Phong Thủy & Các Cách Hóa Giải
CHƯƠNG VI CÁC PHÉP KHẮC CHẾ, SỬA CHỮA THEO PHONG THỦY CHO CÁC SAI LỆCH VỀ NỘI THẤT TRONG MỘT CƠ SỞ…
CÁC ĐỒ DÙNG ĐỂ KHẮC CHẾ NHỮNG SAI SÓT VỀ MẶT PHONG THỦY CHO MỘT CƠ SỞ, MỘT CĂN NHÀ HAY MỘT PHÒNG,
GIAN, MỘT THỬA ĐẤT
Gương treo, dựng ở tường, ở cánh cửa, ở vách… Tấm gương là một dụng cụ khắc chế mà các nhà phong thủy thường dùng để khắc chế ác khí, hay đặt vào vị trí sai lệch bất khả kháng làm thay đổi vị trí.
Gương làm tăng cường khí lực, điều chỉnh các khiếm khuyết về hình học của phòng hay gian nhà.
Gương tăng cường ánh sáng bổ sung dương lực cho căn nhà, hành lang, phòng ở, phòng làm việc, văn phòng v.v…
Gương khắc phục những sai lệch bố trí nội thất trong một phòng, một nhà.
2. Khánh
Theo phong thủy treo một khánh bằng kim khí, ngọc thạch, gỗ đều có giá trị điều tiết, tăng giảm sinh khí.
Khánh tác dụng xua đuổi điều xấu, ngăn cản ác vật, ác lực.
Khánh tăng hùng khí, sự uy nghi (đặc biệt các khánh lớn thường treo ở các nơi thờ tự). Khánh bé được treo ở nhà, phòng, hành lang để tăng khí lực.
3. Sáo
Việc treo sáo theo các độ lệch hay bằng theo phương của Bát quái nhằm điều chỉnh một phần hướng khí. Người Trung Hoa ngày xưa quan niệm rằng “khí” là hơi thở của “rồng” – Hơi thở đại diện cho “Thiên” sự rung động của “khí” là nhịp thở của “rồng”.
Từ quan niệm “khí là hơi thở của rồng” vì vậy các nhà phong thủy đã dùng cách treo sáo với các góc độ khác nhau so với mặt bằng của phòng. Việc treo đó nhằm điều chỉnh một phần hướng khí (hướng thổi) trong một phạm vi hẹp, nhỏ.
4. Chuông
Chuông có các kích cỡ to, nhỏ khác nhau và phương cách treo, hay đặt dưới đất.
Chuông có sức mạnh rất huyền bí về mặt phong thủy.
Chuông có khả năng khởi động khí lực, chiêu nạp khí lực, khi chuông được đánh lên, lắc lên (do con người hay do sức lay động của gió) đều có tác dụng như nhau.
Chuông kêu các sóng âm nhiều tần số khác nhau sẽ dao động và được không khí truyền đi trong không gian. Các giao động của sóng âm tác động mạnh đến các luồng “khí” phong thủy. Vì vậy nó tác động gián tiếp đến các cá thể sống trong khu vực nghe được tiếng chuông.
Chuông có sức “kêu gọi” “thúc giục” “thúc đẩy” khí lực rất mạnh.
Nhà phong thủy dùng một quả chuông hay một chùm quả chuông bé treo trước nhà, trước cửa – nơi ra vào của “khí” để lợi dụng các tính năng của chuông (đã nêu trên) để tăng cường phong thủy cho các nơi kém, lệch của nhà, phòng.
Chuông to treo nơi thờ tự để làm các chức năng tâm linh có được từ các tính năng của chuông.
Chuông đặt tại chỗ (cũng như chuông được treo) đều ở vị trí Huyền Quan trang trọng, không tuỳ tiện ở các vị trí khác trong nhà.
Chuông để thỉnh cầu thì tuỳ thuộc vị trí. Nó chỉ có tác lực “thức tỉnh” và “kêu gọi” trước khi cúng bái cầu khấn.
5. Đèn
Đèn cũng được coi là một dụng cụ phép khắc trừ hay tăng cường dương để các nhà phong thủy sử dụng cho các lực.
Đèn làm tăng sức mạnh của dương khí, làm suy giảm Âm khí vì vậy đèn (điện các loại) được áp dụng tăng dương lực ở các nơi âm u tối tăm – Âm khí chiếm ưu thế nhằm lấy lại sự cân bằng Âm Dương.
6. Kiếm
Kiếm cũng là một sát khí để trừ “Mộc khí” quá nặng làm mất cân bằng Ngũ Hành. (Kiếm thuộc hành kim). Kim khắc Mộc. Nó làm giảm bớt sự lấn át của môi trường Mộc trong nhà.
