Trong khách sạn Sea View, Daniel Pell ngẩng đầu khỏi máy tính của Jennie mà hắn đang dùng vào mạng và nhìn thấy người phụ nữ cám dỗ đang tiến về phía hắn. Jennie gừ gừ và thì thầm: “Về giường thôi anh yêu. Chơi em đi”. Pell chuyển màn hình để cô ta không nhìn được hắn đang tìm gì và vòng tay quanh cái eo nhỏ của cô.
Đàn ông và đàn bà chiến đấu với nhau hàng ngày. Ban đầu đàn ông thường gặp khó khăn. Họ phải tìm cách thâm nhập được các tuyến phòng vệ của phụ nữ, tạo ra những kết nối tinh vi, tìm ra những thứ cô ta thích và không thích, những nỗi sợ hãi của cô ta, những thứ mà cô ta tìm cách giấu giếm.
Có thể mất hàng tuần, hàng tháng để tròng được dây thừng, nhưng khi đã chiếm được cô ấy, ta sẽ làm chủ tình hình đến lúc nào ta muốn. Ồ, chúng ta là những tâm hồn đồng điệu, em biết không… Phụ nữ, mặt khác lại có hàng họ và tất cả những gì cô ta cần làm là đưa chúng lại cho đàn ông – đôi khi cũng chẳng cần và cô ta có thể bắt anh ta làm hầu như mọi thứ.
Vấn đề của người phụ nữ đến muộn hơn. Khi tình dục đã qua, cô ta hoàn toàn mất kiểm soát Jennie Marston từng được chủ động vài lần sau vụ trốn chạy, chắc chắn là như thế: trên ghế trước của chiếc T-bird, trên giường khi bị trói bằng quần tất và – thoải mái hơn và tốt hơn – trên nền nhà với những phụ kiện mà Daniel Pell thấy thích thú (Tất nhiên là Jennie không quan tâm tới kiểu tình dục này nhưng lại phấn khích hơn nhiều khi cô ta thực sự thấy hứng).
Câu thần chú cô đọc đã hết tác dụng. Nhưng người thầy giáo không bao giờ được để học sinh của mình thấy rằng anh ta không quan tâm. Pell tươi cười và ngắm nhìn thân thể cô như thể hắn đang vô cùng thèm muốn. Hắn thở dài: “Ước gì anh có thể, em yêu ạ. Nhưng em làm anh mệt hết hơi rồi.
Dù sao thì anh cũng đang cần em làm vài việc nho nhỏ cho anh”. “Em?” “Đúng. Nhưng bây giờ chúng biết anh ở đây rồi nên anh cần em tự làm lấy”. Các bản tin thời sự đã thông báo có thể hắn vẫn còn ở lại trong vùng. Hắn phải cẩn thận hơn rất nhiều. “Ồ, được rồi. Nhưng em thích chơi anh hơn”.
Một cái bĩu môi. Có thể cô ta là một trong những người phụ nữ cho rằng câu nói này có tác dụng với đàn ông. Nhưng không và khi nào đó hắn sẽ dạy cô điều đó. Nhưng lúc này vẫn còn những bài học quan trọng hơn để dạy. Hắn nói: “Giờ thì đi cắt tóc đi em”. “Tóc em à?” “Phải rồi.
Nhuộm tóc nữa. Ở nhà hàng người ta đã nhìn thấy em rồi. Anh đã mua thuốc nhuộm nâu cho em. Ở cửa hàng Mexico”. Hắn lấy trong túi ra một cái hộp. “Ồ. Anh nghĩ cái này là cho em”. Cô ta gượng cười, tay nắm và xoắn xoắn một lọn tóc. Daniel Pell không có ý định gì khác đối với mái tóc ngoài việc sao cho người khác khó nhận ra cô ta.
Dù vậy, hắn hiểu rằng ở đây còn điều gì đó khác, một vấn đề nữa. Tóc của Jennie cũng giống như chiếc áo hồng quý giá và hắn ta lập tức bị cuốn hút. Hắn nhớ lại lúc cô ngồi trong chiếc T-bird khi họ gặp nhau lần đầu ở bãi đỗ xe của cửa hàng Whole Foods, đang chải tóc đầy tự hào.
