Công Viên Khủng Long Kỷ Jura

3. COWAN, SWAIN VÀ ROSS



 

nh nắng tràn ngập văn phòng luật sư của Cowan, Swain và Ross, căn phòng sáng sủa vui vẻ nhưng Donald Gennaro chẳng cảm thấy gì. Ông ta nghe điện thoại và nhìn ông chủ mình, Daniel Ross, vẻ mặt lạnh băng như người đưa đám trong bộ đồ màu sẫm có sọc.

 

– Tôi hiểu, ông Hammond à. – Gennaro nói vào điện thoại – Và Grant đồng ý đến. Tốt, vâng, tôi cho thế là tốt. Xin chúc mừng ông Hammond.

 

Gennaro gác máy và quay sang Ross:

 

– Chúng ta không thể tin tưởng vào Hammond được nữa. Ông ta đang chịu nhiều áp lực. Cục bảo vệ môi trường đang điều tra ông ta, và công việc trung tâm nghỉ mát ở Costa Rica đang chậm lại, không theo kịp thời gian chỉ định. Các nhà đầu tư vốn đang băn khoăn. Có quá nhiều lời đồn thổi về các vấn đề ở đấy. Có quá nhiều công nhân chết. Và bây giờ thì việc một con procompsit-sat gì đó ở đất liền.

 

– Việc ấy có ý nghĩa gì? – Ross hỏi.

 

– Có lẽ không có gì. Nhưng Hamachi là một trong những nhà đầu tư vốn của chúng ta. Tuần rồi tôi có nhận được một báo cáo của đại diện Hamach ở San José, thủ đô Costa Rica. Theo báo cáo có một loại kỳ nhông mới đang cắn trẻ em ở vùng bờ biển.

 

Ross nhấp nháy mắt:

 

– Loài kỳ nhông mới?

 

– Vâng. Chúng ta không thể đi loanh quanh được. Phải đến tận nơi ngay lập tức. Tôi đã yêu cầu Hammơnd chuẩn bị cho việc khảo sát tại chỗ trong ba tuần tới.

 

– Hammond nói sao?

 

– Ông ta quả quyết là chẳng có gì sai trên đảo cả. Đã dự phòng mọi chuyện.

 

– Nhưng anh không tin ông ta?

 

– Không. – Gennaro nói – Tôi không tin.

 

Donald Gennaro làm việc tại văn phòng Cowan, Swain về việc đầu tư ngân hàng. Các khách hàng có kỹ thuật cao cấp của Cowan, Swain cần vốn, và Gennaro giúp họ tìm nguồn vốn. Một trong những công tác đầu tiên được giao cho ông là hợp tác làm ăn với John Hammond vào năm 1982. Ông già này, lúc đó đã gần bảy mươi, cùng lập ngân sách cho công ty InGen. Họ đã đưa vốn lên gần một tỷ đôla sau đó. Và Gennaro nhớiại công việc, thật chẳng khác gì cưỡi lưng cọp. Gennaro nói:

 

– Hammond là một người có hoài bão.

 

– Một người mơ ước tiềm tàng đầy nguy hiểm. Đáng lẽ chúng ta chẳng nên dính líu vào.

 

– Vào lúc ấy thì hình như thế là khôn ngoan. Quỷ thật, thế mà đã tám năm rồi. Chúng ta tham gia hợp tác thay vì nhận một khoản thù lao. Và, nếu ông nhớiại, kế hoạch của Hammond đã được suy xét chín chắn. Ông ta đang gần đến thành công. Không ai cho rằng ông ta có thể để cho việc gì xảy ra.

 

– Ấy thế mà rõ ràng ông ta đã sơ hở. – Ross nói – Trong mọi trường hợp, tôi đồng ý là cần phải xúc tiến một cuộc điều tra. Thế ý kiến các chuyên gia cộng tác của ta thế nào?

 

– Tôi đang tiếp xúc với các chuyên gia do Hammond thuê làm cố vấn từ lúc bắt đầu dự án. – Gennaro thảy một danh sách lên bàn của Ross. – Nhóm gồm một nhà khảo cổ động vật, một nhà khảo cổ thực vật và một nhà toán học. Họ sắp đến đấy cuối tuần này. Tôi sẽ đi với họ.

 

– Họ sẽ nói với ông sự thật?

 

– Tôi tin vậy. Không một ai có liên hệ gì với đảo cả, và một người trong nhóm này – nhà toán học, Ian Malcolm – thật sự chống đối dự án ngay từ lúc bắt đầu. Ông ta nhất mực cho rằng dự án sẽ không bao giờ thực hiện được, sẽ không thể hoạt động.

 

– Còn ai nữa?

