Lời Tiên Tri Núi Andes
8. ĐẠO LÝ CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ
Tôi đi theo người lính. Lời báo trước của Pablo vẫn còn vang vọng trong tai tôi. Yêu say đắm một ai đó ư? Pablo muôn nói gì?
Người lính dẫn tôi về phía cuối con đường mòn, đến bãi đậu xe, nơi có hai quân nhân đang đứng cạnh chiếc Jeep quân sự. Họ chăm chú nhìn chúng tôi khi chúng tôi đi về phía họ. Khi đến gần chiếc Jeep, tôi thấy có một người đang ngồi ở băng sau. Thì ra là Marjorie! Khuôn mặt nàng tái nhợt và nàng có vẻ lo sợ. Trước khi tôi kịp nhìn vào mắt nàng, người lính ở phía sau tôi đã túm lấy cánh tay tôi và đẩy tôi vào băng ghế, cạnh Marjorie. Hai người lính vào ngồi ở băng ghế trước. Người lính cầm lái liếc nhìn chúng tôi, rồi phóng xe về hướng bắc.
Tôi hỏi hai người lính:
– Các ông nói được tiếng Anh chứ?
Người lính thứ hai, một gã to con, quay lại nghiêm mặt nhìn tôi nói một câu gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha, rồi quay mặt đi.
Quay sang Marjorie, tôi hỏi nhỏ:
– Ổn chứ?
Nước mắt tuôn trào, nàng thốt lên:
– Em… ừm…
Quàng tay lên vai nàng, tôi nói:
– Rồi sẽ ổn thôi.
Marjorie nhìn tôi, cố gượng cười, rồi ngả đầu lên vai tôi. Một cảm xúc mê đắm mơ hồ lướt qua cơ thề tôi…
Trong suốt một tiếng đồng hồ, chiếc Jeep không ngừng lắc lư, nảy lên trên những ổ gà. Cảnh quan xanh tươi hơn, và càng lúc càng trông giống một rừng rậm. Đến một ngã tư, cây cỏ đột ngột nhường chỗ cho một thị trấn. Dọc theo hai bên đường là những căn nhà gỗ.
Khoảng một trăm mét xa hơn, có một chiếc xe tải lớn chắn ngang đường. Nhiều quân nhân ra hiệu cho chúng tôi dừng lại. Phía sau chiếc xe tải, có nhiều ôtô bị chặn lại. Khi chiếc Jeep dừng, một quân nhân bước đến, nói một câu gì đó tôi không hiểu trừ từ “xăng”. Hai người lính trên xe chúng tôi bước xuống để nói chuyện. Thỉnh thoảng họ nhìn chúng tôi để canh chừng, súng vẫn lăm lăm trong tay.
Phía tay trái tôi là một con phố nhỏ và, khi tôi nhìn những cửa hàng và những cổng nhà, có một điều gì đó biến đổi trong nhận thức của tôi. Hình dáng và những màu sắc của các ngôi nhà bỗng dưng rất rõ nét.
Tôi gọi nhỏ Marjorie và nhận thấy nàng ngước lên. Nhưng, trước khi nàng kịp nói, một tiếng nổ long trời làm lắc lư chiếc Jeep. Một quả cầu lửa bốc lên phía trước chúng tôi, và những người lính ngã lăn ra đất. Sau đó, tầm nhìn của chúng tôi bị che khuất bởi khói và bụi.
– Nhanh! – tôi thốt lên và kéo Marjorie ra khỏi xe
Trong cơn bối rối, chúng tôi đã chạy về phía con phố nhỏ. Sau lưng chúng tôi là những tiếng rên la và kêu cứu. Chúng tôi chạy khoảng ba mươi mét trong lớp khói mù. Rồi tôi nhận thấy có một cái cửa ở bên trái.
– Lối này! – tôi thét lên.
Cửa đang hé mở và chúng tôi chạy về phía đó. Tôi đẩy cửa, bướ cvào, rồi cẩn thận gài cửa. Khi quay lại, tôi thấy có một phụ nữ khoảng tứ tuần đang nhìn chúng tôi.
Khi nhìn người phụ nữ, tôi thấy vẻ mặt bà chẳng có chút gì là sợ hãi, kinh hoàng, khi trông thấy hai người lạ mặt chạy vào nhà bà sau một vụ nổ. Trái lại bà mỉm cười với vẻ hài lòng, đôi chút nhẫn nại thể bà đã chờ đợi chúng tôi, và giờ đây đã đến lúc bà phải làm điều gì đó. Trên một cái ghế, một đứa trẻ bốn tuổi đang ngồi.