Cô ta không muốn cắt tóc. Thực sự là cô ta hoàn toàn không muốn. Mái tóc dài có ý nghĩa đối với cô. Hắn cho rằng cô ta nuôi tóc dài như một cách bảo vệ chống lại hình ảnh xấu xí cô tự tạo cho mình. Một biểu hiện chiến thắng đáng thương chống lại bộ ngực phẳng và chiếc mũi gồ.
Jennie vẫn còn trên giường. Sau một lúc cô ta nói: “Anh yêu, ý em là, em sẽ cắt tóc, chắc chắn rồi. Bất cứ điều gì anh muốn”. Một khoảng dừng nữa. “Tất nhiên là em đang nghĩ: Nếu bọn mình đi luôn bây giờ thì có tốt hơn không? Sau việc đã xảy ra ở nhà hàng? Em không thể chịu được nếu có điều gì xảy ra với anh… Hãy lấy một chiếc xe khác và đi Anaheim! Chúng ta sẽ có một cuộc sống dễ chịu.
Em sẽ làm cho anh hạnh phúc. Em sẽ đi làm nuôi chúng ta. Anh có thể ở nhà cho tới khi họ quên anh đi”. “Nghe tuyệt lắm, em yêu ạ. Nhưng chúng mình chưa đi được”. “Ồ”. Hắn đưa cho cô cái kéo. Tay cô run lên khi cầm lấy nó. Cô ta muốn được giải thích. Pell chỉ nói: “Cắt tóc đi em”.
Hắn thầm thì thêm: “Cắt thật ngắn vào”. “Được rồi”, Jennie vào phòng tắm nhỏ, bật hết đèn lên. Vì đã được đào tạo tại một hiệu cắt tóc nơi cô đã từng làm việc lúc đang lạc lối, cô mất một lúc để cặp những lọn tóc lên trước khi cắt. Cô nhìn chằm chằm vào gương, căng thẳng sờ cái kéo.
Cô khép hờ cánh cửa. Pell dịch ra một chỗ trên giường, từ đó hắn có thể nhìn thấy cô rõ nhất. Bất chấp sự kháng cự trước đó của hắn, hắn vẫn thấy mặt phừng phừng và quả bóng trong người hắn bắt đầu phồng lên. Nào em yêu, làm đi! Nước mắt lăn trên má cô, cô nhấc một lọn tóc lên và bắt đầu cắt.
Thở sâu, rồi cắt. Cô lau nước mắt, rồi lại cắt. Pell nghiêng người ra trước, nhìn chằm chằm. Hắn tụt quần dài, rồi quần lót. Hắn nắm lấy cái ấy đã cứng đơ của hắn và mỗi khi một lọn tóc vàng rơi xuống sàn, hắn lại vuốt. Jennie làm không nhanh lắm. Cô cố gắng cắt cho đẹp.
Cô phải thường xuyên dừng lại để lấy hơi và để lau nước mắt vì đang khóc. Pell tập trung toàn bộ chú ý vào cô. Hắn thở mỗi lúc một nhanh, cắt đi, em yêu, cắt đi. Một, hai lần hắn suýt ra nhưng hắn đã làm chậm lại được đúng lúc. Cuối cùng thì chính hắn là người nắm quyền kiểm soát….* Bệnh viện vịnh Monterey là một địa điểm đẹp nằm bên một đoạn ngoằn ngoèo của xa lộ 68 – nằm trên những tuyến đường cao tốc, bao gồm những con đường thương mại và cả những đoạn đường quê, chạy từ Pacific Groove qua Monterey đến Salinas. Con đường này là một trong những con đường chính của hạt John Steinbeck.
Kathryn Dance biết rõ bệnh viện này. Cô sinh hai đứa trẻ ở đây. Cô đã nắm tay bố cô sau cuộc phẫu thuật bắc cầu mạch vành trong phòng hồi sức của khoa tim mạch và cô đã ngồi cạnh một đồng nghiệp đặc vụ CBI khi anh đang gắng sức sống sót sau khi bị bắn ba phát vào ngực. Cô đã nhận dạng chồng mình trong nhà xác bệnh viện.