 

– Một nhân viên kỹ thuật: nhà phân giải hệ thống computer. Anh ta xem lại các computer của công viên và sửa chữa chỗ trục trặc. Anh này sẽ đến đây vào sáng thứ sáu.

 

– Tốt. Anh đang chuẩn bị cho họ đến chứ?

 

– Hammond yêu cầu để đích thân ông ta mời. Tôi nghĩ ông ta muốn mọi người tin rằng ông ta không gặp rắc rối, rằng đó chỉ là việc thăm viếng xã giao. Mời đến để giới thiệu đảo.

 

– Được thôi. – Ross bảo – Nhưng mọi sự phải được tiến hành. Tôi muốn vụ Costa Rica này giải quyết xong trong vòng một tuần.

 

Ông ta đứng dậy rời khỏi phòng.

 

Gennaro quay số, nghe tiếng xì xì của một radiophone. Rồi ông nghe tiếng:

 

– Grant đây.

 

– Xin chào tiến sĩ Grant. Donald Gennaro đây. Luật sư thường trực của InGen. Chúng ta có nói chuyện với nhau cách đây vài năm. Không biết giáo sư còn nhớ không…

 

– Tôi vẫn còn nhớ.

 

– Hay quá. Tôi vừa mới điện đàm với Hammond, ông ta báo cho tôi tin vui là giáo sư nhận lời đến thăm đảo chúng tôi ở Costa Rica.

 

– Đúng thế. Chúng tôi sẽ đến đấy vào ngày mai.

 

– Hay quá. Tôi chỉ muốn bày tỏ lời cảm ơn giáo sư và mọi người trong công ty InGen đánh giá cao sự nhận lời của giáo sư. Chúng tôi cũng đã mời Ian Malcolm, một trong những cố vấn của chúng tôi đến đấy nữa. Ông ta là giáo sư toán Đại học Utah phải không?

 

– Nghe ông John Hammond bảo vậy. – Grant nói.

 

– Tốt quá. Tôi cũng sẽ đến đấy. Nhân thể tôi muốn hỏi cái của con procom… mà giáo sư mới tìm được, nó là cái gì vậy?

 

– Con procompsgonathus.

 

– Vâng, ông có mẫu vật ở đấy không tiến sĩ Grant? Mẫu vật thực ấy?

 

– Không. Tôi chỉ có một bản X-quang. Mẫu vật hiện ở New York. Một chị ở Đại học Columbia gọi cho tôi.

 

– Hay quá. Giáo sư có thể cho tôi biết mọi chi tiết về chuyện này không? Để tôi có thể kể lại cho Hammond. Ông ta rất kích động về cái mẫu vật ấy. Tôi chắc là giáo sư cũng rất muốn thấy.

 

– Có lẽ tôi sẽ xoay xở để nó được gửi tới đảo trong khi quý vị ở đấy.

 

Grant kể cho Gennaro mọi chi tiết về mẫu vật. Gennaro nói:

 

– Hay quá. Thế là tốt, tiến sĩ Grant. Gửi lời chào của tôi đến tiến sĩ Ellie Sattler. Mong được gặp quý vị vào ngày mai. – Gennaro gác máy.

 
ĐỒ ÁN
Ngày hôm sau, Ellie cầm một bì thư lớn bước vào cuối toa xe trao cho Grant.

 

– Mới nhận được. Một trong mấy gã đào đất mang ngoài phố về. Của Hammond gửi.

 

Grant chú ý đến dấu hiệu bằng hình vẽ màu xanh- trắng của công ty InGen khi ông xé phong bì. Bên trong chẳng có thư từ gì, chỉ một xấp giấy tờ. Lật ra, ông thấy đấy là những bản thiết kế được thu nhỏ lại, đóng thành một tập dày. Bìa sách ghi: CÁC TIỆN NGHI DÀNH CHO KHÁCH CỦA TRUNG TÂM NGHỈ MÁT ISLA NUBLAR ( TOÀN BỘ KHU NHÀ NGHỈ SAFARI).

 

– Thứ quỷ gì thế này? – ông lật vài trang, và một mảnh giấy rơi ra.

 

Thân gửi Grant và Ellie.

 

Xin quý vị hiểu cho là chúng tôi không biết nhiều về cách thức trình bày các tài liệu. Nhưng tập sách mỏng này có thể giúp quý vị hình dung được một vài điều về dự án Isla Nublar. Tôi nghĩ là cuốn sách rất hấp dẫn.

 

Mong được bàn thảo với quý vị!

 

Hi vọng quý vị sẽ đến với chúng tôi.

Kính.

 

John Hammond

 
Grant lật qua những trang sách.

 

– Tôi chẳng hiểu gì. Đây là những đồ án kiến trúc. – Ông giở trang bìa trong – Trong này ghi tên các nhà chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau tham gia đồ án như kiến trúc sư, kỹ sư, thiết kế công trình, thiết kế điện, computer.

