Công Viên Khủng Long Kỷ Jura

PHẦN MỘT – 1. VƯỜN BÁCH THÚ



Mike Bowman huýt sáo vui vẻ lái chiếc Land Rover xuyên qua khu bảo tồn sinh vật ở bở biển miền tây Costa Rica. Đây là một buổi sáng đẹp trời tháng bảy, và con đường trước mặt thật là tuyệt vời, quanh co bám theo vách đá, nhìn xuống rừng rậm và Thái Bình dương xanh biếc Theo các sách
hướng dẫn, Cabo Blanco còn giữ được nguyên vẹn tính chất thiên nhiên, chưa bị bàn tay con người đụng tới.
Mike, một chuyên gia bất động sản gốc gác ở Dallas, đến Costa Rica với vợ và con gái trong một chuyến đi nghỉ hai tuần. Chuyến đi thật ra là ý của bà vợ. Elena từ lâu đã nghe nhiều về các công viên quốc gia kỳ diệu ở Costa Rica, và chị nghĩ con gái Tina của chị sẽ thích thú khi được xem.
Chiếc Land Rover nẩy lên khi qua một ổ gà, bùn bắn tung tóe. Ngồi bên chồng, Elena hỏi:
– Mike, anh có chắc là đi đúng đường không? Không hề thấy một bóng người suốt mấy tiếng đồng hồ.
– Có một xe khác cách đây mười lăm phút, em nhớ không? Chiếc xe màu xanh ấy.
– Nhưng nó đi lối khác.
– Em yêu, em thích một bờ biển vắng người, và đó chính là chỗ em sắp đến đấy.
Elena nghi ngờ gật đầu:
– Em hy vọng là anh đi đúng đường.
– Vâng, con cũng hy vong là ba đúng. – Tina ngồi đằng sau xe lên tiếng. Cô bé mới tám tuổi.
– Tin ba đi, ba đúng đường mà. – Mike im lặng một lúc – Đẹp đấy chứ. Nhìn kìa. Thật là đẹp.
– Quá đẹp, phải không, ba?
Mike cảm thấy mình như một người hùng khi cuối cùng họ cũng đến được nơi muốn đến: một bờ biển hình lưỡi liềm dài hai dặm với cát trắng, hoàn toàn vắng vẻ. Anh đỗ chiếc Land Rover dưới một cây linh sam và lấy thùng giấy đựng thức ăn. Elena thay đồ tắm, chị nói:
– Nói thật, em không biết làm thế nào để mất bớt đi vài kilô nữa.
– Em trông tuyệt lắm. – Thật ra, anh thấy vợ mình đã quá gầy, nhưng anh biết là đừng có gợi tới điều ấy.
Tina đã chạy xuống bờ biển. Elena nhìn quanh:
– Anh nghĩ con bé không việc gì chứ?
– Cưng à, em thấy đấy, cách đây nhiều dặm đã chẳng có ma nào.
– Nhưng nhỡ có rắn thì sao?
– Ôi, ơn Chúa. Chẳng có rắn trên bờ biển đâu.
– Ấy, nhưng có thể…
– Cưng à. – anh quả quyết – Rắn máu lạnh, bò sát. Chúng không thể tự điều hòa thân nhiệt. Cát nóng đến 450. Nếu có con rắn nào bò ra, sẽ bị nướng chín. Tin anh đi. Không có rắn trên cát bãi biển đâu. – Anh nhìn theo con gái đang tung tăng ngoài xa, một chấm đen trên nền cát trắng – Để cho con bé mặc sức vui chơi.
Tina chạy đến mệt lả rồi năm dài trên cát, lăn mình xuống gần mép nước. Biển ấm áp, phẳng lì không một gợn sóng. Cô bé ngồi dậy một chốc, lấy lại hơi thở rồi nhìn lên chiếc xe và ba mẹ xem thử mình cách bao xa. Họ đang vẫy tay ra hiệu cho cô bé trở lui. Tina vui vẻ vẫy lại, giả vờ không hiểu. Tina không muốn thoa kem chống nắng, và nó cũng không muốn quay lại để nghe mẹ nói mãi về việc làm sút cân. Nó muốn ở lại chỗ này và hy vong thấy một con lười chân ba móng.
