Công Viên Khủng Long Kỷ Jura
6. ĐIỀU KHIỂN
Henry Wu bước vào phòng điều khiển, thấy mọi người đang ngồi trong bóng tối, lắng nghe radio.
– Ôi, đức Chúa Jesus! Nếu một con như con thú ấy thoát ra. – giọng Gennaro nghe nho nhỏ.
– Không thể nào chặn nó lại được.
– Không thể chặn bắt được, không…
– Khổng lồ, không có thể nào…
Trong phòng điều khiển, Hammond nói:
– Mấy lão chết tiệt. Họ quá lo lắng những chuyện không đâu.
Wu:
– Họ vẫn tiếp tục về chuyện thú trốn thoát à? Tôi không hiểu nổi. Đến lúc này họ hẳn đã thấy rằng chúng ta kiểm soát được mọi thứ. Chúng ta đã tạo nên lũ thú và thiết kế nên trung tâm nghỉ mát này.
Hammond nói:
– Đấy là do cái lão Malcolm ấy. Hắn xúi mọi chuyện. Hắn chống chúng ta từ lúc bắt đầu, anh biết đấy. Hắn tìm đâu được cái lý thuyết là những hệ thống phức hợp không thể điều khiển được, không thể bắt chước được thiên nhiên. Tôi hy vọng là lão không làm Gennaro chết khiếp rồi hủy bỏ công viên này.
Wu hỏi:
– Lão ta có thể làm được thế không?
– Không. Nhưng lão có thể làm cho các tay đầu tư Nhật sợ hãi rút tiền đầu tư. Hay lão có thể châm chọc chính quyền San José. Lão có thể gây rối.
Arnold dập tắt điếu thuốc:
– Chúng ta hãy chờ xem. Chúng ta tin vào công viên. Hãy xem, công viên sẽ hoạt động ra trò.
Trong góc là một chiếc Jeep sơn sọc đỏ, một trong hai xe chạy xăng, – Harding, viên bác sĩ thú y, đã lấy một chiếc vào sáng hôm kia – có thể chạy đến bất cứ nơi nào trong công viên, ngay cả giữa đám thú. Hai chiếc Jeep được sơn những sọc chéo màu đỏ làm cho những con triceraptor sợ không dám tấn công.
Muldoon đi quanh chiếc Jeep ra phía sau. Cánh cửa sắt của phòng chứa vũ khí không mất dấu. Ông dùng chìa riêng của mình mở khóa và kéo rộng cánh cửa. Giá súng sắp đều bên trong. Ông lôi ra một khẩu súng phóng hỏa tiễn nhỏ Randler và một hộp đạn.
Ông kẹp hai hỏa tiễn xám ở dưới tay kia.
Sau khi khóa cửa, ông để khẩu súng vào ghế sau chiếc Jeep. Khi rời garage, ông nghe một tràng sấm nổ xa xa.
Dĩ nhiên, Tim biết là các con hadrosaur thật sự không phải nhỏ. Ấy là chỉ vì các con apatosaur lớn hơn nhiều. Những chiếc đầu nhỏ tí của chúng vươn cao lên đến mười lăm mét trong chiếc cổ ngóng dài vào không trung.
Giọng nói:
– Những con thú lớn quý vị đang nhìn thấy có tên là brontosaurus nhưng thật ra chúng là những con apatosaurur. Chúng cân nặng hơn ba mươi tấn. Có nghĩa là chỉ một con thôi đã nặng bằng cả bầy voi ngày nay. Và quý vị có thể chú ý là vùng đất ưa thích của chúng dọc theo vịnh, không có đầm lầy. Chúng thích ở đất khô hơn.
Regis nói:
– Lex à, brontosaurus là con khủng long lớn nhất đấy.
Tim không muốn cãi lại anh ta vì sợ mất lòng. Thật sự, con brachiosaurus to hơn gấp ba lần. Và một số người lại còn cho rằng con ultrasaurus và con seisnosaurus thậm chí còn lớn hơn cả con brachiosaurus. Con seisnosaurus có thể nặng đến một trăm tấn.
Bên cạnh các con apatosaurus các con hadrosaur nhỏ hơn đang đứng trên hai chân sau để ngắt lá cọ dừa. Chúng cử động thật dịu dàng so với thân hình to lớn như thế. Một số các con hadrosaur con tung tăng quanh những con trưởng thành, ăn những lá rơi từ miệng những con lớn.
Giọng nói:
– Những con khủng long của công viên kỷ Jura không sinh sản. Những con con quý vị thấy do phòng ấp của chúng tôi tạo ra. Nhưng những con lớn vẫn nuôi chúng.
