LIÊU TRAI CHÍ DỊ

Chương 500 : Quan Tài Nhỏ



Ở Thiên Tân có người đưa đò Mỗ, đêm nằm mơ thấy một người nói “Ngày mai có người mang cái rương tre tới thuê đò, cứ đòi ngàn lượng vàng, nếu không trả thì đừng chở”. Mỗ tỉnh dậy, cũng không tin. Kế ngủ tiếp lại mơ thấy thế, lại viết ba chữ* lên vách, dặn “Nếu y tiếc tiền, thì cứ viết thế này đưa y xem”. Mỗ lấy làm lạ, nhưng không biết chữ, cũng không hiểu là ý gì. Hôm sau bèn để ý người qua lại, đến xế chiều, quả có một người cưỡi lừa chở cái rương tre tới thuê đò. Mỗ theo giấc mộng ra giá, người ấy cười, tần ngần hồi lâu. Mỗ bèn dắt tay vào chỉ chữ viết trên vách, người ấy cả sợ, trong chớp mắt biến mất. Lục soát trong rương, thì có hơn mười vạn cái quan tài nhỏ, cái nào cũng dài khoảng một tấc, đều có một giọt máu nhỏ bên trên. Mỗ nói ba chữ ấy cho người khắp nơi xa nơi gần nghe, nhưng không ai hiểu. Sau đó Ngô nghịch** mưu phản bị tiết lộ, bè đảng bị tru diệt, số bị giết gần với số quan tài.

*Ba chữ: ba chữ này có tự hình rất đặc biệt. Chữ đầu viết với bộ hán và hai chữ bối, chữ thứ hai viết với bộ hán và ba chữ bối, chữ thứ ba viết với bộ hán và bốn chữ bốỉ, không thấy trong các từ điển từ thư, nhưng về tự hình rất giống nhiều cái quan tài chồng lên nhau.

** Ngô nghịch: tức Ngô Tam Quế, xem chú thích truyện Bảo Trú, quyển IV.

59. Con Ngựa Của Qua Thập Ha (Qua Thập Ha Mã)

Đầu niên hiệu Thuận Trị có Qua Thập Ha, nuôi một con ngựa, từ đầu tới chân trắng như tuyết, không có sợi lông tạp nào, biết nghe lời người sai khiến. Tên lính ấy không có phu đi kèm, mỗi khi tới phiên trực, con ngựa tự chở chăn nệm tới, hết phiên trưc thì chở về. Có người chăn đường bắt, thì hí vang tung vó xông vào cắn, không ai dám tới gần. Tuy trong quân ngũ, nhưng có khi tên lính ấy đi vắng, con ngựa tự đi tìm là tới được chỗ. Tên lính nam chinh, rơi xuống hầm sâu không lên được. Con ngựa quỵ hai chân trước xuống, nhờ thế nắm dây cương mà lên được, trong quân truyền tụng là con ngựa hiếu nghĩa.

60. Không Ăn Mà Có Thai 

(Bất Thực Nhi Dụng)

Mã thị ở Lai Châu, chưa đến hai mươi tuổi, vì nằm mơ mà không ăn nữa, ăn vào là nôn ra mà còn bị bệnh. Sau mấy năm cũng không gầy đi, năm ất tỵ sinh đươc một con gái, lại tự cho bú, người cô dắt tới gặp Lý đạo nhân, Lý khuyên người cô “Cô ta đã không ăn, mà không gầy đi, sao không cho theo đạo?”. Người cô nói “Nó thương con gái, không thể rời ra”. Người hiểu biết đoán cô gái ấy mơ được sinh khí, nên hành động như thường. Đến lúc mạch Thiên quý* mở, không thể cắt bỏ lòng yêu thương, vì thế có con. Chuyện thế này cũng ít thấy trong sách vở.

*Thiên quý: theo Đông y, thiếu nữ dậy thì thì mạch Thiên quý mở ra, có thể sinh nở.

