Lời Tiên Tri Núi Andes

2. MỘT VIỄN CẢNH RỘNG LỚN



Sau khi vội vã thu xếp hành lý và ra xe, tôi đến sân bay vừa kịp lúc để lấy vé và lên máy bay đi Lima. Khi ngồi ở hàng ghế cuối, gần cửa sổ tròn của máy bay, tôi cảm thấy bị tràn ngập bởi sự mệt mỏi.

Tôi cô ngủ một giấc, nhưng dẫu nhắm mắt và thư giãn, giấc ngủ vẫn không đến. Tôi bắt đầu cảm thấy hoài nghi và lo âu về mục tiêu của chuyến đi này. Phải chăng là điên rồ khi ra đi mà chẳng chuẩn bị gì? Khi đến đó, tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ làm gì ở Lima?

Nhưng rồi sự vững tin mơ hồ mà tôi đả cảm nhận trước đó đã thay thế mọi thắc mắc. Đối với tôi, ý tưởng về sự biến đổi văn hoá và nội dung của mặc khải thứ nhất có vẻ không thực tế và điên rồ. Và đột nhiên, tôi thấy mặc khải thứ hai càng có vẻ điên hơn. Làm sao một sự giải thích chính xác hơn về lịch sử có thể giúp chúng ta nhận ra những trùng hợp ngẫu nhiên đó? Tôi duỗi dài chân tay và hít một hơi sâu. Tôi kết luận có thể đây là một chuyến du hành vô ích, chỉ đi và về, phí tiền, nhưng cũng chẳng sao.

Máy bay lao nhanh trên đường băng và cất cánh. Tôi cảm thấy hơi chóng mặt khi máy bay tiến vào một tầng mây dày. Sau đó, khi máy bay đã đạt đến cao độ bay, tôi thư giản và chìm vào giấc ngủ. Ba mươi phút sau, bị đánh thức bởi những xáo động của áp suất khí quyển, tôi đứng dậy đi toilet.

Trên lối đi, tôi thấy một người đàn ông cao, đeo kính cận gọng tròn, đang nói chuyện với một tiếp viên nam. Ông liếc nhìn tồi rồi tiếp tục trò chuyện. Ông có mái tóc màu nâu sậm và trạc bốn mươi lăm tuổi. Thoạt đầu, tôi nghĩ rằng mình đã từng biết ông, nhưng sau khi nhìn kỹ, tôi kết luận là chưa từng gặp ông. Khi ngang qua ông, tôi thoáng nghe câu ông nói: “Dầu sao, tôi xin cám ơn anh. Tôi đã nghĩ rằng, vì anh thường đi trên tuyến này nên hẳn anh đã nghe nói về Bản Sách Cổ Chép Tay .”

Ông quay lại và đi về hàng ghế phía dưới.

Tôi sững người. Ông ta đã nói về Bản Sách Cổ Chép Tay ư? Tôi đi vào toilet và tự hỏi mình phải phản ứng ra sao? Liệu tôi có phải quên đi điều vừa nghe? Chắc ông ta đã nói về một điều khác, một cuốn sách khác.

Tôi trở về chỗ ngồi, và một lần nữa lại nhắm mắt, quên đi sự cố đó. Tôi đã khôn ngoan khi không hỏi người đàn ông đó về câu chuyện của ông. Tuy nhiên, giờ đây tôi bỗng nhớ lại sự hào hứng mà tôi đã cảm nhận khi ở bên hồ. Và nếu người đó thực sự có thông tin về Bản Sách Cổ Chép Tay? Như thế chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu tôi không hỏi, thì tôi sẽ chẳng bao giờ có lời giải đáp.

Sau đôi chút ngần ngại, tôi đứng dậy và đi về phía trước. Đi dược một quãng, tôi thấy ông. Phía sau ông là một cái ghế trống. Tôi quay lại, báo cho người tiếp viên nam là tôi đổi chỗ ngồi. Rồi tôi gom hành lý và đến ngồi ở cái ghế trống đó.

Vài phút sau, tôi vỗ nhẹ vào vai ông và nói:

– Ông thứ lỗi cho, lúc nãy tôi có nghe ông nói về một Bản Sách Cổ Chép Tay. Ông vui lòng cho tôi biết về việc phát hiện bản sách cổ đó chứ?

Trước tiên là ngạc nhiên, rồi sau đó là ngờ vực, ông đáp:

– Vâng.

