Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải
CHƯƠNG V NHỮNG ĐIỀU KIÊNG VÀ KHÔNG KIÊNG KỊ TRONG GIA TRẠCH… THEO QUAN NIỆM PHONG THỦY
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM ĐỐI VỚI NỘI THẤT GIA TRẠCH
Hợp phong thủy sẽ hạnh phúc
Có một gia đình yên ổn, ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc, ở đây gia trạch luôn gắn bó với chủ nhân. Nó không thể tách rời mọi khía cạnh của một cuộc sống riêng tư. Hạnh phúc là một phạm trù rất rộng về 2 mặt tinh thần và vật chất nó không bó hẹp trong quan niệm hạnh phúc lứa đôi. Phong thủy gia trạch tốt sẽ đem lại cho ta niềm hạnh phúc lớn hơn nhiều về mọi mặt cuộc sống. Ta cảm thấy sung sướng khi có cơm ăn, áo mặc, ta thấy thoải mái khi có một giấc ngủ sâu không ác mộng. Đó cũng là niềm hạnh phúc; có con chăm ngoan, vợ đẹp thì tự hào. Ta thành đạt trên bước đường danh vọng sẽ hả hê thoả mãn, hạnh phúc v.v… tất cả những cái đó một phần có nỗ lực của bản thân, một phần có sức mạnh của tự nhiên ban phát, có sức mạnh của Âm phù, Dương trợ (nghĩa là Tổ tiên và người đời…).
2. Những lời khuyên nên làm trong phong thủy
Các lời khuyên đều xuất phát từ những quan niệm Âm – Dương, Ngũ hành, Dịch lý, Địa lý, Thời khí, nhân sinh, môi trường, mỹ thuật, thời đại… Những lời khuyên phong thủy nhằm thêm lợi và tránh những điều có hại cho chủ nhân gia trạch.
CỤ THỂ VÀO CÁC LOẠI PHÒNG, GIAN NHÀ
Phòng khách
Phòng khách cần thông (nhìn phải xuyên xuốt); thoáng, sáng sủa và đủ rộng càng thanh nhã và thể hiện phong cách thẩm mỹ riêng biệt càng hay.
Thảm chùi chân đặt bên ngoài cửa ra vào phòng khách và có kiểu cách hợp lý để gây ấn tượng vui vẻ và được trọng vọng của khách (không để thảm chùi chân bên trong cánh cửa).
Đèn phòng khách nên dùng hình tròn (riêng lẻ hay cả chùm) không dùng đến ống dài (tuýp) vì nó không giúp gì cho luân khí.
Nên tránh các vật dụng phản ánh sáng, hay đặt bức bình phong chắn trước cửa vào phòng khách.
Cửa phòng khách nên tránh đối diện với cửa của một phòng khác và không nên làm cầu thang cuốn tròn ở ngay kề phòng khách.
Phòng khách nên đặt một bộ sa-lông đầy đủ bộ nên tránh cọc cạch hay thiếu bộ.
Phía sau phòng khách ta nên tránh bố trí phòng ngủ và có gác xép ở trên.
Nếu ta có hai phòng khách thì nên bố trí một to và một nhỏ. Và phòng lớn phía trước, phòng nhỏ ở phía sau.
Phòng khách nên sơn màu nhạt, trần có thể trang trí lồi lõm.
2. Phòng ngủ
Phòng ngủ nên vuông vức hay chữ nhật rộng, tránh dạng chữ nhật hẹp bó. Ta không nên tạo một góc làm phòng vệ sinh bên trong phòng. Các cửa sổ nên có cùng một độ cao, sơn màu sáng dịu.
Phòng ngủ không nên có góc tường xéo vát; gương treo, gương tủ, gương bàn trang điểm, đối diện với giường nằm.
Trong phòng ngủ ta nên tránh có tủ quần áo hình bán nguyệt.
Tránh bài trí thành các hình tròn như: cửa sổ hình tròn, cột hình trụ hay bán trụ, bàn hình tròn, chậu cảnh, gương soi, bàn trang điểm, các hình tròn tạo trạng thái động, trong khi ở phòng ngủ, ta cần một trạng thái tĩnh vì vậy cần lấy hình vuông hay gần vuông là hình dạng lý tuởng là hình dạng chủ đạo của phòng ngủ.