 

Grant lật những trang đồ án. Mỗi trang đều đóng dấu. BÍ MẬT CÔNG NGHIỆP – CẤM SAO CHÉP. LƯU HÀNH NỘI BỘ – KHÔNG PHỔ BIẾN. Mỗi tờ đều có đánh số, và đầu trang: “Đây là những đồ án thiết kế sáng tạo riêng của công ty InGen“.

 

Trang kế là một trắc đồ của đảo Isla Nublar. Đảo trông như một giọt nước mắt lộn ngược, tròn ở phía bắc, thuôn như búp măng ở phía nam, dài tám dặm và bản đồ đảo được chia ra nhiều vùng lớn.

 

Vùng phía bắc ghi chú là KHU KHÁCH VIẾNG, có những kiến trúc “Nhà khách”, “Trung tâm khách viếng”, “Phòng điều hành”, “Khu năng lượng”, “Kho”, “Tư thất Hammond” và “Nhà nghỉ Safari”. Grant có thể thấy đường bao quanh của một bể bơi, những hình chữ nhật của sân tennis và các đường dợn sóng tượng trưng các khu trồng cây và bụi cây.

 

– Trông ra khu nghỉ mát lắm, đúng vậy. – Ellie nói.

 

Tiếp theo là các tờ vẽ chi tiết của nhà nghỉ Safari. Trong bản vẽ nhìn theo mặt tiền, ngôi nhà nghỉ trông rất thích mắt: một tòa nhà khác trong khu khách viếng không có nhiều chi tiết bằng.

 

Và phần còn lại của đảo trông còn bí mật hơn. Trong chừng mực Grant có thể hiểu qua bản vẽ, hầu như toàn là ngoài trời. Một mạng lưới đường sá, đường hầm, các dãy nhà phụ, và một chiếc hồ dài, hẹp dường như do người đào với những đê chắn bằng bê tông và rào chấn song sắt. Nhưng phần lớn đảo được chia thành những vùng uốn cong với rất ít khai phá. Mỗi vùng được ghi chú bằng các mã số.

 

– Có chỗ nào ghi giải thích các mã không?

 

Grant lật nhanh các trang nhưng không thấy.

 

– Có thể họ đã lấy đi rồi. – Ellie nói.

 

– Bí hiểm thật. – Grant nhìn vào các đường cong phân chia vùng, cách nhau bởi một hệ thống đường. Chỉ có sáu vùng trên toàn đảo. Và mỗi vùng được tách khỏi đường bao quanh bằng một hàng rào với dấu hiệu ánh chớp. Dấu hiệu này làm hai người thấy có vẻ bí hiểm cho đến khi họ hiểu ra được đấy là hàng rào có truyền điện.

 

– Kỳ lạ thật. – Elhe nhận xét -. Hàng rào điện ở nơi nghỉ mát.

 

– Mà lại dài hàng dặm. – Grant nhận xét thêm – Cả hàng rào điện lẫn mương bê tông và lại có con đường chạy theo nữa.

 

– Đúng là giống như sở thú.

 

Họ xem lại bản trắc đồ và nhìn kỹ mấy đường bao quanh. Những con đường được xây ớ những vị trí kỳ lạ. Con đường chính chạy từ bắc đến nam, qua những đồi trung tâm của đảo, gồm cả một phần cắt sâu vào một bên vách đá bên trên một con sông. Ở đây con đường bắt đầu quanh co để khỏi phải chạy qua những vùng phân chia, vây quanh những đường mương và hàng rào điện. Và những con đường đều được đắp cao khỏi mặt đất, vì thế đi trên đường ta có thể nhìn vào trong vùng phân chia qua bên trên hàng rào. Ellie nói:

 

– Giáo sư xem đây. Một vài kích thước lớn kinh khủng.

 

Con mương bê tông này rộng hơn mười mét. Chẳng khác gì hào chắn quân sự.

 

– Các tòa nhà cũng thế. – Grant thấy ở mỗi vùng phân chia đều có vài tòa nhà, nằm ở một góc bên ngoài hào bê tông cốt sắt, tường thật dày. Ở những bản thiết kế vẽ nhìn xiên, các tòa nhà trông như những pháo đài với những ô cửa sổ nhỏ. Tựa như lỗ châu mai.

 

Vào lúc này, họ nghe tiếng nổ ì ầm từ xa vọng đến. Grant đặt xấp tài liệu qua một bên.

 

– Hãy đi làm việc đã.

 
– Cho nổ!

