Dạy Con Làm Giàu – Tập 5

CHƯƠNG 6



Bạn nghĩ điều gì là mạo hiểm?

Có hai người bố mạnh mẽ, tôi có cơ hội được nhận biết những nhận thức khác nhau. Dù đôi lúc bị bối rối hay thậm chí có những ý kiến mâu thuẫn nhưng việc lắng nghe hai nhận thức khác nhau đã rất có ích cho tôi trong tương lai. Cả hai người bố đều cho rằng mình đúng và đôi khi còn nghĩ người kia đã sai lầm.

Tôi còn nhớ khi bố ruột tôi leo lên nấc thang chính trị của chính quyền liên bang. Ông nhanh chóng đi từ chỗ là một giáo viên lên chức thanh tra giáo dục bang Hawaii. Khi thấy sự thăng tiến nhanh chóng của ông, người ta bắt đầu thì thầm là một ngày nào đó bố tôi sẽ điều khiển một văn phòng chính trị.

Cùng lúc ấy thì người bố giàu còn đang phải vất vả trên con đường thoát khỏi nghèo khó để làm giàu. Đến khi tôi và con trai ông lên bậc trung học, thì ông trở nên giàu có và ngày càng giàu hơn. Kế hoạch mà ông thực hiện suốt hơn 20 năm đang bắt đầu có tác dụng. Lúc ấy, mọi người lại bắt đầu chú ý đến các hoạt động của ông. Ông không còn là một nhân vật vô danh nữa. Bây giờ người ta bắt đầu tư hỏi con người bỗng nhiên mua được các bất động sản Hawaii đắt tiền này là ai. Người bố giàu là người đã bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng một kế hoạch dài hạn, ông thực hiện kế hoạch đó và bây giờ ông đang bước lên nấc thang danh vọng của những người giàu có và đầy quyền lực ở Hawaii.

Ở tuổi 40, người bố giàu chuyển từ một thị trấn bé nhỏ đến nơi hiện nay ông đang sống và mua một số dãy nhà lớn trên bờ biển Waikiki. Những tờ nhật báo lúc ấy đầy những bài báo về một tay chơi mới trong thị trường nhà nghỉ. Điều đó diễn ra không lâu trước khi người bố giàu quản lý dãy nhà cũng như các bất động sản trên bờ biển của hòn đảo. Người bố giàu không còn là một đứa bé nghèo xuất thân từ một thị trấn nhỏ nơi đảo xa nữa. Ông đã hành động và đã được mọi người chú ý.

Trong khi hai người bố của tôi đang có những bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp thì tôi hãy còn đang học ở Học viện Quân sự New York. Mike-bạn tôi, giờ là con trai một triệu phú, sống ở tầng mái một căn hộ trên bờ biển Waikiki khi đang học tại trường Đại Học Hawaii và đang được chuẩn bị để quản lý sự nghiệp ngày càng phát triển của bố anh. Nghe thật ấn tượng khi con trai một triệu phú phải sống ở tầng mái một căn hộ nhưng trên thực tế, Mike vừa đi học vừa quản lý chính cái khách sạn mà anh đang sống trên tầng mái của nó.

Vào kỳ nghỉ Giáng sinh, chúng tôi được về nhà và cùng thảo luận về những điều mình học được ở trường và những con người mà mình đã gặp. Tôi nói với người bố giàu: “Con đã thấy cách suy nghĩ khác nhau của mọi người về tiền bạc.

Và dù hầu hết đều học hành rất sáng dạ nhưng những người xuất thân từ các gia đình nghèo và trung lưu vẫn thường có suy nghĩ khác với những người xuất thân giàu có”.

“Không phải họ suy nghĩ khác nhau mà là họ suy nghĩ hoàn toàn đối lập nhau”.

Người bố giàu lấy một tờ giấy và viết ra những điều so sánh như sau:

Sau khi viết xong, người bố giàu nhìn tôi và nói: “Nhận thức của con được xác định bởi những gì con nghĩ là khôn ngoan và những gì con cho là mạo hiểm”.