Nhà phong thủy treo một thanh kiếm trong phòng (thường là phòng khách, phòng thờ để trợ các gia chủ thuộc tâm thế yếu. Nó tạo tâm lý mạnh mẽ cho các thành viên trong gia đình.
Kiếm, giáo, mác, đao đều là sát khí. Nó thuộc hành kim cứng cỏi lạnh rắn. Nhà phong thủy chỉ dùng phần lớn ở nơi thờ tự như đình đền làm tăng oai nghiêm hùng khí.
Trong gia đình treo một thanh kiếm ở cột nhà hay một vách để chặn ác khí (quan điểm lấy độc trị độc). Song nó cũng tạo ra hung khí, nên nó chỉ có lợi cho gia đình có tâm thế nhu nhược. Những gia đình đã sẵn tính cương cường thì không nên treo binh khí.
Để xử lý ác khí ở các gia đình loại này ta dùng gương để phản chiếu mà không nên dùng đao, kiếm, cung.
7. Cây cảnh – Bon sai
Cây cảnh cũng có chức năng điều chỉnh phong thủy ngoài ý nghĩa về môi trường sống là tạo không gian thiên nhiên trong nhà.
Cây cảnh có các định tính theo Ngũ Hành là Kim, Thủy, Mộc, Hoả, Thổ, đừng nên hiểu cây là Mộc rồi thì đương nhiên nó thuộc Hành Mộc, đấy là ta chưa hiểu thấu đáo về Ngũ Hành khi xem xét cây về định tính Ngũ Hành.
Cây cảnh có định tính Ngũ Hành khác nhau cũng là cây đấy nhưng cũng có cây cảnh có lợi, có cây không có lợi và hơn nữa có cây có ảnh hưởng tốt với người này lại xấu với người kia. Bởi nó tùy thuộc vào hai hành của cây và của người chủ nhà mà sinh hay khắc chế nhau dẫn đến hiệu quả khác nhau.
Ví dụ: Cây cảnh thuộc hành Hỏa thì có lợi cho người mệnh Thổ – song nó lại không lợi đối với người có mệnh kim (Hỏa khắc Kim).
– Hành của một vài cây cảnh – Bonsai như sau:
Thông thuộc hành kim cùng với Thông có Tùng, Bách….
Lựu thuộc hành Hỏa.
Ngô đồng cảnh (khác cây Đỗ trọng – Một vị thuốc) thuộc Thổ.
Thủy Tiên thuộc Hành Thủy.
Phong lan thuộc hành Mộc, Đào cũng thuộc hành này….
– Tính tượng trưng nhân sinh của cây ví dụ:
Cây Thông tượng trưng cho trường thọ.
Cây Ngô Đồng Hoa cho ngay thẳng
Cây Bách tượng trưng cho vương giả
Cây Lựu tượng trưng cho màu mỡ
Cây Trà hoa các màu cho xanh tươi
Cây Mẫu đơn hoa các màu cho giầu có
Cây Đào hoa các màu cho thân hữu
Cây hoa Lài cho thân hữu
Cây hoa Hồng cho Mỹ lệ
Cây hoa Thủy Tiên cho hồi xuân
Cây Phong Lan cho tính chịu đựng
Cây Trúc nhật cho trẻ trung
Cây Trúc tre cho bền bỉ, thẳng ngay
Cây Quýt tượng trưng cho giầu có
Cây Sơn Tra tượng trưng cho giàu có
Cây Mận tượng trưng cho trẻ đẹp
Cây Lê tượng trưng cho Thọ
Cây Liễu tượng trưng cho duyên dáng
8. Cây cối
Cây được coi là thành tố của môi trường và nó có ý nghĩa phong thủy rất sâu xa.
Các nhà phong thủy đã xem cây như một phép để xử lý phong thủy. Hình dạng và vị trí cây cối với nhà ở hay với cơ sở doanh nghiệp là đóng góp tạo sinh khí tốt và khắc chế tử khí một cách đắc địa.
Cây cối xung quanh nhà tạo sự ôn hoà, là môi trường Mộc. Nó sẽ tốt cho các cơ sở có kiến thức dạng Hành Hỏa. Các dạng khác cũng được hưởng sự trong lành và được gìn giữ ở môi trường Mộc.
Cây cối làm rào chắn tử khí, ác khí, nhất là đối với những cơ sở doanh nghiệp ở gần nghĩa địa, cơ sở có đường lộ đâm thẳng vào nhà xưởng v.v…
Cây cối ngăn chặn khí độc và tiếng ồn từ môi trường. Nó là tấm “bình phong” bảo vệ những người sống trong nhà hay làm việc trong văn phòng, nhà máy, cơ sở kinh doanh v.v… Nơi có môi trường xung quanh không tốt.
