Lời Tiên Tri Núi Andes

2. phần 2



Vào lúc này, có vẻ như tôi đã ý thức đầy đủ thời kỳ lịch sử mà tôi đã nêu với Dobson. Tôi có thể thấy một cách rõ nét thiên niên kỷ, như thể nó là phần của kinh nghiệm đã qua gắn liền với tôi. Một ngàn năm trước, chúng ta đã sống trong một thế giới mà ở đó Thiên Chúa và tính tâm linh của con người đã được định nghĩa một cách rõ ràng. Và chúng ta đã đánh mất, hoặc, đúng hơn, chúng ta đã không hài lòng với giải thích đó. Chúng ta đã gởi đi những nhà thám hiểm và, do quá lâu không thấy họ trở về, nên chúng ta đã chìm vào một ưu tư rất thế tục, chúng ta bị ám ảnh bởi sự tiện nghi. Và chúng ta đã có tiện nghi! Chúng ta đã phát minh những nguồn năng lượng, trước tiên là năng lượng từ hơi nước, rồi khí gas, năng lượng điện, và năng lượng nguyên tử. Chúng ta đã công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác, và khiến cho sự tồn tại của những kênh phân phối rộng lớn là cần thiết.

Nhu cầu phát triển là động cơ của tất cả những khám phá đó; con người tìm kiếm sự yên ổn trong khi chờ đợi để được biết chân lý. Chúng ta đã tạo ra những điều kiện sống thoải mái hơn cho chúng ta và cho con cháu, và trong khoảng bốn trăm năm, những ưu tư của chúng ta về vật chất là nhằm tạo ra một thế giới mà ở đó chúng ta có thể có sự tiện nghi. Vấn đề là, do điên cuồng tìm kiếm tiện nghi nên chúng ta đã làm cho hệ sinh thái của Trái Đất bị ô nhiễm và bên bờ sụp đổ. Điều đó cần phải được chặn đứng.

Dobson đã có lý. Mặc khải thứ hai khiến chúng ta không tránh khỏi phải nhận thức lại. Chúng ta đã đạt đến một đỉnh cao trong văn hoá của chúng ta. Chúng ta hiểu điều mà nhiều thế hệ đã muốn làm, nhưng hiểu được điều đó khiến chúng ta trống rỗng và mở rộng tâm trí để đón nhận một điều khác. Cùng với sự kết thúc của thiên niên kỷ, tôi có thể hầu như nhìn thấy sự kết thúc của thời cận đại. Một ám ảnh tồn tại bốn trăm năm đã được thoả mãn. Chúng ta đã tạo được những tình trạng yên ổn vật chất và có thể nói, chúng ta bị chặn đứng trong cái đà vươn lên, và chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta đã tìm kiếm sự yên ổn.

Trên khuôn mặt của những hành khách quanh tôi, tôi có thể đọc thấy những dấu chỉ của sự ưu tư về vật chất, nhưng tôi cũng phát hiện những dâu chỉ khác. Tôi thầm nghĩ, có bao nhiêu người trong số họ đã lưu ý đến những trùng hợp ngẫu nhiên?

Máy bay đang chuẩn bị hạ cánh. Có thông báo trong ít phút nữa máy bay sẽ đáp xuống sân bay Lima. Tôi cho Dobson biết khách sạn của tôi, và hỏi tên khách sạn nơi ông đã đặt phòng. Khách sạn của ông không mấy xa nơi tôi ở.

– Kế hoạch của ông là gì?

– Tôi đã suy nghĩ kỹ. Trước tiên, tôi sẽ đến Sứ quán Hoa Kỳ để cho họ biết lý do sự có mặt của tôi tại đây; như thế họ sẽ có một dấu vết của tôi.

– Ý tưởng rất hay!

– Sau đó, tôi sẽ gặp các nhà khoa học, càng nhiều càng tốt. Các giáo sư đại học Lima đã nói với tôi rằng họ chẳng hay biết gì về Bản Sách cổ Chép Tay, nhưng hẳn phải có những vị khác đang tiến hành các khai quật khảo cổ, và có thế họ chịu tiết lộ. Còn anh? Anh sẽ làm gì?