Tôi tự giới thiệu và giải thích với ông rằng, một cô bạn của tôi gần đây đã đến Peru và cho tôi biết về Bản Sách cổ Chép Tay đó. Ông không còn có vẻ căng thẳng và tự giới thiệu ông tên là Wayne Dobson, giáo sư sử học tại một đại học ở New York.

Trong khi chúng tôi nói chuyện, tôi để ý thấy người ngồi bên cạnh tôi có vẻ cáu kỉnh, ngã người ra lưng ghế và cố ngủ.

Tôi hỏi vị giáo sư:

-Ông đã thấy Bản Sách Cổ Chép Tay?

-Chỉ được xem vài đoạn. Còn anh?

-Tôi chưa từng thấy nó, nhưng cô bạn tôi đã giải thích cho tôi về mặc khải thứ nhất.

Người đàn ông ngồi cạnh tôi đổi tư thế. Dobson nhìn ông ta và nói:

-Xin ông thứ lỗi cho, chúng tôi làm phiền ông. Ông có muốn đổi chỗ ngồi với tôi?

Người đàn ông gật đầu:

– Như thế sẽ tốt hơn.

Và thế là Dobson xuống ngồi ở ghế cạnh tôi.

Dobson hỏi tôi:

– Hãy cho tôi biết anh đã nghe nói gì về mặc khải thứ nhất.

 Tôi cố tập hợp lại những ý tưởng của mình:

– Theo tôi thì mặc khải thứ nhất là ý thức về những trùng hợp ngẫu nhiên bí ẩn đang làm thay đổi đời sống của chúng ta, cảm nhận có một quá trình khác đang diễn ra.

– Tôi cảm thấy mình ngốc nghếch khi nói như thế. Dobson nhận ra điều đó và gợi ý, như để giúp tôi:

– Anh nghĩ sao về mặc khải ấy?

– Tôi chẳng biết nữa.

– Nó không khớp với khả năng nhận biết theo lẽ thường của chúng ta, phải không? Phải chăng anh muốn quên đi tất cả những chuyện này để quan tâm đến những gì cụ thể hơn?

Tôi cười và gật đầu. Dobson hỏi tiếp:

– Đó là xu hướng chung của tất cả chúng ta. Đôi khi chúng ta đã có một khải thị thoáng qua về những điều xa lạ đang tác động đến đời sống, và chúng ta thường xem điều đó là đáng nực cười và quên rằng chúng ta đã ý thức về nó. Chính vì thế mà mặc khải thứ hai là cần thiết. Một khi chúng ta đã xác định nhận thức đó trong quan điểm có tính lịch sử của nó, thì nó có thể được chấp nhận.

Đồng ý với Dobson, tôi hỏi:

– Vậy, ở vai trò là sử gia, ông cho rằng tiên đoán về một sự biến đổi toàn cầu của Bản Sách Cổ Chép Tay là chính xác?

– Vâng.

– Ở cương vị của một sử gia?

– Vâng, nhưng ta phải nhìn lại lịch sử một cách đúng đắn. Điều thực sự đáng kể đó là tầm nhìn mà mỗi thời kỳ ban cho, tầm nhìn về những gì mà chúng ta đã làm và cảm nhận. Tôi đã phải mất một thời gian để có thể hiểu được chân lý đó. Lịch sử cung cấp một sự hiểu biết và bối cảnh bao quanh thời kỳ chúng ta đang sống. Nó không thể được tóm gọn vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nó là sự tiến hoá của tư tưởng. Khi am hiểu thực tế của những người đi trước, chúng ta hiểu tầm nhìn hiện nay của chúng ta về thế giới và bằng cách nào chúng ta có thể góp phần cho sự tiến bộ mai sau. Nói tóm lại, chúng ta biết mình có thể giữ vai trò gì trong sự tiến hoá của các nền văn minh.

Dobson ngưng lại một lúc trước khi nói tiếp: Tác động của mặc khải thứ hai là mang đến quan điểm lịch sử đó. Nó đặt những tiên báo của Bản Sách Cổ Chép Tay trong một bối cảnh rộng lớn hơn, khiến chúng không chỉ có thể dược xem như có thật, mà còn là những điều không thể tránh khỏi.

