nghĩ ngay tới phải dành chỗ để một bệ ở dưới gầm cầu thang, để ta có thể đạt được một chậu cây cảnh sau này, nhằm sửa chữa việc dẫn khí lên các tầng trên v.v…

Xây cất một công trình cần được xem ngày giờ động thổ công trình đó

Ngày, tháng động thổ phải phù hợp với tuổi chủ nhân của công trình (nhà ở, văn phòng, công sở, xí nghiệp, nhà máy v.v…).

Bởi vì tháng này việc xây dựng hợp với người này mà lại không hợp với người khác.

3. Năm xây dựng

Năm xây dựng là năm mà tuổi ông chủ có thể xây dựng được. Ta thường tránh các “năm Kim Lâu”: 1, 3, 6, 8. Từ xưa tới nay dân gian thường truyền miệng rằng: “Một ba sáu tám Kim Lâu, làm nhà, cưới vợ, tậu trâu xin đừng” để nói lên vào các tuổi đó thì không nên làm ba việc lớn đó. “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà, trong ba việc ấy đều là việc to” ta cần nhớ kỹ.

Đó là năm mà tuổi của chủ cơ sở theo đồ hình Lạc thư rơi vào các khung 1, 3, 6, 8 (sẽ hướng dẫn ở phần sau).

Ông chủ đang ở các tuổi ấy thì chính tay ông chủ không nên động thổ xây dựng công trình được, vì đang ở vào tuổi Kim Lâu.

Phương pháp khắc phục vấn đề này được người dân áp dụng là mượn tuổi. Nghĩa là nhờ người “được tuổi làm nhà” (theo Thông thư – một thứ lịch của Hồng Kông xuất bản hàng năm có bán khắp các nước Á Đông) để động thổ hộ và thực hiện các việc chủ yếu khác nữa như cất nóc hay đổ trần v.v… Sau khi đã khánh thành công trình chủ nhà lại phải làm lễ để mua lại.

II. CÁCH TÍNH TUỔI ĐỂ LÀM NHÀ VÀ CÁC VIỆC ĐẠI SỰ

Làm một cơ sở nào đó như nhà ở, văn phòng, nhà máy v.v… là một việc rất lớn của một người, của mỗi gia đình.

Bởi vậy, trước khi thực hiện, nhân dân ta thường phải xem liệu người chủ sự có được “tuổi làm nhà” phải là người không phạm vào một trong ba điều cấm kỵ sau: Kim Lâu, Hoàng Ốc và Tam Tai (theo quan niệm thành kinh nghiệm từ xưa).

1. Các năm phạm tuổi tam tai được tính như sau

Tuổi tam tai được gộp vào các tuổi “Tam hợp” cụ thể:

Thân, Tý, Thìn – nghĩa là những người tuổi Thân, tuổi Tý và tuổi Thìn sẽ phạm tam tai ở những năm Dần, năm Mão và năm Thìn.

Nghĩa là ba tuổi tam hợp trên sẽ không được tự tay động thổ làm nhà (hay mua nhà) vào các năm: Dần, Mão và Thìn.

Ba tuổi tam hợp: Dần, Ngọ, Tuất sẽ phạm tam tai vào các năm: Thân, năm Dậu và năm Tuất nên không có “tuổi làm nhà”.

Ba tuổi tam hợp: Hợi, Mão, Mùi sẽ phạm tam tai vào các năm Tỵ, năm Ngọ, năm Mùi, nên không có “tuổi làm nhà”.

Ba tuổi tam hợp: Tỵ, Dậu, Sửu sẽ phạm tam tai vào các năm Hợi, năm Tý, năm Sửu, nên không có “tuổi làm nhà”.

2. Cách tính tuổi Hoang ốc – tuổi kị làm nhà

a. Một cách tính đơn giản là theo vòng bảng sau:

– Quy tắc tính Hoang ốc theo bảng trên như sau:

Bắt đầu 10 tuổi từ cung Nhất Cát (1); 20 tuổi bắt đầu từ cung Nhị Nghi (2); tuổi bắt đầu từ cung Tam Địa Sát (3); 40 tuổi bắt đầu từ cung Tứ Tấn Tài (4); 50 tuổi bắt đầu từ cung Ngũ Thọ Tử (5); 60 tuổi bắt đầu từ cung Hoang ốc (6). Ta cứ tính tiếp theo chiều kim đồng hồ cho đến tuổi hiện là tuổi của ta bị rơi vào cung nào. Ta xem ý nghĩa của cung đó. Nếu tuổi ta rơi 3 Tam Địa Sát (30) 4 Tứ Tấn Tài (40) 2 Nhị Nghi (20) 5 Ngũ Thọ Tử (50) 1 Nhất Cát (10) 6 Lục Hoang ốc (60) vào 3 cung: “Tam Địa Sát”; “Ngũ Thọ Tử” và “Lục Hoang ốc” là ta bị phạm Hoang ốc. Ta không được tự động thổ.