 

Hình ảnh chao động nhẹ rồi một đường bao quanh màu vàng xuất hiện ngang màn hình computer. Lần giải đáp này thật hoàn toàn. Grant nhìn vào bộ xương, được định dạng rõ ràng, chiếc cổ dài cong ngửa ra đằng sau. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đấy là một con velociraptor non, và hình ảnh trông rất hoàn chỉnh…

 

Màn hình bỗng trắng xóa. Grant nhấp nháy mắt trong ánh nắng:

 

– Tôi chúa ghét computer. Việc gì thế này?

 

Một cậu sinh viên thực tập nói:

 

– Mất nguồn điện. Chờ một phút thôi.

 

Cậu ta cúi nhìn đám dây nhợ dẫn đến các bình điện cung cấp năng lượng cho chiếc conputer xách tay đặt trên một thùng bia bằng giấy. Không quá xa đấy là một khí cụ họ gọi là thumper. Grant ngồi xuống lưng đồi và nhìn đồng hồ tay, ông nói với Ellie:

 

– Chúng ta sắp phải làm việc này theo kiểu cổ điển.

 

Một cậu đào đất hỏi:

 

– Ấy, ông Grant, gì vậy?

 

– Chúng tôi phải đi để kịp chuyến bay. Và tôi muốn tất cả các hóa thạch phải được che giữ trước khi tôi đi.

 

Việc bảo vệ hóa thạch thường gồm một tấm bạt che mưa nắng bên trên phần đất khai quật và một đường hào đào quanh chu vi công trường để dẫn nước chảy đi. Vấn đề là đường hào phải xa chừng nào để khỏi đụng đến hóa thạch con velociraptor này.

 

Để quyết định mức rộng, họ đang dùng một kỹ thuật mới, một thiết bị dùng siêu âm và X-quang có tên là CAST cung cấp dữ kiện cho một computer. Đấy là một phương pháp mới: Chiếc thumper bắn một viên đạn chì nhỏ vào lòng đất gây nên những sóng va chạm được máy computer đọc rồi tập hợp sóng thành một hình X-quang của vùng đất đồi.

 

Chiếc thumper đang ở cách chỗ Grant sáu mươi mét. Đấy là một chiếc thùng lớn bằng bạc trên một xe đẩy bánh lớn, có dù che. Chiếc máy trông giống như một xe bán kem dạo, đỗ tại một nơi chẳng thích hợp chút nào trên vùng đất cằn cỗi này. Thumper có hai sinh viên phụ tá đang lắp một viên đạn chì cho nổ.

 

Cho đến giờ phút này, chương trình CAST chỉ có việc là xác định mức xa cần của vật khai quật, giúp Grant và cả toán đào xới làm việc hiệu quả hơn. Nhưng các công nhân đào xới nói rằng trong vòng vài năm tới nó sẽ cho một hình ảnh chi tiết hon, khiến việc khai quật sẽ mất ít thời gian. Người ta có thể có được một bức hình thật hoàn toàn của bộ xương về cả ba chiều, và kỹ thuật này thật hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho ngành khảo cổ không cần khai quật.

 

Nhưng các điều ấy chưa xẩy ra. Và cái thiết bị đã hoạt động không chút trục trặc tại trường đại học, ở đây lại tỏ ra sai chập bất thường, thật tội nghiệp. Grant hỏi:

 

– Còn lâu không?

 

– Có rồi đấy, giáo sư Grant. Không tệ lắm đâu.

 

Grant đến nhìn màn hình. Ông thấy được toàn bộ bộ xương được vạch bằng đường sáng màu vàng. Đúng là một con vật con. Có những tính chất vượt trội rõ ràng của một con velociraptor – chân một ngón, mà ở một con trưởng thành sẽ là một móng vuốt cong, một thứ khí giới dài mười lăm centimet có khả năng xẻ dọc con mồi, mà ở đây mới chỉ nhú chưa dài hơn một cái gai bông hồng. Ngón vuốt này hầu như khó mà thấy được trên màn hình. Và velociraptor là một con khủng long có dáng dấp mảnh mai, một mãnh thú có xương thanh cảnh như xương chim, được cho là một con thú rất thông minh.

 

Ở đây bộ xương hiện ra với một thứ tự hoàn hảo, trừ đầu và cổ hơi cong về phía lưng. Tính chất uốn cong ở cổ như thế rất thường thấy ở các loại hóa thạch khiến một số các nhà khoa học đã hình thành một lý thuyết để cắt nghĩa, cho rằng loài khủng long sở dĩ tiệt giống vì chúng bị nhiễm chất alkaloid có trong thực vật. Chiếc cổ bị cong ra sau được xem là tiêu biểu cho cái chết đau đớn của khủng long. Grant cuối cùng đã bác bỏ thuyết ấy bằng cách chứng minh rằng có rất nhiều chủng loại chim và bò sát trước khi chết đã phải chịu đựng sự co rút đầu và cổ ra phía sau của dây chằng bắp thịt cổ, làm đầu bị kéo ra sau một cách tiêu biểu. Tình trạng này không dính líu gì đến nguyên nhân cái chết; chỉ dính líu đến việc con thú chết phơi xác dưới ánh nắng lâu ngày.