“Ý bố là việc thành lập doanh nghiệp không phải là mạo hiểm?” Tôi hỏi.

Người bố giàu lắc đầu: “Không. Học cách thành lập một doanh nghiệp cũng như học bất cứ điều gì khác. Bố cho rằng việc bám lấy một công việc ổn định suốt đời thậm chí còn mạo hiểm hơn cả việc chấp nhận rủi ro để học cách thành lập doanh nghiệp nữa. Một bên là mạo hiểm ngắn hạn còn bên kia là mạo hiểm suốt đời”.

Lúc đó là cuối những năm 1960. Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người đều biết rằng sau khi đến trường bạn sẽ phải tìm việc làm, làm việc suốt đời và khi về hưu thì công ty và chính quyền sẽ lo cho bạn. Tất cả những điều chúng tôi được dạy ở trường là “Hãy học cho giỏi để có thể tìm được một việc làm tốt”. Tuy không ai nói ra nhưng tất cả mọi người đều hiểu rằng đi đến trường để trở thành một nhân viên tốt là một điều khôn ngoan cần làm. Ngày nay, hầu hết chúng ta đều biết rằng một công việc ổn định chỉ là quá khứ, nhưng vào thời điểm đó thì không ai nghi ngờ điều này cả.

Tôi nhìn sự so sánh giữa “Người giàu luôn tham lam” với “Người giàu rất rộng lượng” và tôi biết đây chính là nhận thức của tôi. Trong gia đình tôi, những người giàu luôn bị xem là những kẻ tham lam máu lạnh, luôn quan tâm đến tiền bạc và không chú ý gì đến người nghèo cả.

Chỉ vào tờ giấy, người bố giàu nói: “Nếu con làm việc vì một công việc ổn định, con sẽ phải làm việc vất vả suốt đời. Nếu con làm việc để xây dựng một doanh nghiệp, có thể con sẽ vất vả lúc đầu nhưng càng về sau thì con sẽ càng phải làm việc ít hơn và có thể con sẽ kiếm được tiền nhiều hơn gấp trăm ngàn lần. Như thế thì cái nào là khôn ngoan hơn?”

“Còn đầu tư thì sao?” Tôi hỏi. “Bố mẹ con luôn nói rằng đầu tư là mạo hiểm và tiết kiệm tiền mới là khôn ngoan. Bố có làm điều gì khác khi bố đầu tư không?”

Người bố giàu cười nói: “Tiết kiệm và đầu tư tiền đòi hỏi cùng một hoạt động giống nhau. Con phải làm cùng một việc, dù rằng suy nghĩ của con hoàn toàn trái ngược”.

“Cùng một việc à? Chứ không phải việc này rủi ro hơn việc kia sao?”

“Không”, người bố giàu lại mỉm cười. “Bố sẽ dạy con một bài học rất quan trọng trong cuộc sống. Nhưng trước khi bắt đầu bài học, bố muốn hỏi con vài câu hỏi”.

“Vâng ạ?”

“Bố mẹ con thường làm gì để tiết kiệm tiền?” .

Tôi suy nghĩ một chút rồi đáp: “Bố mẹ con thường cố gắng làm rất nhiều việc”.

“Thế à, kể thử một việc xem nào”, người bố giàu nói, “Con hãy kể thử một việc mà bố mẹ con dành nhiều thời gian để làm nhất xem”.

“Dạ, mỗi thứ tư, khi siêu thị quảng cáo những món ăn đặc biệt hàng tuần thì bố mẹ con thường đọc báo và lên kế hoạch ăn uống trong tuần. Bố mẹ con tìm các phiếu thưởng hay phiếu xổ số ở đó. Đó là việc mà bố mẹ con dành nhiều thời gian để làm nhất. Thực sự thì chế độ ăn uống của tụi con tùy thuộc vào những món đang được khuyến mãi ở siêu thị”.

Còn sau đó?”

“Sau đó thì bố mẹ con đi vòng vòng các siêu thị khác nhau và mua những món đồ khuyến mãi. Bố mẹ con nói nhờ đó mà gia đình đã tiết kiệm được rất nhiều tiền mua thức ăn”.