Tôi hỏi Dobson rằng ông đã đọc được bao nhiêu mặc khải trong bản sách cổ đó, và ông cho biết chỉ đọc được hai mặc khải đầu tiên.

Ông nói:

– Cách nay hai tuần, tôi đã đến Peru sau khi nghe tin đồn về Bản Sách Cổ Chép Tay, và tôi đã phát hiện hai mặc khải. Khi đến nơi ấy, tôi đã gặp hai người và họ đã khẳng định với tôi về sự tồn tại của Bản Sách Cổ Chép Tay. Nhưng họ có vẻ sợ hãi khi nói chuyện đó. Người ta cho tôi biết rằng nhà cầm quyền không muốn người dân nói chuyện này và trừng phạt nghiêm khắc những ai sao chép hoặc truyền bá bản sách.

Ông tỏ vẻ nghiêm túc:

– Điều đó làm tôi cảm thấy bồn chồn. Một lúc sau, một người bồi phòng nói với tôi rằng anh ta có biết một linh mục thường nói về Bản Sách cổ Chép Tay. Thế là, tôi không thể cưỡng lại ước muốn gặp vị linh mục ấy.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Dobson hỏi:

– Chuyện gì thế?

– Cô bạn của tôi, người đã nói với tôi về Bản Sách Cổ Chép Tay, đã biết về bản sách qua một linh mục. Linh mục không muốn cho cô bạn tôi biết tên, nhưng cô bạn tôi đã đề cập đến mặc khải thứ nhất với ông ta. Họ đã hứa sẽ gặp nhau lần thứ hai, nhưng linh mục không đến, và cô bạn tôi không gặp lại ông ta nữa.

Dobson nói:

– Có lẽ linh mục mà tôi nghe nói và người mà bạn anh đã gặp là một, bởi tôi cũng không thể gặp ông ta. Ngôi nhà của ông ta đã khoá cửa và có vẻ bị bỏ hoang.

– Ông cũng không gặp được linh mục ư?

– Không, nhưng tôi đã quyết định nhìn qua nơi ở của ông ta. Phía sau ngôi nhà của vị linh mục là một nhà kho, và tôi đã vào đó để xem nó chứa gì. Phía sau những thùng giấy cũ, dưới một tấm ván đóng không chặt của vách ngăn, tôi đã phát hiện những bản dịch của mặc khải thứ nhất và thứ hai.

Tôi hỏi:

– Ông đã phát hiện chúng do tình cờ?

– Vâng.

– Ông có mang theo những bản văn đó?

Dobson lắc đầu:

– Không, tôi đã nghiên cứu chúng một cách chu đáo và trao chúng cho vài đồng nghiệp của tôi.

– Vậy ông có thể tóm tắt cho tôi về mặc khải thứ hai?

Sau một lúc im lặng, Dobson nói:

– Chính vì vậy mà tôi có mặt ở đây. Mặc khải thứ hai đặt ý thức của chúng ta trong một quan điểm lịch sử. Vào những năm cuối của thập niên 1990, chúng ta không những kết thúc thế kỷ 20, mà còn kết thúc một thiên niên kỷ. Nhưng, trước khi có thể hiểu được mình đang ở đâu, và đi về đâu, thì chúng ta phải hiểu điều gì đã thực sự xảy ra trong những năm ấy.

– Bản Sách cổ Chép Tay nói gì về vấn đề này?

Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, chúng ta có thể thấy trong thoáng chốc toàn bộ thời kỳ ấy và chúng ta có thể nhận ra một ưu tư đã phát triển trong nửa cuối thiên niên kỷ, thời kỳ mà người ta gọi là Thời Cận Đại. Ý thức về những trùng hợp ngẫu nhiên mà chúng ta cảm thấy hôm nay thể hiện sự kết thúc của ưu tư đó.

– Vậy, ưu tư đó là gì?

Dobson mỉm cười:

– Anh có sẵn sàng để nhìn lại thiên niên kỷ?

– Vâng, xin ông hãy cho tôi biết.

– Để hiểu lịch sử, anh phải hiểu tầm nhìn của anh về cuộc sống đời thường đã được hình thành như thế nào, bằng cách nào tầm nhìn đó đã được nhào nặn bởi thực tế của những tiền nhân của anh. Phải mất cả ngàn năm để hình thành một tầm nhìn hiện đại. Cũng vậy, để biết anh đang ở đâu hôm nay, phải lùi lại cả ngàn năm và dùng tâm trí lướt qua toàn bộ thiên niên kỷ như thể anh đã sống một cuộc đời dài hơn cả ngàn năm.