Những tràng sấm nổ kéo dài. Bầu trời đen hơn, thấp xuống đe dọa. Ed Regis:
– Ấy, trời sắp mưa thật đấy.
Chiếc xe chạy tới trước, và Tim quay ra nhìn mấy con hadrosaur. Đột nhiên, một bên xe, cậu bé thấy một con vật màu vàng xám vụt qua thật nhanh. Có những vằn nâu trên lưng con vật. Cậu nhận ra nó ngay lập tức. Cậu la lớn:
– Ê! Dừng xe lại!
Regis hỏi:
– Chuyện gì thế?
– Nhanh lên! Dừng xe lại?
Giọng nói tiếp tục:
– Bây giờ, chúng ta tiếp tục xem con thú cuối cùng của công viên kỷ Jura vĩ đại của chúng tôi, con stegosaur.
– Có chuyện gì thế, Tim?
– Cháu thấy một con. Cháu thấy một con ở cánh đồng kia.
– Thấy gì?
– Một con raptor? Ở cánh đồng kia!
Giọng ghi âm:
– Các con stegosaur là những con thú thuộc trung kỷ Jurassic, vào khoảng một trăm bảy mươi triệu năm trước. Nhiều con trong số loài thú ăn cỏ này đang sống tại đây, trong công viên kỷ Jura này.
Regis nói:
– Ồ, không phải đâu, Tim. Không phải con raptor đâu.
– Cháu thấy rõ mà! Dừng xe lại đi!
Có tiếng bíp bíp trong intercom và tin này đã chuyển đến Grant và Malcolm:
– Tim bảo nó thấy một con raptor.
– Ở đâu?
– Sau cánh đồng kia.
– Chúng ta hãy lui lại xem thử.
Ed Regis nói:
– Chúng ta không thể quay lại. Chúng ta chỉ có thể đi tới. Các xe đã được lập chương trình.
Grant:
– Không thể đi lui được à?
– Không được. Xin lỗi. Quý vị thấy đấy.
Một giọng cắt ngang ở intercom :
– Tim. Đây là giáo sư Malcolm. Bác chỉ hỏi cháu một câu về con raptor này. Cháu đoán nó chừng mấy năm tuổi?
– Lớn hơn con chúng ta thấy hồi trưa, và non hơn mấy con trưởng thành ở trong chuồng. Những con trưởng thành cao hai mét. Con này cao chừng một nửa thôi.
– Được rồi, tốt.
– Cháu chỉ thấy nó trong một giây thôi.
Regis:
– Tôi đoán chắc đấy không phải là con raptor. Không thể nào là một con raptor. Chỉ có thể là một con othys. Những con này luôn nhảy qua được chuồng. Chúng tôi đã mất nhiều thì gĩờ với chúng.
Tim:
– Cháu biết là cháu đã thấy một con raptor.
Lex bắt đầu rên rỉ:
– Cháu thì thấy đói bụng quá.
– Anh nghĩ thằng bé thấy gì?
– Tôi cho rằng đấy là một con othys.
Arnold gật đầu:
– Chúng ta vẫn gặp rắc rối khi theo dõi lũ othys vì chúng vẫn thường ở trên các cây.
Lũ othys là một ngoại lệ đối với việc kiểm tra từng phút một đối với lũ thú. Các computer thường xuyên mất dấu rồi lại tìm thấy được chúng khi chúng leo lên cây rồi leo xuống.
Hammond:
– Điều làm tôi bực mình là chúng ta đã tạo nên công viên kỳ diệu này, nhưng những người khách đầu tiên của chúng ta ngoài kia với tư cách những người có trách nhiệm về tiền bạc, chỉ bới lông tìm vết. Họ chẳng để tâm gì đến sự kỳ diệu của công viên.
Arnold:
– Đấy là việc của họ. Chúng ta có thể làm cho họ thấy sự kỳ diệu.
Intercom kêu tách, và Arnold nghe một giọng cất lên:
– À, ông Arnold, đây là Anne B tại bến tàu. Chúng tôi chưa làm xong việc dỡ hàng, chúng tôi thấy là cơn bão sẽ đến ở phía nam. Tốt hơn là tôi không nên neo tàu tại đây nếu trời trở gió tệ hại hơn.
Arnold quay sang màn hình đang chiếu cảnh chiếc tàu chở hàng, thả neo ở bến tàu về phía đông đảo. Ông ta bấm nút vô tuyến:
– Còn nhiều hàng cần bốc nữa không?
