Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG III PHONG THỦY TRONG DOANH NGHIỆP



BỐ TRÍ NỘI THẤT TRONG DOANH NGHIỆP HỢP PHONG THỦY

Bố trí nội thất theo phong thủy ở các cơ sở kinh doanh như: Quán cà phê, tiệm đồ, hiệu sách, siêu thị, hộp đêm v.v… ta nên tham khảo phép phong thủy, nhằm thu được kết quả tài chính tốt nhất.

Trong thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh sau khi được tư vấn phong thủy chỉ thay đổi một chút ít về cách bố trí nội thất, hoặc sửa chữa cửa ra vào v.v… cơ sở đã có ngay chuyển biến về doanh thu.

Những yêu cầu trong việc sắp đặt nội thất của một cơ sở kinh doanh

Một cơ sở kinh doanh cần chú ý bố trí đồ nội thất phải hợp với cung vị. Cung vị phù hợp chức năng, ví dụ quầy thu ngân nên ở cung: Nghề nghiệp, Quý nhân; kho hàng ở cung “Của cải”. v.v…

Nội thất bố trí hợp chức năng nghĩa là nó đảm bảo thuận tiện và có điều kiện thu hút – Đồng thời sự sắp xếp phải giúp cho việc quản lý có được điều kiện bao quát. Ông chủ nhận biết ngay được các diễn biến. Mặt khác, việc bố trí cần tuân thủ tính an toàn, bao gồm phòng hoả hoạn, trộm cướp, ẩm mốc, phá hoại v.v…

Tất cả các yêu cầu trên đều được phong thủy nghiên cứu và đề ra giải pháp thích hợp. Việc nghiên cứu của các nhà phong thủy sẽ góp phần tư vấn cho công việc thiết kế kiến trúc ngoại hình và thiết kế nội thất, nó giúp các nhà kiến trúc, mỹ thuật v.v…

Những ý tưởng đẹp hay làm nên một công trình hoàn mỹ về mọi mặt. Đó là sự mong muốn của mọi doanh nhân.

Theo quan điểm Phong thủy. Ta có thể thấy sự can thiệp của phong thủy như:

– Khi bố trí các cửa cần theo “Hướng khí” tốt dựa vào tuổi của chủ doanh nghiệp, có khí tốt vào tượng trưng tiền của chảy vào… Ta thiết kế cầu thang sai cách, sai chỗ, sai kiểu. Các sai lầm này sẽ làm trôi buột sinh khí. Có thể nói đối
với một cơ sở kinh doanh, việc bố trí, sắp đặt nội, ngoại thất là hết sức ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Từ việc bố trí cửa ra vào, bãi đậu xe, cầu thang đâu v.v… đến việc sắp xếp các quầy thu ngân, quầy ba, các bàn cho khách, nơi kê kệ sách, bàn bài đến phòng vệ sinh… cũng cần có kiến thức phong thủy.

LƯU Ý VỀ BỐ TRÍ NỘI THẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Một khách sạn hạng sao còn cần định hướng đúng phong cảnh, trang trí và đồ đạc đảm bảo quy tắc của thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành nhằm phải thu hút được nhiều khách và hấp dẫn khách bốn phương.

Trang trí và bố trí cho một khách sạn không nên phá vỡ phong thủy của nó ví như:

Có các góc nhọn của cầu thang của cột chĩa thẳng hay cột ngáng cửa ra vào. Các yếu tố bất lợi này sẽ cản trở các dòng khí tốt lành và gây sát khí từ các cạnh sắc.

Cửa vào đúng quy cách tạo cảm giác rộng rãi và nó cần được chiếu sáng. Nó vừa dẫn khí, vừa làm khách có tâm lý hào hứng ngay từ khi họ mới đặt chân vào cửa.

Một trung tâm mua bán cần thu hút khách chẳng những thích vào trung tâm mà họ còn thích đi xuyên qua hết các gian hàng, quầy hàng. Muốn vậy cần quan tâm tới các phép phong thủy trong sắp đặt. Nếu các dòng khí lưu thông dễ dàng thì sự lưu thông của khách hàng cũng tiện lợi, dễ dàng từ gian nọ sang gian hàng hay quầy hàng kia. Khách hàng ở tầng này có thể nhìn thấy tầng quầy hàng khác.