Sự có mặt của cây cối trên thửa đất… sẽ tạo khí cho thửa đất, khu đất, lô đất ấy. Nó làm cho những con người sống ở đó dồi dào sức khoẻ.
Nhà phong thủy sử dụng cây lớn trồng vào những điểm trống, phần khuyết thiếu của nhà ở hay của các cơ sở, ví dụ: Nhà ở có hình khối của L, T, U, như vậy cây cối sẽ tạo thành hình dạng ảo phù hợp Bát quái hay với những dạng đất đẹp: vuông, chữ nhật. Nghĩa là biến các thửa đất có hình học dị dạng, khác thường, thành những dạng chuẩn hợp phong thủy tốt.
Cây cối cũng gây tác hại nếu vị trí của nó, nó gây cảm khí lại là bất lợi và khí đó ta lại phải dùng phép phong thủy để sửa chữa.
Ví dụ: Cây to ở ngay trước ngõ, trước cửa lớn, cửa sổ là thế xấu, vì nó ngăn trở luồng sinh khí vào cơ sở, gây hại cho người cư ngụ hoặc làm việc ở trong đó?
Đặt cây cảnh để tăng môi trường trong một ngôi nhà mà đa phần có dạng hình thuộc Hành Hỏa. Ví dụ: Các cột nhà hình góc cạnh, đồ đạc trong nhà toàn màu đỏ, vàng thẫm mạnh, tường sơn màu mỡ gà, vàng nhạt, hay màu trang trí, thảm đều màu đỏ, cánh dán v.v… (H1).
Trồng cây to trên thửa đất có dạng hình học bất thường để tạo hình chuẩn tốt nhất (Hình 2, 3).
Treo khánh nhạc hay quả cầu thủy tinh, cầu vải đỏ làm tăng Dương lực, sức mạnh (H.4).
Treo sáo trên xà nhà để tạo luồng khí song cần treo 2 sáo để tạo hình Bát quái để có hiệu quả.
Treo gương khắc phục góc thiếu của phòng hay gian nhà (H1, 2).
– Treo gương khắc phục sự lệnh của 2 của phòng đối diện nhau (H.3, 4).
Treo gương để tăng cường Dương lực (ánh sáng) cho gian bếp, khu bếp (H6), hay chữa bếp bị thất cách (H.5).
9. Các loại tượng
Các loại tượng gồm: tượng đá, gỗ, đất, đá quý, than đá… Tượng có thể thành dạng như thực hoặc có hình thể khối.
Tất cả các loại tượng đó đều có giá trị phong thủy nhất định. Vì vậy các nhà phong thủy đã ứng dụng tượng vào việc tăng điều lợi, giảm điều hại nguyên nhân do phong thủy của môi trường, của nhà ở, của cơ sở có khiếm khuyết gây ra.
Về khía cạnh phong thủy theo quan điểm Dịch lý, những bức tượng có hình dạng hữu hình (hình dạng thực) sẽ có sức mạnh hơn tượng hình khối trừu tượng. Chất liệu làm tượng cũng có ý nghĩa phong thủy khác nhau:
Tượng đồng biểu hiện sự may mắn giầu có.
Tượng đá biểu hiện sự trường tồn.
Tượng đá quý, ngọc thạch biểu hiện sức mạnh, tiềm ẩn thiên lực “Khí lực” giúp con người khoẻ mạnh, ít tật bệnh.
Tượng bằng sắt giúp tăng khí lực.
Tượng bằng vàng, bạc biểu tượng sự vinh hoa, trọng vọng.
Tượng đất “Thổ nguyên khí” biểu tượng đức tín.
Tượng bằng than đá biểu hiện lòng nhiệt huyết.
Tượng bằng gỗ biểu tượng sức bền, sự tôn nghiêm.
Tượng bằng các chất liệu kim khí khác để khắc ác khí.
Tượng bằng các chất liệu là sản phẩm hóa học càng có hiệu quả tăng từ lực cho môi trường.
Các dã tượng tức thời không có giá trị, như tượng đắp bằng: băng, tuyết, cát, mùn cưa ép v.v…
Tượng có hình dáng điển hình mà các nhà phong thủy sử dụng để bổ trợ các ý nghĩa phong thủy cho tùy từng loại hình cơ sở ví dụ như:
Tượng dựng ở các điểm thờ tự gồm tượng: người, ngựa, hay: hạc, nghê, rùa, rồng… (thuộc tứ linh) thường gọi là “Tứ linh tượng” để tôn nghiêm, ngăn ác quỷ ở trước cửa, trước ban thờ v.v… Sử dụng tượng ở các nơi này làm tăng sự uy nghiêm, “sung lực nguyên khí thần oai”. Nó tạo nên tâm lý an bình, tăng sức mạnh tâm linh, tăng đức tin vào oai thần chống lại các thế lực đen tối, ác quỷ.