Phòng ngủ nên tránh đặt ban thờ (Phật, Gia tiên, tượng Thánh…).
Trong phòng ngủ nên ít sử dụng các đồ kim khí (như tủ sắt, giá sắt…) các đồ bằng kim loại thuộc hành kim. Hành kim chủ lạnh, sắc, cứng, rắn, cương cường… Nó không phù hợp với thuộc tính nhu ấm là chủ đạo của một phòng ngủ.
3. Bếp, gian bếp
Gian bếp không được bố trí ngay cửa ra vào nhà, không ở giữa hai phòng ngủ, không quá gần phòng khách.
Cửa gian bếp nên tránh đối diện với cửa phòng ngủ, cửa buồng vệ sinh.
Gian bếp nên tránh hình bán nguyệt hoặc hình tròn.
Hướng bếp không đối diện với cửa chính, với cổng vào tức khi đứng nấu ta không quay lưng ra ngoài.
Gian bếp dùng bếp ga nên đặt cùng phía với ống dẫn nước đặt như vậy sẽ phù hợp Ngũ hành.
Hai bên bếp nên tránh đặt vòi nước, theo Âm Dương là phạm “hai Âm một Dương” nhưng nếu ta đặt vòi nước rửa ở giữa hai bếp ở hai bên thì được. Đặt như vậy thì thuộc quẻ khảm (Dịch lý) khác với quẻ ly trên.
Gian bếp nên bố trí xa phòng ngủ, xa bàn thờ và không ở cạnh buồng vệ sinh hay phòng tắm.
Gian bếp nên có mái che (không để lộ thiên).
Các bếp không nên đối diện với ống dẫn nước với đầu vòi nước. Đó là thủy hoả đối nghịch (ý nghĩa ngũ hành) không hay.
Gian bếp nên bố trí ở cuối nhà. Nghĩa là sau nó không có phòng gì khác để thoát khí độc.
Nền gian bếp nên bằng phẳng không có bậc cấp hay lổn nhổn cao thấp) – Nền bếp không cao hơn các nền khác.
Gian bếp nên sơn nhạt màu, sáng màu, tránh màu tối.
III. NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÔNG NÊN LÀM Ở GIA TRẠCH
Gia trạch có diện tích bé (dưới 100m2) không nên làm các cửa vòm.
Trần nhà không nên vẽ trang trí tranh ảnh, đồ họa có đường nét thẳng vuông.
– Tất cả các phòng có cùng một mặt bằng, phẳng không nên có phòng cao nền, chỗ thấp nền.
Màu sơn các trần không nên cùng màu của bốn bức tường xung quanh.
Trong một phòng có hai cửa ra vào không nên mở cửa sang cả hai bên, nên mở cánh sang cùng một bên.
Phòng vệ sinh, buồng tắm không bố trí gần hay đối diện phòng ngủ, gian bếp.
Các cửa sổ trong các phòng không thấp hơn cửa ra vào. Tốt nhất là cửa sổ có chiều cao hơn chiều cao của cửa đi, để tạo thông “sinh khí” khi cửa đóng lại.
Gia hướng của cửa chính và các phòng không được đối diện với phòng tắm hay buồng vệ sinh. Vì nó khác nhau về ý nghĩa phong thủy.
– Nền phòng tắm hay buồng vệ sinh tối kị là cao hơn nền các phòng khác.
Trần các phòng ngủ kị trang trí hay làm thạch cao lồi lõm. Trần nên thanh nhã, màu nhẹ không làm rối mắt tránh tạo cảm giác rối loạn khó đi vào giấc ngủ, nên nhớ rằng “con mắt thứ ba” (ở giữa trên hai chân mày) luôn lưu giữ hình ảnh và “nhìn” thấu được bên trong cơ thể. Nó ảnh hưởng lớn đến tâm lý con người. Khi ta nhìn lên trần ý niệm sẽ được con mắt thứ ba giữ lại rất lâu.
Dọc hai bên lối đi vào nhà ta không nên trồng cây quá cao, to và hai bên bậc thềm lên nhà ta không nên để các chậu cảnh có các cây cảnh cao. Nó gây cho khách đến có cảm giác bị trấn áp thiếu thoải mái.
Cánh cửa cổng ở bên trái không được mở về phía bên phải nó thuộc thế “tả hữu” “đối ngẫu” rất bất tiện, không tốt.