Người phụ nữ nói với chúng tôi bằng tiếng Anh:
– Nhanh lên! Bọn họ sẽ truy lùng các bạn!
Bà đẩy chúng tôi vào một căn phòng bày biện sơ sài, vào một hành lang, rồi xuống một cầu thang dẫn đến một căn hầm rộng. Đứa bé chập chững bước theo. Sau đó bà vội vã dẫn chúng tôi lên một cầu thang đến một cánh cửa dẫn ra ngoài nhà, vào một con hẻm.
Có một chiếc ôtô đậu ở hẻm. Bà mở cửa xe và đẩy chúng tôi vào. Bà bảo chúng tôi nằm dài ở băng sau, phủ một tấm chăn lên chúng tôi, và phóng xe đi, có lẽ, về hướng bắc. Suốt cuộc tháo chạy này, tôi không nói tiếng nào, sững sờ trước hành động của người đàn bà xa lạ. Tôi nhận thấy mình chìm đắm trong một con sóng năng lượng khi nhận thức đầy đủ điều vừa xảy ra linh cảm của tôi về một cuộc chạy trốn đã được hiện thực hoá!
Tôi hỏi Marjorie:
– Em ổn chứ?
Nàng nhìn tôi, nước mắt tuôn trào và gật đầu.
Mười lăm phút sau đó, người đàn bà nói:
– Bây giờ, các bạn có thể ngồi dậy được rồi.
Tôi ngồi dậy, và nhìn quanh. Chúng tôi đang trên con đường mà lúc nãy tôi đã đi qua, trước khi xảy ra vụ nổ, nhưng xa hơn về phía bắc.
Tôi hỏi người đàn bà:
– Chị là ai?
Bà quay lại và mỉm cười. Bà là một phụ nữ tròn trịa, mái tóc đen buông xuống vai.
Bà nói:
– Tôi tên là Karla Deez, và đây là Mareta, con gái tôi.
Đứa bé mỉm cười, quay lui nhìn chúng tôi. Bé cũng có mái tóc đen dài. Tôi cho Karla biết lai lịch chúng tôi, rồi hỏi:
– Làm thế nào chị biết rằng cần phải giúp đỡ chúng tôi?
Karla cười:
– Có phải vì Bản Sách Cổ Chép Tay mà các bạn phải chạy trốn những người lính?
– Đúng. Nhưng ai đã cho chị biết chuyện đó?
– Tôi cũng biết về Bản Sách Cổ Chép Tay.
– Chị đang đưa chúng tôi đi đâu?
– Tôi không biết. Các bạn muốn đến đâu? Tôi nhìn Marjorie. Nàng chăm chú nhìn tôi. Tôi nói với Karla:
– Vào lúc này, tôi không biết mình nên đi đâu; nhưng trước khi bị bắt, tôi đang đi về Iquitos.
– Để làm gì?
– Để tìm một người bạn. Ông ấy đang tìm kiếm mặc khải thứ chín.
– Chuyện đó rất nguy hiểm.
– Tôi biết.
Karla bình thản nói:
– Tôi sẽ đưa các bạn đến đó.
Tôi hỏi:
– Vụ nổ khi nãy là gì thế?
– Theo tôi nghĩ là nổ xe bồn chở nhiên liệu.
Cảm thấy kinh ngạc trước sự việc Karla đã nhanh chóng quyết định giúp chúng tôi, tôi hỏi:
– Làm thế nào chị biết chúng tôi bỏ trốn khi đang bị bắt giữ? Sau một hơi hít thở sâu, Karla nói:
– Hôm qua, có nhiều xe quân sự ngang qua thị trấn để đi về hướng bắc. Đó là điều bất thường và khiến tôi nhớ đến cái ngày, cách nay hai tháng, các bạn của tôi đã bị bắt đi. Lúc đó, chúng tôi đang cùng nhau nghiên cứu Bản Sách Cổ Chép Tay. Ở thị trấn này, chúng tôi là những người duy nhất nắm giữ tám mặc khải. Rồi những người lính đã đến và bắt giữ các bạn của tôi. Từ đó, tôi không còn được tin họ.