Tina đã thấy một con lười chân ba móng cách đây hai ngày ở sở thú San José. Trong trường hợp nào, mình cũng có thể đuổi kịp, cô bé nghĩ.
Elena đang gọi con bé, và Tina quyết định tránh ánh nắng để mẹ khỏi lo. Cô bé lùi khỏi mép nước, vào dưới bóng đám cọ dừa. Ở đây các cây cọ dừa đều có những cành gửi từ trên cao xuống thấp, khó có ai chen qua được. Tina ngồi trên cát, đưa chân đá đám lá khô. Cô nhận thấy có nhiều dấu chân chim đi thành lối trên cát. Costa Rica nổi danh vì có nhiều chim. Sách hướng dẫn nói chim ở Costa
Rica nhiều gấp ba lần toàn thể chim ở Mỹ và Canada.
Trên cát có nhiều dấu chân chim ba ngón rất nhỏ và mờ. Một số khác lớn hơn và in sâu vào cát. Tina đang lơ đãng nhìn mấy dấu chân thì nghe có tiếng chíp chíp và tiếng xào xạc của đám lá khô. Cuối cùng, từ chỗ xuất phát tiếng kêu cách đấy vài bước, một con vật như con kỳ nhông hay kỳ đà ló khỏi đám rễ cây ngóc đầu nhìn chằm chằm cô bé.
Tina nín thở. Thêm một con vật nữa ghi vào danh sách! Con kỳ đà đứng thẳng người trên hai chân sau giữ thăng bằng nhờ chiếc đuôi dày, nhìn chòng chọc cô bé. Với thế đứng ấy, con vật cao gần ba tấc, da màu lục, có vằn nâu dọc theo sống lưng, hai chân trước tí xíu có móng thằn lằn cử động trong không khí. Con vật ngóc ngóc đầu khi nhìn cô bé.
Tina đưa tay, ngoắc mấy ngón tay.
Con kỳ đà không có vẻ sợ. Nó tiến về phía cô bé, đi thẳng đứng hai chân sau. Nó không to hơn con gà mái mấy; và giống như con gà, nó ngúc ngắc đầu tới lui khi bước đi. Tina nghĩ là con vật có thể trở thành một con vật cưng kỳ lạ của mình.
Cô bé thấy con kỳ đà để lại những dấu chân ba ngón trông hoàn toàn giống như dấu chân chim. Con vật đến gần Tina hơn.
Chầm chậm cô bé chìa bàn tay.
Con kỳ đà dừng lại, ngúc ngắc đầu và kêu chíp chíp. Tina bảo:
– Xin lỗi nhé. Tao chẳng có gì cả
Con kỳ đà nhảy phắt lên lòng bàn tay cô bé. Tina có thể cảm thấy mấy ngón chân nhỏ bé của nó ấm trên lòng bàn tay mình và sức manh đáng ngạc nhiên của con vật đè tay mình xuống và rồi con vật nhảy theo cánh tay lên mặt cô bé.
Elena nhấp nháy mắt nhìn trong nắng:
– Em chỉ mong là thấy được nó. Chỉ thế thôi. Chỉ cần nhìn thấy nó.
– Anh chắc chắn là con nó chẳng hề gì. – Mike Bowman trả lời, tay nhấc mấy thứ thức ăn trong hộp ra. Một con gà nướng vỉ trông không được ngon lắm và vài thứ bánh khác nhét đầy thịt.
Elena cảm thấy không muốn ăn:
– Anh không cho là nó đã bỏ đi xa bờ biển à?
– Không đâu, cưng…
– Em thấy ở đây quá cách biệt.
– Đấy là điều em muốn đấy chứ.
– Đúng là em muốn thế.
– Vậy thì có sao đâu?
Rồi thì từ phía bờ biển, theo gió vọng tới, hai người nghe thấy tiếng con gái. Cô bé đang thét lên.