– Tôi không biết nữa. Ông có phiền không, nếu tôi theo ông?

– Có phiền gì đâu. Tôi định đề nghị anh điều đó.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành lý, tôi và Dobson thoả thuận sẽ gặp lại nhau tại khách sạn, nơi Dobson đã đặt phòng. Tôi rời khỏi nhà ga sân bay trong buổi chiều tàn và đón một chiếc taxi. Không khí khô và gió mạnh.

Chẳng mấy chốc, sau khi chiếc taxi của tôi rời khỏi nhà ga, tôi nhận thấy có một chiếc taxi khác đã ra khỏi hàng xe để bám theo xe của tôi ở một khoảng cách, ở những ngã tư, nó cũng rẽ theo chúng tôi, và tôi có thế nhận ra một cái bóng đơn độc ngồi ở băng sau. Tôi cảm thấy lo lắng. Tôi yêu cầu bác tài chạy lòng vòng một lúc trước khi đến khách sạn. Tôi nói rằng tôi muốn xem qua các công trình kiến trúc của thành phố. Bác tài làm theo yêu cầu của tôi, không nói năng gì. Chiếc taxi kia vẫn bám theo. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Khi đến khách sạn, tôi bảo bác tài chờ tôi – rồi mở cửa, làm bộ trả tiền. Chiếc taxi kia đã dừng lại ở một khoảng cách không xa. Cái bóng ngồi ở băng sau đã xuống xe, và chậm rãi đi vào khách sạn. Tôi leo lên taxi, đóng cửa và bảo bác tài phóng đi. Khi chiếc taxi của tôi xa dần, cái bóng đó ra khỏi khách sạn và nhìn theo cho đến khi chúng tôi mất hút. Trong kính chiếu hậu, tôi thấy bác tài nhìn tôi, vẻ căng thẳng.

Tôi nói:

– Rất tiếc, tôi quyết định đổi khách sạn.

Tôi mỉm cười và chỉ cho bác tài khách sạn của Dobson; nhưng tâm trí tôi phân vân với một lựa chọn khả dĩ: quay lại sân bay và đáp chuyên bay đầu tiên về Hoa Kỳ. Khi cách khách sạn một khôi nhà, tôi bảo bác tài dừng xe:

Chờ ở đây, tôi sẽ quay lại ngay.

Phố xá rất đông người, đa số là người Peru. Nhưng tôi thấy có một sô người Mỹ và người châu Âu. Hình ảnh những du khách làm tôi cảm thấy yên tâm. Khi đến khách sạn năm mươi mét, tôi dừng lại. Có chuyện gì đó đang xảy ra. Đột nhiên có tiếng súng nổ và tiếng la hét. Ớ phía trước tôi, người ta nằm vội xuống đất. Dobson chạy về phía tôi, vẻ hốt hoảng. Có những người đang đuổi theo ông. Một trong số đó bắn chỉ thiên và ra lệnh cho Dobson phải dừng lại.

Khi tiến đến gần tôi, Dobson nhận ra tôi, và hét lớn:

– Chạy đi, chạy nhanh đi.

Hoảng loạn không kém gì Dobson, tôi quay ngượclại và lao vào một con hẻm. Ở cuối con hẻm là một hàng rào bằng gỗ, bít kín lối đi. Chạy đến đó, tôi cố nhảy lên thật cao, bám lấy hàng rào và cố leo qua. Khi sắp nhảy qua bên kia, tôi thấy Dobson đang chạy trốn trong con hẻm. Có nhiều tiếng súng. Donson lảo đảo và ngã xuống. Tôi tiếp tục chạy như kẻ mất hồn, nhảy qua những đống rác, những thùng giấy cũ nát. Tôi nghe có tiếng chân phía sau, nhưng không dám quay lại nhìn. Ớ phía xa, hẻm đổ ra một con phố, và ở đó cũng rất đông người; họ trông chẳng chút sợ hãi. Khi đến đó, tôi liếc nhìn ra sau. Chẳng thấy một ai. Tôi bước rất nhanh để lẫn trong đám đông. Tôi thắc mắc, tại sao Dobson phải chạy? Phải chăng ông đã bị giết? Có tiếng nói nho nhỏ phía sau tôi, “Tôi muốn nói chuyện với anh”. Tôi toan bỏ chạy, nhưng người đó đã nắm cánh tay tôi, và giữ tôi lại. ông ta nói: “Tôi đã thấy sự việc xảy ra và tôi muốn giúp anh”.