Bệnh viện nằm trên những đồi thông gần Pacific Groove. Những tòa nhà thấp rải rác được trang điểm bởi những mảnh vườn, một cánh rừng bao lấy cả khu vực; bệnh nhân có thể tỉnh lại sau khi phẫu thuật và thấy bên ngoài cửa sổ có những con chim ruồi đang bay lơ lửng hoặc những chú hươu nai đang nhìn họ với ánh mắt tò mò.
Nhưng Khoa hồi sức cấp cứu, nơi Juan Millar đang được chăm sóc lại không có gì liên quan với phong cảnh ngoài kia. Không có trang trí nội thất giúp bệnh nhân thoải mái, chỉ có những tấm áp phích với những số điện thoại, những quy trình mà người thường không thể hiểu được và hàng đống thiết bị y tế đang hoạt động.
Cậu ta nằm trong một căn phòng kính được bịt kín để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dance đi lại chỗ Michael O’Neil đang đứng ngoài phòng. Vai cô chạm vào vai anh. Cô muốn cầm lấy tay anh. Nhưng cô không cầm. Cô nhìn người thám tử bị thương, nhớ lại nụ cười ngượng nghịu của cậu ta trong văn phòng của Sandy Sandoval.
“Cậu ta có nói gì từ khi vào đây không?”, cô hỏi. “Không. Bất tỉnh suốt”. Nhìn vào những vết thương, chỗ bông băng, Dance nghĩ bất tỉnh lại tốt hơn. Tốt hơn nhiều. Họ quay lại phòng chờ của Khoa hồi sức cấp cứu, ở đó gia đình Millar đang ngồi – bố mẹ cậu ta, bà bác và hai ông bác, nếu như cô hiểu đúng những lời giới thiệu.
Cô bày tỏ sự thông cảm với gia đình đang buồn khổ. “Katie”. Dance quay lại và thấy một người phụ nữ chắc nịch với mái tóc ngắn màu xám và cặp kính lớn. Bà mặc một chiếc áo khoác sặc sỡ, trên đó đong đưa một tấm thẻ cho thấy bà là E.Dance, y tá chuyên nghiệp và một tấm thẻ khác cho thấy bà làm việc ở Khoa tim mạch.
“Chào mẹ”. O’Neil và bà Edie Dance mỉm cười chào nhau. “Không có gì thay đổi ạ?”, Dance hỏi. “Không hẳn”. “Cậu ấy có nói gì không ạ?” “Chẳng hiểu được cậu ấy nói gì. Con đã gặp chuyên gia bỏng chưa, bác sĩ Olson ấy?” “Chưa ạ”, con gái bà trả lời. “Con vừa đến. Tin tức thế nào ạ?” “Cậu ấy tỉnh lại một vài lần.
Hơi cử động một chút, điều này làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng cậu ta đang phải dùng morphine và hôn mê tới mức trả lời không có ý nghĩa gì khi y tá hỏi cậu”. Mắt bà liếc về phía người bệnh nhân trong căn phòng kính. “Mẹ chưa đọc chẩn đoán chính thức, nhưng dưới lớp băng kia hầu như không còn lại chút da nào.
Mẹ chưa bao giờ nhìn thấy ca bỏng nào như thế”. “Tệ thế cơ ạ?” “Mẹ sợ là thế. Vụ Pell thế nào?” “Không nhiều đầu mối lắm. Hắn vẫn ở trong vùng. Bọn con chưa biết vì sao”. “Con vẫn muốn tổ chức tiệc cho bố con tôi nay chứ?”, Edie hỏi. “Chắc chắn rồi ạ. Bọn trẻ mong hôm nay lắm.
Có thể con phải làm chớp nhoáng thôi, cũng còn tùy. Nhưng con vẫn muốn tổ chức”. “Cậu sẽ đến chứ, Michael?” “Cháu định đến. Nhưng chưa chắc chắn được”. “Tôi hiểu. Dù gì thì cũng hy vọng sẽ thành công”. Máy nhắn tin của bà Edie Dance kêu lên vài tiếng. Bà liếc nhìn. “Ta phải về Khoa tim mạch đã.