Tường từ cổng vào nhà không được xây lồi lõm. Tốt nhất là xây phẳng để dẫn khí được trơn tru đưa vào nhà dễ dàng.
Trong phòng nếu đã bố trí các đồ làm bằng tre mây như (ghế tre, chõng tre, sạp tre, bộ sa-lông mây tre) ta không nên có thêm các giường, chõng làm bằng các loại vật liệu khác như gỗ, kim loại. Chúng thuộc thế “lưỡng loại khắc kị”. Không tốt theo quan niệm Ngũ Hành và Dịch lý.
Trong phòng nếu có tường bị tróc lở lớp trát hay giấy bồi bị rách, ta nên khoét thành hình vuông để trát lại hay dán lại giấy tường.
+ Ta không nên cứ tróc lở đến đâu, hình dáng thế nào thì để thế trát vá, giấy dán tường bị rách ra sao cứ thế ta bôi dán lại mà không tính đến hình thù chỗ rách thế nào.
– Việc làm tuỳ tiện này có hai điểm xấu:
Về mặt phong thủy, những hình thù vá víu “quái dị” đó sẽ gây phản ứng tâm lý xấu do các hình vá víu sẽ tạo những liên tưởng về các hình ảnh có thể có các “ác hình”.
Về mặt thẩm mỹ, các miếng vá víu tuỳ tiện sẽ làm mất vẻ sạch đẹp của bức tường phòng. Nó gây cho ta một thói quen sống luộm thuộm, bừa bãi, tuỳ tiện.
IV. NHỮNG VIỆC NÊN TRÁNH KHI XÂY DỰNG
Nhà hay các công trình khác.
đây phong thủy không đề cập đến các vấn đề kỹ thuật vấn đề thi công v.v… mà phong thủy chỉ khuyên những vấn đề liên quan đến nên hay không nên về phong thủy, trong xây dựng, đó là:
Khi một thửa đất riêng lẻ ta không nên xây liền ba căn nhà liền kề. Ta chỉ nên xây số nhà khác số ba.
Xây ba căn liền kề nhau trên cùng một thửa đất sẽ đem điều không lợi cho chủ sống ở căn nhà giữa – Căn nhà ở giữa sẽ bị nhiều thiệt thòi.
Căn nhà ở giữa không còn được hưởng nhiều “sinh khí” như hai căn bên. Nó phạm thế “tam liên bại lộc trung chỉ”.
Ta nên hiểu rằng mỗi thửa đất riêng có một phần khí riêng. Sự chia lẻ là điều không nên về phong thủy lại càng không nên chia ba.
Ta không nên xây một căn nhà hay một cơ sở của ta có chiều cao gấp quá nhiều lần so với chiều cao của các nhà kế bên, cơ sở kề bên.
Về mặt phong thủy, chiều cao khác nhau quá lớn sẽ làm mất cân bằng Âm dương. Âm dương luôn dựa vào nhau để tồn tại. Trong Âm có mầm của Dương…
trong Dương có mầm của Âm – sự mất cân bằng (quá thấp với quá cao) làm mất sự tương trợ, bổ cứu cho nhau. Nhà cao quá sẽ bị lẻ loi “tiếp thiên” dễ dàng mạnh Dương sẽ nguy.
Người châu Âu từ xưa họ cũng có ý thức về vấn đề này. Tuy nhiên họ không am hiểu lắm hai thuyết Âm Dương và Ngũ Hành của Á Đông, song để tránh
“tiếp thiên” đơn lẻ, họ xây ba tháp chuông ở nhà thờ. Tháp ở giữa cao hơn chút ít hai tháp hai bên, đặc biệt khi cả một khu vực chỉ có duy nhất một nhà thờ cao trội hẳn lên
Thế Thanh Long – Bạch Hổ của cư gia.
– Về mặt nhân sinh.
Nhà cao hơn quá so với các nhà kề bên sẽ luôn luôn là một điểm chú ý của mọi người. Đó là điều không nên.
Sự cao trội của ngôi nhà gây sự tò mò, soi mói của thiên hạ.
Gia đình ít người không nên xây nhà quá to, quá rộng, nhiều phòng, gian nó sẽ gây cảm giác luôn luôn vắng lạnh. Về mặt phong thủy là mất cân bằng, không hợp lý (nhiều phòng mà ít người). Đó là phạm vào chữ “Tịch” (vắng vẻ) theo quan điểm của người Hoa. Như vậy là điều không nên. Căn nhà thiếu hơi ấm (sinh khí) của gia chủ.