 

Grant nhận thấy cổ bộ xương đặc biệt này bị kéo lui về phía sau qua một bên, vì thế chân phải cùng bàn chân bị nâng lên ở vị trí cao quá xương sống.

 

– Trông như bị xoắn. – Một sinh viên nói – Nhưng tôi thường tin đây là do màn hình computer.

 

Grant nói:

 

– Không phải. Đấy chỉ do thời gian. Quá nhiều thời gian.

 

Grant biết là người bình thường khó thể tưởng tượng ra được thời gian địa chất. Cuộc sống loài người được tính trong một tỉ lệ thời gian hoàn toàn khác. Một quả táo trở nên chín vàng trong vài phút. Đồ dùng bằng bạc đổi màu đen xỉn trong vài ngày. Một đồng phân hoại tiêu đi trong một mùa. Một đứa bé trưởng thành trong một thập kỷ. Không một kinh nghiệm bình thường hằng ngày nào chuẩn bị cho con người có khả năng tưởng tượng được ý nghĩa của một thời gian tám mươi triệu năm – độ dài của thời gian đã trôi qua kể từ khi con vật này chết.

 

Trong lớp học, Grant đã cố đưa ra những so sánh khác nhau. Nếu bạn tưởng tượng một đoạn đời sống sáu mươi năm được thu ngắn lại con một giờ thì tám mươi triệu năm vẫn còn là con số 3652 năm, lâu hơn tuổi của các kim tự tháp. Con velociraptor này chết đã quá lâu.

 

– Trông chẳng kinh khủng gì lắm. – Một gã đào xin nhận xét.

 

– Con này thì chẳng kinh khủng gì, – Grant giải thích – ít nhất cũng đến khi nó lớn đủ.

 

Có lẽ con này ăn các xác chết – xác thú bị các con lớn giết và chén no say, rồi nằm sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời. Thú ăn thịt có thể tiêu thụ một lượng thịt bằng 25% sức nặng của nó trong một bữa ăn, và làm nó buồn ngủ sau đấy. Những con non sẽ kêu chút chít, lổm ngồm bò ngang qua thân hình no nê buồn ngủ của mấy con lớn, gặm cắn những miếng thịt còn lại của con thú chết. Những con non có lẽ là những con vật nhở rất dễ thương.

 

Nhưng một con velociraptor trưởng thành là một chuyện hoàn toàn khác, nó là một con khủng long tham ăn hung dữ nhất chưa từng có trong loài thú. Dù tương đối nhỏ con, chừng một trăm kilô, lớn cỡ bằng một con báo, con velociraptor rất nhanh nhẹn, thông minh và hung dữ có khả năng tấn công với hàm nhọn, với chi trước có móng nhọn rất mạnh, và chiếc móng đơn có sức tàn phá kinh khủng của chi sau.

 

Velociraptor đi thành từng bầy để săn mồi, Grant nghĩ hẳn phải là một cảnh hết sức hấp dẫn nếu được xem một đoàn mươi mười lăm con thú này chạy hết tốc lực đuổi theo rồi nhảy lên mình một con khủng long lớn hơn, xé rách cổ và cào toác bụng xẻ sườn con mồi.

 

– Chúng ta còn rất ít thì giờ. – Ellie nhắc Grant.

Grant chỉ dẫn đào mương nước. Qua hình ảnh của bộ xương ở màn hình computer, họ xác định được vùng nằm của bộ xương. Một mương dẫn nước quanh một khu chừng hai mét vuông là đủ. Trong khi đó Ellie soạn một tấm bạt che. Grant giúp cô đóng những cây cọc cuối cùng. Một sinh viên hỏi:

 

– Con khủng long non này chết như thế nào nhỉ?

 

Grant trả lời.

 

– Khó mà biết được đấy. Tỷ lệ tử vong của thú hoang dã rất cao. Ở các công viên châu Phi, một số loài ăn thịt tử vong đến bảy mươi lăm phần trăm. Lý do cơ thể đủ mọi thứ – bệnh, lạc bầy, bất cứ lý do gì. Thậm chí bị con lớn giết. Chúng ta biết loài thú này đi săn mồi theo đàn, nhưng không biết gì về sinh hoạt xã hội của chúng trong đàn.