Nếu gặp bác sĩ Olson, ta sẽ bảo ông ấy đến và nói chuyện với các con” Mẹ cô đi rồi, Dance liếc nhìn O’Neil và anh gật đầu. Anh chìa tấm thẻ cho y tá của Khoa hồi sức cấp cứu và cô ta giúp họ mặc áo choàng, đeo khẩu trang. Hai sĩ quan bước vào trong. O’Neil đứng cạnh Dance lấy một chiếc ghế.
“Juan, Kathryn đây. Cậu nghe tôi nói không? Michael cũng ở đây đấy”. “Chào đồng nghiệp!”, O’Neil nói. “Juan?” Dù con mắt bên phải, con mắt không bị băng của cậu ta vẫn chưa mở nhưng Dance thấy hình như mi mắt hơi rung động. Một cái rung nữa. O’Neil nói bằng giọng nói trầm trầm, vỗ về: “Juan, chúng tôi biết là cậu đang đau.
Chúng tôi sẽ đảm bảo cậu được điều trị tốt nhất cả nước”. Dance nói: “Chúng tôi muốn tóm hắn. Chúng tôi thực sự rất muốn tóm hắn. Hắn vẫn còn trong khu vực này. Hắn vẫn ở đây”. Đầu người đàn ông động đậy. “Chúng tôi muốn biết cậu có thấy hay nghe được bất cứ điều gì có thể giúp được chúng tôi không? Chúng tôi không biết hắn muốn gì”.
Một cử động ra hiệu nữa của cái đầu. Nó rất nhẹ nhưng Dance có thể nhìn thấy cái cằm băng bó hơi cử động. “Cậu có nhìn thấy gì không? Hãy gật đầu nếu cậu có nghe được hay nhìn thấy điều gì đó”. Lúc này thì không có cử động gì. “Juan”, cô bắt đầu, “cậu có… “Này!”, một giọng đàn ông quát lên qua khung cửa, “Các vị nghĩ các vị đang làm cái trò khỉ gì thế hả?”.
Ý nghĩ đầu tiên của cô là người đàn ông đó là bác sĩ và mẹ cô có thể gặp rắc rối vì đã để Dance vào phòng mà không có người giám sát. Nhưng người nói là một thanh niên gốc Mỹ La tinh khỏe mạnh mặc bộ com lê – Anh trai của Juan. “Julio”, O’Neil nói. Cô y tá chạy tới. “Không, không, làm ơn đóng cửa lại! Anh không được vào nếu chưa đeo khẩu trang”.
Anh ta vẫy tay ra hiệu về phía cô và tiếp tục nói với Dance: “Nó đang thế này mà cô còn tra hỏi nó hay sao?”. “Tôi là Kathryn Dance làm việc cho CBI. Em trai anh có thể biết điều gì đó sẽ giúp tìm được người gây ra việc này”. “Nó sẽ chả được lợi lộc mẹ gì nếu cô giết chết nó trước”.
“Tôi sẽ gọi an ninh nếu anh không đóng ngay cửa lại”, cô y tá quát. Julio đứng yên. Dance và O’Neil bước ra khỏi phòng, đóng cửa lại sau lưng họ. Họ cởi bỏ áo khoác và khẩu trang. Trong hành lang, người anh quát thẳng vào mặt cô: “Không thể tin được. Các người chẳng có tí tôn trọng nào hết.”… “Julio”, bố Juan nói, bước lại phía con trai mình.
Người vợ chắc nịch của ông, mái tóc đen nhánh, rối bù cũng bước lại phía họ. Julio lờ tất cả mọi người, trừ Dance: “Đây là vụ của cô phải không? Nó sẽ nói với cô những gì nó biết và sau đó nó có thể chết?”. Cô giữ bình tĩnh, nhận ra rằng người thanh niên này đã mất kiểm soát.