THỊ TRẤN PUNTARENAS
 
Bác sĩ Cruz hạ thấp đầu ống dưỡng khí khi cô bé ngủ yên và bảo Mike Bowman:

 

– Cháu bây giờ hoàn toàn khá rồi đấy.

 

Tuy vậy, Mike vẫn cảm thấy không an tâm.

 

Khi Mike tìm được đến bên Tina, con bé đang la hét như lên cơn động kinh. Cánh tay dính máu, đầy những vết cắn nhỏ, vết to nhất bằng chừng đầu ngón tay cái. Và có những vết bọt nhỏ nhơn nhớt như nước miếng. Anh bế con trở lại bờ biển. Hầu như ngay lập tức cánh tay bắt đầu đỏ và sưng vù lên. Mike sẽ còn lâu mới quên được lần lái xe như điên trở về thế giới văn minh. Chiếc Land Rover nhảy chồm chồm, phóng hết tốc lực trên con đường lên xuống những ngọn đồi, với đứa con gái bên cạnh la hét trong cơn đau và sợ hãi, tay càng lúc càng sưng to và đỏ hơn. Rất lâu trước khi họ đến được ranh giới công viên, vết sưng đã lên đến tận cổ và Tina bắt đầu thấy khó thở.

 

Elena hỏi:

 

– Con bé sẽ ổn ngay bây giờ chứ bác sĩ?

 

– Tôi tin vậy. Tôi đã cho cháu thêm một liều steroid và cháu đã dễ thở hơn nhiều. Bà có thể thấy vết sưng trên tay bắt đầu nhỏ lại.

 

Mike nói:

 

– Về các vết cắn…

 

– Chúng tôi chưa xác định được. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy những vết căn như thế. Nhưng ông có thể nhận thấy là chúng đang dần dần biến mất. Rất khó mà xác đinh được con gì cắn. May mà tôi có chụp ảnh để xem lại. Và tôi cũng đã rửa tay cháu để lấy một ít nước bọt dính ở đấy. Tôi cho phân tích một ít ở đây, và gửi một ít đến những phòng thí nghiệm ở San José. Ngoài ra còn cất giữ một ít ở phòng đông lạnh. Ông có bức hình cháu vẽ không?

 

– Có đây. – Mike trao cho bác sĩ Cruz bức phác họa do Tina vẽ.

 

Bác sĩ Cruz nhìn bức hình:

 

– Con vật cắn cháu đây à?

 

– Vâng. Cháu bảo là một con kỳ đà lục, to cỡ bằng con gà hay con quạ.

 

– Tôi biết loại kỳ đà này. Cháu đã vẽ nó đứng thẳng trên hai chân sau…

 

– Đúng thế. Cháu bảo nó là con vật đi hai chân sau.

 

Bác sĩ Cruz cau mày. Ông nhìn bức vẽ lâu hơn:

 

– Tôi không phải là chuyên gia. Tôi đã mời tiến sĩ Guitierrez đến đây.

 

Tiến sĩ Guitierrez bước vào phòng. Ông ta mặc quần soóc kaki, sơ mi trắng, râu quai nón rậm. Điều ngạc nhiên la ông ta là người Mỹ. Sau khi được giới thiệu, ông ta đáp lời bằng giọng miền nam nhè nhẹ:

 

– Xin chào ông bà Bowman. Rất hân hạng được gặp ông bà.