– Hôm qua, khi trông thấy những chiếc xe quân sự, tôi biết binh lính vẫn tiếp tục lục soát để tìm những bản sao của bản sách cổ đó, và có một số người, tựa như những người bạn của tôi, cần được giúp đỡ.. Tôi hình dung mình đang giúp đỡ. Dĩ nhiên, tôi đã nghĩ rằng đó là một trùng hợp ngẫu nhiên. Vì thế, khi các bạn vào nhà tôi, tôi không hề ngạc nhiên.
Sau một lúc im lặng, Karka nói thêm:
– Các bạn đã từng có loại trải nghiệm đó rồi chứ?
– Vâng – tôi đáp.
Đến một ngã tư, Karla cho xe chạy chậm lại:
– Tôi nghĩ rằng chúng ta nên rẽ phải, đường sẽ dài hơn nhưng an toàn hơn.
Một lúc sau, Karla hỏi Marjorie:
– Cô đã nghiên cứu mặc khải thứ tám chưa?
– Chưa ạ. Mới chỉ đến mặc khải thứ ba.
Tôi nói :
– Tôi đang đọc mặc khải thứ tám. Chị có các bản sao không?
– Không. Tất cả đều đã bị quân nhân lấy đi.
– Mặc khải thứ tám nói gì về các quan hệ?
– Mặc khải đó nói rằng, rồi con người sẽ biết đối xử với nhau một cách tử tế. Ngoài ra, nó còn nói đến nhiều điều, chẳng hạn như cách thức để ngoại xuất năng lượng của ta vào tha nhân, hoặc phải làm gì để tránh yêu đương một cách cuồng điên, say đắm.
Một lần nữa, lại sự báo trước đó! Tôi định hỏi Karla ý nghĩa của câu nói, nhưng Marjorie đã lên tiếng:
– Hãy cho chúng tôi biết về mặc khải thứ tám.
– Mặc khải thứ tám cho ta biết cách sử dụng năng lượng theo một phương thức mới trong quan hệ của ta với tha nhân, và điều này bắt đầu ở điểm khởi đầu, nghĩa là trong những quan hệ đối với trẻ em.
– Chúng ta phải đối xử với trẻ em như thế nào?
– Như đối với sự khởi đầu của một quá trình tiến hoá. Nhưng để biết tiến hoá, trẻ cần thường xuyên nhận được năng lượng của chúng ta, và một cách không điều kiện. Điều tệ hại mà ta phải tránh là không lấy đi năng lượng của chúng bằng cách chữa trị chúng. Điều đó làm phát sinh cơ chế thống trị, như các bạn đã biết. Điều đó có thế tránh được nêu người lớn ban cho trẻ toàn bộ năng lượng mà trẻ cần, dẫu hoàn cảnh có thế nào. Chính vì thế mà chúng ta luôn phải quan tâm đến chúng nhất là đến những gì liên quan đến chúng. Và ta không nên chăm lo cùng lúc cho quá nhiều trẻ, khi điều đó vượt quá khả năng của ta.
– Bản Sách Cổ Chép Tay đã nói như thế ư?
– Đúng, và vấn đề số lượng đã được nhấn mạnh. Tôi ngạc nhiên:
– Tại sao số lượng lại quan trọng đến thế?
Karla liếc nhanh về phía tôi:
– Một người lớn thì chỉ có thể dành sự chú tâm của mình cho một đứa trẻ mà thôi, không hơn được. Nếu có quá nhiều trẻ, người lớn sẽ bị vượt quá giới hạn và không thể trao cho chúng đủ năng lượng. Lúc đó những đứa trẻ sẽ giành nhau để đạt năng lượng của người lớn.
– Đó không phải là một cạnh tranh nghiêm trọng…
– Bản Sách Cổ Chép Tay cho rằng vấn đề đó nghiêm trọng hơn người ta tưởng. Người lớn thường thích thú khi nhìn những gia đình có nhiều đứa trẻ đang cùng nhau lớn lên. Nhưng trẻ phải học biết thế giới từ miệng của người lớn, chứ không từ những trẻ cùng lứa với chúng. Trong nhiều xã hội, các đứa trẻ đang hình thành những nhóm. Theo Bản Sách Cổ đó, người ta sẽ dần dần hiểu rằng mình không nên sinh con nếu không có thường xuyên ít ra là một người lớn để lo cho mỗi đứa con.