Cô không coi cơn giận dữ của anh ta mang tính cá nhân. “Chúng tôi muốn bắt được kẻ gây ra điều này cho cậu ta”. “Con trai, làm ơn đi! Con làm chúng ta xấu hổ quá”, người mẹ chạm vào tay anh ta. ‘Làm bố mẹ xấu hổ?”, anh ta nhắc lại. Sau đó lại quay sang Dance: “Tôi đã hỏi và nói chuyện với mọi người.
Tôi biết chuyện gì rồi. Các cô đã bắt nó ra chỗ đám cháy”. “Tôi xin lỗi”. “Các cô bắt nó xuống chỗ đám cháy ở tòa án”. Cô cảm thấy O’Neil cứng người lại nhưng anh cố kiềm chế bản thân. Anh biết Dance không bao giờ để người khác nhúng mũi vào việc của cô. Cô cúi gần lại Julio.
“Anh đang giận dữ, tất cả chúng ta đều giận dữ. Sao ta không.”… “Cô chọn nó. Không phải Michael đây. Không phải bất cứ ai khác ở CBI. Vì nó là tên cớm gốc Mỹ La tinh và cô cử nó đi”. “JuIio”, bố anh ta nghiêm khắc nói, “Không được nói thế”. “Cô có muốn biết vài điều về em tôi không? Cô có biết nó đã muốn được vào CBI như thế nào không? Nhưng người ta không cho nó vào.
Vì gốc gác của nó”. Chuyện vớ vẩn. Tỷ lệ người gốc Mỹ Latinh trong các cơ quan thực thi pháp luật của California, bao gồm CBI, là khá cao. Người bạn thân nhất của cô trong cục, đặc vụ chuyên về các vụ trọng án – Connie Ramirez đã nhận được nhiều huân chương hơn bất cứ đặc vụ nào trong toàn bộ lịch sử của văn phòng vùng Trung Tây.
Nhưng cơn giận của anh ta tất nhiên không liên quan gì đến đại diện của các dân tộc thiểu số trong chính quyền bang. Đó là sự sợ hãi về cuộc sống của em trai anh ta. Dance đã có nhiều kinh nghiệm với cơn giận; giống như sự từ chối và trầm uất, đó là một trong những trạng thái khi phản ứng lại với căng thẳng do những đối tượng nói dối thể hiện.
Khi có ai đó nổi giận thì cách xử lý tốt nhất là đế anh ta tự làm mình kiệt sức. Cơn giận dữ cao độ chỉ kéo dài được một thời gian ngắn. “Nó không đủ giỏi để làm việc cho các người, nhưng đủ tốt để đẩy vào lửa cho chết cháy”. “Julio, làm ơn đi!”, mẹ anh ta van nài, “Nó đang giận thôi mà.
Đừng nghe nó”. “Đừng làm thế mà mẹ! Mẹ để chúng thoát được những vụ khốn nạn kiểu này mỗi khi mẹ nói thế đây”. Nước mắt lăn trên hai gò má đánh phấn của bà mẹ, để lộ ra những vết nhăn trên da. Người thanh niên quay lại Dance. “Các người bắt một thằng nhóc Latinh lao vào đây, một thằng nhóc dễ thương như vậy”.
“Đủ rồi”, bố anh ta quát, nắm lấy tay con trai mình. Người thanh niên gạt tay ra. “Tôi sẽ gọi cho báo chí. Họ sẽ đưa phóng viên tới đây và sẽ biết được các người đã làm gì. Tất cả thông tin sẽ được đưa lên mặt báo”. “Julio.”…, O’Neil bắt đầu. “Không, anh im mồm, đồ phản bội.
Hai người các anh làm việc với nhau. Nhưng anh lại để cô ta hy sinh thằng nhóc”. Anh ta lấy điện thoại di động. “Tôi đang gọi cho họ đây. Ngay bây giờ. Các vị sẽ toi hết”. Dance nói: “Tôi có thể nói chuyện riêng với anh một chút được không?”. “À, giờ thì cô sợ rồi”. Nữ đặc vụ bước sang một bên.