 

Guitierrez giải thích tiếp, ông ta là giáo sư sinh vật ở đại học Yale đến làm việc ở Costa Rica đã năm năm. Ông ta cẩn thận nhấc tay cô bé lên thật nhẹ nhàng, dùng cây đèn pin nhỏ rọi soi mói vào từng vết cắn rồi đo chúng bằng một thước cuốn bỏ túi.

 

Sau một lúc, Guitierrez bước lui, gật đầu như hiểu ra điều gì. Rồi ông xem xét mấy bức hình màu do Cruz chụp bằng máy polaroid. Hỏi mấy câu về mẫu nước bọt nhưng Cruz nói là đang phân tích ở phòng thí nghiệm. Cuối cùng ông ta quay sang Mike Bowman và vợ đang nôn nóng chờ:

 

– Tôi nghĩ là cháu Tina sẽ ổn thôi. Tôi chỉ muốn biết rõ thêm một vài chi tiết. – ông ta giở sổ tay ghi chép – Con gái ông bà nói là nó bị cắn bởi một con vật màu lục, cao gần ba tấc, đi thẳng thân trên hai chân sau, xuất hiện từ đám lá khô ở khu đầm lầy gần bờ biển.

 

– Đúng vậy.

 

– Và con vật, dạng như con kỳ nhông, tiếng kêu phát ra từ cổ?

 

– Tina nói nó kêu chíp chíp, hoặc chút chít.

 

– Ông muốn nói tiếng kêu như chuột?

 

– Vâng.

 

– Vậy thì, tôi biết loại kỳ đà này. – Ông ta giải thích rằng trong sáu ngàn chủng loại thằn lằn, không có quá mười, mười hal loại đi thẳng trên hai chân sau. Trong số này chỉ có bốn loại được tìm thấy ở châu Mỹ La tinh. Và xét về màu sắc, con kỳ đà này có thể thuộc một trong bốn loại. – Tôi tin rằng đó là một con basiliscus amoratus, một loại kỳ đà có vằn, có thể thấy ở Costa Rica và ở Honduras. Đứng lên bằng hai chân sau, loại này có khi cao đến ba tấc.

 

– Chúng độc không?

 

– Không, ông Mike à. Chúng không độc chút nào. – Guitierrez giải thích – Vết sưng nơi tay Tina là do dị ứng. Theo sách vở, rất nhiều người, mười bốn phần trăm, bị dị ứng với loài bò sát và con gái ông bà chừng như ở trong số mười bốn phần trăm.

 

– Con bé la hét, bảo là rất đau đớn.

 

– Có thể vậy. Nước bọt loài bò sát có chứa chất serotonin, có thể gây đau đớn dữ dội. – ông ta quay qua Cruz – Huyết áp cháu ha với thuốc chống kích động chứ?

 

– Vâng. Ngay lập tức.

 

– Vậy đúng là serotonin. Không còn nghi ngờ gì.

 

Nhưng Elena vẫn chưa thật an tâm.

 

– Nhưng tại sao con kỳ đà lại cắn con bé ngay thế.

 

– Tắc kè, kỳ nhông hoặc kỳ đà cắn là chuyện thường. – Guitierrez trả lời – Những ngườl trông nom sở thú vẫn luôn bị cắn. Và chỉ mới hôm kia tôi nghe một con kỳ nhông cắn một đứa bé đang nằm trong nôi, ở Amaloya, cách chỗ hai ông bà đến chừng sáu mươi dặm. Vậy bị kỳ đà cắn là việc đã xẩy ra. Tôi chỉ không biết tại sao cháu lại bị nhiều vết cắn đến thế.

 

Elena nói:

 

– Và còn thứ nước bọt trên cánh tay con bé nữa. Tôi cứ nghĩ mãi đến bệnh dại.

 

– Không đâu, không đâu. – Tiến sĩ Guitlerrez nói – Một con vật thuộc loài bò sát không thể mang bệnh dại.