Nếu tính tuổi hiện thời mà rơi vào ba cung còn lại là: Nhất Cát (1); Nghị Nghi (2) và Tứ Cấu Tài (4) thì ta không phạm vào Hoang ốc.

Ví dụ: Một người 24 tuổi muốn làm nhà (hay mua nhà) xem có phạm Hoang ốc không, ta tính như sau: ta bắt đầu từ Nhị Nghi 20 tuổi tính tiếp theo chiều kim đồng hồ đến “Tam Địa Sát” là 21, tiếp 22 ở “Tứ Tấn Tài”; 23 ở “Ngũ Thọ Tử” và tiếp 24 tuổi của người này rơi vào “Lục Hoang ốc”. Như vậy người tuổi này phạm vào Hoang ốc. Người này không được “tuổi làm nhà”. b. Lưu ý

Tuổi được tính ở đây là theo tuổi Âm, tức tính cả tuổi Mụ. Cụ thể tuổi năm dương là 23 song theo tuổi mụ là 24. Từ ví dụ trên, người có tuổi 24 thì năm sau lại được “tuổi làm nhà” (Nhất Cát) lúc 25 tuổi.

c. Các tuổi phạm Hoang ốc (gồm Đại Sát, Thọ Tử, Hoang ốc)

Cần tránh động thổ làm nhà cụ thể các tuổi tính sẵn sau: 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 71, 72, 75, 77, 78.

Về quan điểm nhân sinh, ta nên làm nhà ở khoảng tuổi 19 đến dưới 50 tuổi. Không nên quá trẻ hay quá già.

3. Các tuổi phạm Kim Lâu

Tuổi phạm Kim Lâu là phức tạp, khi ta đi vào chi tiết. Cụ thể ta dùng “đồ hình Lạc Thư” để tính. Nếu tuổi ta cần xem mà rơi vào các khung: 1. Khảm; 3. Chấn; 6. Càn và 8. Cấn là phạm. Song tính theo “đồ hình lạc thư” rất rích rắc. Để biết được tuổi nào thuộc “Kim Lâu Thân” (1); “Kim Lâu Thế” (3); “Kim Lâu Tử Tức” (6), “Lâu lục súc” (8). Đó là bốn tuổi Kim Lâu xấu nhất: hại mình, hại vợ, hại con cái. Nếu ta làm nhà phạm các tuổi này, Kim Lâu cuối cùng là “Kim Lâu Lục Súc” (8). Nếu ta là nhà mà vào tuổi này thì súc vật trong nhà sẽ bị hao tổn. Tuy nhiên đây là Kim Lâu nhẹ. Xin giới thiệu “đồ hình lạc thư” dùng để tính tuổi Kim Lâu.

Quy tắc tính lạc đồ đi theo chiều mũi tên liền. Bắt đầu từ các mốc 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80.

Ví dụ tính xem 33 tuổi có phạm Kim Lâu không ta 40 90 20 30 50 70 80 10 60 40 31 Kim lâu 3. Vợ 30 8. Kim lâu gia súc Kim lâu 1. Mình 33 Kim lâu 6. Con cái khởi đầu ở ô 30 tuổi đi theo chiều mũi tên liền đến 31 ô ở 40; đi tiếp theo chiều mũi tên từ ô 40 xuống ô 50, là 32 tuổi; đi tiếp đến ô 60 rơi vào “khung Càn” – Kim Lâu con cái là 33 tuổi (H2). Vậy 33 tuổi phạm Kim Lâu nặng. Nếu ở tuổi này mà động thổ thì con cái sẽ bị hại.

Song nếu tính theo “đồ hình Lạc Thư” thì ta thấy sẽ có nhiều tuổi phạm vào Kim Lâu. Ví dụ 21 tuổi phạm Kim Lâu vợ, đến 25 lại phạm Kim Lâu gia súc.

Vậy với quy tắc tính theo “đồ hình Lạc Thư” ta có một loạt tuổi phạm Kim Lâu cụ thể:

19, 21, 23, 26, 28, 30, 33, 36, 38, 41, 43, 45, 47, 51, 53, 55, 57, 60, 63, 66, 68, 71, 73, 75, 77.

4. Vì vậy dùng phương pháp lấy tuổi Âm

Của ta chia cho 9, số dư chính là 1 trong 4 Kim Lâu (“Tứ Kim Lâu”) nặng nhất mà thôi: Kim Lâu mình (“Kim Lâu thân”). Kim Lâu vợ (“Kim Lâu thê”).

Kim Lâu con cái (“Kim lâu tử tức”) và Kim Lâu gia súc (“Kim Lâu lục súc”).

Cách này ta luôn có số dư rơi vào 4 khung: Khảm, Chấn, Càn, Cấn tức 1, 3, 6 và 8.

Do đó nhân dân lấy đó làm cách tính tuổi phạm Kim Lâu để kiêng động thổ (Kim Lâu là câu chuyện “Ông Kim Lâu” theo truyền thuyết Trung Hoa. Nếu muốn rõ thêm, về điển tích Kim Lâu, bạn đọc có thể tham khảo ở Thông Thư).