Săn sàng chiến đấu, Julio đối diện với cô, nắm chặt chiếc điện thoại như một con dao và nghiêng về phía cô. Không vấn đề gì. Cô không nhúc nhích, nhìn thẳng vào mắt anh ta. “Tôi rất tiếc cho em cậu, tôi biết việc ấy làm cậu khó chịu đến mức nào. Nhưng tôi sẽ không bị đe dọa đâu”.
Người thanh niên nở nụ cười cay đắng. “Cô cũng giống như.”… “Nghe tôi nói này”, cô bình tĩnh nói, “Chúng tôi không biết chắc chuyện gì đã xảy ra nhưng chúng tôi biết rằng tên tù đã tước vũ khí em cậu. Cậu ấy đã chĩa súng khống chế được nghi phạm nhưng sau đó đã mất kiểm soát vũ khí và tình hình”.
“Cô nói đây là lỗi của em tôi?”, Julio mở to mắt hỏi. “Đúng vậy. Đó chính là điều tôi nói. Không phải lỗi của tôi, không phải lỗi của Michael. Lỗi của em cậu. Việc đó không khiến cậu ta trở thành một cảnh sát tồi. Nhưng đó là lỗi của cậu ta. Và nếu anh đưa chuyện này ra công chúng, sự kiện đó sẽ lên báo”.
“Cô dọa tôi đây à?” “Tôi nói với anh rằng tôi sẽ không làm cho việc điều tra bị ảnh hưởng”. “Ồ, cô không biết cô đang làm gì đâu thưa quý cô”. Anh ta quay đi và giận dữ lao theo hành lang. Dance nhìn theo anh ta, cố gắng trấn tĩnh. Cô hít thở sâu. Sau đó lại chỗ những người khác.
“Tôi xin lỗi”, ông Millar nói, ôm vai vợ mình. “Anh ta đang rất tức giận”, Dance nói. “Làm ơn đừng nghe nó. Nó nói trước rồi lại hối tiếc sau thôi”. Dance không nghĩ Julio lại hối tiếc vì bất cứ từ nào mình nói ra. Nhưng cô biết anh ta sẽ không gọi điện cho phóng viên. Người mẹ nói với O’Neil: “Juan đã kể nhiều điều tốt về anh.
Thằng bé không đổ lỗi cho anh hay bất cứ ai cả. Tôi biết nó sẽ không làm thế”. “Julio yêu em trai”, O’Neil khẳng định với họ. “Anh ta chỉ lo cho em mình thôi. Bác sĩ Olson đã đến. Người đàn ông mảnh khảnh, điềm tĩnh thông báo cho các sĩ quan về tình hình của Millar. Tin cũng không có gì mới lắm.
Họ vẫn đang cố gắng ổn định bệnh nhân. Ngay sau khi nguy cơ sốc và nhiễm trùng được kiểm soát, cậu ta sẽ được gửi đến một trung tâm điều trị bỏng lớn. Ca này rất nghiêm trọng, bác sĩ công nhận. Ông không thể nói chắc là cậu ta có qua khỏi không nhưng họ đang làm mọi việc tốt nhất có thể.
“Cậu ấy có nói gì về vụ tấn công không”, O’Neil hỏi. Bác sĩ bình tĩnh nhìn vào màn hình: “Cậu ấy có nói vài từ nhưng không có liên quan”. Các bậc phụ huynh tiếp tục nhiệt thành xin lỗi vì hành vi của anh con trai. Dance bỏ ra vài phút an ủi họ, sau đó cô và O’Neil nói lời tạm biệt và ra ngoài….* Viên thám tử đang lắc lắc chùm chìa khóa xe. Một chuyên gia về ý nghĩa cử chỉ biết rằng không thể giấu được những cảm xúc mạnh. Charles Danvin đã viết: “Cảm xúc bị đè nén hầu như lúc nào cũng xuất hiện dưới một dạng thức chuyển động nào đó của cơ thể’’. Thông thường nó được thể hiện như các cử chỉ của tay hoặc các ngón tay hoặc nhịp chân, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát từ ngữ, những cái nhìn hay biểu hiện của khuôn mặt nhưng kiểm soát có ý thức những điểm cực đoan của mình thì khó khăn hơn nhiều.