 

Mike chỉ cho Guitierrez bức tranh Tina vẽ. Ông ta gật đầu:

 

– Tôi thấy đây là bức hình của một con kỳ đà. Một vài chi tiết chưa đúng, dĩ nhiên thôi. Cổ quá dài, và cháu đã vẽ chân sau có ba ngón thay vì năm. Đuôi quá to, và đưa lên quá cao. Mọi chi tiết khác thì hoàn toàn giống loại kỳ đà mà chúng ta đang nói đến.

 

– Nhưng Tina nói một cách chính xác là cổ con vật rất dài, và chân thì chỉ có ba ngón thôi.

 

Mike tiếp lời vợ:

 

– Con bé quan sát rất khá.

 

Guitierrez mỉm cười:

 

– Đúng là cháu quan sát khá lắm. Nhưng tôi vẫn nghi là con gái ông bà đã bị một con kỳ đà amoratus thông thường cắn, và đã bị dị ứng bò sát. Thời gian chữa trị bình thường là mười hai tiếng. Cháu sẽ hoàn toàn bình phục vào sáng mai.

 

Trong phòng thí nghiệm hiện đại của bệnh viện Santa Maria mọi người đều biết tin tiến sĩ Guitierrez đã nhận dạng được con vật cắn cô bé người Mỹ là một con kỳ đà vô hại. Lập tức việc phân giải mẫu nghiệm nước miếng ngưng lại cho dù đã có một vài kết quả ban đầu cho thấy môt vài phân tử protein cực kỳ cao cấp của một loại sinh vật chưa biết đến. Nhưng kỹ thuật viên trực đêm bận việc và ông ta cất mẫu nghiệm nước miếng vào phòng lạnh.

 

Sáng hôm sau nhân viên trực kiểm tra lại kệ đựng những mẫu nghiệm cần loại bỏ của bệnh nhân. Thấy tên Bowman Tina nằm trong danh sách xuất viện buổi sáng, anh ta vứt bỏ mẫu nghiệm nước miếng. Vào lúc cuối, anh ta thấy mẫu nghiệm có dán nhãn đỏ, có nghĩa là cần phải gửi đến phòng thí nghiệm trường Đại học tổng hợp ở San José. Anh ta lượm lại cái ống đã vứt vào thùng rác và gửi đi.

 

Elena đẩy Tina tới trước, bảo:

 

– Nói đi con. Nói cảm ơn bác sĩ Cruz.

 

Tina nói:

 

– Cháu cảm ơn bác sĩ Cruz. Giờ cháu thấy khỏe nhiều rồi. – cô bé đưa tay bắt tay người bác sĩ – Bác sĩ đã thay áo sơ mi.

 

Bác sĩ Cruz có vẻ hơi ngạc nhiên một chốc rồi mỉm cười.

 

– Đúng đấy, Tina. Khi làm việc suốt đêm ở bệnh viện, sáng ra bác phải thay sơ mi.

 

– Nhưng không thay cà vạt?

 

– Không, bác chỉ thay áo thôi.

 

– Anh Mike đã nól với bác sĩ là con bé rất ưa quan sát.

 

– Quả vậy. – Bác sĩ cười và lắc tay cô bé rất lâu – Chúc cháu vui vẻ trong những ngày còn lại ở Costa Rica, Tina.

 

– Nhất định là cháu vui.

 

Gia đình Bowman đã bước đi thì bác sĩ Cruz gọi:

 

– À, Tina, cháu còn nhớ con kỳ đà cắn cháu không?

 

– Nhớ chứ.

 

– Cháu nhớ chân nó?

 

– Nhớ.

 

– Chân có ngón không?

 

– Có.

 

– Mấy ngón

 

– Ba. – cô bé trả lời.

 

– Tại sao cháu biết?

 

– Vì cháu nhìn kỹ. Vả lại, tất cả các con chim trên bờ biển đều để lại những vết chân có ba ngón như con kỳ đà này, – cô bé đưa bàn tay lên, ba ngón tay giữa xòe ra – và con kỳ đà còn để lại dấu chân trên cát nữa.