 

Mấy sinh viên gật đầu. Họ đều đã biết các tập tính của thú vật, ví dụ một con sư tử đực khi “nhậm chức” đầu đàn, việc đầu tiên nó làm là giết hết sư tử con. Lý do rõ ràng là do bản năng truyền giống; Con đực gieo rắc gen của nó càng nhiều càng tốt, và bằng cách giết hết sư tử con, nó muốn cho các con cái động đực để có thể làm cho bầy sư tử cái có thai. Nó cũng không muốn cho bầy cái của nó mất thì giờ nuôi nấng chăm sóc con của một con đực khác.

 

Có lẽ lũ velociraptor cũng có một con đầu đàn khi sống theo bầy. Chúng ta biết còn ít về khủng long quá, Grant nghĩ. Sau 150 năm nghiên cứu và khai quật khắp thế giới, họ vẫn hầu như chưa biết khủng long thật sự sống như thế nào. Ellie nói:

 

– Đến lúc ngưng rồi đấy, khoảng 5 giờ chúng ta phải đến Choteau.

 
HAMMOND
Cô thư ký của Gennaro bước vào, tay xách chiếc vali mới. Chiếc vali vẫn còn nhãn hiệu lủng lẳng. Cô ta nghiêm trang nói:

 

– Thưa ông Gennaro, ông quên sắp xếp vali làm tôi nghĩ ông thật sự chẳng muốn chuyến đi này.

 

– Có thể cô đúng đấy. Tôi sẽ không dự được sinh nhật của con bé.

 

Chủ nhật là sinh nhật của bé Amanda, con gái Gennaro, và vợ ông ta, Elizabeth, đã mời đủ hai mươi “bạn” ở lứa bốn tuổi còn khóc nhè đến dự, mời cả chú hề Cappy và một ảo thuật gia. Elizabeth chẳng mấy vui khi biết ông phải đi xa vào cuối tuần. Cả Amanda nữa. Cô thư ký nói:

 

– Vâng, tôi đã làm đầy đủ viêc ông nhắc. Giày đi rừng đúng cỡ, quần soóc kaki, sơ mi, bộ cạo râu. Một cặp jeans và áo choàng đề phòng trời lạnh. Xe đã sẵn bên dưới, chờ chở ông đến phi trường. Ông phải đi ngay bây giờ để kịp chuyến bay.

 

Cô thư ký rời khỏi phòng. Gennaro đi dọc theo hành lang, tay xé nhãn hiệu khỏi chiếc vali. Khi ông đi ngang căn phòng gắn toàn cửa kính, Daniel Ross rời bàn giấy bước ra ngoài.

 

– Đi vui vẻ nhé. – Ross nói – Nhưng chúng ta dứt khoát một điều. Tôi không biết tình huống thật sự xấu đến thế nào, Gennaro, nhưng nếu có vấn đề gì trên hòn đảo ấy thì hãy đốt trụi nó đi nhé.

 

– Lạy Chúa, ông Ross… Chúng ta đang nói chuyện về một cuộc đầu tư lớn.

 

– Đừngl do dự. Quên chuyện đầu tư đi. Cứ việc làm như thế. Nghe tôi chứ?

 

Gennaro gật đầu:

 

– Tôi nghe. Nhưng Hammond…

 

– Mặc kệ Hammond.

 
– Ông bạn nhỏ của tôi. – Giọng ồ ề quen thuộc. – Lâu nay ra sao, ông bạn nhỏ?

 

– Rất tốt, thưa ông. – Gennaro trả lời, người tựa vào chiếc ghế xoay bọc da trong chiếc phản lực cơ Gulfstream II đang bay về phía đông, hướng đến dãy Rocky Mountains.

 

Hammond thân mật nói:

 

– Anh không hề gọi tôi lần nào. Tôi rất nhớ anh, anh Gennaro. Vị nội tướng xinh đẹp của anh vẫn khỏe chứ?

 

– Cô ấy khỏe lắm. Elizabeth rất khỏe. Chúng tôi đã có một bé gái.

 

– Tuyệt, tuyệt. Trẻ em thật tuyệt. Con bé sẽ đến tung tăng trong công viên mới của chúng ta ở Costa Rica.

 

Gennaro quên mất là Hammond rất thấp; ngồi trong chiếc ghế máy bay, chân lão không chạm tới tấm thảm. Lão đung đưa chân khi nói. Ông già này tính khí vẫn trẻ con, mặc dầu bây giờ Hammond hẳn phải… bao nhiêu nhỉ? Bảy mươi lăm? Bảy mươi sáu? Vào cỡ ấy, lão ta trông già hơn theo trí nhớ của Gennaro, nhưng ông đã không gặp lão từ năm năm rồi.