Tượng hình con hươu, nai bằng đồng đem lại sự giầu có. (người Trung Hoa xem hươu nai là “Lộc”. Nó mang lại sự phú quí).
Tượng con dơi là thần tượng may mắn. Tượng này thường được trạm khắc trước các thượng lưng nhà ở, nơi thờ tự hay trạm khắc trên khung cửa phòng nhà để mong đem sự may mắn cho người cư ngụ.
– Tượng hình con cò, con rùa là biểu tượng mong điều thọ trường.
Song với ý nghĩa phong thủy, các tượng này được dựng ở sân, vườn cảnh nhằm tăng sinh khí môi trường, tạo nên tâm thực tốt của con người sống hay làm việc trong môi trường ấy.
Tượng thuộc loại mô phỏng, hình khối mang tính Hành thổ. Nó có ý nghĩa làm giảm lực của Hành Hỏa và ngăn chặn sức mạnh thái quá của Hành Thủy.
Ví dụ: Trong nhà sơn toàn màu sáng. Dương lực mạnh, không cân bằng ta đặt một tượng có màu xanh ở sát bức tường bên trái (hướng Huyền Quan) sẽ làm cân bằng âm dương.
Hay ở một bể non bộ, ngoài hòn non bộ (tượng hình thể) người ta thường thêm tượng ông Lã Vọng câu cá. Thực ra làm như vậy để kìm chế bớt thủy khí, lại vừa sinh động, vui mắt người ngắm cảnh. Vài cây bon sai tạo thêm sinh lực cho hòn non bộ.
Tượng cần đặt đúng chỗ, bệ tượng bốn đặt ở sân, vườn ta cần lưu ý các cạnh cửa bệ tượng không đâm vào các nhà (nhất là cửa chính) lân cận sân, vườn…
Các cạnh sắc nhọn tượng trưng cho sát khí, ta đặt bệ tượng mà không lưu ý thì từ ý định tốt lại hóa ra xấu, bất lợi.
Trong thực tế có cơ sở từ khi đặt một bức tượng lớn của một vĩ nhân ở sân rộng nhưng do bệ tượng của hình khối vuông bốn cạnh, thì có 2 cạnh của bệ tượng đâm thẳng vào cửa lớn hai nhà bên cạnh cơ sở bị bất ổn. Sau khi đắp tròn bệ tượng tình trạng đó đã được chấm dứt. Cơ sở lại yên ổn phát triển như cũ.
10. Bể cá cảnh và ao nhỏ thả các loại cá màu
Bể cá cảnh đem lại sự phồn thịnh cho gia chủ.
Bể cá nơi thể hiện sự ôn hoà Ngũ Hành và Âm – Dương. Vì vậy đặt một bể cá cảnh trong nhà, trong phòng là biểu tượng của tiền của lưu thông sinh sôi tốt.
Bể cá, ao cá cảnh có đủ Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Một vòng sinh khắc tuần hoàn không bao giờ ngưng nghỉ. Một bể cá cảnh tốt phải đủ bộ: Cây thủy sinh, nước, bọt khí, cá đủ màu và bình chứa thủy tinh, khung bằng kim loại hay đế kê bằng kim loại.
Một ao cá màu nhỏ cần có hòn non bộ, cây thủy sinh như: Sen, súng, tạo thác nước chảy xối tung bọt…
Như vậy bể cá cảnh, ao cá nhỏ mới có được ý nghĩa phong thủy. Nó mới thực sự đem lại điều mong ước của ta.
Cá trong bể cá không nhất thiết phải to (cá rồng, cá La Hán…) mới mạnh. Đó là sai lầm. Cá to hay nhỏ như Hắc Mô Ni hay Bảy màu, Kiếm vẫn tốt song nếu trong một bể thiếu vài ba hành cũng không ích lợi gì.
Cần lưu ý rằng không dùng tranh ảnh có các biểu tượng ép phía ngoài bể cá tạo giả cảnh lại càng vô giá trị.
Bể cá cảnh là một biểu tượng của thiên nhiên thu nhỏ, sinh động và có sức sống. Các giả cảnh làm mất ý nghĩa bể cá cảnh theo quan điểm phong thủy.
11. Quả cầu thủy tinh
Quả cầu thủy tinh dùng đặt hoặc treo nó đều có ý nghĩa dù nó là quả cầu thủy tinh to, hay thậm chí nhỏ để trặn giấy trên bàn. Tất cả đều có giá trị mặt phong thủy như nhau. Ta treo hay đặt, cầu thủy tinh đều là biểu tượng tăng cường “Dương lực” và phản chiếu để khắc kỵ.