– Chỉ còn ba container thiết bị cuối cùng nữa. Tôi chưa kiểm tra lại phiếu giao hàng, nhưng thế này thì chắc ông phải chờ hai tuần để nhận. Điều kiện thả neo ở đây không tiện cho chúng tôi khi có bão. Ông biết đấy. Và chúng tôi cách đất liền cả trăm dặm.
– Ông yêu cầu được rời bến không?
– Vâng, ông Arnold.
Hammond:
– Tôi cần các thiết bị ấy. Các thiết bị cho các phòng thí nghiệm.
– Vâng, – Arnod nói – nhưng ông không muốn bỏ tiền để làm rào chắn bão cho cầu tàu. Vì thế chúng ta không có bến tốt. Nếu bão trở nên dữ dội thì tàu sẽ nẩy lên đập vào bến. Tôi đã từng thấy nhiều tàu chìm theo cách ấy. Và rồi ông sẽ tiêu tốn bao thứ khác, thay tàu, thêm việc dọn cảng. Ông sẽ không dùng được cảng cho đến khi…
Hammond vẫy tay ra hiệu cho qua:
– Thôi, để cho họ đi đi.
Arnold nói vào radio:
– Cho phép rời bến, Anne B.
Giọng nói qua intercom:
– Hẹn gặp lại hai tuần sau .
Trên màn hình điều khiển, họ thấy các thủy thủ lên boong tàu, bắt đầu nhổ neo. Arnold quay trở lại bảng điều khiển chính. Ông ta thấy mấy chiếc Land Cruiser chạy qua cánh đồng đầy hơi nước bốc lên. Hammond hỏi:
– Họ đang ở đâu vậy?
– Trông như họ đang ở những cánh đồng phía nam. Cuối phía nam đã có nhiều núi lửa hơn phía bắc. Có lẽ họ gần đến chỗ mấy con stegosaurus. Tôi chắc là họ sẽ dừng lại để xem Harding đang làm gì.
Malcolm:
– Phải thừa nhận rằng đây là một con vật trông buồn cười.
Con stegosaur dài sáu mét với một thân hình to lớn cục mịch và những vi thẳng đứng nằm dọc theo sống lưng. Chiếc đuôi trông rất nguy hiểm với những đầu nhọn dài gần một mét. Chiếc cổ thon dần lên đến chiếc đầu nhỏ rắn chắc với đôi mắt nhìn ngờ nghệch, trông như một con ngựa câm. Khi họ đang nhìn, một người từ sau con vật đi quanh ra trước. Regis nói qua radio:
– Đấy là bác sĩ thú y của chúng tôi, bác sĩ Harding. Ông ta đã đánh thuốc mê con stegos, đấy là lý do tại sao nó không cử động. Nó đang ốm.
Grant đã rời khỏi xe, đi vội tới bên con vật đang đứng bất động. Ellie cũng ra khỏi xe và nhìn lui khi chiếc Land Cruiser thứ hai đỗ lại và hai đứa bé nhảy ra. Tim hỏi:
– Con vật bệnh gì vậy?
Ellie:
– Họ chưa rõ
Những cái vi to như những cái quạt bằng da dọc theo sống lưng con stegos rủ nhẹ xuống. Con vật thở khó khăn, chậm chạp, hơi thở phì phò. Lex hỏi:
– Nó có làm lây bệnh không?
Họ đến bên chiếc đầu nhỏ của con vật, nơi Grant và Harding đang quỳ giữa đất, nhìn vào miệng con vật. Lex nhăn mũi:
– Con này đúng là to thật. Và khó ngửi quá.
Ellie đồng ý:
– Đúng là có mùi khó ngửi.
Cô đã chú ý là con stegosaur có một mùi kỳ lạ, như cá ươn để thối. Mùi hôi nhắc cô đến điều gì đó cô đã biết, nhưng không nhớ ở đâu. Dù sao cô cũng chưa bao giờ ngửi được mùi của một con stegos trước đây. Có lẽ đây là mùi đặc trưng của con thú. Nhưng cô cũng nghi ngờ. Phần lớn các con thú ăn cỏ chẳng có mùi khó ngửi. Phân của chúng cũng thế. Chỉ những con vật ăn thịt sống mới có thể có mùi khó chịu. Lex hỏi:
– Có phải vì ốm mà nó hôi không?
– Có thể. Và đừng quên là bác sĩ thú y đã đánh thuốc mê nó.
Grant gọi:
– Ellie này. Hãy nhìn lưỡi con vật xem.
Chiếc lưỡi tím đen từ miệng con thú thè ra buông thõng xuống. Bác sĩ thú y rọt đèn vào lưỡi và Ellie thấy những nốt mụn trắng rất nhỏ.