 

– Con kỳ đà để lại dấu chân như chim à?

 

– Vâng, vâng. Nó còn đi như chim nữa, đầu nó ngóc ngóc như thế này, lên xuống. – cô bé bước tới vài bước, đầu gật tới gật lui như chim đi.

 

Gia đình Bowman đi rồi, bác sĩ Cruz quyết định thuật lại mấy câu trao đổi với cô bé cho tiến sĩ Guitierrez tại trạm sinh vật. Guitierrez nói:

 

– Phải thừa nhận rằng câu chuyện của cô bé hơi kỳ lạ. Tôi đã tự kiểm tra lại. Tôi không còn chắc chắn là cô bé bị kỳ đà cắn nữa. Không chắc chút nào cả.

 

– Vậy có thể là con gì?

 

– Thôi, chúng ta hãy khoan nghĩ tới điều đó lúc này. Nhân thể, anh có nghe nói đến những vụ kỳ nhông cắn trẻ con ở các bệnh viện không?

 

– Không. Có chuyện ấy à?

 
BÃI BIỂN
 
Marty Guitierrez ngồi trên bãi biển ngắm mặt trời lặn dần cho đến khi chỉ còn các tia sáng chiếu từ mặt vịnh, phết vàng lên các ngọn cọ dừa. Ông ngồi giữa đám rễ cây đước, gần đúng vị trí cô gái nhỏ người Mỹ đã ngồl cách đấy hai ngày, trên bờ bể Cabo Blanco.

 

Cho dù có đúng như thế, như Guitierrez đã nói với gia đình Bowman, rằng bị kỳ đà cắn là chuyện thường, nhưng ông chưa hề nghe ai kể là bị kỳ đà cắn, và chắc chắn là ông cũng chưa nghe ai phải đến bệnh viện vì kỳ đà cắn cả. Lại còn vết cắn trên tay Tina có vẻ hơi lớn so với kỳ đà. Trở về trạm Carara, ông đã đến thư viện kiểm tra lại, nhưng không hề tìm thấy một trường hợp ghi chú nào về kỳ đà cắn người. Kế đó ông đến Trung tâm phục vụ khoa học sinh vật quốc tế, nơi đặt máy điện toán ghi các dữ kiện và số liệu xảy ra tại Mỹ. Nhưng không thấy nói gì đến kỳ đà cắn người hoặc người phải vào bệnh viện vì bị kỳ đà cắn.

 

Sau đó ông phôn cho một nhân viên y tế ở Amaloya, ông này quả quyết là có một em bé, mới được chín ngày, ngủ trong nôi đã bị một con vật cắn vào chân. Bà ngoại của bé – người duy nhất thấy con vật – bảo rằng đấy là một con kỳ nhông. Chân đứa bé sưng tấy và nó ngất ngư gần chết. Bà tả con kỳ nhông màu lục, có vằn nâu. Nó cắn chân đứa bé nhiều lần trước khi bà đuổi được nó. Nhân viên y tế này cho biết, ông còn nghe nói nhiều đến các vụ cắn khác. Một đứa bé ở Vásquez, bị cắn lúc đang ngủ. Một đứa khác ở Puerta Sotrero. Tất cả đều xảy ra trong hai tháng vừa qua, với trẻ đang ngủ và trẻ sơ sinh.