 

Hammond ưa phô trương, bẩm sinh có khiếu tổ chức. Vào năm 1983, lão có một con voi mà đi đâu lão cũng mang theo trong một cái chuồng nhỏ. Con voi cao hai tấc, dài gần ba tấc, một con voi thu nhỏ hoàn toàn, Hammonđ đem con voi vào những buổi họp xin tăng ngân sách. Hammonđ thường mang con voi vào phòng, chuồng được phủ kín bằng tấm mền nhỏ, giống như một thùng ấp bình trà nóng, còn Hammond sẽ phát biểu bài diễn văn thường lệ của lão về viễn ảnh phát triển “sinh vật tiêu thụ”. Vào thời điểm kích động nhất, lão hất chiếc mền để lộ con voi ra. Rồi lão đòi thêm tiền.

 

Con voi luôn tạo thành công. Thân hình nhỏ tí teo, không to hơn một con mèo mấy, do lão kiếm được ở phòng thí nghiệm của Noerman Atherton, một nhà di truyền học theo lão trong cuộc phiêu lưu làm ăn mới. Atherton chỉ việc lấy bào thai của một con voi bất thường rồi nuôi trong một tử cung nhân tạo với các phương thức biến đổi hormon…

 

Atherton không thể nhân bản con voi nhỏ này, dù ông ta đã cố gắng. Con vật thường nằm mọp khi trời lạnh, đặc biệt là mùa đông. Những cái hắt hắt tuôn ra khỏi thân hình nhỏ nhắn làm Hammond lo lắng. Con voi còn chuồi đôi ngà giữa chấn song chuồng, hắt hơi liên tiếp một cách khó chịu như muốn cố thoát khỏi nơi giam cầm. Đôi khi nó bị nhiễm trùng quanh chỗ mòn của ngà. Hammond luôn lo sợ con voi chết trước khi Atherton có thể tạo nên một con khác.

 

Hammond cũng giấu những tay đầu tư của mình việc tập tính của con voi đã thay đổi trong quá trình nhỏ hóa. Con thú nhỏ xíu, giống con voi nhưng sinh hoạt giống như một con thú gậm nhấm hung dữ, cử động nhanh nhẹn.

 

Và mặc dù Hammond nói một cách tin tưởng về bảy tỉ đôla thu nhập hàng năm vào 1993, dự án của lão vẫn bị cho là một cuộc phiêu lưu, cần phải cân nhắc kỹ. Lão có đầu óc và nhiệt tình, nhưng không có gì chắc chắn là kế hoạch của lão sẽ tiến hành tốt cả. Đặc biệt từ khi Noerman Atherton, bộ óc đứng sau thúc đẩy cho kế hoạch của Hammond, bị ung thư, và đấy là điều cuối cùng Hammond bỏ qua không nhắc đến.

 

Tuy vậy, với sự giúp đỡ của Gennaro, Hammond vẫn kiếm được tiền. Giữa khoảng tháng chín 1983 và tháng mười một 1985, John Allred Hammond và công ty Pachyderm Portfolio của ông ta bỏ một cú vốn liề lĩnh tài trợ cho Hiệp hội kỹ thuật quốc tế về gen di truyền, tức InGen. Và họ đã có thể nâng vốn lên nữa, nếu Hammond không nhất mực giữ bí mật tuyệt đối, và đề nghị không hoàn vốn lại trong thời gian ít nhất là năm năm. Điều này làm cho một số nhà đầu tư ngại không tham gia góp vốn. Cuối cùng, họ phải nhận vốn phần lớn ở các nhà đầu tư Nhật. Các tay đầu tư Nhật là những người duy nhất đủ kiên nhẫn.

 

Ngồi trong ghế da của chiếc phản lực, Gennaro suy nghĩ về việc Hammond đang tránh né vấn đề. Ông già này đang giả lơ sự việc là văn phòng của Gennaro đã ép buộc lão ta có chuyến đi này. Trái lại, lão làm như thể đây là một chuyến tham quan nghỉ mát cuối tuần. Lão nói:

 

– Anh bạn không đem chị và cháu đi theo là quá tệ.

 

Gennaro nhún vai:

 

– Là vì sinh nhật của nó. Hai mươi “khách” của nó đã mời rồi. Lại bánh và chú hề nữa.

 

– Ồ, tôi hiểu. Lũ nhỏ luôn để tâm đến mọi thứ đã hứa với chúng.

 

Gennaro hỏi:

 

– Nhân thể, công viên đã sẵn sàng cho khách đến viếng chưa?

 

– Ấy chính thức thì chưa. Nhưng khách sạn xây rồi, vì thế có chỗ để nghỉ lại.

 

– Còn lũ thú?

 

– Dĩ nhiên tất cả lũ thú đều trên đảo. Tất cả đều ở đúng chỗ của chúng.