– Những mụn nước li ti. Thú vị thật.
Bác sĩ thú y nói:
– Chúng tôi đang gặp lúc khó khăn với lũ stegos này. Chúng luôn luôn bị bệnh.
– Triệu chứng ra sao? – Ellie đưa móng tay gẩy vào một mụn ở lưỡi con vật. Một chất nước trong ứa ra.
– Eo ơi! – Lex lè lưỡi.
Harding:
– Đứng không vững, mất định hướng, thở khó, đi tiêu nhiều. Dường như cứ sáu tuần thì xẩy ra một vụ nhiễm bệnh.
– Họ tiếp tục cho nó ăn? – Ellie hỏi.
– Ồ, vâng. Một con thú cỡ này cần một lượng tối thiểu từ hai trăm rưỡi hoặc ba trăm kilô rau cỏ hàng ngày. Chúng là những chiếc máy cắt cỏ liên tục.
– Vậy thì chúng không phải bị bệnh do ăn phải cỏ độc.
– Đúng vậy.
– Cho tôi mượn cây đèn một tí. – Ellie lấy cây đèn chiếu rọi vào mắt con thú – Chất gây mê của ông gây kết quả thế nào đối với mắt con thú?
– Các đồng tử hẹp lại.
Ellie nhận xét:
– Nhưng đồng tử con vật lại mở rộng ra.
Harding nhìn theo Ellie. Quả đúng như thế: con ngươi của con thú mở to ra và không đóng hẹp lại khi ánh sáng chiếu vào. Ông nói:
– Tôi thật đáng chê. Đây là hiệu quả dược lý.
Ellie đứng dậy:
– Đúng vậy. – Cô nhìn quanh – Phạm vi hoạt động của con vật rộng chừng nào?
– Chừng năm dặm vuông.
– Trong vùng này?
Họ đang đứng trong một đồng cỏ khoảng khoát, mặt đất có những hỏn đá trồi lên cao rải rác đó đây và những đám hơi nước bốc lên. Lúc này đã quá nửa chiều, và bầu trời hồng lên dưới những đám mây xám thấp. Harding nói:
– Phạm vi hoạt động của chúng phần lớn ở khu phía bắc và phía đông cánh đồng này. Những khi ốm, chúng chỉ quanh quẩn ở vùng đặc biệt này.
– Thật là một sự đau đầu thú vị, cô nghĩ làm thế nào giải thích được những lần bị độc định kỳ của con thú?
Cô chỉ tay qua cánh đồng:
– Ông thấy những bụi cây thấp xanh tươi kia không?
Harding gật:
– Cây tử đinh lương Tây Ấn. Chúng tôi biết cây này độc. Nhưng con vật không ăn cây ấy.
– Ông có chắc không?
– Chắc chứ. Chúng tôi theo dõi qua vidéo, và kiểm tra phân chúng để biết chắc. Các con stegos không bao giờ ăn loại cây này.
Cây dâu tàu, hay cây tử đinh lương Tây Ấn, tên khoa học là melia agedarach có chứa một lượng độc chất akaloid. Người Trung Hoa dùng cây này để đánh độc cá. Harding nhắc lại:
– Chúng không ăn cây ấy.
Ellie:
– Thế thì lạ thật. Bởi vì con vật này cho thấy mọi dấu hiệu cổ điển của sự trúng độc cây melia: đờ đẫn, mụn nhỏ màng nhầy, đồng tử mở rộng. – Cô đi tới gần mấy bụi cây để xem kỹ hơn – ông nói đúng. Các bụi cây nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị rứt bẻ. Không có.
Harding nhắc:
– Và còn chuyện là cứ cách khoảng sáu tuần.
– Con stegos có tới đây thường xuyên không?
– Khoảng một tuần một lần. Lũ stegos quanh quẩn ở đây, xem như phạm vi cư trú của chúng, rồi bắt đầu đi ăn xa dần ra. Rồi chúng lại trở về đây. Mỗi lần như thế chừng một tuần. Nhưng chỉ sáu tuần chúng mới ốm một lần.
– Đúng.
Lex bảo Tim:
– Mấy chuyện này chán quá.
– Suỵt. Tiến sĩ Ellie Sattler đang tập trung suy nghĩ.
Ellie:
– Tôi không nghĩ ra được. – Cô đi xa thêm, nhìn quanh. Sau lưng, cô nghe Lex hỏi: “Có ai muốn chơi ném cầu không?”