Tôi ngắt ngang câu nói của Karla:
– Có nhiều trường hợp cả hai vợ chồng đều phải làm việc đế mưu sinh. Liệu điều đó có ngăn trở họ có con?
-Không cần thiết. Bản Sách cổ nói rằng con người sẽ biết mở rộng gia đình của họ ra bên ngoài những quan hệ huyết thống, để luôn có người mang đến cho những đứa trẻ sự quan tâm cá nhân. Cha mẹ không phải là những người duy nhất có thể cung cấp năng lượng. Dẫu trong vai trò nào, khi yêu thương một đứa trẻ, thì ta phải mang đến cho nó sự quan tâm. Từ hai năm nay, tôi đã cố gắng ứng xử với bé Mareta theo những nguyên tắc của Bản Sách Cổ Chép Tay. Tôi đã trao cho bé năng lượng, và luôn nói sự thật trong một ngôn ngữ mà bé có thể hiểu. Khi Mareta nêu lên những câu hỏi của một đứa trẻ, tôi xem điều đó là nghiêm túc, và tránh trả lời một cách hời hợt.
– Bản Sách Cổ Chép Tay nói gì về điều đó?
– Nói rằng chúng ta phải luôn tìm cách nói sự thật với trẻ em.
Tôi có phần không đồng ý như vậy. Tôi là người có tính thích đùa với trẻ con. Tôi hỏi:
– Nhưng trẻ con biết rằng người lớn thích đùa chứ? Tôi sợ rằng những lời khuyên của chị chỉ làm cho những đứa trẻ sớm khôn trước tuổi và chúng sẽ không có được những niềm vui trẻ thơ.
– Không như thế đâu. Bé Mareta đây tràn đầy niềm vui tuổi thơ. Mẹ con tôi chơi trò trốn tìm, nghĩ ra những tình huống tưởng tượng, và bé có đủ mọi trò chơi thuộc lớp tuổi của bé. Nhưng khi trò chơi mang tính tưởng tượng, thì bé biết điều đó.
Tôi đồng ý. Karla có lý.
Bà nói tiếp:
– Bé Mareta rất tươi vui và khoẻ mạnh. Sở dĩ như thế là vì tôi luôn có mặt và dành cho bé sự quan tâm khi bé cần. Những khi tôi không thể lo cho bé thì em gái tôi, sống bên cạnh nhà, sang lo cho bé. Luôn có một người lớn để trả lời những thắc mắc của bé, và nhờ sự quan tâm đó mà bé không cảm thấy cần phải giữ một vai trò hoặc làm ra vẻ người lớn. Bé luôn có đủ năng lượng và không nghĩ rằng mình thiếu. Điều đó sẽ làm cho giai đoạn chuyển tiếp trở nên dễ dàng, khi bé phải nhận năng lượng từ vũ trụ, chứ không phải từ người lớn.
Chúng tôi ngang qua một cánh rừng rậm. Tuy không trông thấy mặt trời, nhưng tôi biết nó đang xuống thấp ở chân trời.
Tôi hỏi:
– Chúng ta sẽ đến Iquitos vào chiều nay?
– Không. Nhưng chúng ta sẽ dừng lại ở nhà người quen của tôi.
– Có xa đây không?
– Không. Đó là cơ ngơi của một nhà bảo vệ động vật. Ông là người đại diện chính quyền tại địa phương, một người rất có thế lực. Tên ông là Juan Hinton. Tuy ông tin Bản Sách Cổ Chép Tay, nhưng người ta vẫn để ông yên.
Đêm đã xuống, khi chúng tôi đến nhà của Juan Hinton. Cánh rừng rậm phát ra đủ mọi thứ tiếng rì rào; không khí nặng trĩu. Sừng sững trong một khoảng rừng trồng là một ngôi nhà lớn bằng gỗ, đèn đuốc sáng trưng. Cạnh bên là nhiều chiếc Jeep và hai ngôi nhà lớn nữa. Có một ôtô đang được nâng lên, và hai người thợ đang sữa chữa nó.
Một người đàn ông Peru cao gầy, ăn mặc lịch sự xuất hiện khi Karla gõ cửa. Ông nói với Karla một câu gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha, trong khi tôi, Marjorie và Mareta đứng ở những bậc thềm. Ông ta có vẻ căng thẳng và không hài lòng. Karla đáp lại bằng một giọng năn, nhưng thái độ của ông ta cho thấy ông không muốn chúng tôi ở lại.