– Làm thế nào có thể thực hiện điều đó?

– Tôi sẽ hướng dẫn anh.

Sau một lúc do dự, cuối cùng tôi nói:

– Vâng, tôi sẽ theo hướng dẫn của ông.

Dobson gật dầu:

Vậy thì, hãy mường tượng anh đang sống vào năm 1000, thời mà chúng ta gọi là Trung cổ. Vào thời đó, những người có chức quyền của Giáo hội Thiên Chúa là những người quyết định điều gì là thực và điều gì là không thực. Từ địa vi của họ, họ có một ảnh hưởng lớn lao đối với người dân. Thế giới mà họ mô tả như là thế giới thật là một thế giới tâm linh. Họ tạo dựng một thực tại và thực tại đó nêu lên ý tưởng có một ánh mắt thiêng thánh nhìn xuống con người ở trung tâm đời sống.

“Anh hãy lưu ý điều này. Vào thời Trung cổ, anh thuộc giai cấp xã hội của gia đình anh, là nông dân hoặc quí tộc. Nhưng dẫu anh thuộc giai cấp quí tộc nào, điều đó là thứ yếu, bởi điều đáng kể là thực tế tâm linh của đời sống được xác lập bởi Giáo hội.

Đời sống là một loại trắc nghiệm tâm linh. Các chức sắc Giáo hội giải thích rằng Thiên Chúa đã đặt nhân loại vào trung tâm của vũ trụ này và Ngài làm điều đó chỉ vì một mục tiêu: để con người đạt được sự cứu rỗi hoặc đánh mất sự cứu rỗi. Trong thử thách đó, con người có quyền lựa chọn giữa hai đối nghịch: Thiên Chúa hoặc sự cám dỗ của Ma Quỷ.

Nhưng hãy biết rằng anh không đơn độc trong thử thách, ở cương vị cá nhân, anh không đủ tư cách để xác định vị trí của anh trong vấn đề. Đó là lĩnh vực của các chức sắc Giáo hội: họ có trách nhiệm giải thích Thánh Kinh, và ở mỗi bước đường đời của anh, họ sẽ nói cho anh biết là anh đang tiến theo Thiên Chúa hay đang bị lừa phỉnh bởi Satan. Nếu nghe lời họ, anh được đảm bảo sẽ có phần thưởng ở đời sau, trong thế giới bên kia; nếu không anh có thể sẽ bị rút phép thông công và chắc chắn sẽ bị đoạ đày trong địa ngục”.

Dobson chăm chú nhìn tôi:

– Bản Sách Cổ Chép Tay khắng định điều quan trọng là phải hiểu rằng toàn bộ thời Trung cồ đã được xác định bằng những lời lẽ liên quan đến thế giới bên kia, Tất cả những hiện tượng tự nhiên, động đất, giông bão, mùa màng, cái chết của một người thân, đều xuất phát từ hoặc là thánh ý của Thiên Chúa hoặc từ sự ác độc của Ma Quỷ. Không có thời gian, cũng chẳng có địa chất học, khoa trồng trọt, chẳng có bệnh. Tất cả những điều đó sẽ là chuyện về sau; còn vào thời Trung cổ, anh hãy cam lòng tin vào Giáo hội. Anh hiểu chứ?

– Vâng, tôi hiểu cái thực tế mà ông mô tả.

– Vậy thì, giờ đây anh hãy mường tượng rằng thực tế đó đang bắt

đầu tan rã.

– Tại sao?

Tầm nhìn thời Trung cổ về thế giới, tầm nhìn của anh, bắt đầu tan rã vào thê kỷ 14 và 15. Cả những chức sắc Giáo hội cũng không còn là chính họ: họ lén lút vi phạm lời khấn khiết tịnh, hoặc họ nhận tiền hoặc quyền lợi để nhắm mắt làm ngơ khi các quan chức Nhà nước không tuân thủ những lời dạy của Thánh Kinh.

“Thái độ đó làm anh lo sợ, bởi những người đó cho rằng họ là mối liên kết duy nhất giữa anh và Thiên Chúa. Họ là những người duy nhất diễn giải Thánh Kinh và là những người duy nhất có khả năng thẩm định về sự cứu rỗi.