Treo một quả cầu thủy tinh ở hành lang hay trước cửa nhằm điều vận luồng khí bốn phía lưu thông (đã minh họa ở hình 4).
Đặt cố định một quả cầu thủy tinh ở một vị trí nào đó để phản chiếu với ý khắc kị.
Tác dụng của quả cầu thủy tinh (H 1) là tăng dương khí trong phòng
12. Bát quái
Bát quái được thông dụng trong các phép phong thủy dựa theo quan điểm kinh doanh. Dùng Bát quái để có ý niệm rõ ràng. Về một thửa đất, nhà ở, phòng, đồ đạc. Nó dùng để sửa chữa một cách có căn cứ một vấn đề của những vấn đề kể trên. Hình bát quái lưỡng nghi còn tác dụng rất mạnh đến con người. Điều này được các thuật gia truyền Môn Tây Tạng ứng dụng rộng rãi – Họ áp dụng bát quái khắp nơi, thậm chí cả ở giường nằm để dẫn giải các huyền lực, chữa chế nhiều mặt xấu theo như Bát quái. Đó là các cung nghề nghiệp, kiến thức, gia đình, của cải, danh tiếng, hôn nhân, con cái và quý nhân trợ giúp.
Như vậy khi ta muốn có một cung nào đó tốt hơn thêm ta áp dụng bát quái để điều chỉnh. Qua nó, ta nắm được nơi để điều chỉnh. Người ta thấy rằng nhiều trường hợp nhờ có Bát quái làm ta thay đổi, cứu chữa tốt hơn.
– Phương pháp dùng bát quái.
Ta căn cứ vào cửa ra vào để đặt bát quái có cung nghề nghiệp vào đó. Từ đó ta xác định được từng vị trí trong phòng thuộc vào cung nào của Bát quái. Khi muốn cung nào tốt hơn lên ta dùng các thứ như: Gương, cây, bể cá…
Các hướng mà nhà phong thủy dùng đã kể trên. Ta đặt các thứ có tính năng riêng phù hợp với nhu cầu cần sửa chữa ở đó.
Ví dụ: ta muốn có thêm tiền bạc thì ta đặt một bể cá hay một chậu bon sai trồng cây Mẫu đơn, một cây sơn tra hay đơn giản một cây quất. (Các cây này là biểu trưng cho sự giàu có) vào cung “Của cải” làm như vậy một thời gian sau, ta sẽ thấy có thay đổi.
Việc áp đặt bát quái cần lưu ý có nhiều kiểu đặt để tìm cung tuỳ thuộc hình dạng đất, nhà hay phòng, gian nhà.
Nếu áp đặt bát quái để xác định cho một thửa đất hay cho một cơ sở, một căn nhà thì ta đặt Bát quái ở trung tâm. Cửa ra vào trùng vào 1 trong 3 cung: kiến thức, nghề nghiệp hay quí nhân phù trợ. Ta cần lưu ý cung nghề nghiệp luôn luôn nằm ngang với Huyền Quan (xem các hình có đặt bát quái H.1, 2, 3, 4 làm thí dụ).
Vì thế phong thủy gọi là “Bát quái tam môn” (Bát quái tạo ba cửa) Hình 1, 3, 4 cung thủy Khảm ở giữa cung kiến (càn) ở bên phải và cung Chấn ở bên trái. Cung thủy hay cung khảm luôn ở phương bắc cung Ly luôn ở phương Nam. Ta dùng “la bàn vạn năng” để xác định đặt cửa chính, cửa ngõ, nhà, phòng, giường ngủ.
Ta có thể dùng tất cả các thứ đã nêu trên để điều chỉnh cả tám cung của Bát quái.
Ví dụ: Ta đặt bon sai ở Cung của cải để tăng tiền bạc ở cung hôn nhân để thêm hạnh phúc. Ta đặt hay treo quả cầu thủy tinh, ở cung tri thức. Ta đặt một ti vi, ta treo khánh ở cung con cái. Ta đặt tượng phật ở cung quý nhân để có khách hàng… Nghĩa là tùy vào đặc tính Âm Dương Ngũ Hành và ý nghĩa nhân sinh của các dụng cụ chế sửa đã nêu mà ta dùng cho đúng ý đồ của mình.
Ta cũng có thể áp đặt bát quái đúng với hướng tự nhiên trên thửa đất để tìm cung mà ta muốn nó trùng với hướng nào trong tám hướng để mở cổng, mở cửa lớn (Huyền Quan) mục đích để cầu may.
Ví dụ muốn nhiều con, ta thấy cung con cái ở Bát quái nằm tại hướng Tây Nam, vậy ta mở cổng hay Huyền Quan vào hướng Tây – Nam để cầu may. Ta muốn phát triển trí thức cho mình và con cháu, ta đặt vào hướng Đông – Bắc (nếu thửa đất cho phép) cổng hay cửa lớn vào nha… Ta cứ theo nguyên tắc như vậy mà vận dụng để đạt được ý đồ, song phải lưu tâm đến tuổi có hợp hay không.
