Lời Tiên Tri Núi Andes

1. phần 2



– Tiếng Aram tại Nam Mỹ ư? Nhưng tại sao thứ tiếng ấy lại có thể đến Nam Mỹ vào thời đó?

– Vị linh mục chẳng biết gì về chuyện ấy.

– Giáo hội của ông ấy có công nhận tính thực của Bản Sách Cổ Chép Tay?

– Không, theo vị linh mục thì phần đông giới giáo sĩ mong sao cho bản sách đó không tồn tại. Chính vì thế mà ông không cho biết tên của ông. Chỉ nói đến Bản Sách Cổ Chép Tay không thôi cũng đủ là điều nguy hiểm cho ông.

– Ông ấy có giải thích cho em lý do khiến nhiều chức sắc trong Giáo hội muốn tiêu huỷ bản sách cổ?

– Vâng, bởi vì nó mang đến một thách thức cho tính toàn cầu của tôn giáo của họ.

– Tại sao chứ?

– Em không biết… Vị linh mục không muốn nói chi tiết, nhưng em biết những mặc khải khác trong bản sách đã đẩy rất xa một số quan niệm truyền thống của Giáo hội theo một cách khiến cho các giáo sĩ cao tuổi nhất thấy rằng không nên thay đổi tư duy và mọi sự đều tốt đẹp như chúng đang làm.

Ông nghĩ rằng những khẳng định của Bản Sách Cổ Chép Tay không đi ngược lại các nguyên tắc lớn của Giáo hội. Chúng chỉ làm sáng tỏ một số chân lý tâm linh. Ông tin rằng những nhà lãnh đạo Giáo hội sẽ không nhọc công để nhìn các sự việc dưới góc độ ấy, nếu họ chỉ muốn cho rằng đời sống là một bí ẩn trước khi tìm hiểu những mặc khải khác.

– Em có biết cả thảy có bao nhiêu mặc khải?

– Không, nhưng vị linh mục có nói với em về mặc khải thứ hai. Đó là một giải thích chính xác hơn về lịch sử gần đây, về sự biến đổi của văn hoá của chúng ta.

– Ông không nói gì khác nữa ư?

– Không, vì không còn thời gian. Ông phải vội đi. Em và ông đã đồng ý sẽ gặp nhau tại nơi ông ở vào chiều hôm ấy, nhưng ông không có đó khi em đến. Ba giờ sau, ông vẫn vắng mặt, và em phải ra sân bay.

– Vậy là, kể từ sáng hôm ấy, em không còn được nói chuyện với linh mục nữa?

– Vâng, chẳng còn được gặp lại ông.

– Và nhà cầm quyền không xác định về sự tồn tại của Bản Sách Cổ Chép Tay?

– Không.

– Tất cả câu chuyện đã xảy ra từ bao giờ?

– Cách nay một tháng rưỡi.

Trong một lúc, chúng tôi ăn trong im lặng. Cuối cùng, Charlene quay sang tôi và nói:

– Anh nghĩ sao về chuyện này?

– Anh chưa thể nói được.

Một mặt, tâm trí tôi không thể chấp nhận ý tưởng cho rằng con người có thể thật sự thay đổi. Nhưng mặt khác, tôi bị mê hoặc bởi ý tưởng có một Bản Sách Cố Chép Tay như thế.

Tôi hỏi:

– Vị linh mục có cho em xem một bản sao nào không?

– Không, em chẳng có gì khác ngoài những ghi chú mà em đã có được.

Chúng tôi lặng im.

Một lúc sau, Charlene nói tiếp:

– Em tin rằng những ý tưởng đó sẽ làm anh lo âu!

– Để lo âu, anh cần có một chứng cứ về tính xác thực của điều mà

Bản Sách cổ Chép Tay nêu ra.

Charlene cười lớn. Tôi hỏi:

– Sao lại cười?

Đó chính là điều mà em đã nói.

– Với ai? Với ông linh mục ư?

– Đúng.

Và ông trả lời thế nào?

– Ông nói chứng cứ sẽ được thấy qua trải nghiệm.

– Nghĩa là?