Tôi run rẩy hỏi:

– Ông là ai?

– Tôi là James Wilson. Rồi tôi sẽ giải thích cho anh. Nhưng vào lúc này, điều cần nhất là đừng ở ngoài phố.

Thái độ trầm tĩnh và kiên quyết của ông khiến tôi cảm thấy tin tưởng và đi theo ông. Chúng tôi đi ngược con phố và vào một cửa hàng bán các sản phẩm bằng da thuộc. Ông ra hiệu cho một người đang đứng sau quầy hàng, và người đó đưa chúng tôi vào một căn phòng phía sau, có mùi ẩm mốc. Ông khép cửa và kéo màn.

Wilson trạc lục tuần, nhưng có vẻ trẻ hơn tuổi. Đôi mắt ông vẫn còn một ánh ngời sáng của sự trẻ trung. Với làn da nâu sậm và mái tóc đ có vẻ là người gốc Peru, nhưng nói tiếng Anh với giọng Mỹ. ông mặc áo thun ngắn tay màu xanh sáng và quần jeans.

Ông nói:

– Anh sẽ được an toàn ở đây trong một thời gian ngắn. Tại sao họ truy đuổi anh?

Tôi không trả lời. Ông hỏi tiếp:

– Có phải anh đến đây là vì Bản Sách cổ Chép Tay?

– Sao ông biết?

– Có phải ông bạn của anh cũng đến đây vì cùng lý do?

– Vâng, ông ấy tên Dobson, nhưng làm sao ông biết chúng tôi?

– Tôi có một căn phòng nhìn xuống con hẻm. Tôi nhìn qua cửa sổ khi anh bị truy đuổi.

Tôi hỏi:

– Dobson đã bị giết phải không?

– Tôi không rõ. Tôi không thể nhìn thấy. Khi biết anh chạy thoát, tôi đã đi ngả cầu thang sau nhà để đón đầu anh. Tôi muốn giúp anh.

– Tại sao?

Ông có vẻ ngần ngại trả lời, rồi nhiệt tình nói:

– Anh không hiểu đâu… Lúc đó tôi đang đứng bên cửa sổ và nhớ đến một người bạn già… đã chết hôm nay vì cho rằng cần phải công bố Bản Sách Cổ Chép Tay Sau khi thấy sự việc, tôi nghĩ anh đang cần được giúp đỡ.

Wilson có lý. Quả thật, tôi chẳng thể hiểu giải thích của ông, nhưng tôi tin ông là người thành thật. Khi tôi định hỏi Wilson một câu khác, thì ông nói:

– Chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện sau. Giờ đây, cần phải tìm một nơi an toàn hơn.

– Tôi chỉ muốn trở về Hoa Kỳ. Tôi phải làm sao đây?

Ông ta nó

– Hãy gọi tôi là Wil. Theo tôi, anh phải tránh xuất hiện ở nhà ga sân bay, ít ra trong một thời gian. Nếu bọn chúng tiếp tục truy tìm anh, chắc chắn chúng sẽ tìm thấy. Tôi có những người bạn ở vùng quê, họ sẽ cho anh ẩn náu. Ngoài máy bay, còn có những cách khác để rời khỏi Peru. Khi nào anh muốn rời khỏi đây, họ sẽ chỉ cho anh cách thức.

Wil mở cửa, nhìn vào cửa hàng, rồi bước ra phố để biết chắc không có gì đáng ngại, ông quay vào và ra hiệu cho tôi theo ông. Chúng tôi đi về phía chiếc Jeep màu xanh mà ông đã chỉ cho tôi. Khi lên xe, tôi thấy ở đằng sau là những túi hành lý, thực phẩm, và lều để cắm trại, những thứ cần thiết cho một chuyến đi dài.