Tuổi phạm Kim Lâu rất nặng. Tuổi này không chỉ kiêng động thổ vào các việc lớn như: làm nhà, xây phần mộ, đào giếng mà còn kiêng làm các việc lớn khác như: xây dựng gia đình, mua các đại sản, vật. Bởi vậy dân gian mới có câu phú để dễ nhớ rằng: “một, ba, sáu, tám Kim Lâu, làm nhà, cưới vợ, tậu trâu xin đừng”. Nghĩa là các tuổi chia cho 9 mà có số dư là 1, 3, 6 và 8 là phạm Kim Lâu.

Trong bốn Kim Lâu (tứ Kim Lâu) thì ba Kim Lâu 1, 3, 6 là nặng. Tức ta cần lưu ý khi rơi vào các khung Khảm, Chấn và Càn.

Nếu trừ hết các tuổi vào ba điều kỵ: Tam Tai, Hoang ốc và Kim Lâu thì ta chỉ còn các “tuổi làm nhà” cụ thể là: 20, 22, 34, 35, 37, 40, 44, 46, 49, 52, 58, 59, 61, 62, 64, 67, 68, 70, 73, 76 (tuổi âm lịch).

Bắt đầu từ 19 tuổi mới có “căn làm nhà” song 19 tuổi lại phạm “Kim Lâu Thân” – một Kim Lâu nặng rồi.

Ta trừ cả ba điều kỵ thì cả đời một con người chỉ còn lại 17 năm có thể động thổ hay làm các việc đại sự. Như vậy, theo quan niệm nhân sinh, tuổi làm các việc lớn chỉ nên từ 20 đến 65 tuổi là tốt, và nếu làm nhà thì đẹp nhất là từ tuổi 34 đến 44 tuổi. Đây là 10 tuổi sung sức nhất của con người.

5. Cuộc sống có nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.

Nếu ta cứ phải chờ cho được “tuổi làm nhà”, mua nhà thì phải bỏ lỡ cơ hộ. Vì vậy người dân chỉ kiêng Kim Lâu và đôi khi cả Hoang Ốc mà thôi.

Như vậy, việc được “tuổi làm nhà” sẽ có khoảng tuổi rộng hơn.

Tốt hơn là khi chủ cơ sở không được “tuổi làm nhà” ta dùng tuổi con trai trưởng đứng ra động thổ nếu người này được “tuổi làm nhà” và đã ngoài 20 tuổi.

Một cách mà xưa nay dân gian vẫn làm là mượn người khác được “tuổi làm nhà” đứng ra làm hộ.

Về quy tắc tính tuổi Kim Lâu, từ lâu đã có nhiều người lầm lẫn tai hại.

Người ta nhầm các tuổi có hàng đơn vị là 1, là 3, là 6, là 8 thì phạm Kim Lâu. Sai! – Thực ra theo “đồ hình Lạc Thư” (quy tắc Kim Lâu) khi ta tính mà tuổi rơi vào các khung 1 – Khảm; 3 – Chấn; 6 – Càn và 8 – Cấn thì các tuổi ấy là phạm Kim Lâu.

Với cách tính đơn giản là đem số tuổi (tuổi Âm lịch) hiện có chia cho số 9 (Chín), số dư còn lại là các số 1, 3, 6 hay 8. Như vậy, tuổi đó mới là phạm “Kim Lâu”.

Ví dụ: một người 46 tuổi, có phạm Kim Lâu không? Ta đem 46 chia cho 9 được 5 dư 1. Như thế, tuổi 46 là phạm Kim Lâu. Trường hợp này là Kim Lâu nặng nhất “Kim Lâu Thân”. Nếu làm nhà, ông chủ sẽ nguy. Ta đừng nhầm 46 tuổi là phạm “Kim Lâu tử tức” (Kim Lâu con cái).

Cũng với cách chia, ta xem 61 tuổi có phạm Kim Lâu không? Ta lấy 61 chia cho 9 được 6 lần dư 7. Như vậy, tuổi 61 là tuổi không phạm Kim Lâu. 61 tuổi vẫn là được “tuổi làm nhà”. Nếu ta dùng cách tính theo “đồ hình lạc thư” thì 61 rõ ràng không rơi vào 4 ô “đen”. Nghĩa là nó không phạm vào một trong “Tứ Kim Lâu” (4 loại Kim Lâu).

Tuổi 45 là tuổi phạm vào “Hoang ốc” (có nhà mà không có người ở). Song tuổi này lại không phạm Kim Lâu. Ta đem 45 chia cho 9 được 5 lần số dư là 0. Nó không thuộc vào một trong 4 số dư xấu: 1, 3, 6, 8.

Như vậy, nếu ta ở tuổi 45 hay 46 thì không nên động thổ. Tuổi phạm “Kim Lâu”. Song nó lại phạm “Hoang ốc”. Tuổi không phạm Hoang ốc (46) lại phạm Kim Lâu nặng.