– Trải nghiệm của chúng ta xác nhận những khẳng định của Bản Sách Cổ Chép Tay. Khi thực sự phân tích những tình cảm của mình, phân tích dòng chảy thật sự của đời sống vào đúng thời điểm lịch sử mà chúng ta đang sống, chúng ta biết rằng những ý tưởng của Bản Sách Cổ là xác thực và đầy lương tri.

Charlene ngập ngừng, rồi tiếp:

– Anh hiểu em chứ?

Tôi suy nghĩ một lúc. Tất cả chuyện đó có một ý nghĩa gì chăng? Người ta cũng ‘lo âu’ như tôi, và nêu đúng thế, sự lo âu phải xuất phát từ trực giác – mà trong trường hợp của tôi là một trực giác dựa trên ba mươi năm kinh nghiệm – cho rằng phải chăng đời số có một ý nghĩa ẩn khuất?

Tôi nói:

– Anh không rõ. Anh cần phải có thời gian để sắp xếp thứ tự những ý nghĩ của anh.

Chúng tôi rời khỏi bàn ăn và đi vào khu vườn của nhà hàng. Tôi dừng lại ở phía sau một cái ghế bằng gỗ thông bá hương. Ở phía bên phải có những ánh đèn nhấp nháy của sân bay, và ở phía sau tôi, Charlene nói:

– Hoa ở đây đẹp quá!

Tôi quay lại nhìn nàng đang bước trên lối đi giữa những hàng cây dã yên thảo và thu hải đường bao quanh cái ghế dài. Rồi nàng đến bên tôi. Những kỷ niệm tràn ngập tâm trí tôi. Nhiều năm về trước, khi chúng tôi còn sông ở Charlottesville, Virginia, chúng tôi đã đều đặn dành ra những buổi tối để tranh luận. Thường chúng tôi chỉ đề cập đến những lý thuyết trừu tượng và tâm lý học. Chúng tôi bị mê hoặc bởi lối trò chuyện và tính cách của nhau. Nhưng, điều lạ lùng là quan hệ của chúng tôi vẫn ở một mức rất lý tưởng, một tình yêu thuần khiết.

Charlene nói:

– Em không biết phải nói sao khi được gặp lại anh.

Tôi đáp:

– Gặp lại em khiến cho bao kỷ niệm trở về trong anh.

– Em thắc mắc tại sao chúng ta đã không giữ liên lạc với nhau

Câu hỏi của Charlene đưa tôi về dĩ vãng. Tôi nhớ lần cuối chúng tôi gặp nhau. Nàng nói từ biệt tôi khi tôi đã lên xe. Dạo đó, tôi hướng đến tương lai và quay về thành phố quê nhà để chăm sóc các trẻ em bị chấn thương tâm thần. Tôi đã cho rằng mình biết cách thức để giúp những đứa trẻ đó vượt qua những ám ảnh nguyên thuỷ, những ám ảnh ngăn trở chúng sống. Nhưng dần dần, tôi khám phá ra rằng những phương pháp của tôi không phát huy tác dụng. Tôi phải chấp nhận sự dốt nát của mình. Cho đến hôm nay, tôi vẫn không biết làm thế nào người ta có thể thoát khỏi quá khứ. Đối với tôi, điều đó vẫn còn là một bí ẩn.

Tuy vậy, sau khi đắn đo suy nghĩ, tôi cho rằng sáu năm dành cho công việc ấy là một trải nghiệm đáng có, và giờ đây tôi cảm thấy cần một điều khác. Nhưng điều gì? Và ở đâu? Từ dạo Charlene giúp tôi sắp xếp thứ tự những ý tưởng của tôi về vấn đề chấn thương tâm thần ở trẻ em, thỉnh thoảng tôi lại nghĩ đến nàng, và thế là giờ đây nàng lại xuất hiện. Sự thích thú trong những cuộc trò chuyện của chúng tôi lại trở về nguyên vẹn.

Tôi nói:

– Anh nghĩ rằng mình đã bị công việc cuốn hút hoàn toàn.

– Em cũng vậy, không còn thời gian để suy nghĩ đến những chuyện khác… Em đã quên hết. Tôi nắm cánh tay nàng:

– Này Charlene, anh đã quên rằng thật thú vị khi trò chuyện với em.