Muốn lôi cuốn khách hàng đi xuyên qua hết các quầy, ta nên bố trí các quầy hàng có sức thu hút mạnh mẽ ở cuối dãy quầy ở cuối gian hàng.

Tỷ lệ về không gian giữa hàng trưng bày với nơi chứa hàng để bán chỉ nên tỷ lệ 1/5. Đây là tỷ lệ phù hợp ý nghĩa phong thủy và Dịch lý.

Cửa hàng sách cũng cần đảm bảo các yêu cầu về phong thủy như các cơ sở kinh doanh khác. Song ta còn cần lưu ý thêm kích thước của các kệ sách. Nó phải hợp quy cách Âm dương. Ta còn phải phân loại sách và sắp xếp đúng và hợp lý mầu sắc âm dương liên tiếp.

Hiệu sách cần thông gió, nhiều khí tươi mát, sinh khí phồn thịnh để tránh sự tổn hại bởi thời tiết và khí hậu, mối mọt.

CỬA SAU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

Cửa sau (cửa hậu) ở các cửa hàng có vai trò đối với các cơ sở kinh doanh rất nhiều.

Cửa sau cũng tượng trưng cho tiếp sinh khí và thoát ác khí nhất là đối với các cửa hàng, khách sạn, siêu thị, dài, rộng, lớn lại càng cần thiết. Các cửa phụ này thông với bên ngoài tạo ra các vận may theo nghĩa phong thủy, vì nó có khả năng bổ sung sinh khí. Bởi vậy ta cũng cần lưu tâm về cung vị cho cửa phụ phù hợp để có lợi lộc nhất định cho doanh nghiệp.

Về ý nghĩa an toàn: cửa thoát hậu để xử lý chẳng những tiếp hàng hóa, cho cơ sở thuận tiện, thải bỏ các phế liệu khi cần. Mà cửa sau còn là cửa phòng bị thoát hiểm dễ dàng, ví dụ khi có các sự cố hoả hoạn, cướp bóc, trấn lột.

Cửa hậu cũng rất cần được thiết kế phù hợp quy cách thước Lỗ – Ban, ta không nên tuỳ tiện sẽ mắc sai lầm tai hại, cửa hậu không kém tác dụng là mấy so với cửa chính – Huyền quan, hướng khí của cơ sở. Vì vậy khi thiết kế cũng cần để hướng hợp cung vị tốt theo hướng nhà (hướng lưng nhà). Hướng nhà đối ngược với hướng khí nhưng trong một “cung hướng” luôn có 3 “cung vị độ”. Do đó ta có thể dễ dàng tìm được một cung vị tốt trong 3 cung vị ấy để mở cửa.

IV. XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ VÀ HƯỚNG

Ở đây cần làm rõ quan niệm hướng nhà. Theo phong thủy có 2 khái niệm hướng nhà. Một là hướng lưng nhà. Hướng lưng nhà được coi là hướng nhà. Hướng này được xác định là đường thẳng xuất phát từ mặt tiền qua tâm nhà ra sau nhà. Điểm chạm cạnh sau nhà chính là hướng nhà, theo La-Bàn nó vào cung nào thì đó là cung hướng và cung vị hướng nhà.

Hai là “hướng khí” hướng của huyền quan, phần lớn trùng hướng mặt tiền, hướng này được xác định dựa vào tuổi của chủ nhà.

Cách xác định tâm nhà.

Tâm của nhà là tâm giao cắt của hai đường chéo (H1). Nếu nền nhà không phải là hình vuông hay hình chữ nhật, ta lấy phía cạnh dài của nhà kéo dài ra để quy về 2 hình cơ bản trên mà vẽ đường chéo (H2).

2. Phân chia phần đất trên nền nhà

Phân phần đất trên nền nhà để ta định được đâu là phần đất tốt và phần đất xấu. Căn cứ vào đó để ta bố trí khu bếp hay khu bể phốt và cầu thang v.v… Nên đất thường được chia ra 3 phần để định vị cụ thể.