CÁCH TÍNH VẬN LÀM NHÀ CƯỚI XIN THEO VÒNG 9 NĂM VẬN (CỬA TRẠCH VẬN NIÊN)

Người Á Đông còn có một cách tính tuổi làm nhà và cưới vợ. Họ quan niệm phụ hệ nên chỉ tính tuổi con trai theo cửu trạch vận niên để coi tuổi làm nhà và cưới vợ. Cách tính này không quá phức tạp như “đồ hình lạc thư” để xem Kim Lâu.

1. Đồ hình 9 năm vận (đồ hình cửu vận niên)

Theo đồ hình này, người ta vận dụng dịch lý. Cụ thể dùng tám cung trong bát quái và một cung ở Trung Nguyên (quan niệm Bát quái lưỡng nghi). Vì vậy đồ hình này có tên là “Bát Cửu Trạch” (chín năm vận làm nhà theo Bát quái).

– Đồ hình “Bát Cửu Trạch”

* Cách một:

Chiều tính bắt đầu từ 10

* Cách hai:

Bắt đầu từ 20, 30, 40, 50, 60, 70 tuổi theo chiều số 1 đến 9 và tiếp theo đến đúng tuổi vào ô nào, ta xem ý nghĩa ở ô đó.

– Quy tắc tính

Ta theo chiều mũi tên đi lần lượt từ 1 đến 9 ô nếu tuổi rơi vào các ô 1: Khôn

Phúc; 2: Đoài Đức; 8: Tốn Bảo; 9: Ly Lộc là được tuổi làm nhà cưới vợ.

Nếu tuổi rơi vào 5 ô còn lại là phạm kỵ. Đó là: 3: Càn – Bại thân; 4: Khảm – Hư; 5: Trung ương – Khốc; 6: Cấn – Quỷ (vợ) và 7: Chấn – Tử Tức (con).

Vì vậy có câu phú:

Làm nhà cưới vợ xem Bát Cửu Trạch

Gặp: Phúc – Đức – Bảo – Lộc tất phú, thọ, yên; không may Bại – Hư – Khốc cùng Quỷ – Tử cố làm hại chủ ắt chẳng nên.

2. Như vậy, theo “Bát Cửu Trạch”

Ta có các tuổi trong đời (tuổi ta – mụ) tốt nhất để làm nhà và cưới vợ là:

18 – 19 – 20 – 26 – 27 – 28 – 29 – 35 – 36 – 37 – 38 – 44 – 45 – 46 – 47 – 53 – 54 – 55 – 56 – 62 – 63 – 64 – 65 – 71 – 73 – 74.

– Phân hai loại rất tốt ở các tuổi sau:

2 – Đức: 20 – 29 – 38 – 47 – 56 – 64 – 74

9 – Lộc: 18 – 27 – 36 – 45 – 54 – 63 – 72 – 81 – Và tốt ở các tuổi sau:

1 – Phúc: 19 – 28 – 37 – 46 – 55 – 64 – 73

8 – Bảo: 17 – 26 – 35 – 44 – 53 – 62 – 71

Các tuổi phạm kị không nên động thổ các việc lớn và cưới vợ. Cụ thể:

21 – 22 – 23 – 24 – 25 – 30 – 31 – 32 – 33 – 34 – 39 – 40 – 41 – 42 – 43 – 48 – 49

50 – 51 – 52 – 57 – 58 – 59 – 60 – 61 – 66 – 67 – 68 – 69 – 70.

Tỷ mỉ hơn là làm nhà cưới vợ theo Can Chi Dương và Can Chi Âm không phạm kị.

Cụ thể:

Dương Cục: 18 – 27 – 36 – 45 – 54 – 63 – 72 – 81

Âm Cục: 20 – 29 – 38 – 47 và 56

5. Nhận định

Với năm cách tính tuổi làm các việc lớn: được và không được có chỗ trùng khớp, có chỗ khác nhau. Vì vậy bạn đọc chỉ cần dùng một hay ba phương cách để tính và dùng cho đúng.

Ba cách đó là:

Cách tính Kim Lâu

Cách tính Bát Cửu Trạch

Cách tính Tam Tai

IV. THÁNG ĐỘNG THỔ LÀM NHÀ VÀ CÁC VIỆC LỚN

Sau khi được tuổi làm nhà (năm tuổi làm nhà), ta cần xem tháng nào ta khởi công được.

Để tính tháng khởi công, người ta căn cứ vào Ngũ hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ áp vào từng năm sinh để tìm mệnh của năm đó. Ví dụ người sinh năm Ất Dậu thuộc mệnh Thủy (tuyến trung Thủy); người tuổi Mậu Ngọ thuộc mệnh Hỏa (thiên thượng Hỏa); người tuổi Quý Hợi thuộc Thủy (đại hải Thủy); người tuổi Tân Dậu thuộc mệnh Mộc (thạch lựu Mộc); người tuổi Canh Tuất thuộc mệnh Kim (kiếm phong Kim); người tuổi Mậu Thân thuộc mệnh Thổ (đại dịch Thổ); v.v…

Như vậy phong thủy đề cập đến tháng khởi công là tìm sự hài hòa sinh hợp giữa tháng với tuổi. Khởi công hợp tháng sẽ thuận lợi mọi nhẽ.