Nhiều trường phái phong thủy có các quan điểm khác nhau chút ít về hiệu quả của việc ứng dụng Bát quái song đã hàng nghìn năm nay dù các nhà phong thủy thuộc phái cổ truyền hay thuộc thuật Mật Tông, Huyền Môn Tây tạng… Họ đều dùng Bát quái để định vị phong thủy khi họ tác nghiệp cho các ý đồ nào đó như yêu cầu về phong thủy và yêu cầu của gia chủ.
Bát quái có ý nghĩa và sự hấp dẫn đến kỳ lạ. Người ta dùng Bát quái để thấy rõ trước được những thiếu sót ở phần nào trong cuộc sống của chủ nhân, người sẽ sống trên thửa đất ấy. Hơn nữa nhà phong thủy sẽ hiểu được những vấn đề không ổn của gia chủ đang mắc phải hiện thời. Nghĩa là khi nhà phong thủy áp dụng Bát quái vào hiện trạng của thửa đất, của ngôi nhà, của phòng ở, nhà phong thủy có thể chỉ ra rằng chủ nhân sẽ đang gặp vấn đề trong tài chính, trong hạnh phúc hay trong vấn đề nghề nghiệp, con cái…
Như vậy Bát quái giúp ta tìm cách khắc phục những phần khiếm khuyết đó.
Nghĩa là Bát quái giúp ta giải quyết những mất cân bằng của gia chủ.
Từ ý nghĩa đó, nhiều người có điều kiện về đất đai, họ đã chú tâm xây dựng một căn nhà hình bát giác (tám cạnh) đúng như hình của Bát quái, để mong một sự quân bình trong đời sống về cả tám vấn đề lớn nhất của con người. Đó là nghề nghiệp – tri thức – gia đình – vật chất – chức quyền (danh tiếng) – Hạnh phúc (hôn nhân) – con cái và một quan hệ xã hội tốt đẹp được mọi người gần gũi yêu quí (quí nhân trợ giúp).
Đó là ý đồ của những ngôi nhà bát giác trong thực tế xã hội và quả là Bát quái có sức huyền bí lạ kỳ và con người có được một dụng cụ có thể nói là vạn năng. Nó đã được sử dụng từ thời Chu Dịch Trung Hoa hơn nghìn năm trước công nguyên – cho đến ngày nay, Bát quái vẫn là chỗ dựa của các nhà phong thủy Dịch lý cũng như dân chúng, họ đang tiếp tục áp dụng rộng rãi, ví dụ:
Gương Bát quái (tấm gương vẽ hình Bát quái lưỡng nghi) để treo trước nhà…
13. Bình phong
Ta thường hiểu bức bình phong như một vật dụng che chắn. Vì thường thường ta dùng bức bình phong khi cần che bớt, hay che kín không để lộ liễu trước mắt người khác.
Song nhà phong thủy lại sử dụng bức bình phong với khả năng khắc chế và phân bố “khí”. Khắc chế là chế ngự, ngăn chặn “ác khí” xung vật, và cả sự sói mói của ngoại cảnh, phân bố là tạo luồng hay hướng luồng chuyển vận của khí trong nội thất.
– Trong trường hợp không thể xây một vách ngăn cố định, ta dùng một bức bình phong, cao, thấp, to, bé tuỳ hiện trạng thực tế và ý đồ của ta để che chắn, ngăn cách, phân bố cả “khí” lẫn khuân khổ (chia phòng) hoặc là do ý đồ của nhà phong thủy muốn chuyển dòng khí cho có lợi một chỗ nào đó trong nhà.
Nhiều trường hợp, cổng nhà nhìn thẳng vào gian chính của căn nhà. Nhà phong thủy khuyên xây một bức bình phong chắn phía bên trong cổng để tạo thành một lối đi vào nhà khúc lượn theo hình “chữ chi”, đã dẫn khí tốt đi theo dáng “rồng” vào nhà. Và nó che chắn các “ác khí” xông thẳng vào nhà từ bên ngoài qua cổng ngõ.