Ellie nhìn mặt đất. Cánh đồng có khá nhiều đá. Cô có thể nghe thấy tiếng sóng triều vỗ vào ghềnh đá, đâu đó về phía trái. Có những quả dâu chín rụng nằm xen giữa đám đá. Có lẽ mấy con thú chỉ ăn quả dâu. Nhưng cũng vô lý, vì quả dâu Tây Ấn này đắng kinh khủng.
Grant đến bên cô:
– Cô đang tìm gì à?
Ellie thở dài:
– Chỉ toàn đá. Chắc chúng ta ở gần biển, vì những hòn đá này đều nhẵn. Và chúng chồng lên nhau thành từng đống một cách kỳ lạ
– Những đống đá kỳ lạ?
– Có nhiều khắp nơi đấy. Có một đống gần ngay đây. – Ellie chỉ.
Ngay khi chỉ, Ellie bỗng nhận ra là mình đang nhìn vào thư gì. Đá bị mòn nhẵn nhưng không có liên quan gì đến biển. Những hòn đá dồn lại thành từng đống nhỏ, dường như chúng được ném vào một chỗ.
Đấy là những đống đá ựa ra từ mề chim. Nhiều loài chim và cá sấu nuốt những viên đá nhỏ, tập trung vào một túi thịt trong mề. Do sự co bóp của mề, những viên đá giúp nghiền nát các cây cỏ cứng trước khi đến bao tử và nhờ vậy tiêu hóa dễ hơn. Một số các nhà khoa học cho rằng khủng long cũng có mề. Vì răng khủng long tương đối nhỏ và ít mòn, chứng tỏ chúng ít nhai hoặc khó mà nhai thức ăn. Người ta đã giả thiết rằng khủng long nuốt chửng thức ăn và sau đó là mề làm nhiệm vụ nghiền nát các sợi xơ của thực vật. Và một số các bộ xương khai quật được thấy có những đống sạn nhỏ ở vùng bụng. Nhưng điều đó chưa được chứng thực, và…
Grant thốt lên:
– Sạn trợ tiêu.
Ellie:
– Tôi chắc vậy. Stegos nuốt những sạn này, và sau vài tuần, sạn bị mòn nhẵn, chúng ựa ra rồi nuốt sạn mới. Khi nuốt sạn, chúng nuốt luôn những quả chín. Và chúng bị bệnh.
Grant:
– Tôi thật ngốc. Chắc chắn là cô đúng rồi. – Ông nhìn đống sạn, dùng tay hất ra vài viên theo bản năng của một nhà cổ sinh vật. Và ông dừng lại:
– Ellie này, hãy nhìn thứ này xem.
Cô bé ném lại rất mạnh làm ông ta thấy đau tay khi bắt, ông nói lớn:
– Này, ném vừa thôi. Chú không mang găng tay đấy.
Lex nói, giọng tỏ vẻ ta đây:
– Chú xoàng quá.
Hơi bị chọc tức, ông ta ném mạnh quả bóng về phía cô bé, và nghe kêu bốp một tiếng trong lòng bàn tay da. Lex ta lên:
– Đấy, tốt hơn rồi đấy.
Đứng bên con khủng long, Gennaro tiếp tục chơi ném bóng với Lex và nói chuyện với Malcolm:
– Con thú bị bệnh này khớp với lý thuyết của ông theo cách nào?
– Việc này tôi đã tiên đoán rồi.
– Có điều nào không được đoán trước bằng lý thuyết của ông?
– Ô kìa. Chuyện chẳng dính dáng gì đến tôi cả. Đấy là lý thuyết bất ổn. Nhưng tôi thấy chẳng ai muốn nghe sự liên hệ nhân quả của toán học. Vì sự liên hệ đó qúa rộng lớn so với một đời người. Lớn hơn rất nhiều so với nguyên lý của Heisenberg hay lý thuyết của Godel, mà ai cũng có đọc qua. Đấy đúng là những suy tư trừu tượng. Suy tư triết học. Còn lý thuyết bất ổn liên quan tới cuộc sống hằng ngày. Ông có biết thoạt tiên tại sao người ta chế tạo ra các computer không?
– Không.
– Ném vào đây này, chú. – Lex gọi Gennaro.
– Máy tính điện tử được tạo nên vào cuối thập niên bốn mươi vì các nhà toán học như John Von Neuman cho rằng nếu chúng ta có máy điện toán – một bộ máy đồng thời xử lý được nhiều vấn đề khác nhau – ta có thể đoán được thời tiết. Thời tiết cuối cùng sẽ nằm trong sự hiểu biết của con người. Mọi người tin tưởng vào giấc mơ ấy suốt bốn mươi năm kế đó. Họ tin rằng sự tiên đoán sẽ là một chức năng để theo dõi mọi chuyện. Nếu anh biết đủ, anh sẽ tiên đoán bất cứ thứ gì. Đấy là niềm tin vào khoa học được ấp ủ từ thời Newton.