Vào lúc đó, nhìn qua cái cửa hé mở, tôi thấy bóng một phụ nữ. Tôi bước đến để nhìn rõ mặt bà ta. Người đàn bà đó là Julia. Khi tôi đang nhìn, Julia quay lại và trông thấy tôi. Ngay tức khắc, cô bước đến, vẻ ngạc nhiên. Cô chạm nhẹ vào vai người đàn ông Peru và nói nhỏ một điều gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha. Ông ta miễn cưỡng gật đầu và mở rộng cửa. Chúng tôi tự giới thiệu trong khi Hinton dẫn chúng tôi vào phòng khách.
Julia nói với tôi:
– Thế là chúng ta lại gặp nhau.
Julia mặc quần kaki có túi lớn và áo thun ngắn tay màu đỏ rực rỡ. Một người giúp việc đến bên Hinton, và sau một phút nói với nhau điều gì đó, cả hai rời phòng khách. Julia ngồi ở chiếc ghế bành cạnh một cái bàn nhỏ trong khi chúng tôi ngồi ở chiếc sofa lớn theo cái chỉ tay của cô. Marjorie có vẻ lo sợ. Nàng đăm đăm nhìn tôi. Thấy rõ nỗi sợ của Marjorie, Karla nắm lấy tay nàng và nói:
– Hãy uống một tách trà thật nóng.
Karla và Marjorie ra khỏi phòng khách, và tôi nhìn theo họ cho đến cửa nhà bếp. Sau đó, tôi quay sang Julia.
Julia hỏi:
– Theo anh, điều này có nghĩa là gì?
– Cô muốn nói gì?
– Chuyện chúng ta gặp lại nhau.
– Ồ… Tôi không biết nữa.
– Làm thế nào anh đã gặp Karla, và anh đang đi đâu?
– Karla đã cứu mạng chúng tôi. Tôi và Marjorie bị quân đội bắt giữ. Karla đã có mặt khi chúng tôi đào tẩu. Vẻ thích thú, Julia hỏi:
– Hãy cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra.
Tôi kể lại mọi chuyện, bắt đầu từ khi linh mục Carl trao tôi chiếc xe của ông cho đến khi tôi bị bắt và bỏ trốn.
Julia hỏi:
– Và Karla đã chấp nhận đưa anh đến Iquitos?
– Vâng.
– Tại sao anh muốn đến đó?
– Wil đã nói với linh mục Carl là ông sẽ đến đó.
Hình như Will đang trên đường tìm thấy mặc khải thứ chín. Cả Hồng y Sebastian cũng có mặt ở đó.
Julia gật đầu:
– Vâng, Hồng y Sebastian có một cơ sở truyền giáo ở đó. Ông nổi danh trong việc cải đạo các thố dân.
– Còn cô? Cô làm gì ở đây?
Julia giải thích rằng nàng đi tìm mặc khải thứ chín nhưng không thấy có hướng nào. Nàng đến đây là vì hình ảnh của ông bạn già Hinton không ngừng xuất hiện trong tâm trí nàng.
Tôi chỉ nghe nửa vời. Marjorie và Karla đã ra khỏi nhà bếp và đang đứng ở phòng khách, tách trà trên tay.
Chỉ về Marjorie, Julia hỏi tôi:
– Cô ấy đã đọc Bản Sách Cố Chép Tay chưa? Tôi đáp:
– Chỉ đến mặc khải thứ ba. Julia khẳng định:
– Chúng tôi có thể đưa cô ấy rời khỏi Peru nếu cô ấy muốn.
Tôi hỏi:
– Nhưng bằng cách nào?
– Ngày mai Rolando sẽ đi Brazil. Chúng tôi có những người bạn ở Sứ quán Mỹ tại đó. Họ có thế đưa cô ấy về Mỹ. Chúng tôi đã từng giúp một số người Mỹ theo cách đó.
Tôi nhìn Julia và gật đầu một cách mơ hồ. Tâm trí tôi quá ngổn ngang.
Ra đi hẳn là điều tốt hơn cả đối với Marjorie. Nhưng tôi cũng muốn nàng ở lại với tôi. Có nàng ở đây, tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn, nhiều năng lượng hơn.