Chúng tôi lặng lẽ ra đi. Tôi cố xua đi những căng thẳng để có thể suy nghĩ một cách sáng suốt. Sự việc xảy ra quá bất ngờ… Nếu tôi đã bị bắt, bị tống vào một nhà tù Peru, hoặc bị giết? Tôi cần phải phân tích tình huống. Tôi không có quần áo để thay, nhưng tôi còn một thẻ tín dụng và tiền, và tôi tin tưởng Wil, không vì một lý do chính xác nào.

Wil đột ngột hỏi;

– Anh và ông… ông gì nhỉ… đã làm gì mà bị những người đó truy đuổi?

Tôi đáp:

– Tôi chẳng biết nữa. Tôi quen Dobson trên máy bay. Ông ấy là một sử gia, được chính thức gửi đến đây để nghiên cứu về Bản Sách Cổ Chép Tay. Dobson đại diện cho một nhóm các nhà khoa học.

Wil tỏ vẻ ngạc nhiên:

– Chính quyền có được thông báo về chuyện đó?

– Có chứ. Dobson đã gửi văn bản cho nhiều cơ quan chính phủ để yêu cầu sự hợp tác. Tôi không thể cho rằng người của chính phủ muôn ngăn chặn Dobson. Dobson không mang theo bản sao văn bản đó.

– Dobson có bản sao Bản Sách cổ Chép Tay?

-Một bản sao của hai mặc khải đầu tiên.

-Từ đâu ông ấy có được bản sao đó?

– Lần trước, khi Dobson đến đây, có ai đó nói với ông ấy về một linh mục đã biết Bản Sách Cổ Chép Tay. Tuy không gặp được linh mục, nhưng Dobson đã tìm thấy những bản văn được giấu ở sau nhà linh mục.

Sa sầm nét mặt, Wil nói:

– Jose.

– Là ai?

– Đó là người bạn mà tôi đã nói với anh, người đã bị giết chết. Jose muốn công bố Bản Sách Cổ Chép Tay cho toàn thế giới.

– Ông ấy đã gặp phải chuyện gì?

– Jose đã bị sát hại. Người ta đã tìm thấy xác Jose trong một khu rừng cách nhà ông nhiều kilômet. Theo tôi thì bọn sát nhân là những kẻ thù ghét ông ấy.

– Người của chính quyền ư?

– Một số người của Nhà nước và của Giáo hội.

– Giáo hội dám làm điều đó?

– Có thể Giáo hội đã âm thầm chống đối Bản Sách Cổ Chép Tay. Có vài linh mục đơn độc đã hiểu và truyền bá những tư tưởng của bản sách cổ. Nhưng họ phải thận trọng! Jose đã không thận trọng và trả lời những thắc mắc của mọi người. Nhiều lần tôi đã khuyên ông ấy phải kín đáo hơn, và đừng phân phát những bản sao cho bất cứ ai. Jose đã trả lời rằng ông chỉ chu toàn bổn phận của mình.

– Bản Sách Cổ Chép Tay đã được phát hiện lúc nào?

– Bản dịch đầu tiên của nó đã có cách đây ba năm. Nhưng chẳng ai biết Bản Sách Cổ Chép Tay được phát hiện từ lúc nào. Theo tôi nghĩ, bản gốc của bản sách đó đã được các thổ dân châu Mỹ giữ trong nhiều năm, cho đến khi Jose phát hiện nó. Jose đã âm thầm biên dịch bản sách cổ. Dĩ nhiên, khi phát hiện nội dung của nó, Giáo hội dã làm tất cả những gì có thể nhằm tiêu huỷ nó. Giờ đây, chúng tôi chỉ còn những bản sao. Theo tôi nghĩ, bản gốc đã bị tiêu huỷ.

Wil lái xe về phía Đông của thành phố. Chúng tôi ngang qua một vùng thuỷ lợi, trên một con đường rất hẹp.

Wii hỏi:

– Dobson đã nói với anh về hai mặc khải đầu tiên?