“Còn quần áo thì cũng vậy chứ?”

Tôi gật đầu: “Dạ, và bố mẹ con cũng làm thế khi mua xe hơi, xe mới hay dùng rồi cũng vậy. Bố mẹ con dành rất nhiều thời gian để đi mua sắm nhằm tiết kiệm tiền”.

“Nghĩa là họ cho rằng tiết kiệm là khôn ngoan?”

“Vâng ạ. Thực sự thì khi tìm thấy một món ăn nào rẻ tiền, bố mẹ con thường mua rất nhiều và cho vào tủ lạnh để dành. Mới hôm rồi thấy một siêu thị bán rẻ thịt lợn, bố mẹ con đã mua rất nhiều, chắc đủ dùng cho cả 6 tháng nữa. Bố mẹ con rất vui vì đã tiết kiệm được một số tiền như thế”.

Người bố giàu bật cười to: “Thế họ đã mua bao nhiêu cân thịt?”

“Con không biết nhưng nhiều lắm. Cái tủ lạnh nhà con bây giờ đầy ắp, không chỉ thịt lợn mà còn cả hamburger mà bố mẹ con đã mua ở một siêu thị khác nữa”.

“Con muốn nói là bố mẹ con mua cái tủ lạnh chỉ để cất trữ đồ ăn được bán khuyến mãi thôi à?”

“Dạ. Bố mẹ con đã rất vất vả để tiết kiệm từng đồng xu một. Nhưng như thế thì có gì là sai đâu?”

“Như thế không có gì là sai cả. Đó chỉ là một nhận thức khác thôi”.

“Bố không làm thế à?”

Người bố giàu cười nói: “Bố đợi câu hỏi đó của con từ nãy đến giờ. Giờ thì bố có thể dạy cho con một trong những bài học quan trọng nhất mà con phải học”.

“Bài học là bố không làm những điều đó ư?”

“Không. Bài học là ta cũng làm y như vậy. Thực sự con đã thấy rồi mà”.

“Sao? Bố cũng mua đồ khuyến mãi để chất đầy tủ lạnh à? Con chưa bao giờ thấy bố làm thế cả”.

“Nhưng con đã thấy ta tìm kiếm những món đầu tư giảm giá để bỏ vào danh mục đầu tư”.

Nghe xong câu này, tôi ngồi im lặng một lúc rồi bật nói, “Bố đi tìm mua tài sản để bỏ vào danh mục đầu tư, còn bố mẹ con tìm mua đồ để bỏ vào tủ lạnh?”

Người bố giàu gật đầu. Ông muốn bài học của mình thấm nhuần vào cái đầu 20 tuổi của tôi.

“Bố cũng làm việc đó nhưng bố thì giàu lên còn bố mẹ con thì nghèo đi. Bài học là như thế phải không ạ?”

Người bố giàu lại gật đầu: “Đó là một phần bài học”.

“Còn phần kia là gì?”

“Con suy nghĩ đi… Chúng ta đang nói về vấn đề gì nào?”

Tôi suy nghĩ một lúc và cuối cùng cũng hiểu ra. “Bố và bố mẹ con làm cùng một việc nhưng xuất phát từ những nhận thức khác nhau”.

“Đúng vậy. Còn về chuyện khôn ngoan và mạo hiểm thì sao?”

“À, bố mẹ con cho rằng tiết kiệm tiền là khôn ngoan còn đầu tư là mạo hiểm”.

“Sao nữa?”

“Và vì nghĩ rằng đầu tư là mạo hiểm nên bố mẹ con đã quyết định làm việc vất vả để tiết kiệm tiền… Nếu bố mẹ con thay đổi suy nghĩ về vấn đề đầu tư và làm những việc như mình đang làm để tiết kiệm tiền trên món thịt lợn, hẳn bố mẹ con sẽ ngày càng trở nên giàu có. Bố cũng làm như bố mẹ con nhưng bố tìm kiếm các doanh nghiệp, bất động sản đầu tư, chứng khoán và rất nhiều những cơ hội kinh doa nh khác. Bố mua sắm cho bản danh mục đầu tư của bố còn bố mẹ con thì mua sắm cho cái tủ lạnh của mình”.