Cuối cùng, tôi nói:
– Trước tiên, tôi cần phải bàn với Marjorie
– Đương nhiên, hẹn gặp lại.
Julia rời khỏi phòng khách. Tôi đứng dậy và đi về phía Marjorie. Karla đã vào nhà bếp. Marjorie đang đứng, tựa vào tường phòng khách.
Tôi ôm nàng, ôm thân thể đang run rẩy của nàng. Tôi thì thầm vào tai nàng:
– Em có cảm nhận năng lượng này?
– Thật lạ lùng, không thể tin nổi. Điều đó có nghĩa là gì?
– Anh không biết nữa. Hẳn chúng ta phải có một liên hệ.
Tôi liếc nhìn quanh. Chẳng ai có thể trông thấy chúng tôi. Và chúng tôi hôn nhau say đắm.
Khi tôi dịch xa ra để ngắm Marjorie, tôi thấy nàng có vẻ khác hẳn, mạnh mẽ hơn, và tôi nhớ đến lần gặp nàng ở Viciente, cuộc trò chuyện của chúng tôi tại nhà hàng ở Cula. Tôi chẳng hiểu vì lý do nào tôi cảm thây có một năng lượng mạnh mẽ đến thế khi có sự hiện diện của nàng và khi nàng chạm vào người tôi.
Tôi nói:
– Từ cái ngày ở Viciente, anh chỉ có một ao ước là được ở bên em. Dạo ấy, anh không biết phải nghĩ sao, nhưng năng lượng đó quả là tuyệt vời. Anh chưa từng cảm nhận một năng lượng nào như thế!
Tôi liếc nhìn và thấy Karla đang mỉm cười bước đến. Bà báo rằng bữa ăn tối đã chuẩn bị xong, và chúng tôi theo bà vào phòng ăn, nơi có nhiều đĩa trái cây, rau và bánh mì đã được dọn ra trên một cái bàn lớn. Trước bữa ăn, bé Mareta hát một kinh tạ ơn. Chúng tôi ăn trong một tiếng rưỡi, vừa ăn vừa trò chuyện. Hinton có vẻ bình thản hơn và nói chuyện vui vẻ, điều đó làm dịu sự căng thẳng trong tôi kể từ khi tôi trốn chạy. Marjorie nói năng một cách thoải mái, hồn nhiên. Ngồi cạnh nàng, tôi cảm thấy mình đầy ắp tình yêu.
Sau bữa ăn, Hinton đưa chúng tôi trờ về phòng khách để ăn tráng miệng và uống rượu mùi. Ngồi ờ tràng kỷ, tôi và Marjorie nói với nhau về quá khứ và những trải nghiệm của mình. Càng lúc chúng tôi càng cảm thấy thân thiết nhau hơn. Chỉ có một rắc rối nho nhỏ đó là Marjorie là dân bờ Tây Hoa Kỳ trong khi tôi là dân miền Nam. Sau đó, Marjorie cho biết đó không là vấn đề, và nàng cười tươi.
Nàng thú nhận:
– Em mong chúng ta được sớm về Mỹ. Lúc đó sẽ vui biết mấy. Tôi nghiêm túc nhìn nàng:
– Julia có nói với anh rằng cô ấy có cách đẽ đưa em về nước.
– Anh muốn nói cả hai chúng ta?
– Không, anh… anh không thể về.
– Tại sao? Em không thể rời khỏi đây mà không có anh. Nhưng em không thể chịu đựng nổi khi phải ở lại xứ này. Em sẽ điên mất.
– Em phải về nước. Rồi anh sẽ về sau, không lâu đâu.
– Không! Không thể được.
Sau khi đưa bé Mareta đi ngủ, Karla trở lại phòng khách. Bà liếc nhìn chúng tôi, rồi quay mặt đi. Vẫn trò chuyện, Hinton và Julia không để ý đến chúng tôi.
Marjorie năn nỉ:
– Hãy cùng về nước với em!
Tôi nhìn sang nơi khác. Marjorie hơi dỗi hờn: “Vậy thì anh cứ ở lại”. Nàng đứng lên và bước nhanh về phía những căn phòng.
Tim tôi muốn vờ tung khi nàng bỏ đi. Năng lượng mà tôi đã đạt được khi gần nàng đột ngột giảm xuống; tôi cảm thấy suy yếu và bối rối. Tôi cố cưỡng lại. Tôi thầm nhủ, dẫu sao mình vẫn chưa hiểu rõ về Marjorie.
