Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải

CHƯƠNG II CHỌN HƯỚNG KHÍ – HƯỚNG HUYỀN QUAN (HƯỚNG VƯỢNG KHÍ NHẤT) THEO PHÉP PHONG THUỶ VÀ VỚI QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT “TAM NGƯƠN CUNG PHI”



VÀI NÉT VỀ THUYẾT “TAM NGƯƠN CUNG PHI” PHONG THỦY TRUNG HOA

Nguồn gốc

Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” là một thuyết của các học giả Trung Hoa. Nó ra đời cách nay hàng nghìn năm ở Trung Quốc.

Thuyết này có nội dung bàn đến nhiều vấn đề mà cuộc sống con người đều liên quan. Những vấn đề này đều dựa trên cơ sở hai học thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành của Trung Quốc. Nó cũng đồng thời vận dụng cả các kiến giải của Chu Dịch – ta thường gọi là “Kinh dịch” theo quan niệm các “Quẻ”, dịch và các phép phong thuỷ khác nữa.

2. Các vấn đề thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” đề cập là gì?

Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” đề ra những nguyên tắc về hôn phối, cưới hỏi, về hợp tác, về phương hướng làm ăn, buôn bán, nhà đất…

Đặc biệt thuyết này bàn sâu các phép của phong thuỷ trong xây cất và tu tạo nhà cửa, nó cũng bàn việc đặt để mồ mả v.v…

Ta sẽ tham khảo thêm “Bát Cẩm Trạch” (tám hướng phương vị tốt, xấu) của thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” theo quan điểm này ta không còn bị gò bó về tìm hướng tốt theo tuổi của mình (chủ nhân chính). Khi ta muốn chọn một thửa đất để xây nhà hay mua nhà xây sẵn; hoặc ta làm nhà máy, văn phòng, cửa hàng kinh doanh v.v… ta cần áp dụng phương pháp của thuyết “Tam Ngươn Cung Phi”.

3. Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi”

Cho rằng mỗi người sinh ra trong một năm có đủ can chi nào đó sẽ ứng với một “quẻ” trong “Bát Quái” (theo Kinh Dịch). Người ta biệt giải thành các quẻ trong “Bát Cẩm Trạch”.

Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” nói về “Bát Cẩm Trạch” (Tám hướng phương vị tốt xấu) có chia 4 phương thành “8 hướng, phương vị”; Bắc, Đông – Bắc; Đông, Đông – Nam; Nam, Tây – Nam; Tây và Tây – Bắc với “8 hướng phương vị”, mỗi phương vị có 45o la bàn. Trong mỗi phương vị đó ứng với một “Quẻ” cho một tuổi can chi nhất định có ba phương vị tốt.

Đó là:

Phương vị Sinh Khí

Phương vị Phúc Đức

Phương vị Thiên Y

Một phương vị nửa tốt, nửa xấu. Đó là:

+ Phương vị Phục Vị

Hai phương vị xấu.

Đó là:

Phương vị Ngũ Quỷ

Phương vị Họa Hại

Hai phương vị rất xấu. Đó là:

+ Phương vị Tuyệt Mệnh + Phương vị Lục Sát

Nhà hướng Dậu, Huyền Quan nên mở ở hướng Đông – Nam, cũng có thể mở hướng Đông.

Như vậy với “Bát Cẩm Trạch”, ta có thể mở rộng thêm cách tìm một hướng phương vị cho Huyền Quan (cửa chính – mặt tiền) so với phương pháp tìm trong “hướng nhà” chung chung cho 1 tuổi theo hàng Chi đơn thuần đã đề cập
Chương I trên.

Trong “Tám phương vị tốt xấu” ta tính thật chi tiết thêm cho một tuổi có đủ Can Chi với phương vị rộng mở hơn. Nó giúp ta có thể điều chỉnh Huyền Quan vào một phương vị như ý. Một phương vị mà khả dĩ ta có thể vẫn hài lòng trong điều kiện đất chật, người đông ở các thành phố. Nó cũng giúp ta có thêm giải pháp để tìm cách khắc phục “hướng khí” ở những nơi mà về mặt khách quan bị khống chế. Ví dụ ta ở khu nhà tập thể, ta ở các khu đất đã phân lô theo quy hoạch, ta ở các khu công nghiệp, khu chế xuất v.v… Ở những nơi này nó phải theo một quy chế quy hoạch, ta không còn quyền lực chọn “hướng khí” theo ý muốn của ta nữa. Ta chỉ còn dựa vào phép phong thuỷ để giúp giải quyết những thiếu sót hay những vấn đề hướng nhà, hướng cửa chính, hướng bếp, hướng bàn thờ cho hợp lý và đạt được những điều tốt hơn.