14. Bồn nước phun, vòi phun nước
Bồn phun nước là một ý tưởng phong thủy đặt trong sân, vườn hay đặt ở trước nhà. Rộng hơn nữa, nó được dựng ở các nơi công cộng như công viên, vườn hoa quảng trường, ngã tư ngã 5 ngã 6 đường phố. Các nhà phong thủy Âu châu rất thích sử dụng bồn nước. Bồn nước biểu tượng của sự phồn thịnh. Thủy sinh mộc, là nguồn sống của muôn loài trên trái đất. Không có nước sẽ không có sự sống. Nước là một phần chính trong phong thủy. Bồn phun nước chỉ đem lợi ích. Nó làm cho môi trường xung quanh luôn tươi mát. Người ta chỉ đặt bồn phun nước ở những nơi cần thêm nước. Hoặc những tia nước mạnh phun vọt lên cao (dường Thủy) lại góp phần làm giảm sự thái quá của Âm thủy (hồ nước). Nó lại vừa tạo vẻ đẹp sinh cảnh; nó làm tâm thế con người dễ chịu khi chiêm ngưỡng một dàn vòi phun nước theo nhạc điệu…
15. Đèn pha lớn
Đèn pha được đặt dưới đất hắt lên chéo góc vào ngôi nhà, Đêm đèn được bật sáng. Ngày pha đèn lại như một tấm gương phản chiếu ánh sáng tự nhiên như thế.
Dùng đèn pha để sửa chữa các thửa đất hay ngôi nhà bị thiếu hụt một góc, hai góc. Ví dụ đất hay nhà có hình chữ T chữ L… Đặt đèn pha để tạo mốc giả lập thành hình học hữu ích cho một thửa đất hay một cơ sở có khiếm khuyết đã nêu ở ví dụ trên.
16. Cột đèn
Cột đèn cũng có giá trị phong thủy như đặt đèn pha. Nó khác là cao ánh sáng toả rộng ra bốn phía chứ không chiếu về một phía tập chung như đèn pha. Cột đèn dùng tăng Dương khí vào ban đêm ở những thửa đất mất cân bằng Âm Dương. Cột đèn với ý nghĩa phong thủy khác, cột đèn dùng để chiếu ánh đường phố hay vườn hoa (cột đèn chùm để tạo vẻ đẹp) và an ninh…
17. Bồn hoa
Bồn hoa trong vườn nhà, công sở… mang ý nghĩa phong thủy. Nó cần đủ màu sắc (tối thiểu là 3 màu, tối đa là 5 màu hoa).
Kiểu dáng hình tròn, ở trong là loại hoa có màu đỏ hay vàng trồng thành, hình vuông ở giữa. Hình tượng đồng tiền kim khí. Ý đồ là cầu mong tiền bạc.
Hình bồn hoa bán nguyệt (nửa đồng tiền) cũng có biểu tượng cầu sự giàu
có.
Bồn hoa hình vuông nên trồng nhiều hoa màu sắc mạnh ở ba phần tư xung quanh ở phần giữa trồng các hoa sắc màu khác nhẹ dịu cho đủ số 3 hay 5 màu hoa là được.
Hình vuông tượng trưng cho thiên (trời) Hành hoả, thuộc tính Dương. Vậy ta phải trồng hoa đúng biểu tượng và nên đặt bồn hoa vào nơi cần tạo sự cân bằng Âm – Dương.
Bồn hoa hình chữ nhật là hình Cát (tốt) không cần tác dụng tạo cân bằng Âm – Dương, nên ta đặt vào điểm nào cũng được. Nó là điểm nhấn bổ sung cho những thiếu, yếu về ý nghĩa phong thủy (các cung cần tăng khí) thì nó phát huy hiệu quả khí cũng như vẻ thẩm mỹ của môi trường.
Bồn hoa có các hình vành khuyên, hình bầu dục cũng thuộc dạng hình bồn hoa được ưa chuộng.
Bồn hoa hình bát giác hoặc kể cả hình tam giác hay bát giác dài (hai góc cạnh quá nhọn) thì không nên dùng, các bồn hoa hình thù vô định hay dị kỳ thì không dùng.
18. Tranh ảnh
Tranh ảnh là một phần trong trang trí nội thất, song treo tranh ảnh cũng cần kiến thức phong thủy. Vì phong thủy cũng sử dụng tranh ảnh như là một dụng cụ để điều chỉnh sự mất cân bằng Âm – Dương trong nội thất.
Trên tường sơn màu sáng (dương) ta nên treo điểm các tranh ảnh có màu xanh mát. Tường sơn màu xanh hay nhạt màu, ta nên treo tranh ảnh có màu nóng.
Ví dụ: Ta không nên treo trên nền tường sơn màu hồng các tranh ảnh có cảnh sắc màu đỏ, bình hoa đỏ.
Ta cũng không nên tùy tiện treo bất cứ loại tranh gì. Nơi Hành Hoả ta treo tranh vẽ rừng cây.
Muốn có lộc tài ta treo tranh hươu nai trong rừng, cũng như tranh thác nước hay sơn thủy đẹp v.v…
19. Dây nơ màu xanh, đỏ, vàng
Dây nơ cũng là dụng cụ được các nhà phong thủy sử dụng để chế khắc các vấn đề bất lợi của môi trường gây ra, hay trong nội thất mà ta không thể sửa chữa được.