Tôi thầm nghĩ, phải chăng tốt hơn tôi nên về nước? Tại sao sự hiện diện của Marjorie ở đây là có ích cho tôi? Từ quê nhà của tôi, tôi hẳn có thể ủng hộ Bản Sách Cổ Chép Tay một cách hữu hiệu và an toàn tính mạng! Tôi đứng lên để đi theo Marjorie nhưng rồi, tôi lại ngồi xuống, chẳng vì lý do rõ ràng nào.
Tôi không hay Karla đang đứng gần trường kỷ, và tôi chỉ nhận ra điều đó khi bà nói:
– Tôi có thể ngồi đây một lúc với anh chứ?
– Vâng
Bà nhìn tôi, vẻ thánh thiện:
– Tuy không cố tình, nhưng tôi đã nghe cuộc nói chuyện giữa anh và Marjorie. Trước khi anh quyết định tôi nghĩ anh nên biết về điều Bản Sách Cổ Chép Tay nói về những quan hệ tình cảm.
– Vâng, tôi rất muốn biết.
– Khi ta đã làm rõ quá khứ của mình và bắt đầu sự tiến hoá, ta có thể bị ngưng lại trong quá trình này vào bất cứ lúc nào, bởi một đam mê tình ái.
– Chị muốn nói về tôi và Marjorie ư?
– Hãy để tôi giải thích điều đó xảy ra như thế nào, rồi sau đó anh hãy tự xét. Trước tiên, tôi phải lưu ý anh rằng đoạn này của mặc khải thứ tám là rất khó hiểu. Hẳn tôi chẳng hiểu được nó nếu không gặp giáo sư Reneau.
Tôi ngạc nhiên gật đầu. Karla nói:
– Reneau đã giải thích cho tôi về nguồn gốc của những tranh giành quyền lực xuất hiện trong các quan hệ tình ái. Tôi thường thắc mắc vì lý do nào cái cảm giác sảng khoái và cuồng điên yêu thương đã dừng lại, và tại sao những xung đột thay đổi chúng. Bởi vì điều đó liên quan đến những luồng năng lượng đang chu chuyển giữa hai người đang yêu.
– Khi tình yêu nảy sinh, hai người đang yêu trao cho nhau năng lượng mà không hay biết, và cả hai đều cảm thấy mạnh mẽ và tươi vui. Khổ nỗi, khi một trong hai người chờ người kia trao tình cảm cho mình thì người chờ đợi cắt đứt hoàn toàn với năng lượng vũ trụ, và càng lúc càng phụ thuộc vào năng lượng của người kia. Nhưng, chẳng bao lâu sau đó, sẽ chẳng còn đủ năng lượng để chia sẻ, và cả hai lại rơi vào cơ chế thống trị của mỗi người, để tìm cách lấy đi năng lượng còn sót lại. Ở giai đoạn này, cuộc tranh giành quyền lực là không thể tránh khỏi.
Karla chần chừ một lúc, như để xem tôi đã hiểu rõ chưa; rồi bà nói tiếp:
– Theo giáo sư Reneau thì căn nguyên của vấn đề là ở trong thời thơ ấu của chúng ta. Vì phải tranh giành năng lượng, chúng ta đã không hoàn tất một quá trình tâm lý quan trọng: chúng ta không thành công trong việc hoà nhập phần giới tính khác biệt trong chúng ta
– Cái gì?
– Với tôi, tôi không thể hoà nhập phần nam tính của mình. Còn anh, đó là phần nữ tính của anh. Nếu chúng ta yêu một người khác phái, thì ta lại phải chấp nhận năng lượng của người khác phái đó. Năng lượng huyền bí mà chúng ta có thể nắm bắt là vừa âm vừa dương. Chúng ta có thể đón nhận nó, nhưng vào buổi đầu của sự tiến hoá có ý thức của ta, ta phải thận trọng. Quá trình hoà nhập diễn ra một cách từ tốn. Nếu kết nối quá sớm với một nguồn năng lượng dương hoặc âm, chúng ta sẽ làm tắc nghẽn nguồn năng lượng vũ trụ.