Moi sự đều rất tự nhiên, rất thoải mái, giữa hai chúng ta. Nụ cười và ánh mắt của nàng cho tôi biết ấn tượng của tôi là đúng.

Tôi định nói tiếp, nhưng lúc đó tôi thấy Charlene nhìn đăm đăm lối vào nhà hàng và mặt nàng bỗng tái xanh.

– Có chuyện gì? Tôi hỏi khi nhìn về phía đó.

Có nhiều người đi vào bãi đỗ xe, trò chuyện một cách tự nhiên, và tôi thấy chẳng có gì lạ.

Tôi hỏi:

– Em thấy gì?

– Kia kìa, ở hàng xe thứ nhất. Anh có trông thấy người đàn ông mặc áo sơ mi xám?

Tôi nhìn về phía đó. Có một nhóm người khác đã ra khỏi nhà hàng.

– Người đàn ông nào?

– Ông ta không còn đó nữa – Charlene nói.

Nàng nhìn tôi và nói tiếp: “Những người ngồi cạnh bàn em đã mô tả kẻ lấy trộm cái cặp là một gã để râu, tóc thưa, và mặc áo sơ mi màu xám. Theo em, đó chính là người em đã trông thấy và lúc nãy đã nhìn chúng ta”.

Tôi bỗng thấy sợ. Tôi nói với Charlene rằng tôi sẽ quay trở lại ngay, và tôi đi nhanh về bãi đỗ xe. Chẳng thấy ai trông giống người đàn ông được mô tả.

Khi tôi quay về, Charlene nói với tôi:

Anh có nghĩ rằng gã đó tin là em đang giữ Bản Sách Cổ Chép Tay? Vì thế gã đã đánh cắp cái cặp giấy của em? Anh không rõ, nhưng anh sẽ gọi cho cảnh sát để báo cho họ biết điều em đã thấy. Anh cũng sẽ yêu cầu họ kiểm tra danh sách những hành khách trên chuyến bay của em.

Chúng tôi gọi cảnh sát. Sau hai mươi phút kiểm tra các xe đỗ ở bãi, cảnh sát cho chúng tôi biết họ chẳng thể làm gì hơn. Nhưng họ sẽ kiểm tra danh sách hành khách chuyến bay.

Sau khi cảnh sát ra đi, chúng tôi lại trở về nơi cũ, gần cái ghế dài. Charlene hỏi:

– Lúc nãy, trước khi em trông thấy gã mặc sơ mi xám, chúng ta đã nói gì nhỉ?

– Chúng ta đã nói về chuyện của chúng ta. Này Charlene, tại sao em đã chọn anh để gọi và kể cho anh chuyện đó?

Nàng bối rối nhìn tôi:

– Khi em ở Peru và đang nói chuyện với vị linh mục, anh đã không ngừng xuất hiện trong tâm trí em.

– Thật ư?

Vào lúc đó, em không mấy quan tâm, nhưng khi về Virginia, cứ mỗi lần nghĩ đến Bản Sách Cổ Chép Tay là em nhớ đến anh. Nhiều lần em muốn gọi anh, nhưng rồi quên. Sau đó, toà soạn gửi em đi Miami, và vì thế em có mặt ở đây hôm nay. Sau khi máy bay cất cánh, em phát hiện sẽ quá cảnh ở đây; vậy là đến đây, em gọi cho anh và dứt khoát phải gặp lại anh.

Tôi nhìn nàng một lúc, chẳng biết phải nghĩ gì

– Anh rất mừng vì việc em đã làm.

Charlene nhìn đồng hồ:

– Muộn rồi, em phải ra sân bay.

– Để anh đưa em đi.

Tôi lái xe đưa nàng đến sân bay, và chúng tôi đi vào khu đợi khởi hành. Tôi nhìn quanh, cố phát hiện bất cứ một dấu hiệu bất thường nào. Các hành khách bắt đầu rời phòng đợi để lên máy bay và tôi thấy một trong những nhân viên cảnh sát mà chúng tôi đã gặp ban nãy đang dò xét từng hành khách. Ông cho chúng tôi biết không thấy có một hành khách nào có những đặc điểm như chúng tôi mô tả. Chúng tôi cám ơn ông và sau khi ông rời khỏi, Charlene quay sang tôi và mỉm cười:

– Thôi, em đi đây. Đây là những số điện thoại mà anh có thể liên lạc với em. Hy vọng lần này chúng ta sẽ không bặt tin nhau.