Chú ý. Khi một thửa đất có một cạnh ngắn kém cạnh dài một số đo bằng 1/3 số đo chiều dài của cạnh ngắn ta kéo cạnh ngắn sang vuông góc với cạnh dài để tạo hình vuông hay hình chữ nhật nhằm xác định tâm nhà cho đúng (Hình 2 trang 243).

Như vậy hướng nhà là hướng lưng nhà “hướng khí là hướng huyền quan (cửa chính vào nhà). Hướng mặt tiền không phải luôn luôn là “Hướng khí”. Trong thực tế, vì nhiều trường hợp “hướng khí” trùng với hướng mặt tiền nên ta hay quen gọi hướng mặt tiền là “hướng khí”. Sự ngộ nhận này sẽ khiến ta mắc sai lầm khi mở cửa chính Huyền quan vào nhà. Hãy quan sát hình 1 và 2 để phân biệt “hướng khí”, mặt tiền và hướng nhà.

Qua hình 2 ta thấy “Hướng khí” là hướng Tây hướng của cửa chính của ngôi nhà. Đây là “hướng khí” tốt cho những người có tuổi hợp quẻ phương vị như Đoài, Khôn, Càn, Cấn, theo “Bát quái cẩm trạch”. Trong khi mặt tiền của ngôi nhà là hướng Nam và “hướng nhà” (hướng lưng nhà) là hướng Bắc, tức có phương vị Tý. Nó ngược 1800 với phương vị mặt tiền là Ngọ. Trong khi hướng khí lại là hướng Tây, phương vị Dậu.

Hình 1: Hướng khí và hướng mặt tiền là cùng một phương vị Ngọ, hướng chính Nam. Và hướng nhà, lưng nhà là phương vị Tý, hướng chính Bắc.

Qua 2 ví dụ trên ta cần lưu tâm là ta tìm “hướng khí”. Bởi hướng khí mới quan trọng nhất cần hợp tuổi.

V. MÀU SẮC TRONG NỘI THẤT DOANH NGHIỆP

Các doanh nghiệp cần lưu tâm thêm về màu sắc tường và màu sắc đồ đạc nội thất.

1. Màu sắc hợp tuổi và tuân theo quy tắc ngũ hành

Sự liên kết tổ hợp các màu theo Âm dương của nội thất là điều quan trọng cho công việc kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp còn được khuyên rằng màu sắc của tường và đồ đạc cần tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng và kích thước, to, nhỏ, dài, rộng của cơ sở kinh doanh, của phòng, của gian hàng hóa và của đồ đạc.

Ví dụ: Tiệm nữ trang nên tránh màu vàng để sơn tường hay trang trí: Màu vàng trang trí cộng với màu vàng, bạc của đồ trang sức sẽ không làm nổi bật nhau và mất cân bằng Âm – Dương. Mặt khác màu vàng sẽ làm kém dần hiệu quả kinh doanh của tiệm.

– Cửa hàng bán hải sản hay tiệm ăn đồ hải sản cần có màu xanh lá cây cho nên đồ nội thất và trang trí nên có màu này để phù hợp.

Người Trung Quốc rất thích màu đỏ. Màu đỏ là màu đem lại may mắn. Song không phải chỗ nào cũng trang trí nội thất đều là màu đỏ. Phòng nghỉ cần thư giãn, nên cần màu xanh da trời chẳng hạn.

Trong phong thủy, người ta coi trọng “Khí” tất nhiên có khí tốt và khí xấu. Khí tốt ban sự tốt lành, buôn bán phát đạt, kinh doanh rộng mở, tính toán thông minh, khí xấu có ảnh hưởng xấu, đặc biệt là khí Âm – Dương không hoà đồng, lúc ấy “khí xấu” trở thành sát khí rất tai hại.

Các nhà phong thủy (thầy địa lý). Dùng La – Bàn để xác định “hướng khí” cho thật chuẩn xác. Là một doanh nhân ta không thể không tham khảo ý kiến của thầy địa lý, nhà phong thủy, khi ta muốn khi tìm đất hay khi xây dựng công trình, khi bố trí nội thất. Những tư vấn của họ giúp cho ta có một địa điểm kinh doanh đẹp với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Bởi vậy lời khuyên cho các doanh nhân là luôn cần một “thầy địa lý” giúp mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.