Để một phòng khách quá rộng trong một căn hộ nhỏ, nó sẽ tạo một cảm giác lạnh nhạt.
Phòng khách là phòng ngoại giao và cũng là nơi hội tụ của gia đình. Song phòng khách cần có diện tích vừa phải nằm trong một tổng thể để tránh sự tách biệt, khó quan sát nội cảnh gia đình không chỉ của chủ nhân mà cả của khách khứa cũng có ngay cảm giác lạnh nhạt.
Phía trước nhà nên có một khoảng sân trống. Khoảng trống này, theo quan điểm phong thủy là “Bể khí”. Nó là nơi tích tụ sinh khí. Đồng thời nó cũng là nơi điều tiết khí vào toàn ngôi nhà, toàn cơ sở.
Khí vào nhà ôn hoà, nhuận nhị nhờ vào “bể khí”. Nó tránh sự ào ạt hay ngắt khoảng.
Khoảng trống trước nhà còn là khoảng cách an toàn cho ngôi nhà. Nó có thể ngăn ngừa tai họa do ngoại cảnh. Nó giúp người nhà quan sát dễ sự thể trước nó khi xâm nhập vào nhà.
Ngày nay do đất đai chật hẹp, thì giải pháp làm nhà hình chữ cũng là một giải pháp để có khoảng trống trước nhà.
Nền nhà nên đắp cao một ít (tam cấp) so với bình địa xung quanh. Nền cao hơn bình địa để tránh “Âm vượng” của bốn phía xung quanh nhà tràn vào nhà.
Nền cao còn ngăn cản sự tù đọng và “uất khí” được đào thải, lan toả đi nơi khác.
Song nền nhà quá cao so với bình địa cũng lại không nên đối với nhà ở. Nền cao (9 bậc thềm) lại phù hợp phong thủy của các nơi thờ cúng như: đền, chùa, phủ, đình, miếu, am v.v… “Cửu trùng” là biểu tượng tiếp “thiên” nên các nơi kể trên thường xây chín bậc thềm. Nghĩa là phải tôn cao nền đủ 9 bậc.
Nhà ở chỉ nên tôn nền cao đủ ba bậc lên xuống là tốt, nếu là cao hơn đến 5 bậc là cùng. Phong thủy tính vào: sinh, lão, bệnh, tử, sinh (năm bậc thềm) là thế.
Xây cửa vòm ngoại thất (cổng ngõ) cần, có tường bao nối liền vào đến tận nhà, có như vậy, nó mới hợp cách phong thủy dẫn khí.
Cửa vòm (nửa bán nguyệt ở trên hình vuông hay chữ nhật ngắn) là điểm mang tiền bạc vào nhà. Vì vậy tường bao liền sẽ dẫn tiền của vào nhà. Nó sẽ không thất thoát vì các chỗ đứt nối.
Cửa vòm ngoại thất còn kén chọn khắt khe về môi trường xung quanh nữa. cụ thể:
Gần cổng cần có đất rộng rãi và bằng phẳng.
Cửa vòm cổng ngõ không được quá gần nhà ở.
Cửa vòm cổng nên tránh có cây giàn hoa leo bám vào “Mộc bao thổ” là tối kị.
Cửa vòm cổng ngõ nhất thiết phải cao, rộng hơn các cửa chính vào nhà hay các cửa trong nhà.
Cửa đã là vòm nhất thiết phải tròn trĩnh ở trên. Đó là hình của một nửa đồng tiền bằng kim loại. Tuyệt nhiên nó không được khuyết, méo, lồi lõm.
– Cửa vòm nội thất lại có các yêu cầu riêng về mặt phong thủy, cụ thể:
Trước phòng khách không làm cửa vòm, ở phía sau phòng khách nếu có cửa, ta có thể làm cửa vòm, song ta nên tránh vào phòng ngủ.
Ngay cửa vào phòng ngủ không làm cửa vòm.
Trong nội thất cửa vòm cũng cần được tiếp nối với các bức tường như cửa vòm ở hiên trước các gian nhà, cửa vòm ở phòng đọc v.v…
Không nên có cửa vòm đứng đơn độc một mình với 2 cột 2 bên, mà hai bên cột cần liền với tường nhà.