– Và…?
– Lý thuyết bất ổn ném niềm tin ấy qua cửa sổ. Lý thuyết này nói người ta không bao giờ có thể tiên đoán được chắc chắn một hiện tương nào cả. Anh không bao giờ đoán được thời tiết trước quá vài ngày. Tất cả tiền bạc tiêu tốn vào việc đoán thời tiết dài ngày – vào khoảng nửa tỷ đô la trong mấy thập niên cuối cùng, là số tiền tiêu hoang phí. Đấy là sự lạc đường của người điên. Đấy là một hy vọng vô lý như cố biến chì thành vàng. Chúng ta nhìn lại các nhà hóa học giả kim và cười những gì họ cố làm, nhưng các thế hệ tương lai cũng sẽ cưới chúng ta như thế. Chúng ta đã cố làm một điều bất khả, và đã tiêu phí nhiều để làm. Vì thật ra có những hiện tượng mà cố hữu là không thể dự đoán được.
– Lý thuyết bất ổn bảo thế?
– Vâng. Và thật là ngạc nhiên khi ít có người chịu nghe đến nó. Tôi đã cho ông Hammond biết tất cả các thông tin này rất lâu trước khi ông ấy bắt đầu xây dựng chỗ này. Quý vị sắp dùng kỹ thuật di truyền tạo nên một đám thú tiền sử ở một hòn đảo à? Tốt. Một ước mơ đẹp. Hấp dẫn. Nhưng nó sẽ không thành công như kế hoạch dự định đâu. Kế hoạch cũng cố hữu là không thể dự đoán được cũng như thời tiết vậy.
– Ông nói với ông ta thế?
– Vâng. Và tôi cũng đã nói cho ông ta hay ở nơi nào sự trệch hướng sẽ xẩy ra. Rõ ràng lũ thú có thích hợp với môi trường hay không là một vấn đề. Con stegosaur này có đã từ một trăm triệu năm. Nó không thích nghi được với thế giới chúng ta. Không khí khác, sự bức xạ mặt trời khác, thổ nghi khác, côn trùng khác, âm thanh khác, cây cỏ khác. Mọi thứ đều khác. Độ ôxy trong không khí giảm. Con vật khốn khổ này giống như một người sống trên độ cao ba ngàn mét. Hãy nghe nó phì phò kia.
– Còn các vấn đề khác?
– Nói rộng ra, là khả năng của công viên trong việc có kiểm soát được sự lan tràn của các dạng đời sống hay không. Bởi vì lịch sử tiến hóa là cuộc sống vượt khỏi được các rào chắn. Cuộc sống vươn đến tự do. Cuộc sống trải rộng đến những vùng đất mới. Một cách đau đớn, và có lẽ cả một cách nguy hiểm, tôi không có ý định nói chuyện triết lý, nhưng cuộc sống nó là như thế.
Gennaro nhìn về phía xa. Grant và Eliie đang đứng đàng ấy, vẫy tay và la lớn.
– Ông có đem cho tôi chai coca không?
Muldoon không buồn trả lời. Ông đi tới bên bộ phận điều khiển và nhìn xem những gì đang xẩy ra. Qua radio, ông nghe tiếng Harding: “Con stegos – cuối cùng – xử trí tiếp – bây giờ”. Ông hỏi:
– Họ nói gì vậy?
Arnold:
– Họ đang ở vùng phía nam, chỗ của lũ stegos. Và đấy là lý do tại sao họ dừng lâu một chút. Hình như họ tìm ra chuyện gì đã làm cho mấy con stegos mắc bịnh. Chúng ăn một thứ dâu gì đó.
Hammond gật đầu:
– Tôi đã nói là sớm muộn gì rồi chúng ta cũng giải quyết được việc ấy.
– Ông biết chắc thứ này à?
– Hoàn toàn chắc chắn. Điều chắc chắn là ở chỗ bề mặt bên trong, mặt cong bên trong. Lật lại, ông sẽ thấy những đường nổi lên mờ mờ, tạo thành những hình gần như hình tam giác.
– Vâng, tôi có thấy.
– Tôi đã đào được hai quả trứng với nhưng đặc điểm y như thế ở địa điểm khai quật Montana.
Gennaro hỏi lần nữa:
– Ông nói đây là một mảnh vỏ trứng khủng long?