Như vậy là anh đang ở trung tâm của một cuộc phản nghịch thật sự. Một nhóm người, dưới sự lãnh đạo của Martin Luther, muốn đoạn tuyệt với chính quyền Giáo hoàng. Theo Martin Luther, các chức sắc Giáo hội là những người đồi bại, biến chất và cần phải chấm dứt quyền hành của họ đối với tinh thần con người. Nhiều Giáo hội mới được hình thành trên ý tưởng rằng mỗi cá nhân cần phải trực tiếp tiếp cận và giải thích Thánh Kinh theo ý thức của mình, không qua trung gian.

Anh sửng sốt khi thấy điều đó diễn ra, nhưng cuộc phản nghịch đã chiến thắng. Qua nhiều thế kỷ, các chức sắc đó đã xác định thực tại và rồi, dưới mắt anh, họ không còn đáng tin cậy nữa. Vậy là phải xét lại mọi sự: sự nhất trí xưa cũ về bản chất của vũ trụ và về mục tiêu của nhân loại đã bị sụp đổ, bỏ anh lại trong một hoàn cảnh bấp bênh.

Phải chăng anh đã quen để cho một quyền lực bên ngoài xác định thực tại cho anh, và nếu không có quyền lực đó, anh cảm thấy lạc lối. Vậy, nếu những người đó sai lầm, thì cái gì là thật?”.

Dobson ngưng lại một lúc, rồi nói tiếp:

– Anh có thấy rõ ảnh hưởng của sự sụp đổ đó đối với những người đang sống hôm nay?

– Theo tôi thì điều đó đã tạo ra một sự mất cân bằng lớn lao

– Có thể nói là một cơn địa chấn! Tầm nhìn xưa cũ về thế giới đã bị tấn công từ mọi phía. Thật vậy, vào năm 1600, các nhà thiên văn đã chứng minh rằng mặt trời và các tinh tú không xoay quanh trái đất như Giáo hội đã khẳng định. Trái đất chỉ là một hành tinh xoay quanh quỹ đạo của một mặt trời trong một thiên hà gồm có hàng tỉ tinh tú như thế. Nhân loại đã mất vị trí trung tâm của nó trong vũ trụ của Thiên Chúa. Anh có thể hình dung tác động của thông tin đó chứ? Giờ đây, khi anh thấy ai đó qua đời, hoặc một thảo mộc mọc lên, hoặc một cơn giông, anh cảm thấy thắc mắc. Trước kia, những điều đó là do Ma Quỷ hoặc bởi ân sủng của Thiên Chúa… Niềm tin ấy đã biến mất cùng với thời Trung cổ. Tất cả những gì anh đã cho rằng tự chúng là thế, đều cần phải được xác định lại, nhất là về bản chất của Thiên Chúa và quan hệ của anh với Ngài.

“Thời Cận Đại đã bắt đầu với ý thức như vậy. Có một tinh thần dân chủ đang lớn mạnh và một ngờ vực lớn lao đối với thần quyền và thế quyền. Những định nghĩa về thế giới dựa trên niềm tin và Thánh Kinh không còn được đón nhận như sự tất yếu. Tuy vậy, mặc dù những niềm tin đã mất, chúng ta vẫn không chấp nhận có một nhóm người mới thay thế những chức sắc của Giáo hội. Nếu có mặt ở đó, hẳn anh đã tham gia vào sự hình thành một sự uỷ nhiệm mới”.

– Là gì?

– Anh sẽ hành động như bao người khác, anh sẽ nhìn vũ trụ xung quanh và cho rằng, như những nhà tư tưởng thời ấy, anh cần có một hệ đồng thuận mới để giải thích thế giới, một phương pháp mới, một ý tưởng đưa đến một kết luận. Một kết luận được cộng đồng khoa học chấp nhận.

Dobson nói tiếp:

– Sau đó, anh sẽ chuẩn bị cho những nhà thám hiểm, với vũ khí là phương pháp khoa học, trao cho họ một sức mạnh lịch sử: thăm dò thế giới và tìm hiểu sự vận hành của nó nhằm xác định ý nghĩa của đời sống con người trên Trái Đất.