“Như vậy, chúng ta đã cùng làm một việc nhưng xuất phát từ những nhận thức khác nhau”, người bố giàu nói. “Chính nhận thức của bố mẹ con đã khiến họ nghèo đi chứ không phải là hành động của họ”.

“Chính những điều chúng ta cho là khôn ngoan và những điều chúng ta cho là mạo hiểm đã xác định vị trí kinh tế xã hội của chúng ta trong cuộc sống”. Tôi yếu ớt nói.

Người bố giàu tiếp tục: “Chúng ta cùng làm một việc nhưng với những bộ óc khác nhau. Bố đã làm điều đó với bộ óc của một người giàu còn bố mẹ con làm điều đó với bộ óc của những người trung lưu”.

“Chính vì vậy nên ta luôn nói rằng: ‘Điều gì con nghĩ là thực thì sẽ trở thành sự thực'”. Tôi nói.

Người bố giàu gật đầu: “Và vì bố mẹ con luôn cho rằng đầu tư là mạo hiểm nên họ đi tìm tấm gương của những người bị thất bại hay mất tiền trong việc đầu tư. Nhận thức của họ đã làm lóa mắt họ, khiến họ không thể hiểu được những nhận thức khác. Họ chỉ thấy những điều họ nghĩ là thực, thậm chí cho dù chúng không hoàn toàn đúng sự thực”.

“Như vậy người nào nghĩ rằng một công việc ổn định là khôn ngoan thì sẽ đi tìm ví dụ chứng minh cho điều đó và tìm những ví dụ khác cho thấy thành lập doanh nghiệp là mạo hiểm. Người ta chỉ đi tìm chứng cứ cho những thực tế họ tin vào mà thôi”. Mike nói thêm.

“Đúng vậy. Các con đã hiểu chưa?”

Tôi gật đầu dù vẫn còn đang suy nghĩ về bài học này. Chỉ vào dòng chữ “Một ngôi nhà lớn” và “Những căn hộ cho thuê” trên tờ giấy, tôi nói: “Vậy bố mẹ con luôn đi mua sắm như thế để có được một ngôi nhà lớn, còn bố thì làm thế để có được những căn hộ cho thuê. Cả hai cùng làm một việc nhưng bố thì giàu hơn trong lúc bố mẹ con thì phải trả những món nợ lớn hơn. Đó là một ví dụ nữa về sức mạnh của bộ óc và nhận thức phải không ạ?”

“Đúng vậy. Thế tại sao bố mẹ con lại đi mua sắm vì một ngôi nhà lớn?”

“Vì các chi phí của bố con không ngừng tăng lên nên phần thuế phải trả cũng tăng lên. Kế toán của bố con bảo ông ấy nên mua một căn nhà lớn hơn vì như thế ông có thể được giảm một số thuế nhiều hơn cho các tài sản mua trả góp lớn hơn”.

“Và ông ấy nghĩ như thế là khôn ngoan, phải không? Ông ấy cho rằng ngôi nhà là một tài sản và ông có thể được giảm một số thuế lớn khi mua trả góp một tài sản lớn”.

Tôi gật đầu nói thêm: “Và bố mẹ con cho rằng mua những căn hộ là rất mạo hiểm”.

“Con ạ, cả hai bên đều được giảm thuế nhưng số thuế được giảm của bố giúp bố giàu lên còn số thuế được giảm của bố mẹ con lại khiến họ phải làm việc vất vả hơn. Bố được giảm thuế nhờ những món nợ tốt, những món nợ giúp bố giàu lên, còn bố mẹ con thì được giảm thuế nhờ những món nợ xấu. Giờ thì con đã hiểu tại sao sự khôn ngoan và mạo hiểm lại quyết định nhận thức của một người chưa?” Cả tôi và Mike đều gật đầu: “Chúng con đã hiểu rồi ạ”.

“Nhưng còn dòng cuối cùng thì sao?” Tôi chỉ vào dòng chữ cuối cùng “Người giàu luôn tham lam” và “Người giàu rất rộng lượng”.