4. Cũng theo phép phong thuỷ

Nếu ta tỉ mỉ hơn và có điều kiện nữa, ta có thể tìm “phương vị cung”.“Phương vị cung” dựa trên la bàn. Một phương vị cung chỉ có 150 (trên mặt la bàn đã được chia thành 3600). Mỗi phương vị tốt, xấu có 450 lại được chia thành 3 phương vị cung. Do đó, mỗi phương vị cung chỉ có 150 nó tạo thành 24 “cung phương vị la bàn”.

Với cung phương vị, ta có thể xác định hướng nhà càng cụ thể và tỉ mỉ hơn. Song, nếu ta không có điều kiện, nói chính xác hơn là thực tế khách quan không cho phép ta cũng đừng băn khoăn mà chỉ cần chọn được một phần chính trong “hướng khí”: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông – Bắc, Tây – Nam, Tây – Bắc, Đông – Nam. Như vậy là tốt rồi.

Nhà hướng Càn, Huyền Quan nên mở ở phía Đông Nam hoặc phương Nam.

Ta không nhất thiết cứ phải cầu kỳ tìm kiếm cho được cung phương vị tốt trong 24 cung phương vị: Dần, Cấn, Sửu; Quý, Tý, Nhâm; Hợi, Càn, Tuất; Tân, Dậu, Canh; Thân, Khôn, Mùi; Đinh, Ngọ, Bính; Tỵ, Tốn, Thìn; Ất, Mão, Giáp.

Việc xác định được như vậy thì càng hay và ta càng hiểu chi tiết về tốt, xấu (cát, hung) của hướng nhà hay hướng Huyền Quan (cửa chính) trong việc định “hướng khí”.

Ví dụ: Hướng nhà (hướng lưng nhà) là Đông – Bắc, thì hướng Huyền Quan – hướng khí – hướng mặt tiền là Tây – Nam. Như vậy ta được “hướng khí” là Tây – Nam. Nó được đại diện là “Khôn” (ở chính cửa) đối với những ai là Nam giới sinh vào các năm: 1935, 1944, 1953, 1962 v.v… Và sinh vào các năm 1933, 1942, 1951, 1960, 1969 v.v… đối với nữ giới là chủ hộ. Như vậy là mãn nguyện rồi, là tốt rồi. Ta không nhất thiết phải chọn cho được một cung: Thân hay Khôn hay Mùi (3 cung phương vị này đều thuộc Tây – Nam) một cách quá tỷ mỉ. Thực ra, trong thực tế, ta không có nhiều điều mà ta có thể đạt được thật hoàn hảo.

Do vậy, các nhà phong thủy đã phải tìm giúp cho ta các cách, phép để khắc chế về hướng nhằm đạt được điều mong muốn; tránh điều xấu, ví dụ như cách xoay hướng phòng ngủ hướng bếp, hướng bàn thờ, hoặc đặt các thứ như: đèn, sáo, khánh, gương, gương Bát quái v.v… (phần này sẽ nói cụ thể hơn nữa sau).

Trong “Bát Cẩm Trạch” (tám hướng phương vị tốt xấu), các nhà phong thuỷ thời xưa ở Trung Quốc đã tính bằng 8 quẻ theo thuyết Chu dịch. Đó là các quẻ: Khôn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Tốn, Chấn – các quẻ trong “Bát Quái”. Mỗi quẻ cho ta đủ “tám phương vị” gồm các phương vị tốt (cát); các phương vị nửa tốt, nửa xấu (vừa cát, vừa hung); các phương vị xấu (hung) và các phương vị rất xấu (đại hung)…

Mỗi quẻ ứng với một số tuổi can chi trong 60 tuổi can chi liên hợp. Nghĩa là không một tuổi nào sinh ra mà không được quan tâm nghiên cứu để đề ra “hướng khí” áp dụng phù hợp với tuổi đó đủ các tuổi trong một “Hoa giáp” 60 năm.