“Anh biết rằng đã không còn những xác tín về một vũ trụ được quan phòng bởi Thiên Chúa, và có thể cả những xác tín của anh về sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng anh nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy phương pháp để thiết lập một thoả thuận chung mới, một phương pháp có thể giúp phát hiện bản chất của các sự vật, mục tiêu của đời sống và bản tính của Thiên Chúa. Như vậy, anh gửi đi những nhà thám hiểm và chờ báo cáo của họ”.

Dabson nhìn tôi:

Bản Sách Cổ Chép Tay nói rằng, chính vào lúc đó chúng ta đã cảm thấy mối bận tâm mà ngày nay chúng ta bắt đầu tháo gỡ. Chúng ta đã gửi đi những nhà thám hiểm, nhưng vì vũ trụ quá phức tạp nên họ không thể quay về ngay.

Tôi hỏi:

– Tính chất của mối bận tâm ấy là gì?

– Bằng tâm trí, anh hãy quay về thời đại đó. Anh sẽ thấy rằng bằng phương pháp khoa học không thể mang lại một giải thích liên quan đến Thiên Chúa, và mục tiêu của đời sống con người. Tiếp đó là một khoảng trống rộng lớn trong tư tưởng. Chúng ta cần có một khởi xướng mới. Và xuất hiện một giải pháp logic hơn. Vì những nhà thám hiểm chưa chỉ cho chúng ta biết tình trạng đích thực của tâm linh của chúng ta, vậy tại sao không kết ước với cái thế giới này như nó đang là? Mỗi ngày chúng ta hiểu được khá nhiều điều về nó để có thể biến đổi nó phù hợp với lợi ích của chúng ta. Chúng ta sẽ nâng cao mức sống và sự yên ổn của mình.

Dobson nhìn tôi và cười: những xác tín của anh về sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng anh nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy phương pháp để thiết lập một thoả thuận chung mới, một phương pháp có thể giúp phát hiện bản chất của các sự vật, mục tiêu của đời sống và bản tính của Thiên Chúa. Như vậy, anh gửi đi những nhà thám hiểm và chờ báo cáo của họ”.

Dabson nhìn tôi:

– Bản Sách cổ Chép Tay nói rằng, chính vào lúc đó chúng ta đã cảm thấy mối bận tâm mà ngày nay chúng ta bắt đầu tháo gỡ. Chúng ta đã gửi đi những nhà thám hiểm, nhưng vì vũ trụ quá phức tạp nên họ không thể quay về ngay.

Dobson nhìn tôi và cười:

– Và đó là điều đã xảy ra. Đã bốn thế kỷ trôi qua!

Chúng ta đã vứt bỏ trạng thái mù mờ của mình bằng cách tiếp cận thực dụng thế giới này, bằng cách chinh phục Trái Đất, bằng cách sử dụng những tài nguyên của nó để cải thiện hoàn cảnh của chúng ta. Chỉ đến hôm nay, cuối thiên niên kỷ này, chúng ta mới hiểu điều gì đã xảy ra. Quan tâm ban đầu của chúng ta đã biến thành một vấn nạn thật sự; để thay thế cho sự yên ổn tâm linh đã mất, chúng ta cần có sự yên ổn kinh tế và yên ổn thể chất. Thắc mắc về lý do của sự hiện hữu của chúng ta đã

dần dần bị ngăn chặn và biến mất.

“Cố gắng để có được một đời sống tiện nghi hơn đã trở thành lẽ sống, và chúng ta đã dẩn dần quên đi vấn đề nguyên thuỷ: Chúng ta vẫn không hiểu tại sao chúng ta tồn tại”.

Qua ô kính tròn, tôi thấy một thành phố lớn dưới cánh máy bay. Xét theo hướng bay, tôi nghĩ đó là thành phố Orlando ở Florida. Tôi kinh ngạc khi nhìn xuống những con phố được quy hoạch có qui cũ, sự tổ chức có phương pháp của con người. Tôi liếc nhìn Dobson; ông có vẻ đang ngủ. Như thế là ông đã nói với tôi trong một giờ về mặc khải thứ hai, và sau đó tôi đã kể cho ông nghe việc tôi đã gặp Charlene và lý do chuyến đi của tôi. Tiếp đến, tôi muốn im lặng một lúc để ngắm mây và suy nghĩ về điều mà Dobson vừa nói.

Vẻ ngái ngủ, Dobson đột ngột hỏi:

– Thế nào, anh đã suy nghĩ rồi chứ? Anh đã hiểu rõ mặc khải thứ hai chứ?