61. Ếch Biến Thành Chuột 

(Oa Hóa Thử)

Vũng Bạch Dương ở An Châu phía nam Yên Kinh, từ nam tới bắc dài bốn mươi dặm, qua phía đông bảy mươi dặm, trước kia ngập nước. Gần đến năm Giáp ngọ chợt khô cạn, ếch rùa trong vũng đều biến thành chuột ăn hết rễ cây cỏ, mạch đất trống rỗng, không thể trồng trọt, nhưng ném hạt lúa mạch xuống ắt mọc lên. Cư dân ở đó không buồn làm lụng, cứ cho khách hộ thu hoạch, chỉ thu thuế mà thôi. Đất ấy rễ cỏ núi chằng chịt, không cần canh tác, vì chuột biến thành lúa mạch, cũng là chuyện lạ. Trong vũng có tấm bia đá khắc “Dù trời hoang đất loạn, cũng chớ rời hồ này. Có nước thì ăn cá, không có nước thì ăn miến”, thế thì trước kia ở đó cũng đã từng có lúa mạch chăng?

62. Vật Lạ Trong Bụng Lừa

 (Lư Phúc Dị Vật)

Ở điếm Đông Lý Nam Ma, có nhà xay bột nuôi một con lừa, chợt mắc bệnh, lúc sắp chết la rống bảy ngày bảy đêm không dứt tiếng. Mổ bụng ra, trong bụng có một vật không phải sắt không phải đá, hình dáng như quả thầu dầu mà méo, màu đen tuyền, cứng như sắt đá. Nhà ấy không cho là chuyện lạ, ném vào lẫm thóc. Hàng ngày đều lấy thóc ở đó để ăn, mà không bao giờ vơi đi. Cứ thế một năm, người làng đồn đại coi đó là thần vật. Huyện lệnh Nghi Nguyên là Thạch công lấy về, cũng đặt vào lẫm thóc, nhưng không thấy có gì lạ. Nay vật ấy ở nhà họ Lỗ tại Bác Sơn, ta đã chính mắt nhìn thấy.

63. Chuyện Lạ Về Heo 

(Trư Dị) 

Ở Túc Đông có một lò mổ, nuôi vài mươi con heo trong chuồng, một hôm bọn con em hỏi người chủ nên giết con nào. Người chủ ra chuồng chỉ chỏ, bầy heo đều nháo nhác, chỉ có một con thản nhiên nằm bất động. Người chủ chỉ con heo ấy nói “Con heo ấy ăn rất ít, nuôi cũng đã lâu, có thể giết thịt”, Bọn con em vào chuồng kéo ra, con heo ấy chịu trói không kêu một tiếng. Đến khi chọc tiết, ở cổ không có huyết, cũng không chết. Bọn con em báo lại, chủ lò mổ đích thân cầm dao mổ bụng phanh ra, thì con heo ấy không có bộ lòng. Người chủ lò mổ cả kinh sực hiểu, biết là thần linh biến ra, bèn ném đao xuống đất, vái lạy trời đất bốn phương, phát nguyện xin bỏ nghề. Con heo ấy đã không chết, lại thản nhiên trở vào chuồng, sau đó nhà ấy cũng không cho ăn cám nữa, gọi là Ông bạn heo. Làng xóm đồn đại, có người từ xa tới xem, không ai không kinh ngạc khen lạ. Có một nhà láng giềng tới mời Ông bạn heo qua dùng chay, con heo như ưng thuận. Sáng hôm hẹn người mời chưa tới, con heo đã tới ngồi trước cổng nhà ấy. Nhà ấy bèn lấy cơm chay cho nó ăn. Như thế ba mươi ba ngày, ăn khắp các nhà láng giềng chung quanh, sau ra ngồi bất động trong một khu mộ, nhìn tới thì đã chết.