Cách tìm tháng tốt theo mệnh – Mình Kim
+ Nên khởi công xây dựng các tháng sau:

Tháng 4 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 6 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 9 khởi công xây dựng sẽ tốt

+ Không nên khởi công xây dựng các tháng sau:

Tháng 1 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 2 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 3 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 5 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 10 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 11 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 12 khởi công xây dựng không tốt

– Mình thủy:

+ Tháng xây dựng có lợi gồm:

Tháng 2 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 6 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 9 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 10 khởi công xây dựng sẽ tốt

Các tháng khởi công xây dựng sẽ không tốt:

Tháng 1 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 3 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 4 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 5 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 7 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 8 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 11 khởi công xây dựng không tốt

Tháng 12 khởi công xây dựng không tốt

– Mình Mộc:

+ Tháng xây dựng có lợi gồm:

Tháng 2 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 3 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 5 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 9 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 12 khởi công xây dựng tốt

+ Các tháng khởi công xây dựng sẽ bất lợi:

Tháng 4 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 6 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 7 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 8 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 10 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 11 khởi công xây dựng sẽ không tốt

– Mình Hỏa:

+ Các tháng khởi công xây dựng sẽ có lợi

Tháng 2 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 4 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 6 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 8 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 10 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 12 khởi công xây dựng sẽ tốt

+ Các tháng khởi công xây dựng sẽ bất lợi:

Tháng 1 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 3 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 5 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 7 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 9 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 11 khởi công xây dựng sẽ không tốt

– Mình Thổ:

+ Các tháng khởi công xây dựng sẽ có lợi

Tháng 4 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 6 khởi công xây dựng sẽ tốt

Tháng 9 khởi công xây dựng sẽ tốt

+ Các tháng khởi công xây dựng sẽ bất lợi:

Tháng 1 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 2 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 3 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 5 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 7 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 8 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 10 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 11 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tháng 12 khởi công xây dựng sẽ không tốt

Tất cả những mệnh trong ngũ hành đều gắn bó mật thiết với tiết khí tháng. Vì vậy mà có sinh, khắc khác nhau: Sinh sẽ đem lợi, khắc sẽ gặp các điều không may.

V. NHỮNG NGÀY KHÔNG NÊN ĐỘNG THỔ CHO CÁC VIỆC ĐẠI SỰ: LÀM NHÀ, XÂY MỒ MẢ, ĐÀO GIẾNG

Ngày động thổ cũng rất quan trọng. Người ta cần tránh các ngày tối kỵ trong năm, trong mùa và trong tháng.

1. Các ngày động thổ nên tránh:

Ngày thổ kị

Ngày thập, ác đại bại bách sự.

Ngày sát chủ

Ngày thụ tử

Ngày Thiên Hỏa

Ngày vãng vong

Ngày xích khẩu

Còn có ngày quỷ khốc, tam nương, Thiên mọi, Hoang ốc, Bạch Hổ đại sát…

Ngày Nguyệt kị, ngày Nguyệt kị thường trong một tháng (tháng nào cũng vậy). Đó là các ngày trong tháng Âm lịch gồm ngày 5, ngày 14 và ngày 23. Song có ngày ở tháng này thì nặng (Hùng bại hơn), cũng ngày ấy, ở tháng khác thì đỡ hại hơn. Ví dụ, các ngày âm trong tháng âm lịch:

Ngày mồng năm nguy hại hơn ở các tháng: 1, 4, 7, 10.

Ngày 23 nguy hại hơn ở các tháng 3, 6, 9, 12.

Tất nhiên 3 ngày Nguyệt kị ở tháng nào cũng xấu làm việc gì cũng không lợi.

Vì vậy có câu:

Mồng năm, mười bốn, hai ba, Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn. v.v…

2. Mỗi mùa có một vài ngày rất xấu, ta cần kiêng làm các việc lớn

– Mùa Xuân:

Các ngày Dậu, các ngày Tị – đó là các ngày đại sát.

Các ngày Thân – các ngày sát chủ

Các ngày Dần – các ngày ma-ốc

Các ngày Thìn

Trong mùa Xuân kị nhất ngày: Canh Dần và Canh Thân; Nhâm Thìn và Mậu Thìn; Giáp Dần và Kỷ Mão.

– Mùa Hạ:

+ Các ngày Tị – Đó là ngày đại sát

Các ngày Tý – ngày sát chủ

Các ngày Thân – ngày ma-ốc

Các ngày Ngọ – ngày sát chủ.

Các ngày: Thân, Dậu – đó là ngày Thiên lôi

Các ngày: Ngọ – ngày sát chủ

Các ngày: Tị – ngày ma-ốc –

Các ngày: Dần, Mão – đó là ngày ma-ốc.