– Ông ấy đã cho tôi biết về mặc khải thứ hai. Một cô bạn đã nói với tôi về mặc khải thứ nhất. Cô ấy đã gặp một linh mục, chắc là Jose.

– Và anh đã hiểu hai mặc khải

– Vâng, tôi nghĩ rằng mình đã hiểu..

– Anh có hiểu rằng những cuộc gặp tình cờ đều có một ý nghĩa được che giấu?

– Có thể nói toàn bộ chuyến du hành này của tôi chỉ là một chuỗi những trùng hợp ngẫu nhiên.

– Đó là điều xảy ra khi anh thức tỉnh và kết nối với năng lượng.

– Khi tôi kết nối? Wil mỉm cười:

– Điều đó được giải thích ở phần sau của Bản Sách Cổ Chép Tay.

– Tôi muốn biết nhiều hơn.

Hất hàm về một lối đi trải sỏi, Wil nói:

– Đến rồi.

Cách chúng tôi ba mươi mét là một căn nhà nhỏ bằng gỗ. Wil dừng

xe dưới một cây đại thụ ở phía phải ngôi nhà và tắt máy.

Ông nói:

– Người bạn tôi đây có một nông trại lớn, sở hữu nhiều đất đai ở vùng này. Bạn tôi sống trong ngôi nhà đó. Ông ta rất có thế lực, và rất tin vào Bản Sách Cổ Chép Tay. Anh sẽ được an toàn ở đây.

Ánh đèn được thắp sáng dưới cổng vòm. Một người đàn ông Peru bước vội về phía chúng tôi. Ồng cười và nói một câu gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha. Ông thân tình vỗ vai Wil khi Wil còn ngồi trong xe, và nhìn tôi bằng ánh mắt thân thiện. Wil yêu cầu ông nói bằng tiếng Anh, và giới thiệu tôi.

Wil nói với ông:

– Người này đang cần được giúp đỡ. Anh ta muốn trở về Hoa Kỳ, nhưng phải rất thận trọng. Tôi tin rằng tôi có thể trông cậy ở bạn. Người đàn ông nhìn Wil:

– Có phải ông sẽ đi săn lùng mặc khải thứ chín?

– Đúng.

Wil gật đầu và xuống xe. Tôi mở cửa xe, đi theo Wil và bạn ông. Họ đi về phía nhà và nói với nhau những điều gì đó mà tôi không thể nghe rõ. Khi tôi bắt kịp họ, người đàn ông nói:

– Để tôi cho chuẩn bị.

Rồi ông đi nhanh về phía trước. Khi Wil quay sang tôi, tôi hỏi:

– Ông ấy muốn nói gì khi đề cập đến mặc khải thứ chín?

– Có một phần của Bản Sách cổ Chép Tay hiện mất tích. Trong bản gốc có tám mặc khải, nhưng người ta còn nói đến mặc khải thứ chín. Nhiều người đã hoài công tìm kiếm nó.

– Ông có biết nó hiện ở đâu?

– Không.

-Thế thì, tại sao ông tính chuyện tìm nó? Wil mỉm cười:

– Cũng theo cách mà Jose đã tiến hành để tìm thấy tám mặc khải. Cũng như anh đã tìm thấy hai mặc khải đầu tiên trước khi gặp tôi. Nếu ta có thể kết nối và tạo ra đủ năng lượng, thì những trùng hợp ngẫu nhiên sẽ xảy ra càng lúc càng thường xuyên hơn.

– Hãy cho tôi biết làm thế nào… Điều đó có liên quan đến mặc khải nào?

Wil nhìn tôi như thể ông đang lượng định mức độ hiểu biết của tôi:

– Để có thể kết nối với năng lượng, chỉ biết một mặc khải thôi thì không đủ. Chúng ta cần phải biết tất cả. Hẳn anh còn nhớ, mặc khải thứ hai có mô tả những nhà thám hiểm được gửi đi nhằm khám phá ý nghĩa của đời sổng, và họ không trở về ngay, có phải thế không?

– Vâng, họ không trở về.