– Nhưng, em phải rất thận trọng đấy nhé; nếu thấy gì bất thường, hãy gọi cảnh sát!

– Anh đừng lo, sẽ ổn thôi.

Trong một lúc, chúng tôi nhìn nhau. Tôi hỏi:

– Em tính sao về chuyện Bản Sách Cổ Chép Tay?

– Em chưa biết nữa.

– Nếu người ta tiêu huỷ nó thì sao?

Lại mỉm cười, nàng đáp:

– Em nghĩ không sai! Thế là anh đã rơi vào cuộc! Em đã báo trước rồi mà. Về phần anh, anh sẽ làm gì?

Tôi nhún vai:

– Có lẽ anh sẽ có dịp hiểu biết nhiều hơn.

– Vậy thì, nếu phát hiện điều gì, gọi cho em nhé.

Chúng tôi lại nói lời từ biệt, và Charlene ra di. Tôi thấy nàng mất hút sau khi vẫy tay chào tôi. Tôi bước vội ra xe và trở về ngôi nhà bên hồ, sau khi dừng lại để đổ xăng.

Về đến nhà, tôi ngồi trên cái ghế xích đu ở hiên. Không khí rộn ràng tiếng giun dế và ếch nhái, ở bên kia hồ, trăng đã chếch hơn về phía tây, và chút ánh sáng phản chiếu trên mặt nước có vẻ như đang hướng về tôi.

Buổi tối đã trôi qua một cách thú vị, nhưng tôi vẫn hoài nghi về khả năng có một sự biến đổi văn hoá triệt để. Như nhiều người cùng thời, tôi đã bị thu hút bởi tinh thần lý tưởng của những năm 1960 và 1970 và bởi sự ham hiểu biết các vấn đề tâm linh của những năm 1980. Quả là khó để xét đoán những gì đã thực sự xảy ra. Đâu là loại thông tin mới mẻ đủ để làm thay đổi thế giới? Điều đó có vẻ hoang tưởng. Dẫu sao, loài người đã sống trên trái đất này từ một thời gian rất dài. Tại sao bỗng chốc chúng ta có thể tiếp cận một tầm nhìn mới về sự tồn tại của một kỷ nguyên khác của lịch sử nhân loại? Tôi ngắm hồ nước một lúc, rồi tắt đèn hàng hiên để vào phòng và đọc sách.

Sáng hôm sau, tôi đột ngột thức dậy với giấc mơ vẫn còn rất rõ trong tâm trí. Trong khoảng hai phút, tôi nhìn lên trần nhà, nhớ lại toàn bộ giấc mơ tôi thấy mình đi trong rừng, tìm kiếm một điều gì đó. Khu rừng khá rộng và đẹp.

Trong khi tìm kiếm, tôi luôn bị lâm vào những tình huống làm tôi hoàn toàn kinh ngạc, không thể đề ra một quyết định nào. Lạ lùng là cứ mỗi lần như thế đều có một người bỗng dưng xuất hiện để chỉ cho tôi một lựa chọn. Tôi chẳng thể nào xác định mục tiêu của sự tìm kiếm, nhưng tôi đã thức dậy, lòng đầy tin tưởng.

Tôi ngồi nhìn một tia nắng xuyên qua cửa sổ, ngang qua phòng tôi. Có những hạt bụi li ti trong tia nắng. Tôi đứng dậy để kéo màn cửa. Một ngày đã bắt đầu với mặt trời rực rỡ và bầu trời xanh. Một cơn gió nhẹ dịu dàng đong đưa các cành lá. Hồ nước chắc hẳn rực rỡ ánh nắng và gió mát lạnh trên làn da của người bơi.

Rời khỏi nhà, tôi lao xuống hồ, và bơi đến giữa hồ. Tôi quay đầu để ngắm những ngọn núi ưa thích. Hồ nước náu mình ở một thung lũng sâu, nơi hội tụ ba nhánh núi. Ông tôi là người đã phát hiện nơi này khi còn trẻ.

