Cài Hoa Vào Quá Khứ

SỬ TA, SỬ NGƯỜI



Buổi trưa nằm ở nhà trong nghe hai đứa cháu con cô em gái, một học lớp 4, một lớp 6, tranh nhau “khoe” kiến thức lịch sử của mình.
Cháu lớp 6:
– Mày có biết tại sao gọi là Tam Quốc không? Không biết hả, để anh mày giảng cho mà nghe… Vào thời kỳ cuối triều đại nhà Hán, năm 208, Hán Hiến Đế nhu nhược, triều đình suy vi, giặc dã nổi lên như nấm sau mưa. Lúc này xuất hiện những thế lực phong kiến ngày càng mạnh như Tào Tháo ở Bắc Ngụy, Lưu Bị ở Tây Thục và Tôn Quyền ở Đông Ngô. Họ tạo thành thế chân kiềng kéo dài gần một thế kỷ.
Cháu lớp 4:
– Anh giỏi về thời Tam Quốc nhưng về nhà Thanh dám chắc không bằng em. Anh có biết Từ Hy Thái Hậu đãi khách nước ngoài bằng bao nhiêu món và bữa tiệc kéo dài bao nhiêu ngày đêm không?.
Hai đứa cứ tiếp tục chí chóe khoe nhau, khích bác nhau. Thấy vậy tôi mới chạy ra!
– Hai cháu đều giỏi cả. Vậy cho bác hỏi nhé. Ông Trần Quốc Tuấn là ai?
– Là vua của thời Trần phải không bác?
Tôi thở dài ngao ngán. Sử nước mình các cháu nhầm lẫn như thế trong khi sử nước người lại thuộc làu làu…
Lỗi này tại ai? Tại nhiều người nhưng trong đó không thể không có nhà giáo chúng ta…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.