Ta không nên làm ba cửa vòm thành một đường thẳng (ngay cả trước hiên nhà, hay dọc theo các cửa tiếp sau nhau trong nhà). Đó là phạm “tam nhất tán” và “lâm xuyên cung”. Đấy chính là 2 cách đại xấu theo quan điểm của các thuật mỹ gia trạch xưa vẫn đề cập.
Cửa vòm là cửa trang trí ngăn cách ảo. Nó không phải là cửa đóng mở trong nội thất. Nghĩa là có hai phòng hay hai gian liền kề mà ta không muốn thưng kín, ta làm cửa vòm tạo dáng ngăn cách hay là giá đỡ cho tầng trên.
Với cửa cổng cũng như cửa phòng khách ta nên mở cánh vào phía trong, không đẩy ra ngoài. Đấy là ý nghĩa nhân sinh. Chủ nhà luôn có ngụ ý đón tiếp khách khứa vào chơi nhà.
+ Ngoài cửa cổng hay cửa chính có thể đặt tượng dã thú như: Sư tử, nghê, ngao v.v… bằng đá hay sứ quay mặt ra ngoài dáng nghênh đón. Song theo phong thủy quan niệm nó cũng còn có ngụ ý hăm dọa ác quỉ vào nhà.
Nếu nhà có bậc thềm, ta nên làm thềm hết cả chiều rộng của nhà. Ta không nên chỉ để thềm một phần chiều rộng của nhà, làm như vậy sẽ hạn chế khả năng đón khí theo nghĩa phong thủy.
Theo nghĩa nhân sinh nó gây ấn tượng không hay ban đầu của khách khứa đối với chủ nhà vì sự hạn hẹp…
10. Trang trí trong nhà cần lưu ý
Các đồ vật trang trí trong nhà không nên lấn át lẫn nhau bao gồm kích cỡ, màu sắc… theo quan điểm Âm, Dương, Ngũ Hành, sự triệt phá đối chọi và lấn át nhau sẽ chẳng đem lại lợi ích gì. Và theo phong thủy, nó đã phá vỡ mất ý nghĩa và hiệu quả.
Mới vào nhà ta nhìn thấy ngay hai chiếc gương là không hay. Gương ở đây mang ý phản cản cả khí tốt và xấu.
Ta không nên treo hai đồng hồ trong một phòng. Đồng hồ là tính động, động nhiều thì lấn tĩnh làm con người không mấy an lòng, lúc nào ta cũng như ngầm bị hối thúc.
Cùng với ý nghĩa an tịnh, ta không nên cùng lúc mở cả hai cửa của một phòng, nếu phòng đó có 2 cửa ra vào. Mở cả hai cửa phòng sẽ làm ta luôn luôn bị phân tâm. Ta khó có thể để ý vào công việc…
Lời khuyên “An gia y vị” khuyên ta rằng: Ngôi nhà ta đang ở yên vui, đầm ấm, tiến phát, khoẻ mạnh, gia cảnh thịnh dần v.v…, thì ta không nên dời đi cho dù ngôi nhà của ta có to hay quá nhỏ, rộng hay hẹp so với một ngôi nhà mới mà ta cho rằng vừa ý hơn. Việc di dời đến nơi ở mới ấy chắc gì hay hơn chỗ cũ.
IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU TÂM VỀ Ý NGHĨA NHÂN SINH
nghĩa nhân sinh là kiến giải “tuỳ ứng” trong điều kiện cuộc sống ở hiện trạng.
nghĩa nhân sinh về hiện trạng được cụ thể ở các khái niệm: ấm lạnh, vắng đông, tĩnh động…
Các khái niệm này không áp dụng cứng nhắc. Nó phải tuỳ hiện trạng, cảnh huống, ta không thể nói là ấm tốt hơn lạnh, đông tốt hơn vắng… Các khái niệm ấm, lạnh, đông, vắng có ý vừa hay vừa không hay, chúng đều có giá trị thực dụng của nó.
Nhà ở cần ấm cúng đông vui – Song nhà chật mà đông người quá lại là bất tiện gò bó, nhà rộng thoáng mà ít người qua lại là lạnh vắng nó không hợp với ý “ấm cúng gia trạch” nó làm cho chủ nhân trở nên lãnh cảm dần dần.