Tôi thú thật mình không hiểu. Karla giải thích:
– Anh hãy tưởng tượng bằng cách nào sự hoà nhập đó diễn ra trong một gia đình lý tưởng. Như vậy anh có thể dễ dàng hiểu rõ hơn. Trong một gia đình trẻ con cần phải trước tiên nhận được toàn bộ năng lượng mà những người lớn mang lại cho trẻ. Thông thường trẻ hấp thụ một cách dễ dàng năng lượng của cha hoặc mẹ cùng phái với bé, nhưng năng lượng đến từ người sinh thành khác phái thì khó hấp thụ hơn.
– Lấy ví dụ một đứa bé gái. Tất cả những gì mà đứa bé gái biết khi tìm cách hoà nhập khía cạnh nam tính của nó, là nó cảm thấy bị thu hút mạnh bởi người cha. Bé gái muốn luôn ở cạnh cha. Bản Sách Cổ Chép Tay giải thích rằng, điều mà bé muốn chiếm hữu là năng lượng dương, vì năng lượng đó bổ sung cho khía cạnh nữ tính. Năng lượng đó cho bé một trạng thái toàn vẹn và sảng khoái. Nhưng bé sai lầm khi nghĩ rằng cách thức duy nhất để đạt được điều đó là giữ cha ở gần. Lạ lùng là, vì bé tưởng rằng năng lượng đó quy về bé, và bé có thể có tuỳ ý, nên bé muôn kiếm soát cha như một phần của nó. Bé tưởng cha là toàn hảo, toàn năng, có thể thoả mãn mọi đòi hỏi thất thường của nó. Trong một gia đình không hoàn hảo, điều đó tạo ra sự xung đột. Những cơ chế thống trị hình thành khi đứa bé gái tìm cách thao túng người cha để lấy đi năng lượng của cha. – Nhưng trong một gia đình lý tưởng, người cha khước từ sự tranh giành năng lượng. Một cách không điều kiện, ông cho con gái mình đầy đủ năng lượng. Trong ví dụ này của tôi, điều đáng kể là người cha phải cởi mở và biết bày tỏ tình cảm. Con gái ông tưởng ông là toàn năng, nhưng nếu ông trung thực giải thích về mình, về công ăn việc làm, và lý do ông phải đi làm,.., thì bé có thể hiểu những khả năng của ông, và có một cái nhìn thực tế về cha mình. Bé hãy xem cha như một con người bình thường, với những ưu điểm và nhược điểm. Nếu sự việc diễn ra như thế, đứa bé sẽ không gặp vấn đề khi trao đổi năng lượng nhận được từ cha với năng lượng vũ trụ.
– Điều rắc rối là cho đến nay, nhiều phụ huynh vẫn còn tranh giành với các con của họ nhằm đạt năng lượng, và điều đó để lại cho chúng ta những di hại. Vì sự tranh giành đó, chúng ta không thể giải quyết vấn đề về tính nhị nguyên thuộc giới tính. Chúng ta bị ghìm lại ở giai đoạn mà ở đó chúng ta đang tìm kiếm năng lượng khác phái trong một người nam hoặc người nữ, mà chúng ta cho là lý tưởng, toàn năng, và nghĩ rằng chúng ta có thể sở hữu. Anh hiểu tôi chứ?
– Vâng.
– Theo mặc khải thứ tám, ngay khi bắt đầu tiến hoá, ta tự động nhận năng lượng từ phái khác. Năng lượng đó đến từ vũ trụ. Nhưng ta phải thận trọng bởi nếu có một người đến với ta và trao cho ta năng lượng đó, ta có thể cắt đứt với nguồn năng lượng đích thực.
Karla cười. Tôi hỏi:
– Tại sao chị cười?
– Vì một lập luận bằng loại suy của giáo sư Reneau.
– Theo ông ấy, trừ khi chúng ta biết tránh tình huống đó, còn không chúng ta vẫn như là một nửa vòng tròn. Chúng ta tựa như chữ C. Ta tỏ ra rất nhạy cảm với một người khác phái, với nửa vòng tròn còn thiếu đó, và muốn người đó kết hợp với ta để làm cho vòng tròn được trọn vẹn, và mang lại cho ta sự sảng khoái vì năng lượng được tạo ra bởi một sự liên kết đầy đủ với vũ trụ. Thật ra, ta chẳng làm gì khác hơn là kết nối với một người cũng đang tìm cách làm cho cái vòng tròn của họ được trọn vẹn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.