Các ngày: Dậu – ngày không tốt

Các ngày: Mão – ngày sát chủ

Các ngày: Ngọ – ngày đại sát

3. Các tháng có các ngày không tốt

Tháng 3 và 10 có ngày Bính Thân. Tháng 4 có ngày Nhâm Thân. Tháng 6 có ngày Kỷ Sửu Tháng 7 có ngày Mậu Tuất

Tháng 9 có ngày Ất Tị và Canh Thìn Tháng 11 có ngày Đinh Hợi.

4. Ngày Thiên Hỏa ở các tháng

Tháng 1, 5, 9 Thiên Hỏa ở ngày Tý.

Tháng 3, 7, 11 Thiên Hỏa ở ngày Ngọ.

Tháng 2, 10, 6 Thiên Hỏa ở ngày Mão.

Tháng 1, 8, 12 Thiên Hỏa ở ngày Dậu.

5. Các ngày thần Bạch Hổ

Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần.

VI. CÁC GIỜ KIÊNG ĐỘNG THỔ

Bởi vậy, các nhà phong thủy, căn cứ vào các sao tốt, xấu trong ngày có ảnh hưởng mạnh nhất vào một giờ (giờ can chi – 12 giờ) nhất định. Ví như giữa trưa tháng 5- 6 mặt trời (sao Thái Dương) chiếu rọi mạnh nhất vào trái đất (ở Việt Nam) v.v…

Ngày có các sao tốt như:

Sao Giác, sao Phòng, sao Vĩ, sao Cơ, sao Đẩu, sao Thất, sao Bích, sao Lâu, sao Vị, sao Tất, sao Tỉnh, sao Trương, sao Thiên Đức, sao Nguyệt Đức, sao Chẩn, sao Thanh Long, Minh Đường, Ngọc Đường, Kim Quỹ…

Ngày có các sao tốt chiếu rọi (thị sát) đúng giờ mà ta động thổ; ta sẽ được các sao phù trợ. Công việc sẽ tốt đẹp.

1. Giờ tốt tính theo Hoàng Đạo

Giờ Hoàng Đạo tính theo ngày trong tháng và không thay đổi.

Ghi chú: Ngày có giờ Hoàng Đạo được chấm sao.

Làm mọi việc lớn ta nên chọn giờ Hoàng Đạo trong ngày.

Ta tránh các giờ Hắc Đạo.

Riêng động thổ làm nhà, ta cần chú ý các giờ rất kị trong tháng. Đó là các

giờ: sát chủ, giờ thụ Tử và giờ Thiên lôi.

2. Các giờ tối kị động thổ theo tháng

– Các giờ sát chủ:

Tháng 1: Giờ sát chủ ở giờ Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ sáng) và cuối giờ Mão (lúc 7 giờ sáng).

Tháng 2: Giờ sát chủ ở giờ Sửu (1 giờ đến 3 giờ sáng) và một phần giờ Thìn (lúc 8 giờ sáng)

Tháng 3: Giờ sát chủ ở giờ Dần (từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng) và cuối giờ Thìn (Lúc 9 giờ sáng)

Tháng 4: Giờ sát chủ ở giờ Mão (từ 5 đến 7 giờ sáng) và giữa giờ Tị (lúc 10 giờ sáng).

Tháng 5: Giờ sát chủ ở giờ Thìn (từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng) và cuối giờ Tị (lúc 11 giờ sáng)

Tháng 6: Giờ sát chủ ở giờ Tị (từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa) và giữa giờ Ngọ (lúc 12 giờ trưa).

– Các giờ thụ tử:

Tháng 1, 2: Giờ sát Thụ tử ở giờ Mão (từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng).

Tháng 3, 7: Giờ Thụ tử ở giờ Sửu (từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng)

Tháng 4, 8: Giờ Thụ tử ở giờ Thìn (từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng)

Tháng 5, 6: Giờ Thụ tử ở giờ Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ sáng).

Tháng 9, 10: Giờ Thụ tử ở giờ Dậu (từ 17 giờ đến 19 giờ).

Tháng 11, 12: Giờ Thụ tử ở giờ Thân (từ 15 giờ đến 17 giờ).

– Các giờ Thiên lôi giám, thiên lôi đả (đánh):

Các giờ Thiên lôi đánh phụ thuộc vào ngày vào những giờ này, ta không nên động thổ.

Các ngày Giáp: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Sửu và các giờ có đầu can Ất.

Các ngày Ất: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Ngọ, và các giờ có đầu can Nhâm.

Các ngày Bính: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Dậu, và các giờ có đầu can Tân và Đinh.

Các ngày Đinh: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Tý, và các giờ có đầu can Canh.

Các ngày Mậu: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Tuất, và các giờ có đầu can Nhâm, Giáp.

Các ngày Kỷ: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Tuất, và các giờ có đầu can Nhâm, Giáp.

Các ngày Canh: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Dần, và các giờ có đầu can Mậu và Canh.

Các ngày Tân: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Dần, và các giờ có đầu can Mậu và Canh.

Các ngày Nhâm: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Tý, và các giờ có đầu can Canh.

Các ngày Quý: Giờ Thiên lôi đánh vào giờ Dậu, và các giờ có đầu can Tân và Đinh.