Ví dụ một cây to ở trước cửa sổ, ta không thể đốn chặt. Ta dùng một dây nơ mầu đỏ hay hồng buộc vào thân cây ngang tầm mắt khi ta ngồi. Làm như vậy “khí” sẽ không bị cản trở qua cửa sổ vào nhà. Dây nơ màu đỏ tượng trưng cho Hành Hoả ngầm lấy bớt sinh khí của cây, cây thuộc Hành Mộc. Cây thuộc Hành Mộc
Mộc sinh Hoả, vì vậy Mộc bị suy kiệt mà Hoả ngày càng mạnh thêm. Đó là nghĩa buộc dây nơ vào cây.
Trong nhà có cây cột bằng gỗ vuông. Hình góc cạnh thuộc Hành Hoả. Nếu ta cần giảm sức mạnh của Hoả trong nhà, ta buộc một dây nơ màu xanh ở trên đầu cột để làm phép khắc chế bớt Hoả (vượng).
Người dân ở nhiều nước trên thế giới thường buộc dây nơ đỏ, vàng để cầu may ở cây cối, cột nêu… họ buộc hay treo kèm theo một lời cầu nguyện nào đó cho may mắn và được như ý.
20. Lá cờ
Lá cờ cũng mang ý nghĩa phong thủy khi nó được sử dụng như một dụng cụ của phép phong thủy.
Cờ ngầm chứa một khí lực vô cùng lớn. Một Dương khí vô cùng mạnh, sức mạnh này không thấy được mà cảm nhận được bởi nó tác động đến khí dũng của con người. Nó khích lệ lòng quyết tâm và ý chí của con người.
Ta thấy rõ sức mạnh ngầm chứa trong nó như lá cờ Tổ quốc, lá cờ hiệu lệnh…
Các nhà phong thủy dùng các lá cờ có khi lá cờ Tổ quốc, có khi là một dạng cờ có màu đỏ hay màu xanh… để điều chỉnh sự cân bằng Âm – Dương, hoặc để khuyến khích khí hoặc để che chắn những ác khí, ác lực trong nội tâm, ngoại thất.
Ý NGHĨA BÁT QUÁI VỚI DOANH NGHIỆP
Nhà doanh nghiệp mong muốn nhiều thứ như một con người bình thường, song nhà doanh nghiệp mong muốn mạnh mẽ nhất là thu nhiều lợi tức có nghề tinh xảo và danh tiếng vang dậy đó đây.
Ba mong muốn nổi bật đó cần trở thành hiện thực. Vậy ngoài nỗ lực của bản thân, họ rất cần các phép phong thủy hỗ trợ.
Người kinh doanh ở nhiều nước tin rằng áp đặt Bát quái để tìm kiếm hay chỉnh sửa ba cung chính trong nội thất của cơ sở để đạt được mong muốn và Bát quái trong phòng đầu não là quan trọng hơn Bát quái cho cả cơ sở.
Bàn giám đốc nên đặt ở cung “danh tiếng”
Bàn (quầy) thủ quỹ, thu ngân cần đặt ở cung “của cải”
Bàn thủ quỹ cũng có thể đặt ở vị trí của cung “nghề nghiệp” hay cung “quý nhân phù trợ” để có nhiều khách hàng đến.
Lý giải về 2 cung này nó cũng mang lại tiền của cho doanh nghiệp. Vì ở cung nghề nghiệp là sự tinh xảo của sản phẩm sẽ bán chạy và thu nhiều tiền.
cung “Quý nhân phù trợ” sẽ có nhiều khách hàng quan tâm đến với doanh nghiệp. Từ đó mà có nhiều lời.
Doanhh nhân nên đặt quầy quỹ ở cung “của cải” trên đường chéo với cửa ra vào. Nếu không được ta có thể dùng các phép khắc phục theo phong tủy đặt vào cung “của cải” để thay thế như đèn, cây cảnh, ti vi, máy tính.
Sau lưng người thủ quỹ ngồi ta có thể gắn thêm gương, nó sẽ là một giải pháp tốt và nếu thủ quỹ lại ngồi đúng ở cung “của cải” thì tiền thu sẽ như nước chảy vào bể chứa vậy.
Ta nên nhớ không bao giờ đặt phòng tắm – vệ sinh ở cung “của cải” trong khu kinh doanh. Đặt phòng tắm hay buồng vệ sinh ở đó, nó sẽ làm củ cải của doanh nghiệp tiêu tan dần hết.
Để phòng quỹ, kho ở nơi có vách xiên cũng sẽ làm thất thoát lợi nhuận của doanh nghiệp. (Vách xiên là vách ở góc vẹt chéo).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.