MINH HỌA CHI TIẾT CÁC PHƯƠNG VỊ TỐT, XẤU CỦA 8 QUẺ TRONG “TÁM PHƯƠNG VỊ TỐT XẤU” (“BÁT CẨM TRẠCH”)

Như đã nói ở phần trên, mỗi tên quẻ chỉ rõ phương vị lành dữ của bốn phương tám hướng để với mỗi tuổi ta có thể so chiếu, nhằm giúp ta tìm được một phương vị phù hợp với nơi ở, nhà máy, cửa hàng, cửa hiệu, trường học, xưởng, bệnh viện, văn phòng, trụ sở v.v… của ta.

Cần nhớ rằng, ta sử dụng phép này cho chủ sở hữu các công trình hoặc lâu dài hay chỉ là nhất thời (nhiệm kỳ lãnh đạo) để đạt được điều tốt lành nhất do “hướng khí” tốt hỗ trợ thêm cho.

Đương nhiên, không có thứ gì là vĩnh viễn. Hướng khí cũng thay đổi ít nhiều sau một Nguyên Kỷ (Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên). Thế kỷ 21 đang nằm trong Hạ Nguyên Kỷ. Mỗi Nguyên Kỷ có một “hướng khí” chung của khu vực ảnh hưởng tới các hướng, khí chi tiết nhưng không quyết định. Nó chỉ mạnh ở chỗ này, yếu ở nơi khác.

Sự thay đổi chuyển dịch hướng khí cũng giống như dòng sông đổi dòng vậy. Song sông muốn chuyển dòng lệch sang phải hay lệch sang trái (bên lở bên bồi) thế nào đi nữa thì nước vẫn chỉ chảy từ nơi cao xuống nơi trũng. Khí chuyển vừa theo dòng, vừa tản mạn.

Các dòng “thiên địa khí” dịch chuyển vô địch, vạn nẻo, trăm đường, chỗ mạnh chỗ yếu có khác nhau và tác động khác nhau chứ không một nơi nào mà không có “Thiên đại khí”. Hiện ta phải khẳng định là có “khí lành” và “khí độc” (cát và hung) và pha lẫn cát hung. Có dòng chính và dòng phụ; khi nó vào nhà được thuận hướng thì nhiều; không bị vướng chặn thì trôi chảy, không đóng kín thì bớt tù đọng. Chỗ rộng thì nhiều, chỗ hẹp thì ít v.v… vận khí là muôn trạng như vậy. Song quy tụ lại có tám hướng khí chính, nó phân ra lành, dữ và trung dung tốt xấu.

Nhà hướng Cấn, Huyền Quan có thể mở ở phương Nam, hoặc phương Tây Nam ở phương Tây.

2. “Vận khí” theo quẻ và tám phương vị tốt, xấu như sau:

Đây là các phương vị chuẩn để tham chiếu cho từng quẻ phương vị dưới đây.

Nhà hướng Khôn, nhà hướng này Huyền Quan nên mở ở phía Đông – Bắc, theo hướng Sửu hoặc hướng Dần.

TÊN PHƯƠNG VỊ TRONG “TÁM PHƯƠNG VỊ TỐT, XẤU” ỨNG VỚI TỪNG NĂM SINH THEO 8 “QUẺ”

Dưới đây giới thiệu từng năm sinh ứng với quẻ

“Bát Cẩm Trạch” giúp ta tham khảo và áp dụng. Những dữ liệu dùng tham khảo vào các hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp. Nó không mang tính ép buộc. Vì trong thực tế không phải ta luôn có các điều kiện thuận lợi; và ta muốn gì cũng được nấy cả.

Năm sinh Âm lịch và Dương lịch từ năm 1930 đến năm 230° và quẻ tám phương vị tốt, xấu

IV. THAM CHIẾU TÁM PHƯƠNG VỊ THEO THUYẾT “TAM NGƯƠN CUNG PHI”

1. Căn cứ vào tuổi của chủ sở hữu

Mỗi người sinh ra trong một năm. Năm sinh ở Á Đông người ta thường tính cả tên năm Âm lịch và năm Dương lịch.