– Tránh các giờ Hắc đạo:

Trong động thổ quan trọng nhất là năm tuổi. Tháng, ngày, giờ là 3 yếu tố dễ dàng thay đổi. Chỉ có năm là khó. Vì vậy:

Giải pháp tốt hơn là nếu ông chủ không “được tuổi làm nhà” thì người con trai (trưởng hay thứ trong nhà) đứng ra đảm trách các công đoạn trên.

VII. PHƯƠNG VÀ HƯỚNG ĐỘNG THỔ THEO QUAN NIỆM PHONG THUỶ

Khi ta đã chọn được năm và tháng “được làm nhà” của chủ hộ, đã quan tâm đến việc chọn ngày và giờ động thổ. Nhà phong thủy còn quan tâm đến phương hướng động thổ và cách thức động thổ.

1. Phương hướng động thổ từ đâu trước: Bắc, Nam hay Đông, Tây?

Họ căn cứ vào năm thuận hướng. Ví dụ năm 2001 là năm thuận hướng Đông. Vậy ta động thổ bắt đầu từ phương Đông trước. Năm 2002 lại là năm thuận phương Bắc v.v… cứ thế mà thực hiện.

Quy cách động thổ cũng tuân thủ “long lộ” (đường đi của “vận khí”)

Động thổ được thực hiện ở 5 chỗ (theo Ngũ Hành và Ngũ phúc) Ngũ Hành gồm 4 chỗ ở 4 góc nhà và một chỗ ở tâm nền nhà. Bốn góc bắt đầu từ phương thuận hướng năm đó; song ta lần lượt theo Ngũ Hành tương sinh mà cuốc động thổ.

Ví dụ: động thổ ở chỗ đấu theo hướng năm từ mặt tiền bắt đầu bằng Hành Thủy (năm thuận hướng Bắc); tiếp đến ở góc Mộc (ở sau nhà); sang góc tiếp sau nhà là Hỏa – tiếp vào chỗ tâm nhà – (Trung tâm) Thổ và cuối cùng là góc còn lại ở mặt tiền nhà – Kim. Hết một vòng tương sinh kế tiếp liên lục không ngừng. Động thổ đúng quy cách phong thủy nó sẽ góp phần thuận lợi cả quá trình thi công.

Nên nhớ rằng ta bắt đầu động thổ từ phương thuận hướng của năm – Như vậy có khi bắt đầu từ góc trong của nhà mà không phải ở góc ngoài (mặt tiền của nhà).

Ngày giờ cốt tránh vào bốn ngày tối kỵ (“tứ nhật độc kị”) Thọ tử, đại hao, quỷ khốc, sát chủ.

Tìm những ngày giờ hoàng đạo có các sao tốt, ta cần tránh các ngày có các sao xấu (ác tinh) như Vảng Vong, Ngũ Quỷ, Trùng Tang, Xích Khẩu v.v…

VIII. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TU SỬA CHỮA NHÀ HAY

CÔNG TRÌNH CƠ SỞ…

Sau một thời gian dài công trình được đưa vào sử dụng ta cần phải tu sửa hay phải sửa chữa những chỗ chưa hợp lý, bất tiện trong sử dụng của gia chủ và các thành viên… Ngay cả ở cơ sở doanh nghiệp, văn phòng hay công sở… cũng thường gặp phải vấn đề cần sửa chữa công trình.

Song theo quan điểm phong thủy, việc sửa chữa cũng cần lưu ý những điều nên và không nên.

1. Thời gian để tu sửa công trình

Để tu sửa một công trình, đương nhiên ta cần một số điều kiện như tài chính, các vấn đề khách quan… và cả thời điểm. Phong thủy quan tâm đến thời điểm. Nghĩa là vào lúc nào, thời gian nào và phương hướng nào để ta có thể tiến hành tu sửa.

Thời gian cụ thể liên quan mật thiết đến các phương hướng của công trình mà ta có thể tu sửa ở công trình đó. Cụ thể:

Ta cần lưu ý rằng: bốn phương và bốn hướng gộp lại thành 8 phương hướng có 360° la bàn. Và nó được khu biệt thành “phương vị gia trạch”. Đó là chính Bắc; Đông Bắc; Chính Đông; Đông – Nam; chính Nam; Tây – Nam; chính Tây và Tây Bắc. Như vậy mỗi “phương vị gia trạch” có 45°. Để chính xác hơn, phương vị học lại còn chia 8 phương vị cơ bản thành 24 phương vị độ. Mỗi phương vị độ bằng 15°. Từ phương vị nhỏ đó nó giúp ta xác định được cụ thể hơn các phần của gia trạch để sửa chữa, mà ta không sợ lẫn lộn phương hướng. Ta không còn phải do dự rằng 19 Tháng mười Phần phía phương Tây của công trình nên làm 20 Tháng mười Phần phía phương Đông của công trình Không nên làm 21 Tháng mười một Phần phía hướng Tây-Bắc của công trình Nên làm 22 Tháng mười một Phần phía hướng Đông-Nam của công trình Không nên làm 23 Tháng Chạp Phần phía phưong Bắc của công trình Nên làm 24 Tháng Chạp Phần phía phương Nam của công trình Không nên làm phần này của nhà, của công trình nằm ở hương hướng nào đây.