Đã một thế kỷ trôi qua kể từ khi ông tôi leo lên những chỏm núi đó.

Ông tôi đã lớn lên trong một thế giới còn có nhiều loại thú hoang dã và những người Indian Creeks còn dựng những túp lều thô sơ trên chỏm núi phía bắc. Ông tôi đã thề sẽ có ngày trở lai sống trong thung lũng tuyệt vời này, với những gốc cổ thụ và bảy nguồn suối của nó, và cụ đã giữ lời. Cụ đã đắp đập chắn ngang thung lũng để tạo ra cái hồ; đã dựng lên một ngôi nhà… Rất nhiều lần, tôi đã cùng cụ đi dạo ở cái nơi tuyệt vời này. Tôi đã không thể hiểu hết điều gì trong thung lũng đã mê hoặc ông tôi, nhưng tôi đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ nó, kể cả khi nền văn minh tiến đến, rồi hầu như bao vây nó.

Từ giữa hồ nước, tôi thấy một mỏm đá sừng sững trên chỏm núi phía bắc. Hôm qua, theo truyền thống gia đình, tôi đã leo lên mỏm đá đó để tìm thấy an bình trong cảnh quan, trong hương hoa, và trong tiếng gió lay động các ngọn cây. Tôi đã ngồi ở đó để nhìn hồ nước và những tàn lá dày đặc của thung lũng phía dưới. Tôi dần dần cảm thấy dễ chịu hơn, cứ như thể cảnh quan đã làm tiêu tan một chướng ngại nào đó trong đầu óc tôi.

Tôi bơi vào bờ và leo lên cái đập bảo vệ bằng gỗ phía trước nhà. Tôi thấy mọi sự như có vẻ kỳ lạ, không thể tưởng tượng nổi. Tôi đã sống ở đây, ẩn kín trong thung lũng này, cảm thấy không hài lòng với cuộc đời mình. Thế rồi, Charlene xuất hiện, giải thích cho tôi về những nguyên nhân nỗi lo âu của tôi. Và nàng đã nói về Bản Sách cổ Chép Tay với nội dung tiết lộ về bí ẩn của đời sống con người…

Tôi cũng biết rằng sự xuất hiện của Charlene đúng là một trong những trùng hợp ngẫu nhiên mà Bản Sách Cổ Chép Tay đã nói, và đó là một trùng hợp quá hoàn hảo để có thể coi là tình cờ. Liệu bản chép tay cổ đó có đúng chăng? Liệu với những yếu kém và những hoài nghi yếm thế của nó, thế giới này có thể tạo ra một “khối lượng tới hạn” của những ý thức và những trùng hợp ngẫu nhiên đó? Giờ đây, liệu con người có thể có khả năng hiểu ra mục tiêu thực sự của đời sống? Và bí ẩn lớn lao sẽ là gì? Liệu những mặc khải mà chúng ta cần phải khám phá trong bản sách cổ sẽ cho chúng ta biết bí ẩn đó?

Tôi đã bị đặt trước một lựa chọn. Vì bản sách cổ đó mà tôi cảm thấy có một đường hướng mới đã mở ra cho tôi. Nhưng phải làm gì đây? Tôi có thể ở yên nơi này hoặc tìm một phương cách đi xa. Tôi nghĩ đến những hiểm nguy sẽ gặp. Ai đã đánh cắp cái cặp giấy của Charlene? Phải chăng có ai đó đang tìm cách tiêu huỷ Bản Sách cổ Chép Tay? Làm thế nào để biết? Tôi suy nghĩ một hồi lâu về những nguy cơ khả dĩ. Nhưng rồi sự lạc quan của tôi đã vượt lên. Tôi quyết định không lo âu. Tôi sẽ thận trọng và không nóng vội. Tôi vào nhà, gọi đến công ty du lịch có đăng quảng cáo trên cả một trang danh bạ điện thoại, và đăng ký một vé máy bay đi Peru. Do có người vừa huỷ chuyến bay của họ nên tôi mua được tấm vé cùng với phòng đã được đặt sẵn tại một khách sạn ở Lima. Ngoài ra, tôi còn được hưởng giá khuyến mãi… Nhưng chỉ trong ba giờ nữa, máy bay sẽ cất cánh!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.