“Trước tiên con phải thấy là một người tham lam hay rộng lượng không phụ thuộc vào việc người đó giàu hay nghèo. Thế giới này đầy những người nghèo tham lam cũng như những người nghèo rộng lượng và ngược lại”. Người bố giàu nói. “Như bố đã nói với các con, có rất nhiều cách để làm giàu. Con có thể gia tăng số của cải của mình lên bằng cách keo kiệt bủn xỉn, nhưng vấn đề là cuối cùng thì con vẫn sẽ keo kiệt bủn xỉn. Con có thể giàu có nhờ lấy được một người giàu có, một chuyện rất thường xảy ra, nhưng ai cũng biết điều đó sẽ dẫn đến kết cục như thế nào. Con có thể giàu có nếu trở thành một kẻ lừa gạt, nhưng khi đó thì nguy cơ bị ngồi tù còn nhiều hơn cả rủi ro khi làm giàu. Và con cũng có thể giàu có nhờ may mắn nhưng vấn đề là con phải dựa vào may mắn nhiều hơn trí thông minh khi muốn được giàu có hơn”.

Trước đây tôi đã nghe những điều này rất nhiều lần. Nhưng lúc này tôi thực sự muốn hiểu rõ làm thế nào để làm giàu bằng cách trở nên rộng lượng. Tôi hỏi: “Thế có gì khác biệt giữa ‘Người giàu luôn tham lam’ và ‘Người giàu rất rộng lượng’?”

“Các con có nhớ bố đã từng nói về việc sử dụng ngày càng ít nhưng làm được ngày càng nhiều không? Đó chính là một dạng của sự rộng lượng. Thực sự cách làm giàu nhanh nhất chính là bằng cách rộng lượng”. Người bố giàu nói.

“Bố muốn nói trở nên giàu có bằng cách đáp ứng nhu cầu của nhiều người hơn à?” Mike hỏi.

“Đúng vậy. Bất cứ khi nào bố muốn kiếm, tiền nhiều hơn, bổ’ sẽ tự hỏi mình là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhiều người hơn”.

Mike quay sang tôi: “Bố của bạn luôn nói rằng người giàu rất tham lam, đúng không?”

Tôi gật đầu.

“Bố của bạn nói thế là vì ông ấy nghĩ rằng khi một người làm việc càng lâu dài thì người giàu cần trả lương cho họ càng nhiều hơn. Ông ấy gọi như thế là thâm niên, đúng không?”

Tôi gật đầu.

“Nhưng bạn có thấy là trong hầu hết trường hợp thì người ta thường chỉ làm cùng một khối lượng công việc như thế không?” Mike hỏi.

“Mình hiểu, nhưng bố mình thì không nghĩ vậy. Ông ấy cho rằng một người làm việc càng lâu và càng trung thành thì xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn”.

“Vậy bố bạn nghĩ người giàu là tham lam vì họ không trả lương cho vấn đề thâm niên và sự trung thành, phải thế không?”

“Đúng”. Tôi trả lời.

“Thế bạn có cho rằng muốn được tăng lương trong khi khối lượng công việc không đổi là tham lam không?” Mike hỏi. “Hoặc một người muốn được trả thêm tiền làm việc ngoài giờ trong khi công việc ngoài giờ anh ta làm không hề có trong yêu cầu công việc, như thế có tham lam không?”

“Nhưng đó là cách kiếm tiền của những người như bố mình. Đó là nhận thức của họ”.

“Con dùng từ chính xác đấy”, người bố giàu nói. “Đó đúng là nhận thức. Chúng ta xuất phát từ những nhận thức khác nhau. Đối với bố, việc yêu cầu tăng lương cho cùng khối lượng công việc đúng là tham lam. Đầu tiên bố cần phải sử dụng ngày càng ít nhưng làm được ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều người, khi đó ta mới giàu được”.