Những tin tức như thế khiến Guitierrez nghi ngờ là có sự hiện diện của một loài kỳ nhông hoặc kỳ đà thuộc chủng loại lâu nay chưa ai biết. Điều này đặc biệt có thể đúng với Costa Rica. Chỉ rộng có bảy mươi dặm tại điểm hẹp nhất, xứ sở này còn nhỏ hơn bang Maine. Tuy nhiên với diện tích này, Costa Rica vẫn có nhiều điều kiện sinh thái khác nhau cho cư dân sinh vật: biển, các bờ biển cả hai phía Đại Tây dương và Thái Bình dương, bốn rặng núi cách biệt nhau với những đỉnh cao ba ngàn sáu trăm mét và những núi lửa đang hoạt động, rừng mưa, rừng phủ mây, những miền khí hậu điều hòa, nhiều đầm lầy và sa mạc khô cháy. Những vùng sinh thái khác biệt như thế đã tạo ra những sinh vật khác biệt đáng ngạc nhiên. Các chủng loại ở Costa Rica nhiều gấp ba lần Bắc Mỹ. Có hơn một ngàn loại lan, hơn năm ngàn loại côn trùng.
 

Luôn có những vùng sinh vật mới được tìm ra với tốc độ gia tăng trong những năm gần đây. Vì một lý do không mấy vui, Costa Rica đang mất dần rừng rậm, các sinh vật sống ở rừng mất nơi cư trú, phải di chuyển sang vùng khác và đôi khi thay đổi luôn lối sống.

 

Vậy thì một chủng loài mới hoàn toàn có khả năng tồn tại. Nhưng đi theo với niềm phấn khởi khi phát hiện một loài mới là sự phát sinh bệnh tật mới. Loài kỳ nhông mang bệnh có vi trùng, nhiều bệnh có thể truyền sang người. Nghiêm trọng nhất là bệnh viêm màng não của loài kỳ nhông, có thể gây nên một loại bệnh buồn ngủ ở người và ngựa. Guitierrez cảm thấy việc tìm ra loại kỳ nhông mới này là việc rất quan trọng.

 

Ngồi trên bờ cát, ông nhìn mặt trời thấp dần và thở dài. Cô bé Tina có lẽ đã thấy một con thú mới mà cũng có thể không phải. Ngay từ sáng sớm Guitierrez đem theo súng hơi, lắp sẵn tên tẩm thuốc mê, đi đến bờ biển với niềm hy vong lớn. Nhưng cả ngày đã trôi qua vô ích. Phải trở về thôi. Ông không muốn lái xe trên con đường từ bờ biển ngược lên đồi trong đêm tối. Guitierrez đứng dậy đi trở lại bờ biển. Phía xa xa ông thấy bóng một con khỉ đi thong thả giữa đám rễ đước bên cạnh môt đầm nước. Ông vội rời ra chỗ trống. Nếu đã có con khỉ thì có thể có những con khác trên các cành cây và loại thú này hay đái lên đầu những người quấy rầy chúng.

 

Nhưng con khỉ này dường như chỉ đi một mình, và đi chầm chậm, thỉnh thoảng lại ngồi lên hông. Nó ngậm một vật gì đó ở miệng. Khi đến gần, ông thấy nó đang ăn một con kỳ đà. Đuôi và hai chân sau con kỳ đà thõng xuống từ miệng con khỉ. Dù ở xa, Guitierrez vẫn nhìn thấy những vằn nâu trên sống lưng màu lục.

 

Guitierrez ngồi thụp xuống giương súng lên ngắm. Con khỉ, quen sống trong một khu rừng được bảo vệ, tò mò nhìn lại ông. Nó không bỏ chạy, ngay cả khi mũi tên đầu tiên bắn xẹt qua nó. Khi phát tên thứ hai cắm sâu vào đùi, con khỉ rú lên tức giận và ngạc nhiên thả con mồi ăn dở và chạy biến vào rừng.

 

Guitierrez đứng dậy đi tới. Ông không lo lắng gì cho con khỉ, lượng thuốc mê quá ít, bất quá chỉ gây cho nó ít phút mơ màng. Ông nghĩ đến việc phải làm với thứ mới tìm được. Bản thân Guitierrez sẽ viết bản báo cáo đầu tiên, nhưng phần con vật ăn dở dĩ nhiên là phải được gửi về My để có sự nhận dạng chủng loại thật chính xác.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.