Grant gật đầu quả quyết:
– Hoàn toàn chắc chắn.
Harding lắc đầu:
– Nhưng khủng long ở đây không đẻ trứng.
Gennaro:
– Rõ ràng là chúng có thể đẻ.
– Đấy hẳn là một mảnh vỏ trứng chim lớn. Thật sự có đến hàng tá loài chim trên đảo.
Grant lắc đầu:
– Hãy nhìn độ cong của mảnh vỏ. Gần như phẳng. Là vì quả trứng quả to. Và hãy chú ý đến độ dày của nó nữa. Trừ phi ông nuôi đà điểu trên đảo, không thì đấy là vỏ trứng khủng long.
Harding vẫn lắc đầu:
– Nhưng chúng không thể sinh sản được. Tất cả các con khủng long đều là con cái.
Grant:
– Theo tất cả những gì tôi biết thì đây là trứng khủng long.
Malcolm hỏi:
– Anh có thể cho biết chủng loại?
– Được chứ. Đấy là trứng con velociraptor.
– Hoàn toàn vô lý. Đấy là trứng của loài chim lớn. Chỉ có thể như thế.
Máy vô tuyến kêu lốp bốp. Lão nghe giọng Malcolm:
– Dễ biết thôi. Chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ. Yêu cầu ông Arnold cho computer đếm lại và ghi kết quả.
– Ngay bây giờ? – Arnold ở phòng điều khiển hỏi.
– Vâng. Ngay bây giờ. Tôi biết là ông có thể chuyển kết quả đến màn hình trong xe ông Harding. Ông làm cho việc ấy luôn.
– Được. Không sao cả.
Mấy giây sau, màn hình trong phòng điều khiển hiện ra: Tổng số thú: 238
Giọng Hammond:
– Tôi hy vọng là quý vị đã thỏa mãn. Quý vị có nhận được kết quả ở màn hình trong xe không?
Malcolm:
– Chúng tôi đã thấy.
– Mọi thứ đều rõ ràng, như thường lệ. – Giọng lão không giấu được vẻ thỏa mãn.
Malcolm đề nghị:
– Nào, bây giờ quý vị có thể cho computer tìm một tổng số thú khác được không?
Arnold hỏi:
– Tổng số khác? Số nào?
– Hãy thử với số hai trăm ba mươi chín.
Arnold cau mày:
– Chờ một chút.
Một lát sau, màn hình cho thấy: Tổng số 239
Hammond chồm người tới trước:
– Chuyện quỷ quái gì thế này?
– Computer tìm được một con compys khác.
– Từ đâu ra chứ?
– Tôi không biết.
Tiếng radio kêu lốp bốp:
– Bây giờ, nào. Anh thử cho computer tìm cho một tổng số khác, con số ba trăm chẳng hạn?
Hammond nói, cao giọng:
– Lão ta nói gì vậy? Ba trăm con thú? Lão nói chuyện gì vậy?
Arnold:
– Chờ một chút. Việc này sẽ mất vài phút
Ông bấm mấy nút ở màn hình. Dòng đầu tiên của bản kiểm kê thay đổi: Tổng số thú: 239
Hammond nói:
– Tôi không hiểu lão ấy đang nhắm vào việc gì?
Arnold:
– Tôi e là tôi hiểu được. – ông quan sát màn hình. Con số ở hàng thứ nhất đang nhấp nháy.
Tổng số thú: 244
Hammond:
– Hai trăm bốn mươi bốn? Việc gì vậy?
– Computer đang đếm số thứ tự. Đếm tất cả các con thú hiện có trên đảo. – Henry Wu nói.
– Tôi nghĩ là máy vẫn luôn làm việc ấy chứ. – Lão quay người – Nedry, cậu có tương thêm chuyện rắc rối gì vào trong máy không đấy?
Nedry từ bàn điều khiển của mình nhìn lên:
– Không. Máy điện toán cho phép người điều khiển đưa vào một con số thú có sẵn để tiến trình đếm nhanh hơn. Nhưng đấy là một sự thuận tiện kỹ thuật, không phải là một nhầm lẫn.
– Anh ấy nói đúng đấy. – Arnold nói – Chúng ta chỉ cứ dùng con số cơ bản hai trăm ba mươi tám vì chúng ta cho rằng không thể nào có quá con số ấy.
Tổng số thú: 262
Hammond:
– Mấy con thú này không sinh sản được. Computer đang đếm chuột đồng hay con gì đó.