Michael O’Neil hoàn toàn không biết anh đang nghịch chìa khóa xe. Cô nói: “Cậu ấy có những bác sĩ giỏi nhất trong vùng chăm sóc. Mẹ em cũng sẽ để mắt đến cậu ấy nữa. Anh biết bà rồi đấy. Bà sẽ áp giải cả trưởng khoa vào phòng cậu ấy nếu bà nghĩ cậu ấy cần chăm sóc đặc biệt”.
Một nụ cười cam chịu. Michael O’Neil rất giỏi việc này. “Họ có thể làm được nhiều điều kỳ diệu”, cô nói. Nhưng cô chẳng hề có ý tưởng về những gì bác sĩ có thể hay không thể làm. Cô và O’Neil đã từng vài lần phải an ủi nhau trong những năm qua, phần lớn liên quan đến công việc, đôi khi có tính chất cá nhân như khi chồng cô mất hoặc tình trạng tâm thần suy sụp của bố O’Neil.
Không ai trong số họ giỏi thể hiện sự đồng cảm hay an ủi. Thông thường, chỉ cẩn sự hiện diện của người kia đã có tác dụng rất nhiều. “Hy vọng thế”. Khi ra đến cửa, cô nhận một cuộc điện thoại từ đặc vụ FBI Winston Kellogg, đang ở chỗ làm việc tạm thời của anh ta ở CBI.
Dance dừng lại còn O’Neil tiếp tục đi ra bãi đỗ xe. Cô nói với Kellogg về Millar. Cô được anh ta thông báo rằng cuộc truy tìm của FBI ở Bakersfield không tìm được nhân chứng nào nhìn thấy bất cứ ai vào kho dụng cụ của bà cô Pell ăn trộm cái búa và các chuyên gia bằng chứng liên bang không truy tìm được người mua chiếc ví có khắc chữ R.
H gần nhất. “Còn nữa, Kathryn, tôi đã có một chiếc máy bay đầy xăng ở Oakland nếu Linda Whitfield có được sự chấp thuận của đấng bề trên. Một việc nữa? Người phụ nữ thứ ba?” “Samantha McCoy?” “Đúng vậy. Cô đã gọi cho cô ta chưa?” Đúng lúc đó, Dance nhìn chéo qua bãi đỗ xe. Cô thấy Michael đang dừng lại, một người phụ nữ tóc vàng cao, hấp dẫn đang tiến về phía anh.
Người phụ nữ cười với anh, vòng tay ôm lấy anh và hôn anh. Anh hôn lại cô ta. “Kathryn”, Kellogg nói, “Cô còn đây chứ?”. “Gì vậy?” “Samantha McCoy?” “Xin lỗi”. Dance tránh nhìn O’Neil và người phụ nữ tóc vàng. “Không. Tôi đang lái xe đến San Jose. Nếu cô ta cảm thấy khó khăn trong việc để lộ nhân dạng thì tôi muốn gặp riêng cô ta.
Tôi nghĩ qua điện thoại chưa đủ để thuyết phục Samantha giúp chúng ta đâu”. Cô gác máy, đi lại chỗ O’Neil và người phụ nữ anh đang ôm. “Kathryn”. “Anne. Rất vui được gặp chị”, Dance nói với vợ của Michael O’Neil. Hai người phụ nữ cười và hỏi han chuyện con cái của nhau. Anne O’Neil hất đầu về phía bệnh viện.
“Tôi đến thăm Juan. Michael nói cậu ta không được ổn lắm”. “Không ổn. Thậm chí khá là tệ. Cậu ấy đang bất tỉnh. Nhưng bố mẹ cậu ấy đang ở đây. Họ sẽ rất vui khi có cô đến thăm, chắc chắn là thế”. Anne đang đeo một chiếc máy ảnh Leica nhỏ trên vai. Nhờ nghệ sĩ chụp ảnh phong cảnh Ansel Adams (một nhiếp ảnh gia và là một nhà môi trường học của Mỹ.