 

64. Tiếng Chuông Chùa Quảng Ninh (Quảng Ninh Tự Chung Thanh)

Chùa Quảng Ninh có cái chuông lớn, một hôm đánh mà không kêu. Tiếng chuông lại vang lên dưới cầu phía nam thành. Người đi đường nghe thấy, ai cũng kinh hãi, tới nói với sư trong chùa. Sư trong chùa mang nạo bạt tới dưới cầu đón về, chuông lại kêu.

65. Thần Biến Hóa Ở Kê Trạch 

(Kê Trạch Thần Biến)

Có năm người nông dân ở Kê Trạch cùng đi hái củi, ra cửa nhìn thấy gió tây rất lớn, ngần ngừ không muốn đi. Bốn người về nhà, một người đi hái củi. Chợt gió lớn phía tây bắc thổi tới, vi vút vang trời, người ấy không kịp tránh né, nằm phục xuống dưới cái rãnh, bị một người kéo lên cùng đi. Lúc đi đạp trên gió mà bay, tùy tùng đều là quỷ thần. Dần dà qua ngang một ngôi thành, thần nhân nói “Đây là triều thành”. Lại đi về phía đông, cạnh đường có người hình dáng như ma quỷ, đều mặc áo thêu, mùi thơm sực nức. Người ấy ngồi vào giữa mời rượu. Người ngồi giữa không nói gì, lấy ngón tay bàn tay trái ra hiệu theo thứ tự mà mời. Mời rượu xong lại ra, giây lát bọn uống rượu dưới  cửa miếu giải tán. Thần nhân ra, gió lớn theo chân nổi lên, không nói gì tới người ấy nữa. Người ấy chờ gió tắt ra hỏi thăm, mới biết chỗ ấy là địa giới huyện Đông Bình, ngôi miếu là Nhạc miếu. Xin ăn mấy ngày mới về được tới nhà, vẫn thấy chập chờn như đang nằm mộng.

66. Báo Oán 

(Oan Báo) 

Vương Hồ ở Liễu Chàng huyện Xương, sống bằng nghề làm đồ gốm. Gặp năm mất mùa, cùng con là Vương Sinh tới Ích Đô  kiếm ăn, vẫn làm nghề cũ. Một hôm có bọn cướp chín tên bị quan quân đuổi bắt, gấp rút không có chỗ trốn, chạy vào nhà Vương núp, nói thật với Vương “Bọn ta không thiếu vàng bạc, chỉ cần thoát thân được, sẽ tình nguyện chia cho cha con ông một nửa”, Vương vì thế giấu bọn cướp trong khạp. Trong nhà đầy khạp vỡ, quan quân đuổi tới, không thấy gì bèn bỏ đi. Cha con Vương Hồ trong lòng không yên, lại tham tlền của, bèn nhân đêm phóng hỏa, giây lát đốt chết cả chín người, đem vàng bạc về quê mua rất nhiều ruộng vườn, giàu có đứng đầu một phương. Qua vài năm, Vương Sinh lên Thái Sơn dâng hương, đêm qua ngang thôn Tôn, lúc chập choạng nhìn thấy gì đó, khiếp đảm ngã ngựa, liền bị ma nhập vào. Đỡ lên cáng về nhà, Sinh miệng nói lời ma, trợn mắt giận dữ mắng “Quan quân đuổi bọn ta, đã thoát được rồi, chia đôi tiền bạc cũng đủ giàu có, lại nảy lòng tham đốt chết cả bọn ta. Tìm suốt mấy năm, nay mới gặp ngươi. Đền mạng là xong!”, lúc ấy cứ cầm đao, gặp người là chém. Người nhà không biết làm sao, mời đạo sĩ Hà Cát Khanh tới đuổi ma. Hà tới làm phép, bọn ma lại nhập vào người biện luận, Hà biết oán đúng, không phải bùa phép có thể chế ngự, bèn khuyên nên lập đàn tràng siêu độ, hoặc giả có thể giải thoát. Vương Hồ bèn làm cáo trạng đọc trước đàn chay, thổ lộ sự thật, người ta mới biết nhờ đâu mà Vương giàu có. Kế dựng một ngôi đền lớn, đêm ngày cầu khấn, không bao lâu thì Sinh chết.