Arnold:
– Tôi cũng nghĩ vậy. Đấy hầu như chắc chắn là do việc thu hình của các thiết bị theo dõi. Nhưng chúng ta sẽ biết ngay thôi.
Tổng số thú 270
– Chúng từ đâu đến vậy? – Arnold hỏi.
Wu:
– Thật chết tiệt. Tôi cũng chịu thôi.
Họ theo dõi con số tăng dần.
Tổng số thú 283
Qua radio, họ nghe giọng Gennaro:
– Chúa ơi, còn bao nhiêu con nữa?
Và họ nghe giọng cô bé:
– Cháu thấy đói bụng quá. Khi nào thì chúng ta về?
– Về ngay thôi, Lex.
Trên màn hình, dòng chữ cho biết có nhầm lẫn xuất hiện:
Nhầm lẫn lệnh tìm: không tìm đủ 300 con.
Hammond gật đầu:
– Một sự nhầm lẫn, tôi đã nghĩ vậy. Tôi có cảm giác nãy giờ hẳn phải có sự nhầm lẫn.
Nhưng một chốc sau, màn hình hiện lên bảng kiểm kê khác:
Tổng số thú: 292
Radio kêu lốp lốp, giọng Malcolm:
– Bây giờ quý ví đã thấy sự sai lầm trong quá trình lập chương trình của mình. Quý vị chỉ theo dõi con số tổng số khủng long của quý vị. Quý vị lo lắng sợ mất thú và các quá trình hoạt động được lập nên để báo cho quý vị biết ngay lập tức nếu thấy số thú ít hơn số sẵn có. Nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề là, quý vị có số thú nhiều hơn con số chờ đợi.
Arnold thốt lên:
– Lạy Chúa.
Wu:
– Không thể có nhiều hơn. Chúng tôi biết số chúng tôi thả ra. Không thể có nhiều hơn số ấy.
Giọng Malcolm:
– Tôi sợ là có nhiều hơn đấy, anh Wu. Chúng đang sinh sản.
– Không.
– Cho dù anh không thừa nhận mảnh vỏ trứng của Grant, anh có thể chứng minh với các số liệu của riêng anh. Hãy nhìn lại xem biểu đồ vẽ chiều cao của lũ compys. Arnold sẽ cho anh thấy biểu đồ ấy.
Màn hình hiện lên biểu đồ với đường cong có một đỉnh cực đại. Malcolm hỏi:
– Anh có chú ý gì về đường cong không?
– Một đường cong bình thường, biểu diễn sự tăng trưởng chiều cao.
– Nhưng chẳng phải anh đã nói rằng cho đến nay anh đã cho ấp ba lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng sáu tháng?
– Vâng…
– Vậy thì anh phải có một biểu đồ với ba đỉnh khác nhau cho mỗi lứa ấp như thế này. – Malcolm bấm bàn phím và một biểu đồ khác xuất hiện ở màn hình, với một đường cong biến thiên có ba đỉnh – Nhưng anh không có biểu đồ ấy. Biểu đồ của anh chỉ mật độ tăng trưởng. Các con compys đang sinh sản.
Wu lắc đầu:
– Tôi không thấy bằng cách nào chúng sinh sản được.
– Chúng đang sinh sản, và các con othnielia, maiasaur, hypsys, và velociraptor cũng đang sinh sản.
Muldoon thốt lên:
– Ôi Chúa! Các con raptor đang có mặt trong công viên.
Hammond nhìn màn hình:
– Ờ, nhưng việc này chẳng có gì tệ hại. Chúng ta chỉ có ba loại… à năm loại, đang gia tăng. Hai trong số này chỉ gia tăng rất ít.
Wu hỏi, lớn giọng:
– Ông đang nói gì vậy? Ông không hiểu việc này có nghĩa gì à?
– Dĩ nhiên là tôi biết nó có ý nghĩa gì. Nó có nghĩa là anh đang tương những rắc rối vào công viên.
– Tôi tuyệt đối không làm thế.
– Anh đang có những con khủng long sinh sản được ngoài công viên kia, anh Wu.
– Nhưng chúng là những con cái. Việc đó không thể được. Ắt có sự nhầm lẫn. Và hãy nhìn các con số. Các con thú lớn có sự gia tăng nhỏ, con maiasaur và con hypsys. Và các con thú nhỏ có các gia tăng lớn. Điều đó là không có lý. Hẳn là một nhầm lẫn.
Radio kêu tít tít. Giọng Grant:
– Không nhầm lẫn đâu. Tôi cho rằng những con số này xác nhận việc sinh sản của khủng long đang xẩy ra. Trong bảy nơi khác nhau quanh đảo.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.