“Chính vì vậy mà bố đã muốn chúng ta đọc cuốn tiểu sử của Henry Ford”, Mike nói. “Henry Ford trở thành người giàu nhất thế giới nhờ cung cấp xe hơi và xe máy cho ngày càng nhiều người với giá tiền ngày càng thấp. Theo quan điểm của ta, Henry Ford là một người rất rộng lượng. Dù vậy, nhiều người vẫn nghĩ là ông ta tham lam vì theo nhận thức của họ, ông ta đã bóc lột các công nhân. Sự mâu thuẫn này là do những nhận thức khác nhau”.

“Mình hiểu rồi. Mình đã thấy sự khác biệt giữa những người sẵn sàng làm việc ngày càng nhiều với một số tiền ngày càng ít và những người muốn làm việc ngày càng ít để kiếm được ngày càng nhiều tiền. Trong thế giới của bố mình, những giảng viên đại học là những người được trả lương nhiều nhất và làm việc ít nhất. Họ gọi như thế là thâm niên và đó là khuôn mẫu nhận thức mà bố mình làm theo”.

“Và họ luôn cho rằng như thế là khôn ngoan”, người bố giàu nói. “Nhưng bố thì không nghĩ thế”.

“Chính vì vậy nên bố bạn có một ngôi nhà to hơn bố mình”, Mike nói. “Bố mình đã dành nhiều năm để mua và xây dựng những căn hộ cho thuê để có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình hơn với một số tiền thích hợp hơn. Ông càng xây được nhiều căn hộ thì giá thuê nhà càng giảm. Nếu không có những người như bố mình, rất nhiều gia đình có thu nhập thấp sẽ phải trả tiền thuê nhà ngày càng cao vì có quá ít những căn hộ cho thuê. Có nhiều nhà cho thuê nghĩa là giá thuê nhà sẽ giảm đi. Đó là quy luật kinh tế cung-cầu cơ bản. Bố bạn đã làm việc vất vả để mua những căn nhà lớn hơn cho ông ấy và gia đình. Ông ấy không đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho ai khác cả, thế mà ông ấy vẫn nghĩ người giàu là tham lam. Đó là nhận thức của bố bạn chứ không phải nhận thức của bố mình”.

Tôi ngồi im lặng, cảm thấy dễ chịu vì người bố giàu và Mike đã rất tế nhị với tôi trong vấn đề này. Họ đã cố hết sức để chỉ cho tôi thấy sự khác biệt giữa hai từ “tham lam” và ”rộng lượng”. Ở tuổi 20, tôi đang bắt đầu nâng cao nhận thức của mình. Tôi biết mình có thể lựa chọn loại nhận thức mình muốn và tôi đã chọn theo nhận thức của người bố giàu – đó là những người giàu rất rộng lượng.

Kể từ lúc đó, tôi cũng biết rằng nếu muốn giàu có hơn, tôi phải rộng lượng hơn.

Tôi biết mình có thể trở nên giàu hơn bằng cách kiếm được nhiều tiền hơn với ít công việc hơn, và tôi cũng biết mình có thể giàu có hơn bằng cách đáp ứng nhu cầu của nhiều người hơn. Ở tuổi 20, tôi bắt đầu nghĩ ngược lại với cách suy nghĩ của gia đình mình. Để có thể nghỉ hưu sớm và giàu có, tất cả những gì tôi cần làm là tìm cách làm thế nào để trở nên ngày càng rộng lượng hơn chứ không phải ngày càng tham lam hơn.

Một đề nghị nhỏ: Hãy tham gia một bài trắc nghiệm nhỏ như sau:

Trong gia đình bạn, nhận thức về những chủ đề sau như thế nào:

Bây giờ hãy làm bài trắc nghiệm này với nhận thức của chính bạn. Tôi muốn bạn suy nghĩ về gia đình mình trước vì đó có thể là một điều tế nhị. Sau khi so sánh nhận thức của bạn và gia đình, bạn sẽ thấy được một số khác biệt về nhận thức giữa các thành viên trong cùng một gia đình.

Với vợ chồng tôi, để về hưu sớm trong sự giàu có, tôi và Kim đã phải tìm cách phục vụ cho ngày càng nhiều người hơn thay vì được trả tiền nhiều hơn và phục vụ ít hơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.