Như vậy về ý nghĩa nhân sinh thì gia trạch cần đủ ấm cúng, tránh lạnh lẽo buồn tẻ.
Những nơi thờ tự thì thường u tịnh, vắng lặng, cô lắng mới hợp phép. Ở những nơi này mà luôn luôn đông vui, náo nhiệt thì còn gì là nơi thanh tịnh để tu thiền nữa. Âm lực luôn bị xáo động, táo tán khó bình tâm
Cửa hàng, doanh nghiệp… lại cần đông vui, nhộn nhịp. Những nơi này kị vắng vẻ, buồn tẻ, cô quạnh. Vậy không khí ủy lạnh không phù hợp với nó.
Kho đông lạnh nhất thiết phải lạnh. Âm ở đây phải lấn Dương. Sự mất cân bằng Âm Dương lại rất cần cho những nơi này, tuy nhiên không có không gian sống nào mà không cần sự cân bằng Âm – Dương. Nghĩa cân bằng đây phải hoàn mỹ trong không gian và phù hợp với thời gian đó là bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đủ một vòng thời khí luân hồi sẽ luôn là lý tưởng nhất.
Thế đất Long, Hổ song hành nơi thờ cúng u tịnh.
Cảm giác của con người cũng tạo nên ấn tượng thời khí trong từng cá thể riêng biệt. Ấn tượng về cảnh huống cũng tuỳ từng bản tính của mỗi cá thể. Nó không phải tính chung nhất đều được mọi người chấp nhận.
Người tính trầm lặng thích cô tịch.
Người bản tính vui nhộn, cuồng nhiệt thích nơi xáo động.
Người yêu thích nơi ấm áp.
Người có nội chất nóng nảy thích nơi mát lạnh. Tuy vậy phong thủy vẫn khuyên rằng:
Phòng ngủ của phụ nữ rất kị cảm giác cô đơn, lạnh lẽo, cho dù người đó là tạng nhiệt hay tạng hàn. Họ là người cuồng nhiệt, vui vẻ hay là người trầm tư, mặc tưởng.
Ta không nên nằm giường làm bằng kim loại. Nếu bất khả kháng, ta chỉ nên dùng tạm trong một thời gian rất ngắn. Kim loại (như sắt, đồng, i-nốc v.v…) đều thuộc Hành Kim, tính cứng lạnh trái ngược với bản chất ấm nhu của cơ thể con người. Nằm lâu sẽ hại sức khoẻ.
Phòng ngủ kỵ lát gạch, đá màu trắng lạnh, bóng. Nó tạo cho ta cảm giác trống trải, bạc nhược, nó không tốt cho tâm trạng và sức khoẻ. Ở lâu trong một phòng ngủ như vậy ta sẽ lãnh cảm và thiếu sức sống dần dần.
Điều quan trọng nhất là “hướng nhà và hướng khí”. Hai hướng này phải thuộc vào tuổi của chủ nhà hay chủ công trình.
Từ tuổi chủ nhà ta tham khảo để tìm ra “hướng nhà” (hướng lưng nhà) một cách chung chung hay “hướng khí” là hướng đặt cửa chính – hướng Huyền Quan. Ta biết rằng cửa chính là nơi “sinh khí” vào toàn nhà để tới từng phòng trong nhà. Nó thường nằm ở mặt tiền và trùng với mặt tiền của một ngôi nhà hay một cơ sở, vì vậy ta hay coi hướng mặt tiền của ngôi nhà, của cơ sở là “hướng khí” của ngôi nhà.
Song trong thực tế, có trường hợp “hướng khí” không cùng với hướng mặt tiền. Nghĩa là để thu khí tốt, ta phải mở cửa chính – Huyền Quan vào “Phương vị hướng khí” của tuổi (năm sinh) của chủ nhân công trình vì vậy nên đổi khí do thế đất mà nơi mở cửa ấy lại không trùng với hướng mặt tiền.
Ta chỉ có hai khái niệm “hướng” cho một công trình. Đó là “hướng nhà (hay công trình khác) và “hướng khí” của tuổi người chủ công trình. Trong hai hướng đó thì “hướng khí” là quan trọng và ta phải lưu tâm khi mở cửa chính –
Huyền Quan.
Tất nhiên hai hướng này đều liên quan mật thiết với nhau. Từ cái này để suy ra cái kia. Chúng xác định lẫn nhau, bổ trợ cho nhau.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.