Tên gọi và phân định cung phương vị.

Phương vị được khu biết rằng những tên riêng dựa theo dịch lý, mà Bát quái là một công cụ phong thủy. Tên các cung phương vị được tính thuận (tức theo chiều quay của kim đồng hồ) cho các “can vị” gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm (8 can vị).

Các “chi vị” gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (12 chi vị).

IX. PHÂN ĐỊNH CUNG PHƯƠNG VỊ CỤ THỂ THEO “DỊCH QUÁI NỘI”.

BÀN VỀ LONG VẬN (RỒNG VẬN) DỰA THEO PHÉP PHONG THỦY TRONG VIỆC TU SỬA, XÂY CẤT NHÀ CỬA HAY PHẦN MỘ…

Phong thủy tính Long vận theo các năm. Nói một cách đơn giản là mỗi năm có một niên “hướng Khí” (một hướng thuận của năm) theo cách hiểu dân gian. Ví dụ ta nói rằng năm nay thuận hướng Nam. Vậy mọi việc như: xây dựng nhà, chôn cất, xây mộ phần, thờ cúng ngoài trời vào ngày đầu năm v.v… người ta thường quay về hướng đó. Đó là phương cư ngụ của vị thần chủ trì năm đó là các ông: Hành Khiển, Hành Binh và phán quan trông coi, thị sát các công việc của năm ở dưới hạ giới.

Đối với việc làm nhà, xây dựng một công trình thì chủ yếu ta căn cứ vào “hướng khí” mà lại trùng với “niên vận khí” – “Long vận” tốt nữa cho việc xây dựng thì còn gì bằng.

Trình bày “Long vận” ở đây để giúp cho ta có thể vận dụng tốt. Ta tính toán cho phù hợp thì rất tốt. Nếu ta không gặp “Long vận” cũng không sao. Song dứt khoát ta phải tránh “Long vận xấu” ta không nên làm các việc cần cấm kỵ.

Nói như vậy “Long vận” không có ích gì sao? Không phải thế. Long vận – niên vận khí được quan tâm hàng năm (dựa theo thông thư, lịch vạn niên… để tham khảo trong khuôn khổ, sách này không đề cập hết được).

Người dân, về mặt tâm linh, rất coi trọng niên vận khí để hành lễ cúng bái lúc giao thừa đầu năm. Người ta thường hướng mặt về phương ông Hành Khiến… phụ trách năm đó để cầu lễ.

“Long vận” được tính toán dựa trên sự kết hợp nhiều luận cứ như: niên lịch Âm Dương. Âm Dương Ngũ Hành, Thiên Can địa chi, Nhị thập Bát Tú (28 vị tinh tú). Thiên tinh Cổ Phật (các thiên tinh có gốc là các Phật và Bồ Tát) v.v…

Sự đề xuất “Long vận” không phải việc làm tùy tiện vô căn cứ. Những luận cứ rất khoa học cũng được dựa vào – đó là “tiết khí duy tiến” (thời tiết chuyển vận của thiên nhiên”). Cụ thể là của vũ trụ, trái đất và các sao (mặt trời) của các hệ sao. Thái dương hệ của chúng ta chỉ là một. Và nó bị chi phối tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong vũ trụ bao la, mà chúng ta còn chưa biết ở đâu là đầu và đâu là cuối. Song sự phân chia cục bộ là riêng biệt. Trong đó mọi sự vận hành đều có quy luật, quy tắc đâu vào đấy. Nhờ có các quy tắc rất chặt chẽ ví như Thái dương hệ của chúng ta. Các hành tinh quay xung quanh mặt trời trên những quỹ đạo riêng biệt với các khoảng cách nhất định và theo một chiều tịnh tiến nhất định. Không có chuyện hành tinh này quay và tịnh tiến theo chiều này. Hành tinh kia quay và tịnh tiến lại theo một chiều khác. Các sao chổi (sứ giả của vũ trụ) cũng vậy khi “nó bay” đến Thái dương hệ hay một hành tinh nào đó trong Thái dương hệ của chúng ta, nó đều bay theo một quỹ đạo vuông góc với quỹ đạo hành tinh.

Qua một ví dụ nhỏ đó để ta hiểu việc tính long vận là khoa học. Vì thế phong thủy đề cập “Long vận” nhằm cung cấp cho ta những hiểu biết để vận dụng hữu ích vào đời sống.

XI. CÁC LONG VẬN KIÊM VẬN KHÍ

Long vận tốt đến thì mọi việc như: xây nhà, khai trương, xây phần mộ, tu

sửa công trình, đào giếng, đào ao hồ v.v… đều tốt đẹp, hưng thịnh, tiến phát…

1. Các Long vận tốt

2. Các long vận xấu – niên khí vận hung

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.