 

67. Thông Gian Với Chó

 (Khuyển Gian)

Giả Mỗ người Thanh Châu, thường làm khách ở ngoài, tết cũng không về. Trong nhà có nuôi một con chó trắng, người vợ dụ nó giao hợp, con chó dần quen, lấy làm chuyện thường. Một hôm chồng về, đi nằm với vợ, con chó chợt xông vào nhảy lên giường cắn chết người chồng. Láng giềng hơi biết chuyện, đều lấy làm bất bình, bèn kêu lên quan. Quan bắt người đàn bà đóng gông tra vấn, nhưng không chịu nhận tội. Bèn sai dắt con chó tới, rồi mới đẩy người đàn bà ra. Con chó vừa nhìn thấy người đàn bà liền xông tới xé nát áo quần, làm dáng vẻ như giao hợp, người đàn bà mới không chối cãi nữa. Quan sai hai người nha địch giải người đàn bà và con chó lên tỉnh, có những người muốn xem con chó giao hợp với người đàn bà, góp tiền đút lót cho hai người nha dịch, họ bèn kéo người đàn bà và con chó lại một chỗ, bắt giao hợp, người xem thường có tới vài trăm, hai người nha dịch nhờ thế thu lọi lợi. Về sau người đàn bà và con chó đều kiệt sức mà chết.  Than ôi, trời đất bao la, nên không chuyện gì không có. Nhưng con người mà giao họp với thú, có lẽ chỉ có người đàn bà ấy thôi chăng?

Dị Sử thị vì thế phán rằng: Gặp gỡ trên sông Bộc, thời trước chê bai, hẹn hò trong bãi dâu, người đều khinh rẻ. Mà Mỗ không chịu được nỗi khổ thủ tiết, buông thả lang chạ vui vầy. Đêm vì nghĩa lên giường, là kẻ tình lang dưới cũi, mừng thấy chàng trên nệm, ấy con vật đực trong nhà. Vẫy đuôi trước đài mây mưa* cong lưng trong làng mềm ấm**. Dùi nhọn rút khỏi túi da, xương rung mà ló mũi, tên sắc ngập vào đá tảng, lông ướt mà mọc cây. Giao hợp khác loài, thật điều xằng bậy. Giống sủa gian mà làm gian, giết chóc ghen tuông, tội lạ Tiêu Tào*** khó trị, người không phải chó mà làm chó, tanh hôi dâm đãng, thịt nhơ cọp sói không ăn. Than ôi, đàn bà gian dâm giết người thì trị tội đàn bà, tới như chó gian dâm giết người thì dương gian không có hình phạt. Người bất lương thì phạt người làm chó, tới như chó bất lương thì âm tào phải trị tột cùng. Nên xé xác mà bắt hồn phách, xin áp giải xuống hỏi Diêm Vương. 

* Đài mây mưa: nguyên văn là vân vũ đài, chỉ việc ái ân trai gái.

** Làng mềm ấm: nguyên văn là “ôn nhu hương”, chỉ người phụ nữ đằm thắm đa tình.

*** Tiêu Tào: tức Tiêu Hà và Tào Tham, nối nhau làm Thừa tướng đầu thời Hán, đặt ra luật pháp nghiêm minh.

 

68. Lý Đàn Tư

(Lý Đàn Tư) 

Lý Đàn Tư là học trò trường Quốc học Trường Sơn. Trong thôn có bà già xuống cõi âm, nói với người ta rằng “Đêm qua cùng một người khiêng ông Đàn tới đầu thai vào một nhà mới ở Bá gia trang huyện Truy Xuyên, thân thể ông ta to nặng, suýt nữa bị đè chết”. Lúc ấy Lý còn uống rượu với khách, mọi người đều cho là bà già nói bậy. Đến sáng, Lý không bệnh mà chết. Hôm sau mới theo lời bà già tìm tới hỏi, thì đêm trước nhà ấy sinh được


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.