– Tôi không chắc lắm.

Ông chỉ tay về các hành khách:

– Giờ đây, anh có nghĩ rằng anh đã có một tầm nhìn rõ ràng hơn về thế giới của con người? Anh đã thấy điều gì khiến tất cả chúng ta bận tâm? Điều ấy giải thích nhiều sự việc. Có bao nhiêu người anh quen biết đang bị ám ảnh bởi công việc làm ăn của họ, đang là nạn nhân của những chứng bệnh thuộc tâm thể, đang thường xuyên bị stress và không thể giảm tốc nhịp sống của họ. Sở dĩ như thế là vì nếp sinh hoạt hàng ngày của họ, thu nhỏ sự tồn tại vào những lo toan thực tiễn, là một cách làm sao nhãng, giúp chúng ta quên rằng chúng ta không biết gì về những cùng đích của chúng ta.

“Mặc khải thứ hai soi sáng ý thức về lịch sử của chúng ta và về thời gian thuộc lịch sử. Nó chỉ cho chúng ta cách thức quan sát văn hoá ở ngoài thời đại của mình suốt một thiên niên kỷ. Nó cho ta thấy bản chất của nỗi ưu tư của ta, và như thế nâng ta lên trên nỗi ưu tư. Anh vừa trải nghiệm lịch sử rộng lớn hơn, như vậy anh sống trong một hiện tại rộng lớn hơn; giờ đây, khi nhìn thế giới, anh sẽ thấy rõ nỗi ám ảnh của nó về sự tiến bộ kinh tế”.

Tôi nói:

– Điều đó đâu có gì xấu xa? Phải chăng điều đó đã làm cho thế giới phương Tây trở nên hùng mạnh?

Dobson cười lớn tiếng:

– Dĩ nhiên, anh có lý. Chẳng ai cho đó là một sai lầm. Bản Sách Cổ Chép Tay nói rằng đó là sự ưu tư cần thiết, một giai đoạn trong sự tiến hoá của loài người. Tuy vậy, giờ đây, chúng ta đã bỏ ra khá nhiều thời gian để sở hữu thế giới này. Đã đến lúc phải thức tỉnh, quên đi cái hàng ngày, và quay về với vấn đề nguyên thuỷ. Có gì ở đằng sau đời sống? Tại sao chúng ta hiện diện ở đây?

Tôi nhìn Dobson một hồi lâu và hỏi:

– Ông có nghĩ rằng những mặc khải khác sẽ giải thích cho thắc mắc đó?

Dobson gật đầu:

– Theo tôi thì chúng đáng được đọc. Tôi mong sao sẽ không ai tiêu huỷ phần còn lại của bản sách cổ, trước khi chúng ta có cơ may được đọc nó.

– Làm thế nào nhà cầm quyền Peru tin rằng họ có thể tiêu huỷ một tài liệu quan trọng như thế mà không phải nhận lãnh hậu quả?

– Ồ, họ sẽ làm một cách kín đáo. về mặt chính thức, họ chỉ đơn giản tuyên bố Bản Sách Cổ Chép Tay là không có thực.

– Cộng đồng khoa học không có phản ứng sao? Dobson nhìn tôi với vẻ kiên quyết:

– Có chứ. Chính vì thê mà tôi quay lại Peru. Tôi đại diện cho mười nhà bác học nổi tiếng đang đòi hỏi phải công bố Bản Sách Cổ Chép Tay. Tôi đã gửi thư cho các bộ ngành liên quan ở Lima để báo tôi sẽ đến và yêu cầu được hợp tác.

Vâng, tôi hiểu. Tôi muốn biết họ trả lời thế nào.

Chắc chắn sẽ có những phủ nhận, nhưng ít ra đó sẽ là một khởi đầu chính thức.

Dobson quay mặt sang hướng khác, đăm chiêu với những ý tưởng của ông. Tôi nhìn qua ô kính tròn. Tôi thầm nghĩ, chiếc máy bay này tượng trưng cho bốn thế kỷ tiến bộ; chúng ta đã hiểu biết nhiều trong việc vận dụng những tài nguyên của trái đất. Bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ mới có được khối lượng vật chất và trí tuệ cần thiết để tạo ra cỗ máy này? Và bao nhiêu con người đã chăm chỉ làm việc, đã dành toàn bộ đời họ, cho một chi tiết kỹ thuật nhỏ?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.