Ông nổi tiếng với những bức ảnh đen trắng về miền Tây nước Mỹ, đặc biệt là ở Vườn quốc gia Yosemite ) và câu lạc bộ F64 do ông thành lập, vùng Bắc và Trung California đã trở thành một thánh địa nhiếp ảnh của thế giới. Artne điều hành một phòng trưng bày ở Carmel bán các bức ảnh sưu tập, ” ảnh sưu tập” là từ chung để định nghĩa những bức ảnh do các nhiếp ảnh gia đã qua đời chụp.
Adams, Alfred Stieglitz, EdWard Weston, Imogen Cunningham, Men ri Cartier-Bresson. Anne cũng làm cộng tác viên cho vài tờ báo, bao gồm cả những nhật báo lớn ở San Jose và San Francisco. Dance nói: “Michael đã nói với chị về bữa tiệc tối nay chưa? Sinh nhật bố tôi”. “Anh ấy có nói. Tôi nghĩ chúng tôi có thể đến được”.
Anne hôn chồng mình lần nữa và đi đến bệnh viện. “Gặp lại sau, anh yêu!” “Tạm biệt em yêu!” Dance gật đầu chào tạm biệt và vào xe, ném chiếc ví hiệu Coach ra ghế sau. Cô dừng lại ở trạm xăng Shell mua xăng, cà phê và một cái bánh rán rồi lái xe về hướng bắc theo xa lộ 1, nhìn ngắm phong cảnh đẹp tuyệt của vịnh Monterey.
Cô nhận thấy mình đang lái xe ngang qua khuôn viên của Đại học bang California tại Monterey – chỗ trước kia là pháo đài Fort Ord (có thể là đại học duy nhất trong nước nhìn xuống một khu vực cấm, còn đầy bom mìn chưa nổ). Một tấm băng rôn lớn thông báo sự kiện có một hội thảo lớn vế máy tính trong tuần này.
Cô nhớ lại, đại học này là nơi nhận được rất nhiều phần cứng và phần mềm trong tài sản của William Croyton. Cô nhớ lại rằng nếu các chuyên gia máy tính vẫn nghiên cứu trên cơ sở những đóng góp của người đàn ông này tám năm trước đây thì ông ta hẳn phải là một thiên tài.
Những chương trình mà Wes và Maggie sử dụng thường bị lạc hậu nhiều nhất là sau hai năm. Daniel Pell đã tước đoạt của thế giới biết bao nhiêu phát minh thiên tài khi giết Croy ton? Dance lật giở cuốn sổ ghi chép và tìm được số điện thoại của sếp Samantha McCoy, gọi điện và yêu cầu được nối máy.
Nhưng người ta nói hôm nay cô ta làm việc ở nhà. Dance gác máy và bảo TJ tìm trên Mapquest (Dịch vụ bản đồ trực tuyến miễn phí thuộc sở hữu của công ty AOL ở Mỹ) và nhắn tin cho cô đường đến nhà cô ta. Mấy phút sau điện thoại reo, đúng lúc cô bấm nút mở nhạc trên đầu CD. Cô liếc nhìn màn hình.
Thật trùng hợp lúc đó nhóm Fairfield Four lại tiếp tục bài hát khi Dance chào Linda Whitfield, cô ta gọi cho cô từ văn phòng nhà thờ. “Amazing grace, hom Sweet the sound.”… “Đặc vụ Dance.”… “Làm ơn gọi tôi là Kathryn”. “… that saved a wretch like me.”… “Tôi chỉ muốn chị biết. Sáng mai tôi sẽ tới đó để giúp chị nếu chị vẫn cần tôi giúp đỡ”.
“Vâng, tôi rất mong chị đến. Sẽ có người trong văn phòng tôi gọi điện để bố trí. Cảm ơn chị rất nhiều” “I once was lost, but now I am found.”… Ngần ngừ. Sau đó cô ta nói giọng trịnh trọng “Không có gì”. Được hai trên ba. Dance băn khoăn không hiểu lần tái sum họp này có tác dụng không?.