 

– Tôi nhớ là trong đề nghị đầu tiên, ông hy vọng có tổng số là 12 con.

 

– Ô, chúng ta có quá xa con số ấy. Chúng ta có hai trăm ba mươi tám con, anh Gennaro à.

 

– Hai trăm ba mươi tám con?

 

Lão già cười khúc khích, thích thú với phản ứng của Gennaro:

 

– Anh không thể tưởng tượng được đâu. Chúng ta có từng bầy thú.

 

– Hai trăm ba mươi tám… Bao nhiêu loại?

 

– Mười lăm chủng loại khác nhau, anh Gennaro.

 

– Thật không. Thật quá kỳ dị. Còn các thứ khác mà ông cần thì sao? Các tiện nghi? Các computer?

 

– Đủ cả. Đủ cả Mọi thứ trên hòn đảo ấy đều đầy tính nghệ thuật. Anh sẽ tận mắt nhìn thấy. Thật kỳ diệu, Gennaro à. Đấy là lý do tại sao… vụ… này đã đặt sai chỗ, tuyệt đối không có vấn đề gì với hòn đảo cả.

 

– Và thế là tuyệt đối sẽ chẳng có vấn đề điều tra.

 

– Không có. Nhưng nó làm chậm trễ mọi thứ. Tất cả đều phải tạm ngừng chờ một cuộc viếng thăm chính thức.

 

– Dầu sao thì ông cũng đã trì hoãn nhiều lần. Ông đã hoãn lại ngày khai trương.

 

Hammond đưa tay vân vê chéo khăn tay lụa màu đỏ ở túi áo trên của chiếc áo khoác thể thao:

 

– Ô, chuyện ấy. Chuyện ấy bắt buộc phải xẩy ra.

 

– Tại sao?

 

– Thế đấy, Gennaro à. Để giải thích, anh phải trở lại quan niệm ban đầu của Trung tâm nghỉ mát, quan niệm về một công viên giải trí tiến bộ nhất trên thế giới, tổng hợp các kỹ thuật sinh vật và điện tử mới nhất ngày nay, mọi người đều có môi trường sinh hoạt điện tử. Căn nhà ma ám, cái hang cướp biển, miền Tây hoang dã, động đất… mọi người đều đã kinh qua các trò đó, vì thế chúng ta để tâm thực hiện một sự hấp dẫn du khách bằng sinh vật. Sự hấp dẫn này sẽ gây choáng váng cho bất cứ bộ óc tưởng tượng ghê gớm nào của thế giới.

 
Gennaro mỉm cười. Hầu như vẫn luận điệu đó, đúng y chang từng từ một, mà lão già này đã dùng để thuyết phục các nhà đầu tư cách đây nhiều năm. Hammond tiếp tục:

 

– Và chúng ta không bao giở quên mục đích tối thượng của chúng ta trong dự án ở Costa Rica: làm ra tiền. – Lão nhìn qua cửa sổ máy bay – Nhiều và thật nhiều tiền.

 

– Tôi nhớ.

 

– Bí quyết làm ra tiền ở một công viên là giới hạn sự tốn kém của người đầu tư. Người giao thực phẩm, người nhận phiếu, đội dọn dẹp, đội sửa chữa. Làm một công viên mà sự điều hành chỉ cần một đội nhân viên tối thiểu. Đấy là lý do tại sao chúng tôi đầu tư nhiều vào kỹ thuật computer – chúng tôi tự động hóa tất cả nơi nào có thể.

 

– Tôi nhớ.

 

– Nhưng một thực tế cần giải quyết là khi kết hợp các con thú với các hệ thống computer vào hoạt động, chúng tôi gặp khó khăn bất ngờ. Ai là người tổ chức hệ thống computer cho hoạt động theo chương trình. Tôi chưa biết tìm ai.

 

– Vì thế ông đã có những lần trì hoãn việc bắt đầu.

 

– Đúng thế. Những trì hoãn bình thường.

 

Gennaro nói qua chuyện khác:

 

– Tôi nghe có những tai nạn xẩy ra trong lúc xây dựng. Một số công nhân chết…

 

– Vâng. Có một số tai nạn. Và tổng số có ba người chết. Hai thợ chết khi đang xây con đường ở vách đá. Người kia chết vì một tai nạn đất lở vào tháng giêng. Nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không gặp tai nạn nào nữa. – Hammond đặt tay lên cánh tay người luật sư – Gennaro, anh hãy tin tôi khi nói là mọi thứ trên đảo đều tiến hành đúng theo kế hoạch. Mọi thứ đều hoàn toàn tốt.

 

Intercom trong phi cơ kêu tách. Giọng của phi công:

 

– Xin buộc thắt lưng an toàn. Chúng ta sắp hạ cánh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.