Trong các bảng trên đã cung cấp cho ta cả năm Âm lịch và năm Dương lịch. Song điều mà ta cần lưu ý là năm Âm lịch – năm Âm lịch thường gối cả sang năm Dương lịch sau. Điều này thường xảy ra với những người sinh vào tháng Chạp (tức tháng 12 Âm lịch). Trong các trường hợp này, ta phải lưu ý để khỏi lầm lẫn giữa năm Dương lịch với năm Âm lịch. Ví dụ năm 2029 (Kỷ Dậu) song ai sinh đầu tháng 1 – 2030 thì tuổi Âm lịch vẫn là năm Kỷ Dậu mà năm Canh Thân theo bảng là 2030.

bảng trên khi ta áp dụng “hướng Khí” theo “tám phương vị tốt xấu”, ta cứ dùng năm Âm lịch là tốt nhất không bị ngộ nhận. Năm Dương lịch đi kèm chỉ nhằm giúp ta nhanh nhận biết khi ta chỉ nhớ năm Dương lịch. Trong “Tám phương vị tốt, xấu” theo thuyết “Tam Ngươn cẩm trạch” chỉ tính theo năm Âm lịch mà thôi.

Tại sao ta có thể áp dụng thuyết này vào điều kiện Việt Nam được

Thứ nhất thuyết này đã được các học giả Trung Hoa nghiên cứu và ứng dụng, bổ sung, điều chỉnh và khảo nghiệm hàng nghìn năm. Đến ngày nay, phép phong thủy này vẫn được áp dụng rộng rãi cả ở Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc; ở các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Sinhgapore, Malaixia v.v…

Thứ hai, hiệu ứng phép phong thủy này là rõ rệt và khoa học. Nó phù hợp những kiến thức địa lý và các hiểu biết về địa lý, địa hình và khí tượng v.v…

Thứ ba, Việt Nam gần Trung Quốc có địa lý tương đồng, quan niệm, tập tục về nhà ở, cưới hỏi, để mồ mả và nhiều quan niệm, ý nguyện, tâm thế… giống nhau.

Thứ tư: các nước gần ta cùng khu vực với ta, các học giả của họ cũng vận dụng phép phong thủy này vào điều kiện thực tế của họ. Một phát minh ở một nước; nhưng việc ứng dụng nó thì luôn mở rộng ra nhiều nước khi họ thấy phù hợp và đúng đắn. Đó là tính kế thừa truyền bá các kiến thức khoa học ở tất cả các lĩnh vực trên thế giới này.

Thứ năm: rõ ràng. Bất cứ thể thực hành. ứng dụng lý thuyết và các phép phong thuỷ này cũng dễ dàng và ai thích, đều có thể áp dụng, bất cứ ai nhận thức được, đều có

3. Cách tham chiếu phép phương vị theo 8 quẻ bát quái

Khi ta đã biết năm sinh của mình, ta chiếu vào bảng đã trình bày ở trên để tìm “Quẻ” chính xác cho tuổi mình. Mỗi “Quẻ” chỉ rõ “8 phương vị khí”. Ở phần chi tiết đã nêu rõ tám tính chất của mỗi phương vị: Bắc – Nam, Đông – Tây, Tây – Bắc, Đông – Bắc, Tây – Nam, Đông – Nam.

– Ta chỉ chọn 3 phương vị tốt mà thôi. Đó là sinh khí, phúc đức, thiên y. Trong một phương vị có 450 la bàn. Ta lấy một trong 3 phương vị trên mà thế đất của nhà có thể cho phép ta mở cửa chính (Huyền Quan) mặt tiền của nhà để áp dụng.

Nếu thực địa không cho phép, ta có thể lấy phương vị “Phục vị” (nửa tốt, nửa xấu) cũng được.

Nếu không thể được nữa, ta áp dụng các phương thức khắc phục chính khác đã nói trên (hướng bếp, hướng ban thờ, hướng phòng ngủ, bàn làm việc, phòng giám đốc…).

Ngoài ra, ta còn có thể dùng nhiều phép khắc chế khác nữa (sẽ trình bày các phép này ở phần sau).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.