– Vậy thì, những mặc khải kế tiếp tượng trưng cho những giải đáp mà cuối cùng đã quay về. Nhưng chúng không chỉ bắt nguồn từ các tổ chức khoa học. Chúng xuất phát từ những quan điểm rất khác nhau, từ những phát hiện của vật lý học, của tâm lý học, của thuyết thần bí và tôn giáo, hoà vào nhau để tạo ra một tổng hợp mới dựa trên quan điểm về những trùng hợp ngẫu nhiên.

“Chúng ta đào sâu ý nghĩa của những trùng hợp ngẫu nhiên đó, am hiểu cách vận hành của chúng, và như thế chúng ta dựng lại từng mô thức của một thế giới, theo từng mặc khải”.

– Tôi muôn biết tất cả về từng mặc khải; ông có thể giải thích cho tôi trước khi ra đi?

– Không, tôi nhận thấy chẳng phải theo cách đó mà anh có thể hiểu chúng. Anh phải khám phá từng mặc khải theo cách thức khác.

– Làm thế nào?

– Một cách rất đơn giản, điều đó tự xảy ra… Nói cho anh biết cũng chẳng ích gì. Anh có thể nắm giữ mọi thông tin cần thiết về từng mặc khải, tuy không có chính những mặc khải. Anh phải phát hiện chúng trong cuộc đời của chính anh.

Chúng tôi lặng im nhìn nhau và Wil mỉm cười. Nói chuyện với ông khiến tôi cảm thấy đầy năng lượng.

Tôi hỏi:

– Tại sao phải ra đi lúc này để tìm mặc khải thứ chín?

– Vì đã đến lúc. Tôi là người biết rất rõ vùng đất này, và tôi đã biết tám mặc khải. Trước khi trông thấy anh chạy trong con hẻm, tôi đã nghĩ đến Jose, và quyết định quay về miền Bắc. Tôi sẽ tìm thấy mặc khải thứ chín ở đó. Tôi tin chắc như vậy. Tôi không còn trẻ… Vả lại, tôi đã mơ thấy mình phát hiện mặc khải thứ chín. Tôi biết đó là điều quan trọng nhất, và mặc khải thứ chín đó làm rõ những mặc khải khác và cho ta thấy ý nghĩa đích thực của đời sống.

Ngưng lại một lúc, Wil nói tiếp:

– Lẽ ra tôi đã ra đi với một cảm giác mơ hồ là tôi đã quên một điều gì

đó. Và ngay lúc đó, tôi thấy anh xuất hiện trong con hẻm.

– Tôi và Wil nhìn nhau một hồi lâu, không nói năng gì. Rồi tôi hỏi:

-Ông có nghĩ rằng tôi phải theo ông?

– Còn anh, anh nghĩ sao?

– Tôi không biết nữa.

– Tôi đang bối rối vì những cảm xúc không rõ ràng: chuyến đi Lima của tôi, Charlene, Dobson, Wil, tất cả những hình ảnh đó dồn dập trong tâm trí. Tôi đến Peru nhằm thoả mãn óc tò mò, và thế rồi tôi trở thành một kẻ chạy trốn, không biết cả lai lịch những kẻ truy đuổi mình. Và điều lạ lùng hơn nữa là, vào lúc này, thay vì cảm thấy khiếp sợ, tôi cảm thấy bị thôi thúc hướng về tương lai. Đáng lý ra, tôi phải tập trung toàn bộ sinh lực để tìm cách thoát ra, thế mà tôi rất mong muốn đi theo Wil đến một nơi còn nhiều nguy hiểm hơn đang chờ đợi.

Càng suy nghĩ về những điều sẽ đến, tôi càng thấy thật sự mình chẳng có một lựa chọn nào khác. Mặc khải thứ hai khiến tôi không thể quay về với những quan tâm xưa cũ. Nếu muốn thức tỉnh, tôi phải tiến về phía trước.

Wil nói:

– Tôi sẽ qua đêm ở đây, như thế từ đây đến sáng anh sẽ có đủ thời gian để quyết định.

– Tôi đã dứt khoát rồi. Tôi theo ông.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.